Giáo án Hoạt động ở các góc - Chủ điểm: Trường mầm non - Tuần 1

1. Kiến thức: Giúp trẻ

 + Hiểu về trường mầm non

 - Tên và địa chỉ của trường

 - Các đồ dùng đồ chơi ở góc của lớp, sân vườn

 - Công việc của cô giáo, cô hiệu trưởng, bác sĩ, bác lao công, bảo vệ, cấp dưỡng

 + Hiểu biết về 1 số đặc điểm của mùa thu, về tết Trung thu.

2. Kỹ năng:

 - Nhận xét, phân loại đồ dùng, đồ chơi, theo công cụ, hình dạng, chất liệu

 - So sánh chiều dài, rộng của phòng, lớp, cửa sổ và 1 số đồ dùng vật liệu trong lớp.

 - Miêu tả trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, cô giáo, bạn bè bằng lời và thông qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán .

 - Tô vẽ trường, lớp

 - Làm 1 số đồ chơi cho lớp bằng giấy, lá bày biên trang trí lớp. Lau dọn đồ chơi, chăm sóc cây con trong trường, lớp.

 - Múa tập thể theo nhịp, phách. Hát về cô và các bạn

 - Giao tiếp thỏa thuận và hợp tác trong các hoạt động.

 - Phối hợp nhịp nhàng chân, tay khi đi chạy và bò.

 - Tung đập và bắt bóng một cách khéo léo.

 

