Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tuần 24 đến tuần 35

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản VH phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng; hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.

- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm phạm đến DSVH.

- Hình thành các HĐ cụ thể về bảo vệ, như không phá phách, không xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản văn hoá; tham gia vào việc ngăn ngừa những hành vi tàn phá DSVH, đồng thời tuyên truyền cho người khác cùng giữ gìn, bảo vệ DSVH.

B. Kĩ năng sống

- KN hiểu biết về Di sản văn hóa, sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. KN trân trọng những di sản VH; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện sai trái.

C. Chuẩn bị:

* Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo: .

* Học sinh: SGK, đồ dùng học tập

D.Tiến trình bài giảng:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Kể câu chuyện về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên ?

 

doc32 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tuần 24 đến tuần 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 Tuần 24 Soạn : Giảng : Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản VH phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng; hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm phạm đến DSVH. - Hình thành các HĐ cụ thể về bảo vệ, như không phá phách, không xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản văn hoá; tham gia vào việc ngăn ngừa những hành vi tàn phá DSVH, đồng thời tuyên truyền cho người khác cùng giữ gìn, bảo vệ DSVH. B. Kĩ năng sống - KN hiểu biết về Di sản văn hóa, sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. KN trân trọng những di sản VH; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện sai trái. C. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:…. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập… D.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: * Kể câu chuyện về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên ? 3. Bài mới: Di sản văn hoá là tài sản tinh thần, vật chất vô cùng quí báu của cha ông ta để lại. Việc giữ gìn, bảo vệ các di sản ấy là trách nhiệm của thế hệ sau. Vậy, muốn biết di sản văn hoá là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay sẽ rõ. (?) GV giới thiệu một số tranh về các di sản văn hoá: +Thánh địa Mĩ Sơn ( Q.Nam) +Bến Nhà Rồng ( TP. HCM) +Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh) (?) HS nhận xét 3 bức tranh. (?) Nhận xét đặc điểm và phân loại những bức ảnh trên? (?) HS giới thiệu một DSVH khác? (?) Nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá ở địa phương ở trong nước hoặc thế giới (Phú Thọ: Đền Hùng, Rừng Xuân Sơn- Thanh Sơn ) (?) Thế nào là di sản văn hoá? (?) Di sản văn hoá phi vật thể, di sản văn hoá vật thể là gì? Cho ví dụ? (?) Các di sản trên thuộc di sản văn hoá phi vật thể hay di sản văn hoá vật thể? (?) So sánh di tích LS-VH và danh lam thắng cảnh? I.Đặt vấn đề: Quan sát tranh, ảnh. - Di tích Mĩ Sơn là một công trình kiến trúc văn hoá do ông cha ta xây dựng, thể hiện quan điểm kiến trúc, phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, quan hệ xã hội ...) của nhân dân thời kì phong kiến, được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới (01/12/1999) -Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử, đánh dấu một sự kiện LS trọng đại của dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tìm đường cứu nước. -Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh thiên nhiên được xếp hạng là thắng cảnh thế giới. (Danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp của tự nhiên, không phải do con người tạo nên) II.Nội dung bài học: 1.Di sản văn hoá là gì: DSVH bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. -Di sản văn hoá phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và một số hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm VH-NT, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, nếp sống, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề thủ công truyền thống, y học,VH ẩm thực, trang phục truyền thống DT và những tri thức dân gian. -Di sản VH vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,VH, khoa học bao gồm di tích LS-VH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. +Di tích LS-VH là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị LSVH, khoa học +Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh qưan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học . 4: HDHS củng cố - Kể tên một số di sản văn hoá ? - Xếp loại di sản văn hoá phi vật thể, di sản văn hoá vật thể ? 