Giáo án: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 11

THI HÙNG BIỆN :

TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP "CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC"

* Tổng số tiết : 2

* Thời gian thực hiện : THÁNG : 9 ( TUẦN HỌC THỨ : 5 VÀ 6 )

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

 - Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên HS về sự nghiệp CNH - HĐH.

 - Biết xác định trách nhiệm cụ thể của mình, từ đó lập kế hoạch phấn đấu,tự giác học tập,

 rèn luyện.

- Rèn tính mạnh dạn, tự tin trình bày vấn đề trước tập thể: sẵn sàng tham gia các hoạt động

 với tinh thần trách nhiệm cao.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

 Các đề tài hùng biện:

1. Vai trò, quyền và trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

2. Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đối với đất nước.

3. Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

 

doc43 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI HÙNG BIỆN : TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP "CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC" * Tổng số tiết : 2 * Thời gian thực hiện : THÁNG : 9 ( TUẦN HỌC THỨ : 5 VÀ 6 ) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên HS về sự nghiệp CNH - HĐH. - Biết xác định trách nhiệm cụ thể của mình, từ đó lập kế hoạch phấn đấu,tự giác học tập, rèn luyện. - Rèn tính mạnh dạn, tự tin trình bày vấn đề trước tập thể: sẵn sàng tham gia các hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao. II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG: Các đề tài hùng biện: 1. Vai trò, quyền và trách nhiệm của HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. 2. Yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đối với đất nước. 3. Nhiệm vụ của thanh niên HS trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Họp cán bộ lớp, BCH chi đoàn, giao trách nhiệm. - Gợi ý tìm các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động, cần vận động các điều 12, 13, 19 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để học sinh hiểu mình có quyền được thể hiện ước mơ, khát vọng. - Nêu mục đích yêu cầu, kế hoạch. Thời gian hoạt động cho cả lớp. - Kiểm tra sự chuẩn bị // Giải đáp những vướng mắc kiến thức cho HS. 2. Học sinh: - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi (theo đội). - Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi, phim ảnh minh hoạ. - Mời đại biểu, Ban giám khảo. Phân công chủ toạ chương trình. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Người phụ trách Nội dung chương trình hoạt động PP&P. tiện Thời lượng MC Đại diện nhóm 1 HS hoặc cả nhóm BGK MC & đội 3 HS BGK GVCN I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. + Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn. + Khai mạc cuộc thi. ( Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và cho điểm). II. XEM PHIM: ( Một số đoạn phim về thành tựu khoa học của thế giới: Về các chế phẩm sinh học mới, công nghệ hoá dầu, chế tạo máy bay, luyện kim màu...). III. TIẾN HÀNH THI HÙNG BIỆN: 1. Thi theo từng nhóm: ( Chia lớp thành 3 nhóm để thi theo 3 đề tài) Các hình thức hoạt động cụ thể: - Lời chào. - Đại diện giới thiệu về nhóm mình. - 1 tiết mục văn nghệ - cá nhân phù hợp hát nhóm. ( Gợi ý chọn bài có nội dung phù hợp: VN gấm hoa, Tiếng hát trên công trường, Mùa