doc52 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 36214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ở các góc - Chủ điểm: Trường mầm non - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON 1. Kiến thức: Giúp trẻ + Hiểu về trường mầm non - Tên và địa chỉ của trường - Các đồ dùng đồ chơi ở góc của lớp, sân vườn - Công việc của cô giáo, cô hiệu trưởng, bác sĩ, bác lao công, bảo vệ, cấp dưỡng… + Hiểu biết về 1 số đặc điểm của mùa thu, về tết Trung thu. 2. Kỹ năng: - Nhận xét, phân loại đồ dùng, đồ chơi, theo công cụ, hình dạng, chất liệu… - So sánh chiều dài, rộng của phòng, lớp, cửa sổ và 1 số đồ dùng vật liệu trong lớp. - Miêu tả trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, cô giáo, bạn bè bằng lời và thông qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán…. - Tô vẽ trường, lớp - Làm 1 số đồ chơi cho lớp bằng giấy, lá… bày biên trang trí lớp. Lau dọn đồ chơi, chăm sóc cây con trong trường, lớp. - Múa tập thể theo nhịp, phách. Hát về cô và các bạn - Giao tiếp thỏa thuận và hợp tác trong các hoạt động. - Phối hợp nhịp nhàng chân, tay khi đi chạy và bò. - Tung đập và bắt bóng một cách khéo léo. 3. Thái độ: - Yêu trường, lớp, các bạn đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau. - Kính trọng các cô và các bạn trong trường. - Giúp đỡ cô và nhường nhịn chia sẽ với các bạn, em nhỏ. - Giữ gìn vệ sinh trường lớp. HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHỦ ĐIỂM: TRƯỜNG MẦM NON - Tuần 1: TÊN GÓC CHUẨN BỊ GỢI Ý HOẠT ĐỘNG GÓC PHÂN VAI - Cô giáo - Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi cô giáo sách, vở, bút - Đóng vai “Cô giáo”, trẻ trong 1 hoạt động cụ thể ở trường MN. Cô giáo thực hiện các công việc như: dạy học, dạy trò chơi… - Bác sĩ - Áo blu trắng, ống nghe, bông, cặp nhiệt độ, thuốc các loại, sổ khám bệnh - Đóng vai “bác sĩ, y tá” khám bệnh, khám sức khỏe. - Bé làm nội trợ - Dĩa, trái cây, …. - Trẻ biết xếp quả bom, lê và trang trí lên dĩa GÓC NGHỆ THUẬT - Tô vẽ, nặn đồ dùng đồ chơi - Giấy, bút vẽ, bảng, đất nặn, kéo, hồ, khăn lau. - Tranh vẽ, tranh xé dán - Tô vẽ, xé dán, cắt dán, về trường, về đồ chơi - Nặn các loại đồ chơi ngoài trời đặt vào khu xây dựng - Biểu diễn văn nghệ - Băng nhạc, nhạc cụ - Trẻ hát múa các bài đã học ở lớp chồi nói về trường lớp. GÓC XÂY DỰNG LẮP GHÉP - Xây trường MN - Khối xây dựng các loại, bập bênh, đu quay, xích đu, cầu tuột, hàng rào, cây hoa, khối lắp ráp, vỏ nghêu… - Xây dựng trường MN với các lớp học, sân chơi ngoài trời, vườm cây, ao cá … GÓC HỌC TẬP - SÁCH - Chơi lô tô - Tranh lô tô về đồ dùng, đồ chơi của trường MN. - Chơi lô tô đồ dùng đồ chơi theo công dụng, chất liệu - Xem truyện - Các loại sách tranh truyện về trường MN, cờ cá ngựa, que chuyền… - Xem các loại sách tranh truyện về trường MN - Tô màu tranh - Vở tập tô, giấy vẽ, bút chì màu, chì đen - Tô nối các nét thẳng, xiên, cong trong quyển tập tô chữ cái. - Chơi cờ - Chơi cờ cá ngựa, chơi thuyền GÓC THIÊN NHIÊN - Tưới nước chăm sóc cây - Cây, các con vật trong góc thiên nhiên - Hằng ngày cho trẻ tưới nước, xới đất, chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng. - Cô