Giáo án giảng tuần 26 khối 2

MÔN ĐẠO ĐỨC

 LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC

 I/ MỤC TIÊU:

 - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác

 - Biết cách cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen

 - Ghi chú: biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

 * KNS:

 - Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.

 - Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.

 - Kỹ năng tư duy đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng tuần 26 khối 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÀO GIẢNG TUẦN 26 Thứ ngày tháng Tiết Môn Tên bài dạy Danh mục ĐDDH Thứ hai 28/02 1 2 3 4 5 Chào cờ Đạo đức Toán Tập đọc Tập đọc Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 1) Luyện tập Tôm Càng và Cá Con Tôm Càng và Cá Con Nội dung bài ôn tập -Bảng phụ ghi nội dung các bài tập -Tranh minh họa SGK, câu dài HDHS luyện đọc. Thứ ba 01/03 1 2 3 4 5 Thể dục Toán KC Chính tả TNXH Ôn một số bài tập RLTTCB- “Kết bạn” Tìm số bị chia Tôm Càng và Cá Con Tập chép: Vì sao cá không biết nói? Một số loài cây sống dưới nước -Sân, còi -Bảng phụ ghi các BT -Tranh minh họa -Nội dung các BT. -Một số cây sống trên cạn minh họa Thứ tư 02/03 1 2 3 4 Tập đọc Toán LTVC Mĩ thuật Sông Hương Luyện tập Từ ngữ về sông biển – dấu phẩy -Tranh minh họa bài. -Bảng phụ ghi các BT -Bảng phụ ghi nội dung các bài tập Thứ năm 03/03 1 2 3 4 Thể dục Tập viết Toán Thủ công Hoàn thiện bài tập rèn luyện tư thế cơ bản Chữ hoa X Chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác Laøm daây xuùc xích trang trí (tiết 1) -Sân, còi -Chữ mẫu, câu ứng dụng -Bảng phụ ghi các BT -Dây xích mẫu Thứ sáu 04/03 1 2 3 4 5 Chính tả Toán TLV Âm nhạc SHTT Sông Hương Luyện tập Đáp lời đồng ý – Tả ngắn về biển Học hát: Chú chim chích bông -Nội dung các BT. -Bảng phụ ghi các BT Nội dung các BT. -Nội dung các bài hát ôn Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011 MÔN ĐẠO ĐỨC LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC I/ MỤC TIÊU: - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác - Biết cách cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen - Ghi chú: biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. * KNS: - Kỹ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác. - Kỹ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác. - Kỹ năng tư duy đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: Thảo luận nhóm. Động não. Đóng vai. Xử lý tình huống. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Truyện “Đến chơi nhà bạn”. Tranh ảnh. Đồ dùng đóng vai. 2.Học sinh: Sách, vở BT. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: PPkiểm tra: Cho HS làm phiếu. -Hãy đánh dấu + vào c trước những việc làm em cho là cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại. c a/Nói năng lễ phép, có thưa gửi. c b/Nói năng rõ ràng, mạch lạc. c c/Nói trống không, nói ngắn gọn, hét vào máy điện thoại. c d/Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.. -Nhận xét, đánh giá. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Các hoạt động: Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích truyện. -PP trực quan, kể chuyện: -GV kể chuyện “Đến chơi nhà bạn” kết hợp sử dụng tranh minh họa. -Giáo viên yêu cầu chia nhóm thảo luận. 1.Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì? 2.Sau khi được nhắc nhở bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào? 3.Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì? -GV nhận xét, rút kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà. -Trò chơi. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. -PP hoạt động: GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu làm bằng những miếng bìa nhỏ,mỗi phiếu ghi 1 hành động, việc làm khi đến nhà người khác. * Nội dung phiếu (SGV/ tr 74) -GV nhận xét. -Yêu cầu HS liên hệ: Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào còn chưa thực hiện được ? Vì sao? Kết luận: Khi đến nhà người khác phải gõ cửa, bấm chuông, lễ phép chào hỏi người lớn. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ. -PP vấn đáp: GV nêu từng ý kiến. 1.Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 2.Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết. 3.Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà giàu. 4.Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. -Nhận xét. -Kết luận: Ý kiến 1.4 là đúng. Ý kiến 2.3 là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự -Luyện tập. 3.Củng cố, dặn dò: -Giáo dục tư tưởng. -Dặn dò- Học bài. -Nhận xét tiết học -Ôn tập thực hành kĩ năng giữa học kì II -HS làm phiếu. -1 em nhắc tựa bài. -Theo dõi. -Chia nhóm nhỏ thảo luận . 1.Mẹ Toàn nhắc: nhớ gõ cửa, bấm chuông, phải chào hỏi người lớn 2.Ngượng ngùng nhận lỗi,và ngại ngần khi mẹ Toàn vẫn vui vẻ, em có ý thức sửa chữa tốt. 3.Khi đến chơi nhà bạn phải gõ cửa, bấm chuông chào hỏi lễ phép. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Trò chơi “Mưa rơi” -Thảo luận nhóm. -Các nhóm thảo luận rồi dán theo 2 cột: những việc nên làm, không nên làm. -Các nhóm làm việc. -Đại diện nhóm trình bày.Nhận xét bổ sung. -Trao đổi tranh luận nhóm(hoặc thi tiếp sức) -HS bày tỏ thái độ theo cách sau: -Giơ thẻ màu đỏ tán thành. -Giơ thẻ màu xanh không tán thành. -HS giải thích lí do. -Làm vở BT2/tr 39. -Học bài. Nhận xét bổ sung: MÔN: TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: - Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6. - Biết thời điểm, khoảng thời gian nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày II/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Mô hình đồng hồ. 2.Học sinh: Sách, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: -PP kiểm tra: Cho HS làm phiếu. -Nhận xét. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Luyện tập: Bài 1: -Cho HS quan sát tranh vẽ. -Em phải đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh họa, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến. -Cho HS tự làm bài theo cặp. -Giáo viên yêu cầu học sinh kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài. -Nhận xét, cho điểm. Bài 2: -Gọi 1 em đọc đề bài phần a. -Hà đến trường lúc mấy giờ? -Gọi 1 em lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ lên bảng. -Em quan sát 2 đồng hồ và cho biết ai đến sớm hơn ? -Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút? Bài 3: (hướng dẫn hs khá giỏi) -Gọi 1 em đọc đề. -Em hãy đọc kĩ công việc trong từng phần và ước lượng xem em cần bao nhiêu lâu để làm việc mà bài đưa ra. -Em điền giờ hay điền phút vào câu a vì sao? -Trong 8 phút em có thể làm được gì? -Em điền giờ hay phút vào câu c vì sao? -PP hỏi đáp: Vậy câu c em điền giờ hay phút, hãy giải thích cách điền của em? -Nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố , dặn dò: -Dặn dò. Tập xem giờ. -Tuyên dương những hs có tiến bộ, tích cực. -Nhận xét tiết học. -HS làm bài vào phiếu . -1 em lên bảng .Lớp làm phiếu. -Luyện tập. -Quan sát. -Nêu giờ xảy ra của một số hành động. -HS tự làm bài theo cặp -Một số cặp lên trình bày trước lớp. -1 em đọc: Hà đến trường lúc 7 giờ. -1 em thực hiện. Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15 phút . -Tương tự với phần b. -1 em đọc đề. -Theo dõi. -Suy nghĩ tự làm bài. -Điền giờ, mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ, không điền phút vì 8 phút quá ít mà mỗi chúng ta đều cần ngủ từ đêm đến sáng. -Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc xếp sách vở. -Điền phút, Nam đi đến trường hết 15 phút, không điền là giờ, vì một ngày chỉ có 24 giờ, nếu đi từ nhà đến trường mất 15 giờ thì Nam không còn đủ thời gian để làm các việc khác. -Điền phút, em làm bài kiểm tra trong 35 phút vì 35 phút là 1 tiết của em. Không điền giờ vì 35 giờ thì quá lâu đến hơn cả ngày, không ai làm bài kiểm tra như thế cả. -Tập xem giờ. Nhận xét bổ sung: MÔN: TẬP ĐỌC TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I/ MỤC TIÊU: - Đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. - Hiểu nội dung: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít. (trả lời được các ch 1,2,3,5) Ghi chú: hs khá giỏi trả lời được CH 3 (hoặc Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con). * VSMT: Có ý thức bảo vệ các loài động vật sống dưới nước cũng như ở cạn. * PTTNTT: Đề phòng các con vật làm tổn thương đến cơ thể. * KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. - Ra quyết định. - Thể hiện sự tự tin. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ NĂNG TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: - Trình bày ý kiến cá nhân. - Đặt câu hỏi. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh: Tôm Càng và Cá Con. 2.Học sinh: Sách Tiếng việt/Tập2. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 em HTL bài “Bé nhìn biển” -Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng? -Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? -Em thích khổ thơ nào nhất vì sao? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Luyện đọc: Hoạt động 1: Luyện đoc . - Giáo viên đọc mẫu lần 1 - Hướng dẫn HS quan sát tranh : giới thiệu các nhân vật trong tranh (Cá Con, Tôm Càng, một con cá dữ đang rình ăn thịt Cá Con) Đọc từng câu: -Kết hợp luyện phát âm từ khó Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tảbiệt tài của Cá Con trong đoạn văn. - Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -PP giảng giải: Hướng dẫn đọc chú giải - Phục lăn: rất khâm phục. Ao giáp: bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể. - Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét. -3 em HTL bài và TLCH. -Tôm Càng và Cá Con./Tiết 1. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm. -Quan sát. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. -HS luyện đọc các từ: óng ánh, trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn, đỏ ngầu, xuýt xoa. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. +Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn./ -HS đọc chú giải -HS nhắc lại nghĩa “phục lăn, áo giáp” -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN - Đồng thanh (từng đoạn, cả bài). Tiết 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì? -Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào? -Đuôi của cá con có ích lợi gì? -Vẩy của Cá Con có ích lợi gì? - Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con? - Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen? -GV chốt ý : Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xoa lo lắng hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là một người bạn đáng tin cậy. * Liên hệ GDVSMT: Có ý thức bảo vệ các loài động vật sống dưới nước cũng như ở cạn. -Luyện đọc lại: -Nhận xét. 3.Củng cố , dặn dò: -Gọi 1 em đọc lại bài. -Truyện “Tôm Càng và Cá Con” nói lên điều gì? * Liên hệ GDPTTNTT: Đề phòng các con vật làm tổn thương đến cơ thể. -Dặn dò – Đọc bài. -Nhận xét tiết học. -Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vảy bạc óng ánh. -Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở: Chào bạn. Tôi là Cá Con. Chúng tôi sống dưới nước như nhà tôm các bạn. -Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái. -Vẩy của Cá Con là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau. -Nhiều em nối tiếp nhau kể hành động của Tôm Càng cứu bạn. -HS thảo luận để tìm các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng. -Đại diện nhóm phát biểu. -Nhận xét, bổ sung. -1 em đọc. Cả lớp đọc thầm. Suy nghĩ -HS thảo luận - -Đại diện nhóm trình bày. -3-4 em thi đọc lại truyện theo phân vai (người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con). -1 em đọc bài. -Tình bạn đáng quý cần phát huy để tình cảm bạn bè thêm bền chặt. -Tập đọc bài. Nhận xét bổ sung: Thứ ba, ngày 01 tháng 3 năm 2011 MÔN: THỂ DỤC ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB- TRÒ CHƠI "KẾT BẠN" I/MỤC TIÊU - Thực hiện đúng động tác đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang - Thực hiện được đi kiễng gót, hai tay chống hông - Thực hiện được đi nhanh chuyển sang chạy - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. II/ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN -Địa điểm:Trên sân trường.Vệ sinh an toàn nơi tập. -Phương tiện:Chuẩn bị một còi và kẻ các vạch để tập RLTTCB. III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1.Phần mở đầu -GV nhận