xuân từ những giếng dầu...) - Phần hùng biện (HS đã chuẩn bị, có cho - bổ sung. Có thể minh hoạ bằng Tiểu phẩm). ĐỀ TÀI: a. Là TNHS, bạc xác định được vai trò gì, quyền và trách nhiệm gì trong sự nghiệp CNH - HĐH của đất nước? Trả lời: Vai trò: Lực lượng xung kích, chủ chốt... Quyền và trách nhiệm: Thể hiện những ước mơ chính đáng, làm giàu cho bản thân và tổ quốc, vươn lên khẳng định khả năng của tuổi trẻ. b. Muốn sự nghiệp CNH - HĐH thành công, thế hệ TNHS phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể nào? Trả lời: Theo 6 ý gợi ở tài liệu // Trân trọng ý tưởng mới, sáng tạo và chân tình của HS. c. Xác định nhiệm vụ trước mắt của HS hiện nay? Trả lời: Phấn đấu toàn diện // chuyên sâu. Có định hướng học tập rõ, không dao động, không mất niềm tin... 2. BGK nhận xét: Về cách thể hiện ý tưởng, tác phong hùng biện, sức thuyết phục... (có thể lấy biểu quyết trong cả lớp, nếu cân cho bổ sung). Cho điểm: 3 mức (30đ, 20đ, 10đ). Đội nào có minh hoạ Tiểu phẩm + 10đ. 3. Trò chơi tập thể: - Sau phần thi của 2 đội, xen 1 trò chơi. "Hiểu ý nhau. Tên; Tôi là ai - Tôi làm việc ở đâu". - Cách chơi: Mỗi đội cử 3 HS, phối hợp nhau. + Sau khi nhận đề tài, HS mô tả bằng động tác. + 01 HS đoán nghề nghiệp. + 01 HS đoán nơi làm việc. ( 2 HS nầy chọn trong những tấm bảng có ghi sẵn, đưa tên - đúng 1 ý được 10đ. Ghép đúng 20đ). 4. BGK công bố kết quả // Hát bài tập thể "Thanh niên thế hệ HCM". 5. GVCN nhận xét chung về quá trình thực hiện: Củng cố mục tiêu tiết HĐ: Khẳng định đây là sự nghiệp của toàn dân, phải có niềm tin, xác định nhiệm vụ học tập, rèn luyện, kiên trì phấn đấu...// phát thưởng. Kịch bản Phim máy chiếu Hùng biện Micrô nhạc Tiểu phẩm 18 bảng ghép cho 9 lượt (mỗi đội 3 lượt chơi) Quà 4' 6' 60' mỗi đội có khoảng 20' 10' 7' V. ĐƯA ĐỀ TÀI HĐ MỚI : (3') - Chuẩn bị hoạt động tiết sau. ---------------------------------------------------------------------- TÌM HIỂU VỀ VẺ ĐẸP TRONG TÌNH BẠN VÀ TÌNH YÊU : * Tổng số tiết : 1 * Thời gian thực hiện : THÁNG : 10 ( TUẦN HỌC THỨ : 9 ) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em. - Hiểu thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu. - Cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ đẹp bình đẳng trong tình bạn, tình yêu. - Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung 1: 1. Khái niệm tình bạn. 2. Thế nào là tình bạn tốt? 3. Khái niệm tình yêu. 4. Ở lứa tuổi học đường có nên yêu không? Nếu có, chúng ta phải làm thế nào để có tình yêu đẹp? Hình thức: a. Thảo luận hai tình huống về tình bạn và tình yêu: - TH1: Lan và Hương chơi với nhau, Lan nói một vài bí mật của Hương cho các bạn khác nghe. Theo bạn, Lan có phải là người bạn tốt của Hương không? Nếu là Hương, bạn sẽ làm gì? - TH2: Hai bạn Hùng và Nhung chơi rất thân với nhau, Hùng quan tâm đặc biệt với Nhung. Nhung cảm thấy khó chịu rồi xa lánh Hùng vì tưởng Hùng yêu mình. Theo bạn những hành động của Hùng có phải là biểu hiện của tình yêu hay không? Nếu là Nhung, bạn sẽ cư xử như thế nào? 2. Nội dung 2: Tìm hiểu về những đặc điểm của tình bạn và tình yêu đẹp. Hình thức: Trò chơi chung sức. 3. Nội dung 3: Tìm hiểu về những quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp. Hình thức: Trò chơi "Chiếc nón kỳ diệu" - V1: Một trong những quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu. - V2: Một trong những phẩm chất cao quý trong tình yêu của người Việt Nam. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau về tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin...) và một số nhân cách khác mà qua đó mỗi người đều tìm thấy ở bạn mình một cái "tôi" thứ hai ít nhiều có tính chất lý tưởng. - Tình bạn có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. - Một tình bạn tốt có những đặc điểm sau: + Có sự phù hợp về xu hướng. + Tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu. Song, không nhất thiết mọi tình bạn khác giới đều thành tình yêu. + Trong quan hệ bạn bè khác giới cần trách: + Ngộ nhận tình bạn khác giới là tình yêu. + Gây cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình yêu. - Tình bạn khác với tình yêu là không có sự say mê thể xác, không ghen tuông khi bạn khác giới có người yêu. - Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, một biểu hiện cao đẹp của tình người (lòng nhân ái), tình yêu làm con người trở nên thanh cao hơn, nhân ái hơn và giàu sức sáng tạo hơn. - Tình yêu nam nữ là tình cảm đặc biệt, thúc đẩy hai người khác giới đi đến hoà nhận với nhau về tình cảm, tâm hồn và thể xác. 2. Học sinh: - Soạn và bổ sung thêm các câu hỏi GV đã gợi ý. - MC được cung cấp các câu hỏi, chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi. - Chuẩn bị khổ giấy to và bút. - Phân công trang trí bảng và kê bàn ghế phù hợp với HĐ... - Chuẩn bị phần thưởng (nếu có). IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: HS hoàn toàn làm chủ bước này, các em hoàn toàn tự quản điều khiển tiết HĐ. GV là đại biểu, là cố vấn. 1. Hoạt động mở đầu (5 phút): - Khởi động bằng một trò chơi hoặc hát một bài hát tập thể. - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu thành phần Ban cố vấn. 2. Hoạt động 1: Thảo luận về tình bạn và tình yêu đẹp (10 phút). - MC lần lượt đưa ra hai tình huống cho các nhóm cùng thảo luận. Thời gian thảo luận là 6 phút. - Trong khi các tổ thảo luận, MC quan sát, nhắc nhở các bạn tập trung, nhắc thời gian để các tổ chủ động hoàn thành đúng tiến độ. Đặc điểm của tình bạn đẹp. Điểm Cùng sở thích 10 Bình đẳng 30 Tôn trọng 12 Chân thành 16 Tin cậy 15 Đồng cảm 17 - Các tổ cử đại diện trình bày ý kiến của tổ mình. - Ban giám khảo cho điểm. 3. Hoạt động 2: Trò chơi chung sức (10 phút). - MC triển khai trò chơi và các qui định. - Điều khiển trò chơi đúng luật. V1: Các đặc điểm của tình bạn đẹp. - Kết quả điều tra Đặc điểm của tình yêu đẹp. Điểm Tôn trọng lẫn nhau 25 Chung thuỷ 30 Yêu thương 15 Tin tưởng 12 Chia sẻ 8 Trách nhiệm 10 V2: Các đặc điểm của tình yêu đẹp. - Kết quả điều tra - Giám khảo cho điểm các tổ. 4. Hoạt động 3: Trò chơi chiếc nón kỳ diệu ( 15 phút ). - MC triển khai trò chơi và các qui định. - Điều khiển trò chơi đúng luật V1: Một trong những quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu B Ì N H Đ Ẳ N G V2: Một trong những phẩm chất cao quí trong tình yêu của người Việt Nam C H U N G T H Ủ Y - Giám khảo cho điểm các tổ. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Phần này cũng do HS hoàn toàn làm chủ. - Thư ký tổng kết điểm của các tổ. - HS tự nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của lớp và rút ra kiến thức cơ bản của tiết học. - GVCN chốt lại những điều cốt lõi của tiết học và dặn dò cho tiết sau. ------------------------------------------------------------------------------ THI VĂN NGHỆ HÁT VỀ TUỔI HỌC TRÒ : * Tổng số tiết : 1 * Thời gian thực hiện : THÁNG : 10 ( TUẦN HỌC THỨ : 10 ) I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Nhận biết được vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của tình bạn, tình yêu tuổi học trò. - Biết xây dựng tình cảm trong sáng, đoàn kết, gắn bó... giữa các bạn học cùng lớp, cùng trường. - Biết cách tổ chức và điều khiển một chương trình thi văn nghệ trước tập thể lớp. - Có thái độ tích cực, hăng hái, tự tin khi tham gia vào các phong trào hoạt động trong tập thể. II. NỘI DUNG: - Ca ngợi vẻ đẹp trong sáng của tuổi học trò. - Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô, với mái trường... - Ca ngợi tình cảm bạn bè vô tư, chân thành, không toan tính hơn thua... - Những xúc cảm, tình yêu đầu đời, những dỗi hờn đáng yêu, những trò tinh nghịch của tuổi 17. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Hướng dẫn cho học sinh các bước chuẩn bị cho buổi thi văn nghệ. - Cho các thành viên trong tập thể lớp tự bàn bạc và thống nhất nội dung, cách tổ chức... - Gợi ý các chủ đề, thể loại, cách trang trí, trang phục, hình thức thể hiện..., cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh. - Chia các thành viên của lớp thành 4 tổ, mỗi tổ đều có 1 tổ trưởng để thống nhất ý kiến chung của cả tổ. - Giao chỉ tiêu cho mỗi tổ sưu tầm, sáng tác 3 tiết mục gồm các thể loại: hát đơn ca, tốp ca, múa, ngâm thơ, diễn kịch giải quyết tình huống... - Xây dựng thể lệ thi, cách thức tham gia, cách chấm điểm với các tiêu chí: + Các đội ra mắt thành công, gây được ấn tượng, sự cuốn hút: 10 điểm. + Chất lượng tiết mục (hay, rõ, đều...): 30 điểm. + Số lượng người tham gia (ít, nhiều): 10 điểm. + Thể loại đa dạng: 10 điểm. + Hình thức thể hiện (phù hợp, sinh động, sáng tạo...): 20 điểm. + Trang phục (phù hợp, công phu, đẹp...): 10 điểm. + Điểm cộng cho các sáng tác, các tiết mục tự biên: 10 điểm. Tổng cộng là 100 điểm. - Gợi ý các bài hát có nội dung về tuổi học trò: + "Người Thầy" - Nguyễn Nhất Huy. + "Mái trường mến yêu" - Lê Quốc Thắng. + "Tình bạn" - Phương Uyên. + "Phượng hồng" - Vũ Hoàng. + "Phố xa" - Lê Quốc Thắng. + "Góc phố dịu dàng" - Trần Minh Phí. - Tổ chức luyện tập, chạy thể và duyệt chương trình... 2. Học sinh: - Họp cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, BCH chi đoàn... để thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động (nội dung, chủ đề, thể loại, tiến độ thực hiện, thời gian, địa điểm tập luyện và phân công trách nhiệm cho từng tổ). - Đăng ký các tiết mục cụ thể của từng tổ và tiến hành tập luyện. - Viết thơ mời các đại biểu, thầy cô giáo, PHHS, lớp trưởng, lớp phó học tập, BCH của các chi đoàn bạn. - Chuẩn bị âm thanh, trang phục, trang điểm... dưới sự cố vấn, giúp đỡ của GVCN và BCH Đoàn trường... - Cử người dẫn chương trình. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động Nội dung Người thực hiện Thời gian 1. Tuyên bố lý do: 2. Giới thiệu đại biểu: 3. Giới thiệu ban giám khảo, công bố thể lệ cuộc thi. 4. Các tổ dự thi tự giới thiệu về tổ mình: 5. Chạy chương trình đã được kiểm duyệt: 6. Kết thúc chương trình: - "Tuổi học trò hồn nhiên thơ mộng. Tuổi học trò sống động khó quên", tuổi học trò thật đẹp, thật hồn nhiên trong sáng phải không các bạn? và để ca ngợi vẻ đẹp thần tiên đó, hôm nay, tại phòng lớp 11A1 thân thương của chúng em sẽ diễn ra buổi biểu diễn văn nghệ hát về tuổi học trò, đó cũng là lý do của