cho trẻ biết trồng cây xanh là bảo vệ môi trường. - Thử nghiệm cây hút nước - Dụng cụ để tưới, xới đất trồng cây - Lọ thủy tinh trong, phẩm màu - Cành hoa cúc, hạt giống hoặc cảnh để dạy trẻ trồng - Làm thử nghiệm “Cây hút nước” + Tiến hành: - Cho trẻ quan sát nước trong không màu - Pha chút ít phẩm màu vào nước trong không màu, cho trẻ quan sát màu nước, quan sát lá, gân lá - Cắt vạt cành hoa cúc cắm vào bình có phẩm màu - Đặt lọ hoa vào chỗ an toàn, nhắc trẻ buổi sáng xem có gì thay đổi, các gân lá lúc này thế nào? - Vở đồ dùng, bộ sưu tập ĐÓN TRẺ NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ GỢI Ý HOẠT ĐỘNG - Trao đổi với phụ huynh về nề nếp của lớp - Trẻ biết được nề nếp lớp - Cô cho trẻ biết giờ đến lớp, giờ trả trẻ, thu nhận đồ dùng học tập, nhắc cháu mặc đồng phục. - Trò chuyện với trẻ về trường mẫu giáo có ai? Nhiệm vụ của tứng người. - Đọc thơ: cô dạy, bàn tay cô giáo - Cho trẻ xem truyện tranh, chơi trò chơi. - Nhận biết số 1,2 - Hột, hạt, khối gỗ - Xếp hạt chữ số 1,2 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát trường mẫu giáo - Trẻ biết được trường mẫu giáo ở đâu? Có gì? - Hoa giúp cho sân trường thêm đẹp. Làm cho không khí trong lành - Sân rộng, thóang mát * Lớp hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô dẫn trẻ ra sân và giới thiệu: Đây là trường mẫu giáo của mình có 03 phòng.Từ trái sang phải: phòng 1 phòng kho, phòng giữa lớp lá, mầm, phòng cuối lớp chồi, lá, trước sân trường có bồn hoa, cây xanh, đồ chơi ngoài trời. Dạy trẻ trồng, chăm sóc cây xanh, không xả rác bừa bãi. * Quan sát đồ dùng trong lớp học - Trẻ biết được các đồ dùng và công dụng của chúng trong lớp học - Bàn ghế, giá, kệ , bảng - Cô giáo giới thiệu các đồ dùng của lớp như: bàn ghế, bảng, giá treo tranh, kệ ở các góc lớp, một số đồ chơi ở các góc, đồ dùng học tập ở các góc, góc phụ huynh…. Dạy trẻ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi cẩn thận, ngăn nắp * Trò chơi vận động “Bịt mắt bắt dê” - Trẻ hiểu được luật chơi và cách chơi - Tham gia chơi tích cực - Khăn bịt mắt - Luật chơi: Cháu làm dê phải kê “be, be” để cho bạn đi bắt đê dễ định hướng. - Cách chơi: Cho cả lớp ngồi ngoài thành vòng tròn. Mỗi lần chơi chọn 2 trẻ: 1 trẻ làm dê, 1 trẻ làm người bắt dê. Cô bịt mắt cả 2 trẻ lại. Khi chơi cả 2 trẻ cùng bò, trẻ làm “dê” vừa bò vừa kêu “be, be” .Còn trẻ kia phải chú ý lắng nghe để tìm bắt cho được “dê” là thắng cuộc, sau đó chọn 2 trẻ khác. Trò chơi tiếp tục. - Lưu ý: Mỗi lần chơi chỉ cho trẻ bò khoảng 1 phút, nếu không bắt được coi như thua cuộc. * Trò chơi dân gian “Kéo co” - Rèn luyện sức mạnh cho trẻ - Giáo dục tinh thần tập thể và tính kỷ luật - 1 sợi dây thừng dài 6m - Luật chơi: bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chẩun, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. * Vẽ tự do - Trẻ vẽ đề tài trẻ thích - Phấn - Cô gợi ý 1 số đề tài: cây xanh, trường, lớp học, cô giáo * Chơi tự do KẾ HOẠCH NGÀY NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ HÌNH THỨC TỔ CHỨC Thứ hai:8/9/2008 Đón trẻ Hoạt động chung MÔN THỂ DỤC “Tung bóng lên cao và bắt bóng” - Trẻ tung bóng lên cao và