Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 29 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Về kiến thức:

 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.

 - Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn

 hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2.Về ki năng:

 - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo

 vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 3367 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 29 - Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Ngày soạn 05/01/2010 Bài 9 PHáP LUậT VớI Sự PHáT TRIểN BềN VữNG CủA ĐấT NƯớC I. MụC TIÊU BàI HọC: 1.Về kiến thức: - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước. - Trình bày được một số nội dung cơ bản của pháp luật trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. 2.Về ki năng: - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. 3.Về thái độ: - Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh. II. PHƯƠNG PHáP : Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan, III. PHƯƠNG TIệN DạY HọC: - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu. IV. TIếN TRìNH LÊN LớP : 1. ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hoá, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc. Trong sự phát triển bền vững của đất nước, phát luật có vai trò như thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học này Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản º Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong phát triển các lĩnh vực xã hội GV sử dụng phương đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm. GV giúp HS hiểu: Một đất nước có nền kinh tế phát triển cần quan tâm giải quyết các vấn đề về dân số và việc làm, xoá đói nghèo, xoá bỏ tệ nạn xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vấn đề đạo đức và lối sống GV giảng: Nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta mở ra nhiều cơ hội và khả năng để phát triển kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng làm thay đổi sâu sắc đời sống xã hội đất nước. Cùng với những thành tựu mà chúng ta thu được, còn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc như : dân số và việc làm ; bất bình đẳng xã hội và tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo ; bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ; xoá đói giảm nghèo ; tệ nạn xã hội ; đạo đức và lối sống Tất cả các vấn đề này cần được giải quyết bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau, trong đó pháp luật là phương tiện hữu hiệu không thể thiếu được. Nhận thức về vai trò không thể thiếu được của pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xã hội. Pháp luật về lĩnh vực xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật về giải quyết việc làm, thực hiện xoá đói giảm nghèo, dân số, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng, chống tệ nạn xã hội. Các quy phạm pháp luật này nằm trong các văn bản khác nhau như : Hiến pháp ; Bộ luật Lao động ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ; Luật Phòng, chống ma tuý ; Pháp lệnh Dân số; Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển các lĩnh vực xã hội. ù Pháp luật về việc làm GV hỏi: ? Tại sao Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số? HS trao đổi, đàm thoại. GV giải thích: Nhà nước quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như vậy là nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, để giải quyết vấn đề công ăn việc làm- một trong những vấn đề xã hội gay gắt nhất hiện nay. Đồng thời, với các quy định khuyến khích cơ sở kinh doanh tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số, pháp luật góp phần thực hiện bảo đảm công bằng xã hội ở nước ta. GV giảng mở rộng: Điều 55 Hiến pháp 1992 khẳng định “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động”. Quy định này của Hiến pháp khẳng định về quyền có việc làm của công dân và trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm quyền có việc làm của công dân. Ngoài trách nhiệm của Nhà nước, pháp luật còn quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp và của toàn xã hội cùng tham gia giải quyết việc làm cho người lao động. Trước hết, Nhà nước tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động. Ví dụ : Khoản 1 Điều 17 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 quy định miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%. Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Ví dụ: Khoản 3 và 4 Điều 19 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ; cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động, lao động là người dân tộc thiểu số. ù Pháp luật về dân số GV nêu các câu hỏi đàm thoại: ? Theo em, quy định của pháp luật nước ta về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con có phải là ngăn cấm sinh nhiều con không? Có cản trở công dân thực hiện quyền tự do gia đình ít con? HS trao đổi, đàm thoại. GV giảng: Pháp luật không có bất kỳ một quy định nào ngăn cấm sinh nhiều con và cũng không hề cản trở công dân thực hiện quyền tự do của mình. Quy định về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít con chính là nhằm tạo điều kiện cho cha mẹ được chăm sóc, giáo dục con chu đáo, để con được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. GV giảng mở rộng: Trong các vấn đề xã hội thì dân số luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhà nước ta chủ trương hạn chế sự gia tăng dân số, vì dân số có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường của đất nước, là một trong các nguyên nhân dẫn đến xã hội phát triển không lành mạnh, đất nước không phát triển bền vững. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Pháp lệnh Dân số năm 2002 quy định công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình ; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. ù Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội GV hỏi: # Nhà nước ta đã ban hành những văn bản phòng chống tệ nạn xã hội nào ? Cả lớp trao đổi, đàm thoại. GV giảng: Tệ nạn xã hội là tình trạng không bình thường, có tính lan truyền, trái với đạo đức xã hội, trái với pháp luật. Có nhiều tệ nạn xã hội khác nhau, nhưng quan trọng hơn cả là tệ cờ bạc, ma tuý và nạn mại dâm. Các tệ nạn này là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái giống nòi, làm hạ thấp phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Để góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự và nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam, Nhà nước ta đẫ có các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội. Các quy định về phòng, chống tệ nạn chủ yếu được quy định trong Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 và Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003. Pháp luật quy định, phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội. Nhà nước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm xã hội và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hoá, xã hội, nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội; kết hợp phòng, chống tệ cờ bạc, tệ nạn ma tuý với phòng, chống các loại tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. GV kết luận: Đồng thời với chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm tăng trưởng kinh tế, Nhà nước ta phải quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội, với quan điểm thể hiện rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020 là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. º Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường GV nêu các câu hỏi: ? Em hãy phân biệt môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng: + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Ví dụ : sông tự nhiên, hồ tự nhiên, biển, đồi núi, rừng cây (tự nhiên và nhân tạo), sông đào, kênh đào, công trình thuỷ lợi, nhà máy, công viên, khói bụi và chất thải từ các nhà máy, bầu khí quyển, + Tài nguyên thiên nhiên là của cải vật chất của tự nhiên đã có từ lâu mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho cuộc sống của mình. Đó có thể là tài nguyên trong lòng đất như than, quặng, dầu, khí đốt, nguồn nước (bao gồm cả nước khoáng và nước nóng thiên nhiên) hoặc tài nguyên trên mặt đất như rừng cây, động vật quý hiếm trong rừng, núi, hải sản (tôm, cá ở biển, ở sông, hồ tự nhiên) Sự phân biệt khái niệm môi trường và khái niệm tài nguyên thiên nhiên chỉ mang tính tương đối, bởi vì về mặt pháp lý thì thành phần môi trường đã bao hàm các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên như các hệ thực vật, hệ động vật tạo thành hệ sinh thái, khoáng sản, nguồn nước GV hỏi: ?Em có cho rằng, bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước hay không? Vì sao? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng: Bảo vệ môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng, mà kinh tế tăng trưởng là tiền đề cho phát triển bền vững đất nước. GV hỏi: ?Em biết Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật bảo vệ môi trường nào? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cần kể đến : 1/ Hiến pháp 1992 ; 2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ; 3/ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ; 4/ Luật Thuỷ sản năm 2003 5/ Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) ; 6/ Luật Dầu khí năm 1993 ; 7/ Luật Đất đai năm 2003 ; 8/ Luật Tài nguyên nước năm 1998. Trong các văn bản quy phạm pháp luật này, Luật Bảo vệ môi trường giữ vị trí quan trọng nhất. Luật quy định đầy đủ và toàn diện về : Tiêu chuẩn môi trường ; Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ; Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác ; Quản lý chất thải ; Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường ; Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên về bảo vệ môi trường ; Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường; GV lưu ý: Trong pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trong đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý giá, có giá trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. GV giảng mở rộng: Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, đối với các loại rừng khác nhau đã có các quy chế pháp lý khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ. Thứ nhất, Nhà nước thống nhất quản lý và là chủ sở hữu đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng ; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã ; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng. Rừng thuộc sở hữu nhà nước bao gồm : vườn quốc gia ; khu bảo tồn thiên nhiên, gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh ; khu bảo vệ cảnh quan, gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Thứ hai, các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng ; các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng thì sản phẩm rừng thuộc sở hữu của tập thể và cá nhân, hộ gia đình. Chủ rừng được khai thác và phát triển nguồn động vật rừng, trừ những loài quý hiếm mà Nhà nước cấm săn bắt theo quy định của pháp luật. Nội dung bảo vệ rừng bao gồm tổng hợp các quy định của pháp luật về: bảo vệ hệ sinh thái rừng ; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng ; phòng cháy, chữa cháy rừng ; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng ; kinh doanh, vận chuyển thực vật, động vật rừng. ? Công dân học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường? Cả lớp đàm thoại hoặc thảo luận nhóm. GV kết luận về trách nhiệm của công dân theo nội dung trong SGK. GV đặt câu hỏi: ? Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật nào? HS trao đổi, phát biểu: GV giảng: Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật như Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, GV hỏi: ? Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia? HS trao đổi, phát biểu: GV giảng: Những nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia: phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân; GV tiếp tục hỏi: ?Bảo vệ quốc phòng và an ninh có ý nghĩa gì đối với đất nước ta trước đây cũng như hiện nay? ? Nhà nước và công dân có nhiệm vụ gì trong công cuộc bảo vệ quốc phòng và an ninh? HS trao đổi, phát biểu. GV kết luận: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia. d) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Dầu khí, Luật Khóang sản, Luật Tài nguyên nước... Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định, việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo nguyên tắc: bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. e) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự, Nguyên tắc họat động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tòan dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả họat động an ninh, quốc phòng và đối ngọai; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và họat động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng tòan dân, thế trận quốc phòng tòan dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của tòan dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. 4) Củng cố. Bài tập 8, 9 SGK 5) Hướng dẫn về nhà Đọc trước phần tiếp theo, bài tập 12,13,14 SGK

File đính kèm:

  • doc29.doc
Giáo án liên quan