5: HDHS về nhà a. Học ghi chép nghe giảng trên lớp ? b. Đọc chuẩn bị bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa”. c. Sưu tầm tranh ảnh văn hoá dân tộc Tiết 25 Tuần 25 Soạn : Giảng : Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm di sản văn hoá, bao gồm: di sản văn hoá vật thể và di sản VH phi vật thể, sự giống và khác nhau giữa chúng; hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động vô ý hay cố ý xâm phạm đến DSVH. - Hình thành các HĐ cụ thể về bảo vệ, như không phá phách, không xâm hại, di chuyển, chiếm đoạt các di sản văn hoá; tham gia vào việc ngăn ngừa những hành vi tàn phá DSVH, đồng thời tuyên truyền cho người khác cùng giữ gìn, bảo vệ DSVH. B. Kĩ năng sống - KN hiểu biết về Di sản văn hóa, sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. KN trân trọng những di sản VH; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện sai trái. C. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:…. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập… D.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: * Thế nào là di sản văn hoá ? Kể tên một số di sản văn hoá ? 3. Bài mới: Nếu như tiết học trước đã giúp chúng ta hiểu được thế nào là DSVH, thì tiết học này chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa và trách nhiệm của mỗi người trong việc gìn giữ và bảo vệ các DSVH ấy. (?) Tại sao phải bảo vệ di sản văn hoá? - HS thảo luận theo nhóm (?) GV gợi ý cho HS nêu ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa DSVH và môi trường sinh thái, môi trường VH của con người ? (?) Nêu những qui định của PL về bảo vệ DSVH? (?) Luật Di sản văn hoá qui định những gì? (?) Trách nhiệm của CD trong việc bảo vệ các DSVH là gì? - HS tự xác định, làm bài. - HS thảo luận, trình bày. - GV nhận xét, bổ sung. 2.Ý nghĩa của việc bảo vệ DSVH và danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hoá: -DSVH, di tích LS-VH, danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc XD và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của DT trên các lĩnh vực. -Ngày nay DSVH còn có ý nghĩa kinh tế-XH không nhỏ. Du lịch sinh thái, VH là ngàng KT có thu nhập cao (ngành KT công nghiệp không khói); đồng thời qua du lịch thiết lập được quan hệ quốc tế, hội nhập cùng phát triển. -Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp XD và phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng thời góp phần vào kho tàng DSVH thế giới. -Bảo vệ DSVH còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người 3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH: -Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. -Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu DSVH. Chủ sở hữu DSVH có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. -Luật Di sản văn hoá năm 2001: +Điều 5: “Nhà nước thống nhất quản lí DSVH thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về DSVH theo qui định của PL” +Điều 10: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức XH, tổ chức CT-XH, tổ chức XH-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân… và cá nhân có trách nhiệm BV và phát huy giá trị DSVH. +Điều 13: Nghiêm cấm các hành vi sau: (1)Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH. (2)Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại DSVH. (3)Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; XD trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích LS-VH, DLTC. (4)Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích LS-VH, DLTC; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. (5)Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH để thực hiện các hành vi trái pháp luật. 4. Trách nhiệm của công dân: -Bảo vệ DSVH là quyền lợi và trách nhiệm của toàn dân. -Mỗi người cần có ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí các DSVH ấy; đồng thời, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện; cần phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi phá hoại DSVH. III.Luyện tập: Bài (b): -Cần phê phán hành vi khắc tên trên vách đá của những người đến thăm các danh lam thắng cảnh. 4: HDHS củng cố * GV khái quát, hệ thống kiến thức của bài học ? 5: HDHS về nhà a. Học ghi chép nghe giảng trên lớp ? b. làm các BT còn lại. c. Sưu tầm tranh ảnh văn hoá dân tộc. d. Ôn tập chuẩn bị cho giờ kiểm tra viết 1 tiết. ********************************************************************** Tiết 26 Tuần 26 Soạn: Giảng: KIỂM TRA VIẾT A. Mục tiêu bài học: - Kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh đã học từ đầu học kì 2. - Xác định thái độ sống đúng trước những bài học được học. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:…. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập… C.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: I. Ma trận Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam     Câu 1 ( 0.25đ) Câu 2 (0.25 đ )  C3 (3đ) 3.5đ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Câu 4 ( 0.25 ủ)   Câu 6 (0.25đ)    Câu 6 , 7 (0.5đ )  C1 (3đ) C2 (2đ) 6đ Bảo vệ di sản văn hóa Câu 5 0.25đ  Cừu 8 (0.25đ) 0.5đ Tổng điểm 0.5 đ(0.5%) 0.5đ (5%) 1 đ (10%) 8đ (80%) 10đ (100%) II. Đề kiểm tra PHẦN I: ( TRẮC NGHIỆM – 2 điểm ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Trẻ em Việt Nam có những quyền nào ? A. Quyền được bảo vệ . B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được giáo dục . D. Tất cả các quyền trên Câu 2. Trường hợp khi bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì ? A. Sẽ đi theo, nếu cảm thấy có lợi cho bản thân. B. Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giáo trong nhà trường và đề nghị giúp đỡ. C. Im lặng bỏ qua. D. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ. Câu 3. Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ, vui chơi giải trí, tham gia hoạt động văn hóa thể thao là nội dung của quyền ? A. Quyền được chăm sóc. C. Quyền tham gia . B. Quyền giáo dục. D. Quyền được bảo vệ Câu 4. Trong các hành vi sau, hành vi nào gây ô nhiễm phá hủy môi trường ? A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở. B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc . C. Đổ các chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước. D. Khai thác gỗ theo chu kỳ, kết hợp cải tạo rừng. Câu 5. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa ? A. Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp. B. Buôn bán cổ vật không có giấy phép. C. Lấy cắp đồ cổ về nhà. D. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm. Câu 6. Câu thành ngữ nào nói lên tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên ? A. Rừng vàng biển bạc. B. Bùn lầy nước đọng. C. Lá lành đùm lá rách . D. Nước đổ lá khoai . Câu 7. Xác định đúng hành vi bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? A. Tự ý đục ống dẫn nước để sử dụng. B. Thả động vật hoang dã về rừng. C. Đổ dầu thải ra ông thoát nước D. Các hành vi trên đều sai Câu 8. Trong các địa danh sau, địa danh nào được xem là Di tích lịch sử và cách mạng ? A. Cố đô Huế. C. Bến nhà Rồng. C. Phố cổ Hội An . D. Vịnh Hạ Long . PHẦN II: ( TỰ LUẬN - 7đ ) Câu 1: ( 3đ ) Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Cho ví dụ ? Câu 2: ( 2đ ) Theo em cần có những biện pháp bảo vệ môi trường nào ? Câu 3: ( 3đ ) Nêu nội dung quyền được bảo vệ và chăm sóc của trẻ em ? III. Đáp án PHẦN I: ( TRẮC NGHIỆM – 2 điểm ) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B C C D A B C PHẦN II: ( TỰ LUẬN - 7đ ) Câu 1: ( 3đ ) - Môi trường sống (Môi trường sinh thái) là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động tơí đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên, khác với môi trường xã hội như môi trường: giáo dục, học tập… -Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống. * ví dụ : +Tài nguyên rừng: các loài động vật (hổ, báo,hươu, nai…) thực vật (đinh, lim, sến, táu, cây thuốc…) quí hiếm +Tài nguyên đất: quĩ đất sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt. +Tài nguyên nước: sông, hồ, biển, các mạch nước ngầm… +Sinh vật biển… +Khoáng sản: các khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể lỏng,thể khí, thể rắn…có trên mặt đất, trong lòng đất, dưới đáy biển… Câu 2: ( 2đ ) - Không sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu có tác nhân gây ô nhiễm môi trường; không vứt rác bừa bãi. - Thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt; xử lí hiệu quả các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. - Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào trong những tiêu chí đáng giá hiệu quả SX kinh doanh. - Khái thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, chăm sóc, các loài động vật, thực vật quí hiếm. - Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Câu 3: ( 3đ ) a)Quyền được bảo vệ: - Quyền được khai sinh và có quốc tịch là là tiền đề, điều kiện pháp lí để thiết lập các quyền CD khác. (Điều 5 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Điều 4 Luật Quốc tịch) - Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm. (Điều 71 Hiến pháp 1992; Điều 32,33 Bộ luật Dân sự; Điều 8 Luật BV,CS và GD trẻ em) b)Quyền được chăm sóc: - Quyền được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong GĐ. (Điều 7 Luật BV,CS và GD TE; Điều 37 Bộ luật Dân sự ) - Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước, xã hội giúp điều trị, phục hồi chức năng. - Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy. 4. HDHS củng cố * GV thu bài, nhận xét giờ làm bài. 5. HDHS về nhà * . Hệ thống lại kiến thức đã học. * . Đọc chuẩn bị cho bài “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.”. =============================================================== Tiết 27 Tuần 27 Soạn: Giảng: Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, thế nào là mê tín và tác hại của mê tín; thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. - Hình thành ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục, tập quán lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo; ý thức cảnh giác với những hiện tượng mê tín dị đoan. - Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan; tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác; đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, hiện tượng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của CD; tố cáo những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái PL và chính sách Nhà nước. B. Kĩ năng sống - KN hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn về tôn giáo. KN trân trọng, tôn kính những tôn giáo tốt; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để làm việc xấu. C. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:…. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập… D.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: * Kiểm tra vở HS. 3. Bài mới: (?) Giáo viên giới thiệu bài có thể đưa ra một câu chuyện ngắn hoặc một tình huống đã xảy ra ở địa phương có liên quan đến tư do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, hiện tượng mê tín ... (?)Trên thế giới có những tôn giáo nào ? (?) Gia đình em có bàn thờ tổ tiên không ? thờ cúng tổ tiên theo em đó là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng ? (?) Em hãy cho ví dụ về hiện tượng me tín dị đoan ? tác hại ? (?) Tôn giáo tín ngưỡng khác mê tín dị đoan ở chỗ nào ? (?) Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín? -(?) Lấy VD các hiện tượng đó ? I.Đặt vấn đề: Thông tin, sự kiện. "Tình hình tôn giáo ở Việt Nam" SGK-51 -Việt Nam có nhiều loại hình tín ngưỡng, nhiều tôn giáo: phật giáo, thiên chúa giáo, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Tin Lành, đạo Hồi với khoảng gần 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. -Tuyệt đại đa số đồng bào các tôn giáo là người lao động, có tinh thần yêu nước, góp phần cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước -Tuy nhiên, một số người do trình độ văn hoá thấp còn mê tín, thậm chí cuồng tín nên bị kích động, bị lợi dụng vào những mục đích xấu hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng để hành nghề mê tín, dị đoan, tiến hành các hoạt động trái với chính sách tôn giáo và pháp luật của Nhà nước ta. II.Nội dung bài học: 1.Khái niện tín ngưỡng tôn giáo: (SGK-53) a. Tín ngưỡng: là lòng tin vào một cái gì đó thậm chí như thần linh, thượng đế, chúa trời. b. Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy (Tôn giáo còn được gọi là đạo) c. Mê tín: Tin mù quáng không phân biệt đúng sai Bài tập: Kể những câu chuyện chống mê tín dị đoan 4.Củng cố: * Kể những câu chuyện chống mê tín dị đoan mà em biết ? * GV khái quát nội dung kiến thức cơ bản của bài ? 5.Dặn dò: * Học thuộc ghi chép nghe giảng trên lớp ? * . Đọc chuẩn bị cho bài “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.”( tiếp theo ) =============================================================== Tiết 28 Tuần 28 Soạn: Giảng: Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Tiếp tục tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo . Nắm vững nội dung bài học và luyện tập bài tập -Hình thành ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo. Tôn trọng những nơi thờ tự, phong tục tập quán của nhân dân. B. Kĩ năng sống - KN hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn về tôn giáo. KN trân trọng, tôn kính những tôn giáo tốt; phê phán, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để làm việc xấu. C. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:…. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập… D.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: * Phân biệt tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan ? 3. Bài mới: (?) Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ? (?) Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và quy định ntn về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo ? (?) Những hành vi như thế nào là thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo ? (?) Như thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ? 2.Tìm hiểu quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo - Công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo tín ngưỡng nào. người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức cản trở. - Điều 70- hiến pháp 1992 quy định + Công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật - Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngỡng tôn giáo như :Đền , chùa , miếu thờ , nhà thờ .... - Không được bài xích , gây mất đoàn kết , chia rẻ giữa người người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo khác . - Bài xích, gây mất đoàn kết chia rẽ... III.Luyện tập: - Học sinh làm bài tập C Tr. 53 - Hành vi nào thể hiện rõ sự mê tín? -Theo em học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín không?Cho ví dụ cách làm để khắc phục hiện tượng đó. *Phần c: (Tr. 54): Có hiện tượng mê tín -Kiêng ăn một số thứ khi đi thi (chuối, trứng...) -Xem giờ xem bói, cúng cầu xin thi đỗ -Để ý xem ra cổng gặp ai *Phần e: Hành vi thể hiện sự mê tín: 1,2,3,4,5 4.Củng cố: - Đọc phần tư liệu tham khảo SGK Tr. 95,96 - GV Khái quát ND 2 tiết học ? 