làm rơi bóng, không ôm bóng vào ngực - Trẻ biết làm tiếng dê kêu để tham gia trò chơi sinh động - Giáo dục tính kỷ luật - 4 quả bóng - 2 khăn để bịt mắt - Casset - Băng nhạc - Mặt nạ con dê 1. Khởi động: Trẻ đứng thành 4 hàng dọc tay để lên vai bạn làm đoàn tàu (hát bài “Đoàn tàu tí xíu”) đi nhanh dần kết hợp kiểng chân, chuyển sang chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó dàn hàng ngang 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: - Tập với nhạc bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” + Hô hấp 1: “Làm gà gáy” - TTCB: Đứng thẳng, khép chân tay thả xuôi, đầu không cúi. - TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiểng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái (phải), giả làm tiếng gà gáy ò ó o (2lx8nh) + Tay 4: tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang (cuộn tháo len) - TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, 2 tay gập trước ngực. - TH: hai cẳng tay quay tròn trước ngực 4 nhịp rồi đưa tay ra ngang. Tiếp tục thực hiện 4 nhịp nữa xong hạ tay xuống về TTCB (4lx8nh) + Chân 4: Bước khúyu chân ra phía trước, chân sau thẳng. - TTCB: đứng thẳng tay thả xuôi - Th; Khụyu gối tay đưa trước (lưng thẳng) về tư thế chuẩn bị + Lườn 2: - TTCB: đứng thẳng tay thả xuôi - TH: Bước chân trái sang trái 1 bước tay chống hông, quay người sang trái 900 xong quay người về TTCB (lần sau đổi bên) 2lx8nh + Bật 4: - TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi - TH: Trẻ bật tại chỗ theo nhịp vỗ tay của cô (2lx8nh) b. Vận động cơ bản: “Tung bóng lên cao và bắt bóng” - Cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 2 + giải thích: “Cầm bóng bằng 2 tay, tung lên cao và đón bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào ngực, không làm rơi bóng” - Cô hỏi trẻ: Cô cầm mấy quả bóng? (1) Cô cầm bóng bằng mấy tay (2 tay) và bắt bóng bằng mấy tay? (2 tay) - Cô gọi lần lượt mỗi lần 2-3 trẻ lên tung và bắt bóng. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Sau đó cho từng tổ tập tự do. Cô quan sát và giúp những trẻ không bắt được bóng. c. Trò chơi vận động: “Bịt mắt bắt dê” - Luật chơi: cháu làm dê phải kêu “be, be” để cho bạn đi bắt dễ định hướng. - Cách chơi: Cho cả lớp ngồi thành vòng tròn. Mỗi lần chơi chọn 2 trẻ: 1 trẻ làm dê, 1 trẻ làm người bắt dê. Cô bịt mắt cả 2 trẻ lại, khi chơi cả 2 trẻ cùng bò, trẻ làm “dê” vừa bò vừa kêu “be, be”. Còn trẻ kia phải chú ý lắng nghe để tìm bắt cho được “dê” là thắng cuộc, sau đó chọn 2 trẻ khác. Trò chơi tiếp tục - Lưu ý: Mỗi lần chơi chỉ cho tre bò khoảng 1 phút, nếu như bắt được coi như thua cuộc. 3. Hồi tĩnh: - Trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng vừa đi vừa hít thở - Chơi chuyển tiếp: “Chim bay – Cò bay” MÔN THMTXQ “Trường mầm non của cháu” - Trẻ có những hiểu biết về trường mầm non của mình. Vị trí của bản thân, các bạn, cô giáo và những người trong gia đình - Giáo dục trẻ yêu thương bạn bè và những người trong trường - Dạy trẻ giữ gìn, bảo vệ, biết chăm sóc cây xanh, hoa để môi trường trong sạch thoáng mát. - Tranh ảnh về trường, lớp mẫu giáo - Tranh do trẻ vẽ về trường lớp mẫu