Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 31 - Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại

 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân lọai.

- Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.

 - Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc

 tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh

 tế khu vực và quốc tế.

2.Về ki năng:

- Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia

doc6 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Tiết 31 - Bài 10: Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 Ngày soạn 15/1/2010 Bài 10 PHáP LUậT VớI HOà BìNH Và Sự PHáT TRIểN TIếN Bộ CủA NHÂN LOạI I. MụC TIÊU BàI HọC: 1.Về kiến thức: - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân lọai. - Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia. - Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. 2.Về ki năng: - Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia. 3.Về thái độ: -Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. II. PHƯƠNG PHáP : Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, III. PHƯƠNG TIệN DạY HọC: - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu IV. TIếN TRìNH LÊN LớP : 1. ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: Thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và toàn cầu hóa . Trong bối cảnh quốc tế này, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, phát triển và tiến bộ của nhân loại. Hợp tác giữa Việt Nam với các nước được thực hiện thông qua nhiều hình thức và công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất, là cơ sở pháp lí để thưc hiện có hiệu quả quá trình hợp tác. Bài 10 sẽ giúp ta hiểu rõ hơn những vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại và trực quan sơ đồ (Sơ đồ “Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết, tham gia”) GV giảng: ùViệt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người : GV nêu câu hỏi đàm thoại : Em hiểu thế nào là quyền con người? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng: Quyền con người là khái niệm chính trị – pháp lý quan trọng trong Luật Quốc tế cũng như Luật Quốc gia. Vấn đề quyền con người luôn là trung tâm của mọi cuộc cách mạng và tiến bộ nhân loại. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, tuỳ theo các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau mà vấn đề quyền con người được lý giải và thực hiện theo các cách khác nhau. Khái niệm quyền con người chỉ được chính thức đề cập tới từ cuối thế kỷ XVIII, trong giai đoạn đầu của thời kỳ tư bản chủ nghĩa, được coi kết quả của các cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, là giá trị nhân văn cao quý của loài người. Các văn bản pháp lý quốc gia đầu tiên nhắc đến quyền con người là : Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789, Luật về quyền công dân của Anh. Công xã Pari năm 1817 và đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 đã đề cập ván đề quyền con người một cách toàn diện và triệt để. Vậy thế nào là quyền con người ? Có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về quyền con người như sau : Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều có trách nhiệm ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như : quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Trong lĩnh vực quyền con người, các quốc gia hợp tác với nhau hoặc với các tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển các quyền con người nói chung và quyền con người của công dân mình trong các mối quan hệ với các quốc gia khác ở phạm vi song phương, đa phương và trong phạm vi toàn cầu. GV nêu câu hỏi đàm thoại : - Em biết những điều ước quốc tế nào về quyền con người mà Việt nam đã tham gia kí kết? HS trao đổi, trả lời. GV giảng giải kết hợp trực quan sơ đồ. GV giảng: Cho đến nay, cộng đồng quốc tế đẫ ký kết 24 điều ước quốc tế về quyền con người, trong đó phải kể đến : - Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 ; - Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ; - Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá ; - Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989. ù Pháp luật Việt Nam về quyền con người: Điều 50 Hiến pháp năm 1992 khẳng định : “ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Quyền con người được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước, khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam luôn vì con người, giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho con người. Pháp luật Việt Nam về quyền con người thông qua Hiến pháp 1992 và các luật đã ghi nhận và tạo ra các bảo đảm thực tế cho các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của con người được thực hiện phù hợp với những đổi thay của tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. Gắn liền với tiến trình đổi mới các lĩnh vực của đời sống đất nước, các quyền con người ngày càng được bảo đảm, trong đó có quyền tự do kinh doanh của công dân, quyền có việc làm, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại,... Đặc biệt trong pháp luật Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em luôn được quan tâm và có vị trí xứng đáng. Nội dung quyền con người trong pháp luật Việt Nam được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như : Bộ luật Dân sự năm 2005 ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 ; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ; Luật Giáo dục năm 2005 ; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 ; Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm 2002 và 2006) ;... ùViệt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia GV nêu câu hỏi đàm thoại: # Em biết những điều ước quốc tế nào về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia mà Việt nam đã tham gia kí kết? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng kết hợp cho HS trực quan sơ đồ: Có nhiều điều ước quốc tế về hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Trong phạm vi bài, chúng ta chỉ tìm hiểu về các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Với các nước láng giềng, một đường biên giới quan trọng mang theo cả dấu ấn của lịch sử và thời đại, đó là đường biên giới Việt Nam – Trung Hoa. Có thể nói, đây là đường biên giới hình thành lâu đời nhất ở nước ta. Đường biên giới này được bắt đầu hình thành từ hai Công ước hoạch định biên giới Pháp – Thanh năm 1887 và 1895. Sau nhiêu năm đàm phán, ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Hoa đã được ký chính thức tại Hà Nội và ngày 7-7-2000 hai bên đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam – Trung Hoa đã đánh dấu mốc son trong quan hệ Việt Trun gtrước thềm thiên niên kỷ mới và là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu nhất của Việt Nam trong năm 1999. Ngoài biên giới Việt – Trung, các đường biên giới Việt – Lào, Việt Nam – Campuchia cũng đã được ký kết và cắm mốc, tạo thành những đường biên giới hoà bình, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước láng giềng. ùViệt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế GV nêu câu hỏi đàm thoại : - Em hiểu gì về Hiệp định CEPT? - Tại sao Việt Nam lại tham gia kí kết Hiệp định CEPT? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng kết hợp cho HS trực quan sơ đồ: Bước đi quan trọng của Viẹt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực là tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (viết tắt là AFTA), ký kết Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (viết tắt là CEPT). Theo Hiệp định CEPT, ASEAN sẽ thực hiện khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 15 năm (01/01/1993 – 01/01/2008), theo đó tất cả các nước thành viên ASEAN đều phải lập chương trình cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5% đối với hàng chế tạo, hàng nông sản đã qua chế biến theo các danh mục và lịch trình sau : - Danh mục bắt buộc giảm thuế quan, bao gồm : + Danh mục giảm thuế nhanh (dầu, thực vật, xi-măng, dược phẩm, phân bón hoá học, hàng nhựa, sản phẩm cao su tự nhiên, đồ da, đồ mỹ nghệ vàng bạc, đá quý, điện cực bằng đồng, hàng điện tử, gỗ, đồ song mây), trong đó : • Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại trên 20% thì phải giảm thuế suất xuống 0-5% vào năm 2003. • Đối với những mặt hàng có thuế suất hiện tại dưới 20% thì phải giảm thuế suất xuống 0-5% vào năm 2000. + Danh mục giảm thuế thông thường : • Đối với những mặt hàng có thuế suất dưới 20% thì phải giảm thuế súât xuống 0-5% vào năm 2003. • Đối với những mặt hàng có thuế suất trên 20% thì phải giảm thuế suất xuống 20% vào năm 1998 và xuống 0-5% vào năm 2003. Ngoài ra, còn có các danh mục : danh mục loại trừ vĩnh viễn (khong cắt giảm thuế quan) vàdanh mục loại trừ tạm thời (tạm thời không thuộc diện phải cắt giảm). Việt Nam tham gia AFTA, thực hiện CEPT từ ngày 01-01-1996, chậm hơn 3 năm so với 6 nước thành viên khác của ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand, Singapore) nên Việt Nam được thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT cho mỗi danh mục mặt hàng. Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan. Cụ thể là : Từ 01-01-2003, Việt Nam cắt giảm thuế quan từ 30 – 60% xuống dưới 20% cho 775 mặt hàng (chiếm 94% tổng số mặt hàng trong Danh mục biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam trong chương trình CEPT). GV nêu câu hỏi đàm thoại tiếp: - Em hiểu gì về tổ chức WTO? - Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ? HS trao đổi, phát biểu. GV giảng: Biểu hiện nổi bật nhất về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là việc nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7-11-2006, sau 11 năm đàm phán gay go, quyết liệt, song phương với 28 nước thành viên WTO và vòng đàm phán đa phương Urugoay. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra trang sử mới của nước ta trong tiến trình nhập vào nền kinh tế thế giới. Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào ? + Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc một cách vô điều kiện mà các nước thành viên dành cho nhau, theo đó hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên WTP chỉ chịu mức thuế suất rất thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam có thêm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. + Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia một “luật chơi” chung toàn cầu, không bị phân biệt đối xử trong thương mại và tăng khả năng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên, được giải quyết tranh chấp theo pháp luật thương mại quốc tế. GV nêu câu hỏi đàm thoại: - Tại sao Việt Nam tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người; về hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia; về hợp tác khu vực và quốc tế? Cả lớp trao đổi, đàm thoại. GV giải thích: + Vì Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến con người, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân. + Vì nhân dân Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, luôn muốn sống trong bầu không khí hoà bình, hữu nghị và hợp tác, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. + Vì hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế chung trong thời đại ngày nay.Có hội nhập, chúng ta mới có thể tranh thủ phát huy những khả năng về vốn, khoa học, kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh đồng thời đón nhận những thành tựu mà loài người đã đạt được, tạo điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước. Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng lọat điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế . 3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế a) Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1996 về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước năm 1965 về lọai trừ các hình thức phân biệt chủng tộc; b) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Với Trung Quốc, Việt Nam đã kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ ngày 30 – 12 – 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ ngày 25 – 12 – 2000. Nước ta cũng đã kí các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển với Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. c) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ù ở phạm vi khu vực Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN. Thực hiện Hiệp định CEPT là thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (có tên gọi tắt là AFTA). Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN. Năm 1998 nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia vào APEC, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC. ù ở phạm vi tòan thế giới Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngòai phạm vi ASEAN, khu vực châu á – Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU). 4) Củng cố. Bài tập 4, 5,6 SGK 5) Hướng dẫn về nhà Chuẩn bị bài ngoại khóa

File đính kèm:

  • doc31.doc
Giáo án liên quan