Hội thi hôm nay. - Đến tham dự buổi Hội thi văn nghệ hôm nay em xin trân trọng giới thiệu thành phần Quý đại biểu gồm:......... - Và một thành phần rất quan trọng của đêm hội diễn văn nghệ hôm nay là Ban giám khảo, em xin trân trọng giới thiệu thầy..., cô... - Sau đây em xin trân trọng kính mời cô... đại diện cho Ban giám khảo lên công bố thể lệ cuộc thi và có đôi lời phát biểu với chúng ta xin trân trọng kính mời cô. - Các đội ra mắt thành công là gây được ấn tượng, sự cuốn hút... đối với Ban giám khảo. - Lần lượt giới thiệu các tiết mục biểu diễn. + "Người thầy" của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy do bạn Võ Quốc Sỹ thành viên của tổ 2 trình bày. + Hát múc minh hoạ bài "Phượng hồng" sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng do bạn Nguyễn Ngọc Lan và tốp múa tổ 4 trình bày. + Bạn Bội Ngọc và Ngọc Nga thành viên tổ 3 sẽ song ca bài "Mái trường mến yêu" của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. + Tốp ca nam gồm các bạn Quốc Cường, Phúc Thịnh và Minh Tuấn thành viên của tổ 1 sẽ gởi đến Hội diễn bài hát "Tình bạn" do nhạc sĩ Phương Uyên sáng tác. - Công bố kết quả. - Trao phần thưởng cho các tổ đạt giải. - Người dẫn chương trình - Người dẫn chương trình - Ban giám khảo - Các tổ lần lượt thể hiện tài giới thiệu của mình. - Người dẫn chương trình. - Bạn Võ Quốc Sỹ. - Bạn Nguyễn Ngọc Lan và tốp múa của tổ 4. - Hai bạn Bội Ngọc và Ngọc Nga . Tốp ca nam - Ban giám khảo. - Quý đại biểu và khách mời vinh dự. 5' 2' 8' 20' 5' 5' 5' 5' 5' 5' ---------------------------------------------------------------------- THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO * Tổng số tiết : 1 * Thời gian thực hiện : THÁNG : 11 ( TUẦN HỌC THỨ : 14 ) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - HS hiểu hơn về thầy cô giảng dạy lớp mình: vai trò và công ơn của thầy, cô giáo đối với sự phát triển của mỗi học sinh. - Hiểu cụ thể hơn về các môn học, tìm ra phương pháp học tập tốt các môn mà các thầy, cô giảng dạy. - Có thái độ kính trọng, biết ơn đối với các thầy, cô giáo. - Có phương pháp học tập và rèn luyện tích cực. Không ngừng phấn đấu để đền đáp công ơn thầy cô. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : Nội dung 1: Tìm hiểu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Hình thức: Trò chơi ô chữ. Nội dung 2: - Giao lưu với học sinh trong lớp với các thầy, cô giáo đang giảng dạy lớp mình với nội dung là: + Được nói lên tình cảm và lòng biết ơn với công lao dạy dỗ của thầy, cô giáo. + Hiểu thêm về công việc giảng dạy của thầy cô và mong muốn của thầy, cô đối với học trò. + Trao đổi với thầy cô về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. + Trao đổi, tâm tình với thầy cô về những kỉ niệm vui buồn trong tình cảm thầy trò. + Hiểu biết thêm về các kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt các môn học - Trong quá trình giao lưu có các trò chơi và tiết mục văn nghệ giữa lớp và thầy cô giáo. Hình thức: Trao đổi, thảo luận. Văn nghệ. Nội dung 3: Tìm hiểu về một số câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Hình thức: Trò chơi III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giao cho nhóm phụ trách xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động giao lưu của lớp với thầy, cô giáo. - Liên hệ với các thầy cô giáo dạy ở lớp mình tham gia hoạt động giao lưu, nêu nội dung giao lưu để thầy, cô chuẩn bị. Mời một vài PHHS đến tham dự. - Giao cho lớp chuẩn bị câu hỏi, các nội dung giao lưu, các tiết mục văn nghệ nói về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. 