giáo - Vẽ sẵn ô hình chữ nhật, hình vuông xuống nền gạch 1. Cho trẻ hát tập thể bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô cho trẻ xem tranh ảnh về trường mầm non. 2. Xem tranh ảnh và đàm thoại về trường mầm non: - Trường con học tên gì? (Trường mẫu giáo Sao Mai) - Trường con nằm ở đâu? (Đường Trương Định, Phường 6, TXBT) - Trường con có mấy lớp học? (4 lớp) - Gồm những lớp gì? (mầm, chồi, lá) - Sân trường có gì? (cây xanh, hoa, đồ chơi ngoài trời) - Trong trường có những ai? (Cô hiệu trưởng, cô giáo và các bạn) - Thế cô hiệu trưởng làm gì? (Dự giờ kiểm tra các lớp) - Cô giáo thì sao? (Cô giáo chăm sóc và dạy các con học) - Các con thì sao? (Chăm chú nghe cô giảng bài, vâng lời cô) - Các con có yêu thích trường của mình không? Các con có thích đi mẫu giáo không? - Yêu trường các con phải làm sao? (giúp đỡ cô chăm sóc hoa, cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, bỏ rác đúng nơi qui định). - Nào chúng ta cùng hát bài “Cháu đi mẫu giáo” nhé. - Các con có yêu cô giáo không? (Cháu tự trả lời) - Cả lớp cùng đọc thơ: “ Em yêu cô giáo của em Cô là người mẹ thứ hai trên đời Ơn cô nuôi dạy chúng em Thành người trò giỏi thành người con ngoan Em yêu cô giáo của em” 3. Quan sát và nhận xét các bạn trong lớp. (Tên, đặc điểm, hình dạng, trang phục, ý thích…) Ví dụ: Cô gọi 1 vài bé gái lên cho cả lớp cùng nhận xét? (bạn mặc áo đầm, người hơi cao, tóc tết thành 2 bím, bạn thích hát múa …) - Cô gọi 2 trẻ khác lên cho cả lớp nhận xét, so sánh: + Giống nhau: đều là nam + Khác nhau: 2 bạn có gương mặt khác nhau, 1 bạn cao 1 bạn thấp, bạn mắt to, bạn mắt nhỏ 4. Tham quan tìm hiểu lớp học: - Các con hãy nhìn xem trong lớp mình có đồ dùng gì? (bàn, ghế, kệ đồ chơi, đồ dùng học tập: bảng, bút chì, đất nặn….) - À đúng rồi trong lớp mình có nhiều đồ dùng để các con sử dụng. Do đó các con khi sử dụng phải lấy nhẹ nhàng, không kéo lê bàn ghế, khi lấy đồ dùng phải cất đúng nơi quy định. 5. Trò chơi “Ai nhanh! Bạn trai hay gái” - Theo hiệu kệnh của cô (đếm, hát, trống lắc…) trẻ xếp hàng đôi: 1 hàng trai, 1 hàng gái. Thi xem hàng nào xếp nhanh, so sánh số bạn trai nhiều hay số bạn giái nhiều hơn. - Chạy nhanh về nhà: bạn trai về ô chữ nhật, bạn gái về ô hình vuông - Cô vừa cho các con tìm hiểu gì? (Trường mầm non của cháu) - Dạy trẻ bảo vệ và giữ gìn trường lớp * Thực hiện như đã soạn HOẠT ĐỘNG GÓC Thứ ba Đón trẻ Hoạt động chung MÔN TẠO HÌNH “Vẽ cô giáo em” - Trẻ miêu tả khuôn mặt cô giáo qua hình vẽ thể hiện các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tóc… - Luyện cách sử dụng màu hợp lí để tô - Tranh mẫu của cô - Giấy bút chì cho cô và cháu - Bàn ghế - Giá treo tranh - Máy Casset 1. Cho cả lớp hát bài: “Cháu vẽ ông mặt trời” - Trong bài hát nói cô giáo dạy con điều gì? (dạy hát, dạy chơi…) - Cô giáo là người hết lòng yêu thương các con, nuôi dạy các con nên người. Các con có yêu cô giáo mình không? Các con có thích vẽ lại cô giáo của mình không? Hôm nay cô dạy các con “Vẽ cô giáo em” 2. Trẻ cùng cô trao đổi về cách vẽ cô giáo: - Trẻ nêu ý kiến nhận xét của mình về cô giáo: khuôn mặt (vuông, tròn), mái tóc (dài, ngắn), mắt, mũi, miệng… - Cô