lớp, phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học. Nhắc HS chuẩn bị kiểm tra bài tập -Xoay cổ tay chân, xoay vai, xoay đầu gối và hông do cán sự điều khiển -Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân trường -Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu -Ôn bài thể dục phát triển chung mỗi động tác 2*8nhịp 2.Phần cơ bản: -Đi thường theo vạch kẻthẳng, hai tay chống hông. -GVchú ý uốn nắn cho HS tư thếbàn chân cho thẳng hướng đi -Đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang - GV chú ý uốn nắn cho HS tư thế của bàn chân và hai tay -Đi nhanh chuyển sang chạy -GV nhắc HS khi chạy không đặc chân chạm đất phía trước bằng gót bàn chân, chạy xong không dừng lại đột ngột mà chạy giảm dần tốc độ. -Trò chơi: "Kết bạn" GVnêu tên trò chơi, giải thích cách chơi kết hợp cho một tổ làm trước theo đội hình vòng tròn. Khi thấy HS đã nắm được cách chơi thì cho các em cùng chơi theo đội hình vòng tròn. 3.Phần kết thúc -Đứng tại chỗ vỗ tay và hát -Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc -Môt số động tác thả lỏng -GV cùng HS hệ thống bài -GV nhận xét giờ học,giao bài tập về nhà: Ôn lại các tư thế cơ bản đã học. 1-2 phút 1-2 phút 1 - 2phút 2 - 3phút 15-20 phút 2-3 phút 4-5 lần 1-2 phút 1-2 phút -Tập hợp lớp 4 hàng ngang,sau đó cho lớp theo vòng tròn €€€€€€ €€€€€€ €€€€€€ €€€€€€ € GV điều khiển chờ ở vạch đích Nghe lệnh theo tiếng còi -Tập hợp lớp 4 hàng ngang €€€€€€ €€€€€€ €€€€€€ €€€€€€ € Nhận xét bổ sung: MÔN: TOÁN TÌM SỐ BỊ CHIA I/ MỤC TIÊU: - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết tìm x trong bài tập dạng: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học). - Biết giải bài toán có một phép nhân. II/ CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau. 2. Học sinh: Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 em TLCH. -15 giờ 10 phút còn gọi là mấy giờ? -23 giờ 20 phút còn gọi là mấy giờ? -Em đi ngủ lúc 21 giờ tức là mấy giờ tối? -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu của tiết học. b) Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia: Hoạt động 1: Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia. -Giáo viên gắn 6 hình vuông thành 2 hàng. -Nêu bài toán: Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông? - Em hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong mỗi hàng? -Giáo viên viết bảng 6 : 2 = 3. -Em hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên? - Gắn các thẻ từ : số bị chia, số chia, thương. 6 : 2 = 3 ¯ ¯ ¯ Số bị chia Số chia Thương - Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông ? -GV viết bảng 3 x 2 = 6. -Quan hệ giữa hai phép tính 6 : 2 = 3 và 3 x 2 = 6 -GV hỏi: Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 gọi là gì? -Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 gọi là gì? Hoạt động 2: Tìm số bị chia chưa biết. - Viết bảng x : 2 = 5. -Gọi 1 em đọc. - x là gì trong phép chia x : 2 = 5? -Muốn tìm số bị chia trong phép chia này ta làm thế nào? -Em hãy nêu phép tính để tìm x? -Ghi bảng x = 5 x 2. -Vậy x bằng mấy? -Viết tiếp x = 10 -Tìm được x = 10 để 10 : 2 = 5. -Vậy muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào? c)Luyện tập – thực hành: Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành . Bài 1 : -Yêu cầu gì? -Nhận xét. Bài 2: -Yêu cầu gì? -Em hãy giải thích cách tìm số bị chia chưa biết ? -Nhận xét. cho điểm. Bài 3: - Gọi 1 em đọc đề. -Chữa bài, cho điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - Dặn dò- Học bài. - Tuyên dương những học sinh có tiến bộ, tham gia phát biểu. - Về nhà làm vào vở bài tập. - Nhận xét tiết học -3 em TLCH. -3 giờ 10 phút. -11 giờ 20 phút . -9 giờ tối. -Tìm số bị chia. -Quan sát. -Suy nghĩ và trả lời : Mỗi hàng có 3 hình vuông. -HS nêu 6 : 2 = 3. -HS nêu : 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương. -Nhiều em nhắc lại. -Theo dõi -Phép nhân 3 x 2 = 6. -Vài em đọc 3 x 2 = 6. - 1 em đọc 6 : 2 = 3 và 3 x 2 = 6 -6 gọi là số bị chia. -6 là tích của 3 và 2. -1 em đọc x : 2 = 5. -Là số bị chia. -Ta lấy thương (5) nhân với số chia (2). Ta tích tích của thương 5 với số chia 2. -HS