Giáo án Hình học 8 Tiết 22 Luyện Tập

A. Mục tiêu

+ Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình thoi, hình vuông

+ Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích bài toán, chứng minh một tứ giác là hình vuông

+ Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong tính toán và trong các bài toán chứng minh.

B. Chuẩn bị.

+ Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, bài giải mẫu

+ Thước thẳng, phấn màu, compa, êke

C. Tiến trình dạy học

I Bài cũ.(8phút)

 

 

HS1: Nêu định nghĩa và tính chất của hình vuông?

 Làm bài tập 82 SGK tr108. (Bảng phụ vẽ H. 107 SGK)

- Bài 82. Cho hình vẽ: trong đó ABCD là hình vuông.

 Chứng minh tứ giác EFGH là hình vuông.

HS2: Nêu các dấu hiệu nhận biết hình vuông?

 Làm bài tập 83 SGK tr109. (Bảng phụ ghi sắn bài tập 83SGK),

 - Bài 83. Các câu sau câu nào đúng câu nào sai?

a, Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi

b, Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi?

c, Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.

d, Hình chữ nhật có hai đương chéo bằng nhau là hình vuông.

e, Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.

 II. Luyện tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 22 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22. Luyện tập A. Mục tiêu + Củng cố định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình thoi, hình vuông + Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích bài toán, chứng minh một tứ giác là hình vuông + Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong tính toán và trong các bài toán chứng minh. B. Chuẩn bị. + Bảng phụ ghi sẵn các bài tập, bài giải mẫu + Thước thẳng, phấn màu, compa, êke C. Tiến trình dạy học I Bài cũ.(8phút) HS1: Nêu định nghĩa và tính chất của hình vuông? Làm bài tập 82 SGK tr108. (Bảng phụ vẽ H. 107 SGK) - Bài 82. Cho hình vẽ: trong đó ABCD là hình vuông. Chứng minh tứ giác EFGH là hình vuông. HS2: Nêu các dấu hiệu nhận biết hình vuông? Làm bài tập 83 SGK tr109. (Bảng phụ ghi sắn bài tập 83SGK), - Bài 83. Các câu sau câu nào đúng câu nào sai? a, Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi b, Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi? c, Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau. d, Hình chữ nhật có hai đương chéo bằng nhau là hình vuông. e, Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. II. Luyện tập. HĐGV và HS nội dung * Bài 84 (SGK tr109) + GV: Treo bảng phụ ghi sãn bài 84 SGK tr109, yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán vào vở. GV: Theo em tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao? GV: Hình bình hành có thêm điều kiện gì thì nó là hình vuông? Vậy để hình bình hành AEDF là hình thoi thì điểm D phải có vị trí nào trên BC ? GV: rABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì ? Vì sao? Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình vuông? ( GV đưa hình vẽ sẵn trường hợp tam giác ABC vuông cho HS theo dõi ) Bài 85 (SGk tr109) GV: Yêu câu 2HS lần lượt đọc bài85 SGK. GV vẽ hình lên bảng. yêu cầu HS vẽ hình ghi GT, KL của bài toán vào vở GV: Theo em tứ giác ADFE là hình gì ? Vì sao ? GV: Tứ giác BCFE là hình gì ? Vì sao ? GV: Tứ giác EMFN là hình gì? Vì sao ? Hai đường chéo của hình vuông có tính chất gì + Vì sao ? + Vì sao ? + Vì sao? MENF là hình chữ nhật vì sao ? Cần thêm điều kiện gì để nó là hình vuông ? +EF là phân giác của góc E vì sao ? Từ đó suy ra điều gì ? ( Có thể hướng dẫn cho HS chứng minh theo cách khác.) + AECF là hình bình hành => EN // FM + EBFD là hình bình hành => EM // FN => EMFN là hình bình hành, có => EMFN là hình chữ nhật, có EM = FM => EMFN là hình vuông. * Bài 84 (SGK tr109) GT cho rABC , DE // AB, DF // AC KL a, AEDF là hình gì? vì sao? b, Điểm D ở vị trí nào trên BC thì AEDF là hình thoi? c, Nếu rABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì? Điểm D ở vị trí nào trên BC để AEDF là hình vuông? Bài làm. a, Tứ giác AEDF là hình bình hành vì có DE // AF, DF // AE (gt) b, Để hình bình hành AEDF là hình thoi thì AD phải là tia phân giác của góc A. Do đó D là giao điểm của tia phân giác góc A với cạnh BC thì AEDF là hình thoi. c, Nếu rABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình chữ nhật. Để AEDF là hình vuông thì D là giao điẻm của tia phân giác góc A với cạnh BC. Bài 85 (SGk tr109) GT Cho hình chữ nhật ABCD có: AB = 2CD, EA = EB FD = FC, AF∩DE = {M} BF cắt CE tại N KL a, Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao ? b, Tứ giác EMFN là hình gì? Vì sao ? Bài làm. a, Tứ giác ADFE là hình vuông vì: Tứ giác ADFE có AE = DF = AB, AE // DF (gt) => ADFE là hình bình hành có (gt) => ADFE là hình chữ nhật có AE = AD = => ADFE là hình vuông * Tương tự tứ giác BCFE là hinh vuông b. Tứ giác EMFN la hình vuông vì: +(góc tạo bởi hai đường chéo của hình vuông) + (góc tạo bởi hai đường chéo của hình vuông) + (góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù) => MENF là hình chữ nhật (1) EF là trục đối xứng của hình chữ nhật ABCD nên rEDC cân tại E nên EF là tia phân giác của góc E. (2) Từ (1) và (2) suy ra EMFN là hình vuông. III. Hướng dẫn về nhà. - Làm các câu hỏi ôn tập chương I tr110 SGK - Bài tập về nhà 87, 88, 89 SGK tr111. Bài: 151, 153, 159 tr 75, 76 SBT. - Tiết sau ôn tập.

File đính kèm:

  • doctiet 22.doc
Giáo án liên quan