giới thiệu tranh vẽ mẫu “Chân dung cô giáo” - Trẻ quan sát và nêu nhận xét về tranh vẽ: tóc ngắn ngang vai, khuôn mặt tròn, mắt tròn to, miện đang tươi cười với các cháu, tóc có màu đen, da mặt hồng nhạt, áo cô có hoa màu xanh… 3. Cô vẽ mẫu: - Cô vẽ mẫu, hướng dẫn cách vẽ: “Đầu tiên cô vẽ nét cong tròn ở giữa khuôn hình chữ nhật làm khuôn mặt, nét cong làm tóc, sau đó vẽ 2 nét xiên làm cổ, 2 nét cong làm 2 bờ vai. Sau đó thêm chi tiết mắt, mũi, miệng, cổ áo, nút áo…” - Các con dùng màu tô giống tranh mẫu của cô. - Nhắc trẻ cách ngồi, cách cầm bút. 4. Trẻ thực hành: - Cả lớp cùng vẽ - Cô cho trẻ nghe nhạc 1 số bài hát về “Cô giáo” - Cô bao quát lớp hướng dẫn thêm cho những trẻ còn lúng túng về cách thể hiện từ khuôn mặt, cổ, mình và các chi tiết … - Cháu vẽ tô màu xong mang tranh treo lên giá. 5. Nhận xét sản phẩm: - Cô vừa cho các con vẽ gì? (vẽ cô giáo của em) Cô giáo hằng ngày chăm sóc, dạy dỗ các con. Vì vậy các con phải yêu thương, kính trọng cô giáo mình nha. - Cho trẻ chọn tranh vẽ trẻ thích, nêu nhận xét. Cô nhận xét 1 số tranh đẹp, tranh chưa hoàn chỉnh. 6. Cả lớp đọc bài thơ cùng cô: “Bàn tay cô giáo” - Chơi chuyển tiếp: “Tìm bạn thân” * Thực hiện như đã soạn HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG GÓC Thứ tư Đón trẻ Hoạt động chung MÔN LQ VỚI TOÁN “Ôn tập số lượng 1-2, nhận biết chữ số 1-2, Ôn so sánh chiều dài” - Trẻ nhận biết đồ vật có số lượng 1-2 - Nhận biết chữ số 1-2 - Giáo dục cháu hoàn thành nhiệm vụ được giao và cháu yêu thích học môn toán - Mỗi trẻ 1 băng giấy màu đỏ, 3 băng giấy màu xanh (trong đó 2 băng giấy dài bằng băng giấy màu đỏ, băng ngắn hơn) - 3 dây (trong đó 2 dây bằng băng màu đỏ, dây ngắn hơn dây đỏ, chênh lệch của băng giấy, dây nhỏ hơn 1 cm) - Các thẻ số 1, 2, 3 - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý * Trò chuyện với trẻ trường mầm non: - Trường con có mấy phòng? - Có mấy lớp học? Gồm những lớp nào? - Sân trường có gì? (đồ chơi ngoài trời, cây xanh, hoa …) - Các con có biết trường chúng ta trồng nhiều hoa, cây xanh để làm gì khôn? (để cho sân trường mát mẻ, không khí trong lành) 1. Ôn tập nhận biết số lượng 1-2: - Cả lớp hát bài “Tập đếm” - Cháu tìm xung quanh lớp xem đồ chơi nào 1 cái, đồ chơi nào có 2 cái - Cô vỗ tay bao nhiêu tiếng, cháu vỗ tay theo bấy nhiêu tiếng? (Cháu chơi 3-4 lần) 2. Luyận tập cách so sánh chiều dài, nhận biết chữ số 1,2 - Cô phát đồ chơi cho trẻ: + Cháu hãy tìm xem có mấy băng giấy màu xanh ngắn hơn băng giấy đỏ. Trẻ so sánh và nói có 1 băng giấy, đặt xuống trước mặt. + Cháu hãy tìm xem có mấy sợi dây ngắn hơn băng giấy đỏ. Trẻ so sánh 3 sợi dây với băng giấy đỏ và có 1 sợi dây ngắn hơn. - Cho trẻ nhắc lại: + Có mấy băng giấy ngắn hơn băng giấy đỏ? (1) + Có mấy sợi dây ngắn hơn băng giấy đỏ? (2) - Cô yêu cầu: + Cả lớp cùng chọn số 1 giơ lên, trẻ chọn theo cô. - Xung quanh lớp có các nhóm đồ chơi có số lượng 1-2 bông hoa, con gấu, xích đu, cây to… - Quyển “Bé làm quen với toán” - Chì đen - Chì màu - Nhà có thẻ số + Cho trẻ quan sát lẫn nhau xem các bạn khác có chọn giống cô không? + Cho trẻ số 1vào chỗ có 1 băng giấy + Cháu hãy tìm sợi dây