nêu x = 5 x 2. - x = 10 -Học sinh đọc lại cả bài : x : 2 = 5 x = 5 x 2 x = 10 -Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia (Nhiều em nhắc lại). -Tính nhẩm. -HS tự làm bài. -Tìm x. -3 em lên bảng làm, lớp làm vở. -Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia. -1 em lên bảng làm, lớp làm Tóm tắt 1 em : 5 chiếc kẹo 3 em : ? chiếc kẹo Giải Số kẹo có tất cả là : 5 x 2 = 10 (chiếc kẹo) Đáp số : 10 chiếc kẹo. -Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. -Học thuộc quy tắc. Nhận xét bổ sung: MÔN: KỂ CHUYỆN TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I/ MỤC TIÊU: - Dựa vào tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện - Ghi chú: hs khá giỏi: biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2) * VSMT: Có ý thức bảo vệ các loài động vật sống dưới nước cũng như ở cạn. * PTTNTT: Đề phòng các con vật làm tổn thương đến cơ thể. * KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. - Ra quyết định. - Thể hiện sự tự tin. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ NĂNG TÍCH CỰC CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI: - Trình bày ý kiến cá nhân. - Đặt câu hỏi. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh “Tôm Càng và Cá Con”. 2.Học sinh: Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” và TLCH -Cho điểm từng em -Nhận xét. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu của tiết học b) Hướng dẫn kể chuyện: Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo tranh: -Treo 4 tranh trong SGK. -Nội dung từng tranh nói gì? -Giáo viên viết nội dung tóm tắt của 4 tranh lên bảng. * Liên hệ GDVSMT: Có ý thức bảo vệ các loài động vật sống dưới nước cũng như ở cạn. - GV yêu cầu HS chia nhóm. -Nhận xét. - Yêu cầu học sinh cử người trong nhóm lên thi kể. -Nhận xét, chấm điểm cá nhân, nhóm kể hay. * PTTNTT: Đề phòng các con vật làm tổn thương đến cơ thể. Hoạt động 2: Phân vai, dựng lại câu chuyện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập nhóm (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai (giọng người dẫn chuyện: Tôm Càng, Cá Con) để dựng lại câu chuyện. -Giáo viên phát cho HS dụng cụ hóa trang (mặt nạ, băng giấy đội đầu của Tôm Càng, Cá Con). -GV nhắc nhở: phải thể hiện đúng điệu bộ giọng nói của từng nhân vật. -Nhận xét cá nhân, nhóm dựng lại câu chuyện tốt nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - Khi kể chuyện phải chú ý điều gì? -Câu chuyện nói với em điều gì? -Dặn dò- Kể lại câu chuyện. - Nhận xét tiết học. -3 em kể lại câu chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” và TLCH. -Tôm Càng và Cá Con. -Quan sát 4 tranh trong SGK nói vắn tắt nội dung mỗi tranh. -HS nêu: -Tranh 1: Tôm Càng vá Cá Con làm quen với nhau. -Tranh 2: Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem. -Tranh 3: Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác, kịp thời cứu bạn. -Tranh 4: Cá Con biết tài của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. -Chia nhóm. Tập kể trong nhóm từng đoạn dựa vào nội dung từng tranh. -Mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn lên kể. -Nhận xét. -Mỗi nhóm cử bạn giỏi khá lên thi kể trước lớp. -Mỗi nhóm 4 em nối tiếp nhau kể 4 đoạn câu chuyện. -4 bạn đại diện 4 nhóm thi kể nối tiếp 4 đoạn. Nhận xét, chọn bạn kể hay. -Chia nhóm, mỗi nhóm 3 em phân vai dựng lại câu chuyện (sử dụng mặt nạ, băng giấy đội đầu của Tôm Càng, Cá Con) -Nhóm nhận xét, góp ý. -Chọn bạn tham gia thi kể lại câu chuyện. Nhận xét (nhóm cử trọng tài chấm điểm) -Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ. -Phải biết quan tâm giúp đỡ bạn. -Tập kể lại chuyện. Nhận xét bổ sung: MÔN: CHÍNH TẢ VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI? I/ MỤC TIÊU: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui, bài viết không mắc quá 5 lỗi. Làm được BT2b. II/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Viết sẵn mẫu chuyện “Vì sao cá không biết nói”. Viết sẵn BT 2a,2b. 2.Học sinh: Vở chính tả, bảng con, vở BT. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1. Kiểm tra bài cũ: -Giáo viên chia bảng làm 4 cột, gọi 4 em lên bảng. -Nhận xét. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Hướng dẫn chép chính tả: Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép. v Nội dung bài viết: -Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết . v Hướng dẫn trình bày. -Đoạn chép có những dấu câu nào? vHướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó. -Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó. -Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng. v Viết bài. -Giáo viên cho học sinh chép bài vào vở. -Đọc lại. Chấm vở, nhận xét. c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Hoạt động 2: Bài tập. Bài 2: -Yêu cầu gì? -Nhận xét, chốt lời giải đúng Lời ve kêu da diết/ Khâu những đường rạo rực. Sân hãy rực vàng/ Rủ nhau thức dậy 3.Củng cố, dặn dò: - Tuyên dương HS viết bài đúng, đẹp và làm bài tập đúng. - Dặn dò – Sửa lỗi. - Nhận xét tiết học. -4 em lên bảng. Lớp viết bảng con. -Chính tả (tập chép): Vì sao cá không biết nói ? -2-3 em nhìn bảng đọc lại. -Dấu chấm hỏi, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm, dấu phẩy. -HS nêu từ khó: say sưa, bể cá cảnh, ngớ ngẩn. -Viết bảng con. -Nhìn bảng chép vở. -Dò bài. -Chọn bài tập bài tập b. -Điền vào chỗ trống: r/ d, vần ưc/ ưt. -3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con. -Nhận xét. -Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng. Nhận xét bổ sung: MÔN: TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC I/ MỤC TIÊU: -Nói được tên, lợi ích của một số cây sống dưới nước. -Ghi chú: hs khá giỏi: Kể được tên một số cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn. * KNS: - Kỹ năng quan sát, tìm kiếm. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng hợp tác. - Kỹ năng giao tiếp. II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KỸ THUẬT TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG BÀI: Thảo luận nhóm. Trò chơi. Suy nghĩ cặp đôi - Chia sẻ. III/ CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Tranh sưu tầm tranh ảnh về các loài cây ở dưới nước. 2.Học sinh: Sách TN&XH, Vở BT. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ: -Nêu tên các loại cây sống ở trên cạn? -Nêu ích lới của từng loại cây? -Nhận xét, đánh giá. 2.Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. b) Các hoạt động Hoạt động 1: Làm việc với SGK. -GV phân chia khu vực quan sát cho học sinh. -Giáo viên phân 2 nhóm: Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. -PP trực quan: tranh “Chỉ nói tên những cây trong hình” -GV theo dõi các nhóm, giúp đỡ. -Giáo viên phát phiếu hướng dẫn quan sát. -GV hướng dẫn đặt câu hỏi. -Cây mọc ở đâu? -Hoa của nó, màu sắc ra sao? -Ích lợi của cây này? -Giáo viên hỏi: Trong số các cây được giới thiệu, cây nào sống trôi nổi trên mặt nước, cây nào có rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ ? -Kết luận: Cây Lục bình, rong sống trôi nổi trên mặt nước. Cây sen có thân và rễ bám sâu xuống bùn, dưới đáy hồ. Cây này có cuống lá và cuống hoa mọc dài ra đưa lá và hoa vươn lên trên mặt nước. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm trước. -PP trực quan: Những cây thật hoặc tranh ảnh đã sưu tầm được để cùng quan sát, phân loại. -GV phát phiếu hướng dẫn quan sát. -GV theo dõi giúp đỡ nhóm. -Giáo viên yêu cầu các nhóm giới thiệu các cây sống trôi nổi trên mặt nước hay có rễ bám vào bùn dưới đáy ao hồ. -Em hãy tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm em và em đã học tập ở nhóm bạn những gì? -Nhận xét, chấm điểm nhóm. -Kết luận: Có rất nhiều loài cây sống dưới nước. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, động vật và ngoài ra chúng còn nhiều lợi ích khác. -Trò chơi. -Nhận xét trò chơi. 3.Củng cố: -Giáo dục tư tưởng -Dặn dò – Học bài. -Nhận xt tiết học. -Cây hồ tiêu, cây đay, quýt, mít, bạc hà, ngải cứu, Cây ngô, cây lạc …. -Cây ăn quả, cây gia vị, cây làm thuốc. -1 em nhắc tựa bài. -2 nhóm HS tập trung theo khu vực quan sát. -Chia nhóm: Nhóm cây sống trên mặt nước. Nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn. -Quan sát và nói tên các cây trong hình.

File đính kèm:

  • docLOP 2 TUAN 26 CKNKTKNSBVMT.doc