Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 1: Căn bậc hai - Trường THCS Dương Đức

I. Mục tiêu:

 * Kiến thức:

- HS phân biệt và tìm được CBH, CBHSH của một số không âm thông qua định nghĩa căn bậc hai và CBHSH của số không âm.

- Biết so sánh CBH, CBHSH của một số không âm.

 * Kĩ năng:

- Tìm đúng CBH, CBHSH của một số không âm.

- Dùng đ/n CBHSH để tìm 1 số biết CBH của nó, so sánh các số thực.

- Rèn tính chính xác.

* Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ. Hợp tác nhóm tốt. làm việc cá nhân tích cực.

II. Chuẩn bị của gv và hs:

 * GV: - Đồ dùng: Bảng phụ. Máy tính bỏ túi.

- PP: Đàm thoại, gợi mở. HĐ nhóm.

 * HS: - Đồ dùng: Bảng phụ nhóm, bút dạ, máy tính bỏ túi.

- KT: Ôn lại định nghĩa CBH đã học ở lớp 7, Đọc trước bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 1: Căn bậc hai - Trường THCS Dương Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 19/8/2013 Chương I: CĂN BẬC HAI – CĂN BẬC BA Tiết 1 CĂN BẬC HAI I. Mục tiêu: * Kiến thức: - HS phân biệt và tìm được CBH, CBHSH của một số không âm thông qua định nghĩa căn bậc hai và CBHSH của số không âm. - Biết so sánh CBH, CBHSH của một số không âm. * Kĩ năng: - Tìm đúng CBH, CBHSH của một số không âm. - Dùng đ/n CBHSH để tìm 1 số biết CBH của nó, so sánh các số thực. - Rèn tính chính xác. * Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ. Hợp tác nhóm tốt. làm việc cá nhân tích cực. II. Chuẩn bị của gv và hs: * GV: - Đồ dùng: Bảng phụ. Máy tính bỏ túi. - PP: Đàm thoại, gợi mở. HĐ nhóm. * HS: - Đồ dùng: Bảng phụ nhóm, bút dạ, máy tính bỏ túi. - KT: Ôn lại định nghĩa CBH đã học ở lớp 7, Đọc trước bài học. III. Kế hoạch dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: Không. 2. Bài mới: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình và cách học bộ môn (5 phút) GV: Giới thiệu chương trình, phương pháp học bộ môn. HS nghe GV giới thiệu - GV giới thiệu chương I: Ở lớp 7, các em đã được học về CBH của một số, ký hiệu và cách tìm CBH của một số, để hiểu và nắm vững hơn kiến thức về CBH (VD: Các phép toán, tính chất của nó), ta nghiên cứu nội dung chương I. - Vào bài mới: “Căn bậc hai” Trước hết, ta cùng ôn lại các khái niệm về CBH. Hoạt động 2: Căn bậc hai số học (13 phút) - GV: y/c HS tự đọc lại định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm và nêu lại. - HS cá nhân đọc SGK và nêu được: Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a - Với số a dương, có mấy căn bậc hai? Hãy viết dưới dạng kí hiệu. Cho ví dụ. - HS: Số a dương có hai CBH: và HS nêu VD - Nếu a = 0, căn bậc hai của 0 là bao nhiêu? - HS: Số 0 có một CBH là - GV yêu cầu HS làm ?1 - Làm ra nháp - GV yêu cầu HS giải thích một ví dụ: Tại sao 3 và - 3 lại là căn bậc hai của 9. - GV chốt lại cách tìm CBH của một số thực không âm - HS suy nghĩ, giải thích. - HS ghi nhớ. - GV giới thiệu định nghĩa căn bậc hai số học của số a (với a ³ 0) như SGK. - Tại sao số âm không có căn bậc hai? - HS trả lời. GV đưa định nghĩa, chú ý để khắc sâu cho HS hai chiều của định nghĩa - HS nghe GV giới thiệu, ghi lại cách viết hai chiều vào vở. - GV thực hiện VD ?2 câu a - Các câu còn lại, HS lên bảng t/h - HS theo dõi. Ghi nhớ cách tìm. - HS làm vào vở. Hai HS lên bảng làm - y/c HS nhận xét, GV nhận xét - GV hỏi HS nào đúng KQ - GV chốt lại cách tìm CBHSH và giới thiệu: Phép khai phương là phép toán ngược của phép bình phương - HS nhận xét. - HS ghi nhớ. - Để khai phương một số, người ta có thể làm như thế nào? - Để khai phương một số ta có thể dùng máy tính bỏ túi hoặc bảng số. - GV yêu cầu HS làm ?3 * GV chốt: Như vậy mỗi số dương a có 2 CBH là và , có 1 CBHSH là Vậy nếu ta có hai số thực a, b không âm bất kỳ thì làm thế nào để biết số nào lớn hơn, nhỏ hơn, ta sang nội dung thứ hai. - HS làm ?3, trả lời miệng * HS nghe GV chốt lại và ghi nhớ thông qua các VD đã thực hiện. Hoạt động 3: So sánh các căn bậc hai số học (12 phút) GV: Cho a, b ³ 0 HS: Cho a, b ³ 0 Nếu a < b thì so với như thế nào? - Ngược lại ta so sánh thế nào? Nếu a < b thì < Nếu a > b thì > GV viết định lý tr5 SGK lên bảng - HS ghi vở GV cho HS đọc Ví dụ 2 SGK - HS đọc Ví dụ 2 và giải trong SGK - GV yêu cầu HS làm ?4 - Hai HS lên bảng làm. HS lớp làm và vở. - GV yêu cầu HS đọc Ví dụ 3 trong SGK ? Làm thế nào để tìm x? * GV: Chú ý cho HS khi t/h BPT và sử dụng ĐK của x khi nằm dưới dấu căn. - HS đọc VD3. - Sử dụng định nghĩa CBHSH để tìm x Sau đó làm ?5 theo nhóm bàn để củng cố GV chữa bài 1 nhóm, nhóm khác so sánh kết quả. ? Nhóm nào đúng? GV tuyên dương nhóm t/h đúng. - GV chốt lại cách tìm 1 số khi biết CBH của nó lớn, hoặc nhỏ hơn 1 số. - HS giải ?5 theo nhóm ra bảng nhóm. - Các nhóm chữa bài, so sánh kq. - HS ghi nhớ. 3. Củng cố - Luyện tập (12 phút) - y/c HS phân biệt cách tìm CBH, CBHSH của một số không âm. - Thực hiện so sánh CBH có những cách nào? - Khi giải BPT chứa CBH ta chú ý điều gì? Bài 1. Trong các số sau, những số nào có căn bậc hai? (HS thực hiện các nhân và trả lời nhanh) 3; 1,5; ; -4; 0; - HS trả lời miệng - Hoặc đưa vào cùng trong CBH, hoặc cùng đưa ra ngoài CBH. - Chú ý dưới căn là số không âm. Những số có căn bậc hai là: 3; 1,5; ; 0 Làm bài 3 tr6 SGK HS dùng MTBT tính, làm tròn đến chữ số TP thứ ba. 4. Hướng dẫn về nhà (3 phút) 1. Nắm vững các định nghĩa, định lý, so sánh các căn bậc hai số học. 2. Xem lại các VD trong giờ học. 3. Bài tập về nhà số 1, 2, 4 tr6.7 SGK; 1, 4, 7, 9 tr3. 4 SBT 4. Đọc trước bài mới. Ôn tập định lý Py-ta-go, quy tắc tính giá trị tuyệt đối của một số.

File đính kèm:

  • docTiet 1 Can bac hai dai so 9.doc
Giáo án liên quan