2. Học sinh: - Chuẩn bị câu hỏi và nội dung giao lưu theo gợi ý của giáo viên: + Lời chào mừng của lớp, lời cám ơn sự tham gia giao lưu của thầy, cô. + Chúng em muốn biết nổi vất vả, khó khăn và niềm vui trong quá trình dạy của thầy cô. + Các thầy cô thường mong muốn ở học trò của mình những điều gì? + Chúng em muốn hiểu rõ hơn về IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Người dẫn chương trình tuyên bố ly do, mời giáo viên chủ nhiệm, thầy cô giáo, PHHS đến giao lưu với lớp. - Người dẫn chương trình giới thiệu các thầy cô tham dự. - Hoạt động 1: Khởi động trò chơi đi tìm ô chư: trong mỗi hàng ngang sẽ có từ khoá. B Ụ I P H Ấ N B I Ế T Ơ N C Ầ N C Ù K Í N H T R Ọ N G H Ọ C B À I 1 2 3 4 5 H I Ế U H Ọ C TỪ KHOÁ Câu hỏi gợi ý: 1. Bài hát nói về tình cảm của học sinh đối với thầy cô ? (1 bạn hát bài: Bụi phấn) 2. Đây là tình cảm của học sinh đối với thầy cô. 3. Học sinh muốn có kết quả tốt cần phải có đức tính này. 4. Một biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo. 5. Điều quan trọngcnhất của học sinh trước khi đến lớp. - Hoạt động 2: MC dẫn sang nội dung giao lưu vớ thầy cô. MC lần lượt nêu các câu hỏi giao lưu hoặc đề nghị các bạn trong lớp nêu câu hỏi với các thầy cô. + Các thầy cô khi giao lưu có thể nêu một vài câu hỏi để học sinh cùng trao đổi, giúp các em hiểu sâu vấn đề hơn. + Xen kẻ tiết mục văn nghệ. - Hoạt động 3: Trò chơitìm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Chia lớp thành 4 nhóm: các nhóm ghi kết quả tìm kiếm được vào tờ giấy, dán lên bảng. Giáo viên dạy môn Văn là người cho kết quả đội nào ghi được nhiều nhất. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - HS phát biểu ý kiến về buối giao lưu. GV bộ môn phát biểu ý kiến. - PHHS phát biểu. - GV chủ nhiệm nhận xét và dặn dò nhóm thực hiện buổi hoạt động kế tiếp. ------------------------------------------------------------ HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM * Tổng số tiết : 1 * Thời gian thực hiện : THÁNG : 11 ( TUẦN HỌC THỨ : 15 ) IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Tuyên bố lý do: - Ngay từ thuở còn nằm nôi, tiếng mẹ ru hời như khắc sâu trong tâm trí của chúng em: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu mến Thầy". Thậy vậy thầy cô chính là những kỹ sư tâm hồn, không những đã truyền đạt cho chúng em kiến thức mà còn là những người dạy bảo cho chúng em điều hay lẻ phải. - Làm sao chúng em có thể quên được hình ảnh đẹp dịu dàng của thầy cô, của ngày đầu tiên đi học: "Ngày đầu tiên đi học Em mắt ướt nhạt nhoà Cô vỗ về an ủi Chao ôi sao thiết tha Ngày đầu như thế đó Cô giáo như mẹ hiền Em bây giờ cứ ngỡ Cô giáo là cô tiên..." - Trong kí ức của chúng em hình ảnh thầy cô thật đẹp, thật đáng kính bây giờ và mãi mãi. và hôm nay nhân ngày NGVN 20/11, chúng em - tập thể lớp tổ chức buổi họp mặt chào mừng thầy cô. Đó là lý do của buổi họp mặt hôm nay. 2. Nội dung: - Giới thiệu: Đến dự buổi họp mặt hôm nay em xin trân trọng giới thiệu: + + + + + Cùng toàn thể học sinh lớp 11A1. Đề nghị hoan nghênh chung. - Để ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo cũng như để rõ hơn ý nghĩa của ngày NGVN mời một bạn đại diện cho tập thể lớp có đôi