5.HDHS về nhà: - Học ghi chép nghe giảng trên lớp. - Đọc và chuẩn bị bài : “Nhà nước CHXHCN Việt nam”. =============================================================== Tiết 29 Tuần 29 Soạn: Giảng: Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước của ai ?Ra đời từ bao giờ? Do ai lãnh đạo? Cơ cấu tổ chức Nhà nước của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những cơ quan nào ? Phân chia thành mấy cấp. Chức năng nhiệm vụ từng cơ quan nhà nước. - Hình thành ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và PL Nhà nước, sống HT theo PL. ý thức và tinh thần rtrách nhiệm CD trong việc bảo vệ các cơ quan nhà nước. Sẵn sàng giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện công vụ. - Giúp HS thực hiện đúng PL Nhà nước, những qui định của chính quyền địa phương và qui chế HT của nhà trường. Giúp đỡ các cơ quan, cán bộ nhà nước thi hành công vụ; đấu tranh, phê phán những hiện tượng tự do vô kỉ luật. B. Kĩ năng sống - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, KN trình bày suy nghĩ, KN đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật, KN giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:…. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập… D.Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: * : Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được pháp luật quy định như thế nào ? 3. Bài mới: I. Sự ra đời của nhà nước Cộng hòa XHCNVN -(?) GV gọi HS đọc thông tin sự kiện sgk ? (?) Nhà nước VN dân chủ Cộng hòa ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch? (?) Nhà nước VN dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc CM nào? Cuộc CM đó do ai lãnh đạo? (? ) Nước ta đổi tên là nhà nước Cộng hòa XHCNVN vào năm nào? (?) GV cho HS tìm hiểu điều 2, 3, 4, 5 Hiến Pháp nước CHXHCNVN năm 1992. (?) Hãy cho biết nhà nước ta là nhà nước của ai ? - Nhà nước DCCH ra đời vào 2/9/1945. Hồ Chí Minh làm chủ tịch. - Nhà nước VN dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc CM tháng 8 năm 1945 do Đảng CSVN lãnh đạo. - Nước ta đổi tên là nhà nớc Cộng hòa XHCNVN vào năm 1945 khi đất nước ta được hoàn toàn giải phóng " Tổ quốc hoàn toàn thống nhất cả nước bước vào thời kì quá độ lên CNXH" - HS tìm hiểu - Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân và vì dân, do ĐCS lãnh đạo. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước * GV hướng dẫn HS đọc thêm ? (?) Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp? (?) Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có những cơ quan nào? (?) Bộ máy nhà nước cấp tĩnh (TP thuộc trung ương) gồm có những cơ quan nào? (?) Bộ máy nhà nước cấp huyện, thị xã thành phố trực thuộc tĩnh gồm có những cơ quan nào? (?) Bộ máy nhà nước cấp xã (phường thị trấn) gồm có những cơ quan nào? Chia thành 4 cấp: 1. Cấp trung ương 2. Cấp tĩnh (TP thuộc trung ương) 3. Cấp huyện, thị xã thành phố thuộc tĩnh 4. Cấp xã (Phường thị..) + Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm có: Quốc hội, chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nd tối cao. - Bộ máy nhà nước cấp tĩnh (TP trực thuộc TƯ) gồm có: + Hội đồng nhân dân Tĩnh (TP trực thuộc TƯ) + UBND Tĩnh (TP trực thuộc TƯ) + Tòa án nhân dân Tĩnh (TP trực thuộc TƯ) + Viện kiểm soát nhân dân Tĩnh(TP trực thuộc TƯ) - Bộ máy nhà nước cấp huyện + Hội đồng nhân dân huyện (huyện, thị xã thành phố trực thuộc tĩnh) + UBND huyện (huyện, thị xã thành phố trực thuộc tĩnh) + Tòa án nhân dân huyện (huyện, thị xã thành phố trực thuộc tĩnh) + Viện kiểm soát nhân dân huyện (huyện, thị xã thành phố trực thuộc tĩnh) - Bộ máy nhà nước cấp xã (phường thị trấn) gồm có: + Hội đồng nhân dân xã (phường thị trấn) + UBND xã (phường thị trấn) + Tòa án nhân dân xã (phường thị trấn) + Viện kiểm soát nhân dân (phường thị trấn) 4.Củng cố: - GV khái quát lại ND bài học. 5.HDHS về nhà: - Học ghi chép nghe giảng trên lớp. - Đọc và chuẩn bị bài : “Nhà nước CHXHCN Việt nam”. ============================================================== Tiết 30 Tuần 30 Soạn: Giảng: Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước của ai ?Ra đời từ bao giờ? Do ai lãnh đạo? Cơ cấu tổ chức Nhà nước của Nhà nước ta hiện nay bao gồm những cơ quan nào ? Phân chia thành mấy cấp. Chức năng nhiệm vụ từng cơ quan nhà nước. - Hình thành ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và PL Nhà nước, sống HT theo PL. ý thức và tinh thần rtrách nhiệm CD trong việc bảo vệ các cơ quan nhà nước. Sẵn sàng giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện công vụ. - Giúp HS thực hiện đúng PL Nhà nước, những qui định của chính quyền địa phương và qui chế HT của nhà trường. Giúp đỡ các cơ quan, cán bộ nhà nước thi hành công vụ; đấu tranh, phê phán những hiện tượng tự do vô kỉ luật. B. Kĩ năng sống - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, KN trình bày suy nghĩ, KN đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỉ luật, KN giải quyết vấn đề. C. Chuẩn bị: * Giáo viên: SGK, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo:…. * Học sinh: SGK, đồ dùng học tập…

File đính kèm:

  • docgiao an GDCD 7 moi(2).doc