bằng với băng giấy đỏ. Trẻ so sánh và nói có 2 sợi dây dài bằng băng giấy đỏ? + Cháu hãy tìm băng giấy xanh bằng băng giấy đỏ. Cô cho trẻ nhắc lại: Có mấy băng giấy dài bằng băng giấy đỏ? (2) Mấy sợi dây dài bằng băng giấy đỏ? (2) - Cô cho trẻ chọn số 2 giơ lên. Cô cũng chọn số 2 giơ lên để trẻ quan sát lẫn nhau xem các bạn có chọn giống cô không? - Cho trẻ đặt số 2 cạnh 2 băng màu xanh hoặc 2 sợi dây. Sau đó cho trẻ xếp các băng giấy và sợi dây vào sổ và đặt các thẻ số ở trước mặt. - Nhìn xem cô giơ mấy đồ chơi thì cháu giơ thể số đó lên. Thi xem ai làm nhanh, làm đúng (1 bông hoa, 1 con gấu, 2 xích đu, 2 cây to…) - Các con nghe cô hát và nói xem trong câu hát của cô nói tới số mấy? (Nghe véo von trong vòm cây, họa mi với sơn ca. Hai chú chim cao giọng hát, hót líu lo vang lừng) Có mấy chú chim? (2) Cháu giơ chữ số 2 lên, - Cô hát tiếp: “Có con chim xanh, nó hót 1 mình” Có mấy con chimxanh? (1) Cháu giơ số 1. 3. Luyện tập nhận biết số 1, số 2: - Cô cho mỗi trẻ cầm 1 thẻ số. - Cho trẻ chơi “Tìm nhà”. Khi cô nói “Trời mưa” trẻ có số nào phải về nhà có số đó. Đầu tiên cô đặt 2 thẻ số làm nhà ở 2 góc lớp. Sau mỗi lần chơi cô đặt 2 nhà đó ở 2 vị trí khác nhau. Ví dụ: Cô vừa cầm cả 2 thẻ số vừa đi với trẻ. Khi cô hô “Trời mưa” Cô đặt nhanh 2 thẻ số vào 2 vị trí mới (cho trẻ đổi số của mình trong quá trình chơi ) - Trẻ nào nhầm nhà phải nhảy lò cò về đúng nhà mình ở. 4. Sử dụng quyển “Bé làm quen với toán” - Cô nêu yêu cầu - Cả lớp thực hiện. Cô bao quát lớp, giúp 1 số trẻ còn lúng túng. * Thực hiện như đã soạn HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG GÓC Thứ năm Đón trẻ Hoạt động chung MÔN GDÂN “Ngày vui của bé” * Trò chuyện với trẻ về trường mầm non: - Đọc thơ “Bàn tay cô giáo” - Hằng ngày các con được ai đưa đến trường? (ba, mẹ). Ba, mẹ đưa con đi học bằng phương tiện gì? À các con nhớ nhắc ba, mẹ đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy nha. Đến trường các con gặp ai? (cô giáo) Trong trường có những cô nào? (Thanh, Tiết, Lan, Tươi) - Ca hát: Ngày vui của bé - Hát vui tươi, thể hiện niềm vui khi được đến trường. - Trống lắc - Phách tre - Bộ gõ gáo dừa - Casset - Rối dẹt 1. Ca hát: “Ngày vui của bé” - Trong ngày hội đến trường vừa qua, các con có vui không? Đó là một ngày rất vui đối với tất cả học sinh, một ngày mở đầu cho năm học mới. Có một bài hát nói lên niềm vui của bé trong ngày hội đến trường. Đó là bài “Ngày vui của bé” do nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác. Cả lớp mình cùng học nha. - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần - Cô hát lần 2 - Hướng dẫn trẻ hát: + Cô hát từng câu trẻ hát theo cô đến hết bài (2 lần) + Từng tổ hát theo cô. + Chơi trò chơi “Nhạc trưởng” (2 lần) - Sau khi trẻ đã thuộc cô hướng dẫn trẻ hát ngắt, nghỉ đúng với trường độ, cao độ của bài hát. Cách hát thể hiện phong cách nhịp nhàng thể hiện niềm vui ngày khai trường. - Vận động theo nhạc: Ngày vui của bé - Trẻ vận động vỗ nhịp, phách bài hát nhịp nhàng. 