Giáo án Hoạt động tập thể tuần 1 đến 26

Hoạt động tập thể

Ổn định tổ chức lớp

I. Mục tiêu:

- Kiện toàn tổ chức lớp.

- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật.

- Giáo dục tính tập thể, tinh thần đoàn kết.

II. Nội dung sinh hoạt:

1. Ổn định: Cả lớp hát

2. Kiểm tra: Sĩ số: 32/32.

 Đồ dùng học tập, sách vở

3. Kiện toàn tổ chức lớp:

a. Biên chế tổ: Chia lớp thành 3 tổ theo dãy bàn

+ Tổ 1: 10 em. Tổ trưởng: Bùi Minh Quang.

Tổ phó: Hoàng Minh Châu

+ Tổ 2: 12 em: Tổ trưởng: Lương Thuý Hiền

Tổ phó: Nguyễn Thành Luân

+ Tổ 3: 10 em: Tổ trưởng: Nguyễn Hải Linh

Tổ phó: Nguyễn Đức Hiệp

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7497 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động tập thể tuần 1 đến 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ ba, ngày 5 tháng 9 năm 2006 Hoạt động tập thể ổn định tổ chức lớp I. Mục tiêu: - Kiện toàn tổ chức lớp. - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật. - Giáo dục tính tập thể, tinh thần đoàn kết. II. Nội dung sinh hoạt: 1. ổn định: Cả lớp hát 2. Kiểm tra: Sĩ số: 32/32. Đồ dùng học tập, sách vở 3. Kiện toàn tổ chức lớp: a. Biên chế tổ: Chia lớp thành 3 tổ theo dãy bàn + Tổ 1: 10 em. Tổ trưởng: Bùi Minh Quang. Tổ phó: Hoàng Minh Châu + Tổ 2: 12 em: Tổ trưởng: Lương Thuý Hiền Tổ phó: Nguyễn Thành Luân + Tổ 3: 10 em: Tổ trưởng: Nguyễn Hải Linh Tổ phó: Nguyễn Đức Hiệp b. Bầu ban cán sự lớp: - Lớp trưởng: Dương Đức Lợi - Lớp phó: Bùi Minh Quang (phụ trách học tập) - Lớp phó: Trương Khánh Linh (văn nghệ) 4. Học nội quy của trường và quy định của lớp 5. Liên hoan văn nghệ: Chào năm học mới. _______________________________ Thứ sáu, ngày 8 tháng 9 năm 2006 Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu, nhược điểm trong tuần học đầu tiên, có hướng khắc phục khuyết điểm tuần tới. - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh. II. Nội dung sinh hoạt: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Sĩ số: 32/32. Đồ dùng học tập, sách vở 3. Sơ kết tuần 1: a. Học sinh phản ánh: Những việc tốt. Những việc chưa tốt. Đề nghị với cô giáo b. Giáo viên nhận xét: + Nền nếp: Chưa tốt, nhiều bạn đùa nghịch + Học tập: Nhiều bạn nhiệt tình phát biểu được điểm tốt: Luân, Quang.. * Một số bạn còn quên đồ dùng, vở bài tập + Lao động, vệ sinh: Tốt + Ăn ngủ bán trú: Nhìn chung tốt * Đầu giờ ăn còn ồn ào. 4. Phương hướng tuần 2: - ổn định trật từ, xây dựng nền nếp tự quản. - Chấm dứt hiện tượng quên sách, vở, thiếu đồ dùng. - Xây dựng phong trào học tập tốt (Học thuộc bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài, thi đua giành nhiều điểm 9-10) 5. Liên hoan văn nghệ _______________________________________________________________________ Tuần 2: Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2006 Hoạt động tập thể Học hát: Bông hồng nhỏ I. Mục tiêu - HS biết hát: " Bông hoa nhỏ " - Rèn kĩ năng hát và biểu diễn cho HS, tự tin trước đám đông - Giáo dục cho HS có ý thức học tập bộ môn II Nội dung 1. HĐ 1: Hát bài bông hoa nhỏ - GV hát mẫu - GV lấy điệu cả lớp cùng hát - GV sửa sai - GV nhận xét 2. HĐ 2 Biểu diễnbài: " Bông hoa nhỏ" - GV yêu cầu h/s hát cá nhân - GV uốn nắn sửa động tác cho HS 3.HĐ3: Kết thúc - Nhận xét h/s học hát. -V N ôn lại bài hát và hát lại cho mọi người cùng nghe. - HS nghe - Cả lớp hát, kết hợp vỗ tay - HS thực hiện hát cá nhân ( 1/3 lớp) - HS hát theo dãy, nhóm, bàn..... - Cả lớp đứng ra lối đi biểu diễn bài hát - Lớp nhận xét những bạn biểu diễn sai. - HS nhận bài vn. _______________________________ Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2006 Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu: - Sơ kết đánh giá hoạt động tuần 2. - Phương hướng hoạt động tuần 3. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, xây dựng lớp tự quản. II. Nội dung sinh hoạt 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Sĩ số: 32/32. Đồ dùng học tập, sách vở 3. Sơ kết tuần 2: a. Học sinh phản ánh: Những việc tốt. Những việc chưa tốt. Đề nghị với cô giáo b. Giáo viên nhận xét: + Nền nếp: Có chuyển biến chậm, truy bài chưa tự giác. Đi về chưa theo hàng. + Học tập: Có nhiều cố gắng, tiến bộ. Nhiều em được điểm 9-10: Luân, Thuý Hiền, Quang, Thái… + Lao động vệ sinh: Tốt + Ăn ngủ bán trú: Tốt 4. Phương hướng: - Tiếp tục xây dựng nền nếp tự quản (truy bài, xếp hàng ra vào lớp…) - Tiếp tục xây dựng phong trào học tập tốt. 5. Liên hoan văn nghệ _______________________________________________________________________ Tuần 3 Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2006 Hoạt động tập thể Học bài hát: “Chim bay, cò bay” I. Mục tiêu: - Học sinh thuộc lời, giai điệu bài hát. - Rèn kỹ năm hát và biểu diễn văn nghệ. - Giáo dục lối sống lành mạnh, tươi vui. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Sĩ số: 32/32. Đồ dùng học tập, sách vở 3. Dạy hát - Giáo viên hát mẫu 1 lần - Học sinh nghe - Giáo viên dạy từng câu - Học sinh hát từng câu - Hát cả bài - Hát theo lớp, tổ, bàn - Chia nhóm luyện hát thuộc - Học sinh thực hiện 4. Luyện hát và biểu diễn - Giáo viên hát mẫu lần 2, kết hợp động tác phụ hoạ. - Hướng dẫn từng động tác - Học sinh tập theo - Tổ chức biểu diễn - Học sinh hát + biểu diễn 5. Kết thúc: Một nhóm học sinh khá hát và biểu diễn bài Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2006 Tiết 4: Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm trong tuần - Triển khai công tác tuần 4 - Giáo dục tinh thần tập thể, xây dựng nền nếp lớp tự quản II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Đồ dùng – sách vở Vở ghi các môn, Chính tả 3. Sơ kết tuần 3: a. Học sinh phản ánh: Những việc tốt. Những việc chưa tốt. Đề nghị với cô giáo b. Giáo viên nhận xét: * Ưu điểm: + Nhiều tiến bộ về nền nếp (truy bài tốt, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp…) + Học sinh thuộc bài trên lớp, hăng hái xây dựng bài. * Nhược điểm: Đôi khi mất trật tự, ồn ào, học sinh quên đồ dùng học tập (Tuấn, Thuỷ). Chưa chăm học: Dung, Mai, Thuỷ. 4. Phương hướng tuần 4: - Làm từ thiện: Mua tăm cho người khuyết tật. - Tiếp tục xây dựng nền nếp tự quản. - Xây dựng phong trào học tập tốt. Triển khai mô hình đôi bạn cùng tiến theo bàn. - Triển khai luyện viết chữ đẹp cho học sinh. 5. Liên hoan văn nghệ Tiết 8: Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao “Con ngoan hiếu thảo” I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu thế nào là con ngoan, hiếu thảo. - Rèn kỹ năng sống yêu thương, quan tâm đến cha mẹ, ông bà. - Giáo dục lòng kính yêu biết ơn cha mẹ… II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị bài của học sinh 3. Hướng dẫn sinh hoạt Hoạt động 1: Khởi động 3 học sinh đóng vai tiểu phẩm “Ai ngoan” Nội dung: 2 bạn đang chơi bi, 1 em đóng vai mẹ gọi 1 bạn về trông em để mẹ còn làm việc bạn này không về. Bạn chơi cùng, nhắc: như vậy là bạn chưa ngoan, chưa vâng lời. Giáo viên đặt vấn đề để học sinh phân tích sau đó kết luận: - Con ngoan, hiếu thảo là biết vâng lời bố mẹ và những người lớn tuổi hơn. Biết giúp đỡ bố mẹ. Biết quan tâm mọi người. Hoạt động 2: Liên hệ và vận dụng Cho học sinh tự liên hệ em đã là con ngoan hiếu thảo chưa? Qua bài học này em sẽ thực hành như thế nào? 4. Liên hoan văn nghệ: Hát về cha mẹ, ông bà. _______________________________________________________________________ Tuần 4 Thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 2006 Hoạt động tập thể Học bài hát: Trường Tiên Cát em yêu I. Mục tiêu: - Học sinh thuộc lời, giai điệu bài hát - Rèn luyện kỹ năng hát và biểu diễn văn nghệ - Giáo dục yêu trường, tự hào về truyền thống nhà trường II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: 3. Dạy hát: - Giáo viên hát mẫu lần 1 - Học sinh nghe - Dạy hát từng câu - Học sinh tập hát - Hướng dẫn hát cả bải - Lớp hát 2-3 lần - Chia nhóm luyện hát thuộc - Học sinh thực hiện 4. Luyện hát và biểu diễn múa - Giáo viên hát mẫu lần 2 kết hợp múa - Học sinh quan sát - Hướng dẫn 1 nhóm học sinh tập múa - 5 em thực hành - Tổ chức cho nhóm biểu diễn - 5 em hát, múa 5. Kết thúc: Giáo viên nhắc học sinh đây là bài hát dài, động tác múa khó, các em quan sát mẫu, ghi nhớ bài hát, giai điệu. Chuẩn bị tiết sau: Chép sẵn lời bài hát (tiết sau cả lớp tập biểu diễn). _______________________________ Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2006 Tiết 4: Hoạt động tập thể Sơ kết tháng I. Mục tiêu: - Học sinh thấy rõ ưu, khuyết điểm trong tháng 9 - Triển khai nội dung công tác tháng 10. - Giáo dục học sinh ý thức tự quản, ý thức học tập tự giác II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập, sách vở. Vở ghi môn: Toán 3. Sơ kết tháng 9: a. Học sinh phản ánh kết quả rèn luyện tuần 4 b. Giáo viên nhận xét: - Tổng hợp kết quả cả 4 tuần + Nền nếp: Có tiến bộ song còn chậm nhất là giờ truy bài, giờ ăn trưa vẫn còn ồn. + Học tập: Tương đối tốt Tồn tại: Chữ viết chưa đẹp + Lao động, vệ sinh: Tốt. + Bán trú: Tốt - Đánh giá xếp loại: Tổ 2: A+ Tổ 1: A Tổ 3: B - Xếp loại hạnh kiểm học sinh tháng 9: Thực hiện đầy đủ: 32 4. Phương hướng tháng 10: - Hưởng ứng thi vẽ tranh - Tham gia đọc và làm theo báo đội. - Nâng cao chất lượng học tập. - Đẩy mạnh củng cố nền nếp. - Tham gia kế hoạch hoạt động chào mừng ngày 20/10 - Chào đón tết trung thu Tiết 8: Hoạt động tập thể Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường - Có ý thức tiếp tục xây dựng truyền thống đó. - Giáo dục lòng yêu trường. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: 3. Nội dung sinh hoạt - Giáo viên sử dụng tư liệu, cung cấp cho hcọ sinh một số thông tin về truyền thống đốt đẹp của nhà trường. + Đặc điểm: Tách ra từ trường cấp I +II Tiên Cát năm 1993. Thầy hiệu trường đầu tiên: Lê Văn Chư. Hiện nay cô Đỗ Thị Minh Ngà. + Thành tích: Liên tục nhiều năm là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. Đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Được Thủ trướng Chính phủ khen năm 2000. Là đơn vị lá cờ đầu toàn tỉnh năm 2004. Nhiều năm có học sinh giỏi