lời phát biểu. Xin mời bạn. - Thầy cô đã không quản bao khó nhọc để dạy bảo cho chúng em nên gười. Nhân ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn của chúng em, tập thể lớp kính tặng các thầy cô những bông hoa tươi thắm nhất kính mong thầy cô đón nhận như lòng biết ơn của chúng em. - Nhà trường và gia đình chính là chiếc cầu nối giúp cho việc dạy bảo chúng em được tốt hơn. Sau đây xin mời đại diện cho PHHS của lớp có đôi lời phát biểu. - Trong không khí thắm đượm tình thầy trò một lần nữa chúng em muốn được nghe những lời chỉ bảo chân tình của các thầy cô đặc biệt là thầy chủ nhiệm, người đã theo sát chúng em trong những ngày tháng qua. Xin kính mời thầy. - Để thay đổi không khí mời một bạn với tiết mục đơn ca bài "Bụi phấn". Sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đề nghị cho một tràng pháo tay thật to. "Phần thi hái hoa dâng chủ". - Chia lớp thành 4 tổ tham gia hái hoa có tặng thưởng. - Kết thúc: Có những cách nói ví von: "Thầy cô như người lái đò chở khách sang sông, mà khách sang sông không bao giờ nhìn lại". Thầy cô ơi, không thể như thế, và không thể nào chúng em quên được những công lao của thầy cô. Chúng em xin hứa sẽ học thất tốt để không phụ lòng thầy cô. Thay mặt lớp, xin chúc thầy cô dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc... CÂU HỎI "HÁI HOA DÂNG CHỦ" 1.Bài hát "Bụi phấn" đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này ra đời vào năm nào, do ai sáng tác? 2. Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học? Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào? 3. Bạn hãy hát một bài hát có nội dung nói về thầy cô giáo. 4. Bạn hãy kể lại một kỉ niệm về tình cảm thầy trò mà bạn cho là đáng nhớ nhất. 5. Bạn hãy cho biết Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh ra vào năm nào và ở đâu? GỢI Ý TRẢ LỜI Bài hát "Bụi phấn" đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này ra đời vào năm nào, do ai sáng tác? TL: Năm 1982 - Nhạc sĩ Vũ Hoàng viết cùng Lê Văn Lộc. Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học? Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào? Tl: Trường Dục Thanh - Phan Thiết - Bình Thuận 3. Bạn hãy cho biết Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh ra vào năm nào và ở đâu? TL: Năm 1807 - Thôn Long Tuyền - Trấn Vĩnh Thanh (nay là Tp. Cần Thơ). NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đoạ nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Riêng Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. LỊCH SỬ Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là F.I.S.E (tiếng Pháp: Fédérationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Năm 1949, tại một Hội nghị ở Vácxava (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nến giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Vácxava, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiến, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Khi Việt Nam thống nhất, ngày 20 tháng 11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng bộ trưởng (nay thuộc chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày lễ mang tên "ngày Nhà giáo Việt Nam". Nội dung Quyết định 167-HD9BT: Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam. Điều 2: Để ngày 20/11 có ý nghĩa thiết thực hàng nămtừ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN H.Đ.G.D.N.G.L.L. LỚP 11 (2012-2013).doc