Giáo án Hạnh phúc của một tang gia ( trích “ số đỏ” – vũ trọng phụng)

I - Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Hiểu và phân tích được cảnh đám tang cùng những chân dung hài hước của tang gia, từ đó hiểu được ý nghĩa phê phán hiện thực sâu sắc của đoạn trích( vạch trần thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị ngày trước).

- Phân tích được nghệ thuật trào phúng phong phú, sâu sắc của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích ( khai thác mâu thuẫn trào phúng, nghệ thuật kết cấu, miêu tả, trần thuật )

II - Phương pháp, phương tiện.

1,Phương pháp.

- Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

2,Phương tiện.

- Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

III - Tiến trình dạy học.

1,Ổn định lớp.

2, Kiểm tra bài cũ:

3, Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6354 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hạnh phúc của một tang gia ( trích “ số đỏ” – vũ trọng phụng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45,46 Ngày soạn: 14/11/2008 Ngày dạy: 15/11/2008 Đọc văn Hạnh phúc của một tang gia ( Trích “ Số Đỏ” – Vũ trọng phụng) I - Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Hiểu và phân tích được cảnh đám tang cùng những chân dung hài hước của tang gia, từ đó hiểu được ý nghĩa phê phán hiện thực sâu sắc của đoạn trích( vạch trần thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị ngày trước). - Phân tích được nghệ thuật trào phúng phong phú, sâu sắc của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích ( khai thác mâu thuẫn trào phúng, nghệ thuật kết cấu, miêu tả, trần thuật…) II - Phương pháp, phương tiện. 1,Phương pháp. - Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận. 2,Phương tiện. - Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo. III - Tiến trình dạy học. 1,ổn định lớp. 2, Kiểm tra bài cũ: 3, Bài mới. Hoạt động của GV và Học Sinh Yêu cầu cần đạt CH: Nêu những nội dung trong phần tiểu dẫn? - Tác giả. - Tác phẩm. CH: Đọc và chia bố cục bài thơ? - Đọc giọng tự sự, pha chút tự trào mỉa mai, hóm hỉnh. Gv yêu cầu học sinh tóm tắt. Nêu hướng khai thác. Nhan đề: Có vẻ mâu thuẫn. Hạnh phúc > < Tang gia. -> Châm biếm. CH: Tình cảm của đám con cháu ra sao trước cái chết của cụ cố tổ? - Như không khí một ngày hội. Người chết là cái cớ, dịp may để mọi người thoả mãn những hạnh phúc to nhỏ của mình. Vì tiền, không thấy nhục nhã vì cái sừng trên đầu mà được chia thêm số tiền là vài nghìn đồng. Gv: Cô Tuyết là người nối giữa cảnh phát phục và cảnh đưa tang, tang chủ và khách. CH: Hình ảnh một đám ma to tát thể hiện như thế nào? CH: Sự châm biếm của tác giả trong cảnh hạ huyệt hư thế nào? 4. Củng cố. 5. Dặn dò. I/ Tiểu dẫn. 1. Tác giả. - Vũ Trọng Phụng ( 1912 – 1939) quê làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội. - Là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực Việt Nam 1930 – 1945. - Để lại một sự nghiệp văn học phong phú với nhiều thể loại trong đó nổi bật nhất là tiểu thuyết và phóng sự. + “ Giông tố” ( 1936) + “ Số đỏ” ( 1936) + “ Kĩ nghệ lấy Tây”( 1934) 2. Tác phẩm. - “ Số đỏ” ra mắt lần đầu tiên trên Hà Nội báo ( 1936). Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia từ chương XV trong tiểu thuyết Số đỏ. - Tóm tắt. ( sgk) - Giá trị nội dung.( sgk) II/ Đọc, chia bố cục. 1. Đọc. 2. Bố cục. 5 phần - Phần 1: Cái chết của cụ Cố tổ. - Phần 2: Hạnh phúc của những người trong gia đình. - Phần 3: Cảnh đưa đám. - Phần 4: Cảnh đưa đám. - Phần 5: Cảnh hạ huyệt. 3. Tóm tắt. 4. Hướng khai thác. - Cảnh đám tang trước giờ phát phục. - Cảnh đưa tang. - Cảnh hạ huyệt. III/ Đọc hiểu văn bản. 1. Cảnh đám tang trước giờ phát phục. - Không thương xót mà “ cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Đây là một dịp may mắn hiếm có để cho họ thoả mãn những nguyện vọng, ý đồ của cá nhân. * Không khí tang lễ. - Trái ngược với lẽ thường: Một không khí tấp nập, nhộn nhịp tưng bừng: “ Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy……chia buồn tấp nập” * Hạnh phúc của những người trong gia đình. - Hạnh phúc của cụ cố Hồng: ( cụ Bà).( Con trưởng) + Vai trò: là chủ tang lễ. + Mắt nhắm nghiền, thả sức nói ( 1872 câu) “ Biết rồi….” Mặc dù chẳng biết gì. + Thả sức hút thuốc phiện để mơ màng tưởng tượng cảnh: “ Cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu để cho thiên hạ phải chỉ trỏ “ úi kìa con giai lớn đã già đến thế kia kìa” -> Cái sung sướng vì tuổi thọ, có một cái gậy to, có một cái đám ma to. - Hạnh phúc của Văn Minh: ( Cháu nội) + Mặt đăm đăm chiêu chiêu vì nghĩ đến việc mời luật sư, nghĩ đến Xuân Tóc Đỏ, Tuyết. + Hạnh phúc vì tiền được chia sau khi cụ cố Tổ chết. Băn khoăn cho việc mời luật sư đến chứ không vì ông chết. Sung sướng vì “ Cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành”. - Phán mọc sừng ( Cháu rể): + Hạnh phúc, khấp khởi mừng rơn trong bụng vì được chia thêm một số tiền là vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng hươu cắm trên đầu. - Cậu Tú Tân. + Điên lên, khoe mẽ vì “ Cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến” - Đám cháu dâu, gái: “ Sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời” để quảng cáo cho kiểu đồ tang mới lạ. KL: Tất cả mọi người đều dâng cao những niềm hạnh phúc riêng tư mong ngóng giây phút hạnh phúc mau đến. - Nghệ thuật : trào phúng bậc thầy tác giả đã châm biếm, đã kích, lột tả bộ mặt xấu xa của xã hội tưởng như là văn minh nhưng thực chất đó là những thói đua đòi lố bịch của những con người vô đạo đức, chạy theo đồng tiền, danh vọng chà đạp nên cả đạo lí truyền thống của dân tộc. 2. Cảnh đưa tang. - Âm thanh hỗn loạn của kèn - Cờ quạt, vòng hoa câu đối - Người đi đưa đám đông - Đám đưa đến đâu làm huyên náo đến đó. - Khách đi đưa đám bàn tán đủ chuyện, khoe râu, quần áo che giấu bằng bộ mặt đau thương giả dối. 3. Cảnh hạ huyệt. - Cậu Tú tân sắp xếp mọi người để chụp ảnh - Cuộc thanh toán giữa ông Phán với Xuân tóc đỏ. IV/ Tổng kết. 1. Nội dung. - Tố cáo xã hội lố lăng chạy theo đồng tiền và danh vọng chà đạp nên những đạo đức truyền thống của dân tộc. 2. Nghệ thuật. - Ngòi bút trào phúng đặc sắc - Miêu tả chân dung biếm hoạ - Dẫn chuyện, tạo tình huống. - Làm bài tập nâng cao - Soạn bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 45,46 Hanh phuc cua mot tang gia.doc
Giáo án liên quan