tỉnh và học sinh giỏi quốc gia. Nhiều giáo viên là chiến sĩ thi đua – Giáo viên giỏi – thành phố – Tỉnh – Quốc gia. + Mục tiêu phấn đấu năm học 2006-2007 và những năm sau: - Đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 - Được Chính phủ tặng bằng khen - Có nhiều giáo viên – học sinh giỏi các cấp 4. Phát động thi đua: - Mỗi học sinh đăng ký lập thành tích xây dựng trường. - Hưởng ứng phong trào thi đua do trường phát động 5. Liên hoan văn nghệ: Tiếp tục học bài hát về trường Tiên Cát _______________________________________________________________________ Tuần 5 Thứ hai, ngày 2 tháng 10 năm 2006 Hoạt động tập thể Vệ sinh lớp học, bồn hoa cây cảnh I. Mục tiêu: - Học sinh biết tham gia lao động vệ sinh, chăm sóc hoa, cây cảnh. - Rèn kỹ năng vệ sinh, lao động - Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp II. Cách tiến hành: 1. ổn định. 2. Kiểm tra: Đồ dùng, dụng cụ lao động 3. Tiến hành - Giáo viên phổ biến nội dung, phân công + Tổ 1+3: Vệ sinh lớp học + Tổ 2: Lau bồn cây, chăm sóc hoa. - Học sinh thực hiện nội dung được phân công. + Tổ 1: Nhặt giấy rác trong lớp, lau bảng, bàn học, xắp xếp bàn ghế ngay ngắn, xếp gối gọn gàng. + Tổ 3: Lau cửa sổ, cánh cửa trước và sau. + Tổ 2: Chia làm 2 nhóm: + Nhóm1: Lau 2 bồn cây trước cửa lớp + Nhóm 2: Nhặt lá, vệ sinh trước cửa lớp, 2 bồn hoa trước phòng 9. - Giáo viên quan sát, đôn đốc các nhóm. 4. Nhận xét: - Giáo viên đánh giá kết quả, khen những học sinh và tổ làm tốt công việc được giao. - Dặn học sinh hàng ngày giữ vệ sinh lớp học, lau chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. _______________________________ Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2006 Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao. Chủ điểm: “Trò giỏi” I. Mục tiêu: - Học sinh tích cực tham gia phong trào thi đua học chăm để trở thành trò giỏi. - Thực hiện giành nhiều bông hoa điểm 10 tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 20/10 - Giáo dục yêu bà, yêu mẹ và chị em gái. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát bài: Cô và mẹ. 2. Kiểm tra: Trang phục. Vệ sinh cá nhân 3. Hướng dẫn sinh hoạt - Hoạt động chung cả lớp - Thế nào là trò giỏi? - Học tập tốt, tự giác. Kết quả học học tập cao. - Muốn trở thành trò giỏi - Chăm chỉ, tự giác học bài cần có đức tính gì? - Vì sao phải trở thành trò giỏi - Đền đáp công ơn cha mẹ, có ích cho bản thân - Hoạt động nhóm. Thảo luận nhóm theo câu hỏi: Làm gì để trở thành trò giỏi Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận Giáo viên kết luận: Chăm học, tự giác học bài, làm bài tập, thuộc bài… 4. Liên hoan văn nghệ. Tiết 8: Hoạt động tập thể Làm sạch đẹp trường, lớp I. Mục tiêu: - Học sinh biết tham gia làm sạch đẹp trường lớp. - Rèn kỹ năng giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp - Giáo dục ý thức và lòng yêu trường. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Phổ biến nội dung tiết học 2. Kiểm tra: Dụng cụ vệ sinh 3. Phân công và thực hành Giáo viên phân công khu vực vệ sinh - Tổ 1: Lau cửa, bàn ghế, bảng, tủ - Tổ 2: Quét mạng nhện trong lớp, xếp gối - Tổ 3: Lau bồn cây, chăm sóc cây cảnh, nhặt lá, rác sân trường. Học sinh thực hành 4. Tổng kết đánh giá Giáo viên nhân xét, khen những học sinh tích cực. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng tổ. Dăn học sinh thực hiện vệ sinh hàng ngày. _______________________________________________________________________ Tuần 6 Thứ hai, ngày 9 tháng 10 năm 2006 Hoạt động tập thể Vệ sinh lớp học I. Mục tiêu: - Học sinh biết tham gia lao động vệ sinh lớp học - Biết tự quản trong lao động, vệ sinh - Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Dụng cụ vệ sinh: Chổi, khăn lau, xô nước, khẩu trang, sọt rác. 3. Phân công và thực hành - Giáo viên phân công khu vực vệ sinh + Tổ 1: Vệ sinh trong lớp, em Khánh Linh phụ trách + Tổ 2: Vệ sinh khu bồn cây ( cây ngâu và hoa sữa trước cửa phòng 9) em Hương phụ trách. + Tổ 3: Vệ sinh 2 bồn hoa, cây cảnh, cây cau, lau cọ ấm, cốc uống nước, em Lợi phụ trách. Học sinh thực hành, giáo viên cùng làm, chỉ dẫn thêm cho học sinh. - Các tổ trưởng được giao phụ trách báo cáo, phản ánh kết quả lao động. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành. 4. Tổng kết: - Giáo viên biểu dương tập thể (tổ) cá nhân chuẩn bị đẩy đủ dụng cụ, lao động tích cực. - Dặn học sinh thực hiện giữ vệ sinh lớp học hàng ngày, lao động chuyên tự giác. _______________________________ Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2006 Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Sơ kết đánh giá các hoạt động, công tác tuần 6 - Triển khai công tác tuần 7 - Giáo dục học sinh ý thức kỷ luật, đoàn kết. II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Hát 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập. Vở ghi môn: Toán 3. Sơ kết tuần 6: - Học sinh phản ánh tình hình hoạt động trong tuần về nền nếp, lao động, học tập, bán trú… - Phản ánh đợt thi đua mừng ngày trung thu. - Giáo viên nhận xét, đánh giá: + Nền nếp: Đã ổn định, truy bài: Tốt Tự quản chưa tốt lắm + Học tập: Kết quả tốt + Lao động, vệ sinh: Tốt + Ăn, ngủ bán trú: Tốt Đùa nghịch trong giờ ra chơi: Thái, Hưng - Khen: Lương Hiền, Luân, Quang, Châu, Hương, Hiệp, Nhung, Thuỳ Linh - Chê: Lợi, Hùng, Thái, Hưng, Tạ Hiền, Mai 4. Phương hướng tuần 7: - Tiếp tục củng cố nền nếp tự quản - Thực hiện ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra trắc nghiệp khách quan - Tích cực tham gia công tác Đội 5. Liên hoan văn nghệ Tiết 8: Hoạt động tập thể Giáo dục giữ vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cách vệ sinh răng miệng - Hiểm ích lợi vệ sinh răng miệng. - Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh (mỗi em 1 bàn chải răng sạch) 3. Các hoạt động dạy - học a. Hoạt động 1: Trao đổi nhóm Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận - Vì sao phải giữ vệ sinh răng miệng? - Em tự vệ sinh răng miệng như thế nào? Học sinh thảo luận nhóm đôi, ghi nội dung trả lời vào phiếu Lần lượt đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận: ích lợi của vệ sinh răng miệng làm răng miệng sạch, chống một số bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng… Cách vệ sinh răng miệng: đánh răng, súc miệng, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh… b. Hoạt động 2: Thực hành Giáo viên nêu yêu cầu: Thực hành theo nhóm đôi Học sinh thực hành quan sát, nêu nhận xét Giáo viên sử dụng bộ hàm giả và bàn chải, thực hành đánh răng cho học sinh quan sát, đánh đều cả 2 mặt trước, trái, phải, trên và mặt trong của răng) * Lưu ý các em còn nhỏ nên chọn bài chải nhỏ dùng cho trẻ em và kem răng riêng. Cho học sinh thực hành đúng theo nội dung vừa học. 4. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét ý thức, kết quả học tập Dặn học sinh thực hành vệ sinh răng miệng khi ở nhà. ở lớp sau khi ăn cơm các em cần súc miệng và uống nước trước khi đi ngủ _______________________________________________________________________ Tuần 7 Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2006 Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh răng miệng I. Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về vệ sinh răng miệng để thực hành - Thường xuyên tự giác vệ sinh răng miệng - Giáo dục ý thức tự giác vệ sinh cá nhân II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Dụng cụ thực hành: bàn chải răng sạch, phù hợp. 3. Các hoạt động dạy –học a. Hoạt động 1: Cả lớp Giáo viên nêu 1 số câu hỏi cho học sinh trả lời ôn lại một số cách vệ sinh răng miệng đã nêu ở tiết trước. + Xúc miệng bằng nước muối, nước xúc miệng + Đánh răng + Không dùng vật nhọn chọc, xỉa răng + Không cắn vật cứng, ăn đồ quá nóng, quá lạnh. Học sinh tự liên hệ: ở nhà em thực hiện vệ sinh răng miệng như thế nào? b. Hoạt động 2: Thực hành Giáo viên nêu vấn đề: Đánh răng thế nào là đúng cách. Học sinh nêu cách đánh răng Học sinh sử dụng bàn chải, kem, nước thực hành đánh răng. Sau khi đánh răng em cảm thấy gì? (miệng thơm, sạch) 4. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét, khen những học sinh thường xuyên đánh răng, đánh răng đúng cách. - Dặn học sinh thực hành vệ sinh răng miệng _______________________________ Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2006 Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao: Ôn bài hát truyền thống và lời hứa của nhi đồng I. Mục tiêu: - Ôn tập cho h/s các bài hát truyền thống và lời hứa của nhi đồng. - Rèn cho h/s ý thức tự quản. II. Chuẩn bị: - Các bài hát truyền thống của Đội, Nhi Đồng. III. Thực hiện: 1. Tổ chức: 2. Ôn các bài hát truyền thống: + Em hãy kể tên những bài hát truyền thống của Đội, của Nhi Đồng ? + Cho h/s ôn từng bài hát: - Nhận xét, sửa chỗ sai cho h/s. 3. Cho h/s ôn lời hứa của Nhi Đồng: + Em nào nêu lại được lời hứa của Nhi Đồng ? + Cho h/s ôn : 4. Củng cố: + Hôm nay chúng ta ôn được những bài hát nào ? + Nhận xét, nhắc nhở h/s. - Lớp hát - HS nêu - nhận xét. - HS ôn từng bài - các chị phụ trách hướng dẫn. - HS ôn vài lượt. - Vài em hát cá nhân trước tập thể. - Cả đội Nhi Đồng hát lại một lượt - HS nêu. - HS ôn tập ( vài lượt) - HS nêu. - Nhận bài về nhà ( ôn các bài hát) Tiết 8: Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh trường lớp I. Mục tiêu: - Học sinh biết tham gia làm sạch đẹp trường lớp. - Rèn kỹ năng giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp - Giáo dục ý thức và lòng yêu trường. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Phổ biến nội dung tiết học 2. Kiểm tra: Dụng cụ vệ sinh 3. Phân công và thực hành Giáo viên phân công khu vực vệ sinh - Tổ 1: Lau cửa, bàn ghế, bảng, tủ - Tổ 2: Quét mạng nhện trong lớp, xếp gối - Tổ 3: Lau bồn cây, chăm sóc cây cảnh, nhặt lá, rác sân trường. Học sinh thực hành 4. Tổng kết đánh giá Giáo viên nhân xét, khen những học sinh tích cực. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng tổ. Dăn học sinh thực hiện vệ sinh hàng ngày. _______________________________________________________________________ Tuần 8 Thứ hai, ngày 23 tháng 10 năm 2006 Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh răng miệng (tiếp) I. Mục tiêu: - Học sinh tiếp tục vận dụng kiến thức đã học về vệ sinh răng miệng để thực hành. - Rèn kỹ năng tự giác răng miệng sạch - Giáo dục ý thức giữ răng miệng sạch II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Dụng cụ thực hành: bàn chải, kem đánh răng, nước muối pha, nước súc miệng. 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: Trao đổi theo cặp Giáo viên cho học sinh trao đổi theo bàn về cách vệ sinh răng miệng. Lần lượt từng cặp nêu trước lớp nội dung trao đổi một số cách vệ sinh như sau: + Xúc miệng nước muối (nước xúc miệng0 + Đánh răng. Một số điều cần tránh để bảo vệ răng: + Không dùng vật nhọn chọc, xỉa răng. + Không cắn vật cứng, ăn, uống đồ quá nóng, lạnh. Giáo viên đưa ra một số tình huống cho học sinh chọn. 1. Buổi tối, bạn mời em ăn kẹo, em sẽ lựa chọn A. Ăn kẹo, sau đó đi ngủ B. Ăn một ít sau đó đi đánh răng. Giáo viên chốt ý đúng và giải thích cho học sinh 1(B) 2(A) Hoạt động 2: Thực hành Giáo viên nêu câu hỏi: Em đánh răng như thế nào là đúng cách. Học sinh nêu cách đánh răng đã học Học sinh nêu sử dụng bàn chải và kem thực hành Lớp quan quát, nhận xét Giáo viên hỏi: Ngoài việc đánh răng còn có biện pháp nào? Xúc miệng nước muối, nước xúc miệng. Giáo viên đưa ra nước muối, nước xúc miệng cho học sinh quan sát, thực hành. Giáo viên hỏi: Sau khi thực hành đánh răng, xúc miệng em cảm thấy thế nào? (Miệng sạch, thơm) Giáo viên kết luận: Để giữ răng miệng vệ sinh và tránh bệnh tật, phải luôn vệ sinh răng miệng đúng cách. 4. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Dặn học sinh tiếp tục thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày. _______________________________ Thứ sáu, ngày 27 tháng 10 năm 2006 Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp: Sơ kết tháng I. Mục tiêu: - Sơ kết đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được trong tháng 10. - Triển khai nội dung công tác tháng 11. Phát động thi đua chào mừng ngày 20/11 - Giáo dục lòng yêu kính, biết ơn thầy, cô giáo. II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Nêu nội dung tiết học 2. Kiểm tra: Đồ dùng học tập. 3. Sơ kết tháng 10 - Học sinh phản ánh kết quả hoạt động trong tháng và những tồn tại, thiếu sót. - Giáo viên đấnh giá: + Nền nếp: Đã đi vào ổn định. Tự quản tốt + Học tập: Có nhiều cố gắng tiến bộ. Rèn chữ có kết quả bước đầu + Lao động vệ sinh: Thực hiện tốt lao động chuyên chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Vệ sinh lớp sạch đẹp. + Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tốt + Bán trú: Ăn, ngủ tốt, đúng giờ 4. Phương hướng tháng 11: - Phát động tháng thi đua chào mừng ngày 20/11. - Giành nhiều bông hoa điểm tốt kính tặng cô giáo. Mỗi học sinh 10 bông hoa dcdiểm tốt/tháng. - Tiếp tục xây dựng lớp em xanh, sạch, đẹp - Tích cực tham gia công tác Đội 5. Liên hoan văn nghệ. Tiết 8: Hoạt động tập thể Thực hành vệ sinh lớp học. Chăm sóc cây, hoa I. Mục tiêu: - Học sinh biết tham gia lao động vệ sinh, chăm sóc hoa, cây cảnh. - Rèn kỹ năng vệ sinh, lao động - Giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp II. Cách tiến hành: 1. ổn định. 2. Kiểm tra: Đồ dùng, dụng cụ lao động 3. Tiến hành - Giáo viên phổ biến nội dung, phân công + Tổ 1+3: Vệ sinh lớp học + Tổ 2: Lau bồn cây, chăm sóc hoa. - Học sinh thực hiện nội dung được phân công. + Tổ 1: Nhặt giấy rác trong lớp, lau bảng, bàn học, xắp xếp bàn ghế ngay ngắn, xếp gối gọn gàng. + Tổ 3: Lau cửa sổ, cánh cửa trước và sau. + Tổ 2: Chia làm 2 nhóm: + Nhóm 1: Lau 2 bồn cây trước cửa lớp + Nhóm 2: Nhặt lá, vệ sinh trước cửa lớp, 2 bồn hoa trước phòng 9. - Giáo viên quan sát, đôn đốc các nhóm. 4. Nhận xét: - Giáo viên đánh giá kết quả, khen những học sinh và tổ làm tốt công việc được giao. - Dặn học sinh hàng ngày giữ vệ sinh lớp học, lau chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. _______________________________________________________________________ Tuần 9 Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2006 Hoạt động tập thể Thi đua học giỏi, chăm ngoan mừng ngày 20/11 I. Mục tiêu: - Học sinh có thêm hiểu biết về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua do trường, lớp phát động. - Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo. II. Cách tiến hành: 1. ổn định: Hát 2. Kiểm tra: Giáo viên nêu câu hỏi: Trong tháng 11 sắp tới có ngày lễ lớn của ngành giáo dục Việt Nam đó là ngày nào? ngày đó có ý nghĩa gì? (Ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam) 3. Phát động thi đua theo chủ để: Dựa vào câu trả lời (phần trên) của học sinh. Giáo viên giới thiệu thêm ý nghĩa ngày 20/11. Cho học sinh tự liên hệ năm ngoái, vào ngày 20/11 lớp có những hoạt động chào mừng như thế nào? (thi đua giành hoa điểm 10 tặng cô, tham gia văn nghệ, lễ mít tinh kỷ niệm …) Ngày 20/11 năm nay em có dự kiến gì? (Phấn đấu giành nhiều điểm 10…) Giáo viên phát động phong trào thi đua: “Học giỏi, chăm ngoan, làm nhiều việc tốt mừng thầy cô”. - Lớp bàn biện pháp thực hiện. + Đi học đúng giời, thực hiện nền nếp tự quản tốt. + Học thuộc bài, làm bài đầy đủ. + Tham gia làm nhiều việc có ích. + Giành nhiều điểm 10. - Đăng ký trong tháng thi đua, cả lớp đạt 300 điểm giỏi. 4. Liên hoan văn nghệ: Thi hát về thầy, cô giáo. _______________________________ Thứ sáu, ngày 3 tháng 11 năm 2006 Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao chủ điểm “Cử chỉ đẹp, nói lời hay” I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu biết về cử chỉ đẹp lời nói hay. - Rèn kỹ năng sống lịch sự với cử chỉ đẹp, lời nói hay. - Giáo dục nếp sống văn minh, lịch sự. II. Cách tiến hành: 1. Tổ chức: Nêu nội dung tiết học 2. Kiểm tra: Em đã làm gì để trở thành “Trò giỏi” 3. Hướng dẫn sinh hoạt - Hoạt động chung cả lớp - Cho học sinh đóng vai: Tiểu phẩm 1 học sinh chay xô vào 1 em bé làm em bé bị ngã và khóc. Sau đó cậu học sinh này còn quát em bé. Học sinh thứ 2 chứng kiến cảnh đó, chạy đến dỗ dành em bé và nhắc nhở bạn kia xin lỗi em bé. - Lớp thảo luận + Việc làm nào không đẹp ( Xô ngã em bé, không xin lối) + Lời nói nào không hay ( Lời quát mắng em bé) + Việc làm, lời nói nào đẹp ( Việc làm và lời nói của học sinh 2) Kết luận: Cử chỉ đẹp, lời nói hay là thể hiện nếp sống văn minh, lịch sử. - Liên hệ: Lớp em có bạn nào nói năng chưa lịch sử, lễ phép? Cần nói như thế nào là nói hay? (Không văng tục, chửi bậy, nói trống không…) 4. Củng cố, dặn dò: Dặn học sinh thực hành cử chỉ đẹp, lời nói hay và nhắc n

File đính kèm:

  • docHDTT3.DOC
Giáo án liên quan