2. Vận động theo nhạc: - Cô hát + vỗ phách 1 lần. - Cô hát + vỗ nhịp 1 lần. - Cả lớp hát + vỗ phách 1 lần. - Từng tổ hát + vỗ nhịp (phách) - Cô cho trẻ hát theo hiệu lệnh của cô. - Cô phân công: Tổ 1: vỗ nhịp; Tổ 2: vỗ phách; Tổ 3: hát. - Khi cô ra lệnh tay về phía tổ nào thì tổ đó hát, vỗ tay theo phân công. Sau đó đổi lại. - Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học – Nguyễn Ngọc Thiện - Thích nghe cô hát, cô hát vui tươi truyền cảm 3. Nghe hát: “Ngày đầu tiên đi học” sáng tác Nguyễn Ngọc Thiện. - Cô hát 1 lần - Cô nói nội dung: “bài hát thể hiện sự xúc động của trẻ trong ngày đầu tiên đến trường mầm non, về tình cảm yêu mến trường, tình cảm yêu thương trìu mến của cô giáo” - Cô hát làm điệu bộ minh họa - Cho trẻ nghe băng Casset 2 lần - Đàm thoại: + Các con vừa nghe hát bài gì? (Ngày đầu tiên đi học) + Bài hát do ai sáng tác? (Nguyễn Ngọc Thiện) + Nội dung bài hát nói gì? (Sự bỡ ngỡ của bé ngày đầu tiên đến trường) - Trò chơi: Tiếng hát ở đâu? - Tích cực tham gia trò chơi cùng bạn - Giáo dục trẻ: ham thích đến trường kính yêu cô, bạn bè. 4. Trò chơi âm nhạc: “Tiếng hát ở đâu” sử dụng rối dẹt để giải thích trò chơi - Cô gợi ý cách chơi: một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt. Một hoặc hai trẻ được chỉ định hát. Trẻ đứng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn bạn hát, nhưng nghe và chỉ tay hướng bạn hát. Nếu chỉ đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu chỉ sai thì sẽ nhảy lò cò 1 vòng và hát: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe Nhảy lò cò cho nó khỏe cái giò” Trẻ chơi 3-4 lần * Chơi chuyển tiếp “Mẹ đi chợ” HOẠT ĐỘNG GÓC Thứ sáu Đón trẻ Hoạt động chung MÔN LQVH “Bàn tay cô giáo” - Trẻ biết tình cảm và công việc của cô giáo đối với trẻ thông qua lời bài thơ. - Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ, biết thể hiện tình cảm khi đọc thơ - Dạy trẻ yêu thương cô giáo thông qua hoạt động tạo hình âm nhạc - Tranh vẽ cô giáo đang chăm sóc chải tóc cho cháu - Giấy trắng - Bút màu - Casset - Bài thơ đã viết sẵn lên giấy bằng chữ in thường - Que chỉ 1. Trò chuyện chủ điểm - Cô và trẻ cùng trò chuyện về trường mầm non. - Trong trường mầm non cô giáo làm gì? (Dạy học, dạy chơi…) - Cô dạy con học gì? (Toán, chữ cái, làm quen văn học, môi trường xung quanh, …) - Cô giáo có yêu các con không? - Thế các con có yêu cô giáo không? - Quan sát tranh và đàm thoại về công việc và tình cảm của cô giáo đối với trẻ. - Ở lớp cô giáo đã làm những công việc gì để chăm sóc các cháu? (dạy học, chải tóc, cắt móng tay, rửa mặt tay, chân…) - Cô giáo đã thể hiện tình cảm của mình như thế nào trong tranh vẽ? (Cô giáo rất nhẹ nhàng, yêu thương ân cần chăm sóc trẻ) - Hôm nay cô dạy các con đọc bài thơ “Bàn tay cô giáo” của tác giả Định Hải. 2. Nghe cô đọc thơ: - Cô đọc lần 1 diễn cảm thể hiện tình cảm thiết tha - Cô đọc lần 2 kết hợp chỉ vào bài thơ viết to - Cô đọc và xem tranh 3. Đàm thoại: + Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? (Bàn tay cô giáo) + Bàn tay cô giáo chăm sóc con như thế nào? + Của tác giả nào? (Định Hải) + Bàn tay cô giống bàn tay ai? + Con có yêu cô giáo không? Yêu cô giáo con phải làm gì? 4. Dạy trẻ đọc thơ: - Cho tr

File đính kèm:

  • docchu de truong mam non cua be.doc
Giáo án liên quan