Giáo án hướng dẫn ngôn ngữ lý luận

. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG

1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

a.Học sinh sưu tầm, lựa chọn bài hát, bài thơ để tham gia văn nghệ “ Ca hát mừng năm học mới, mừng thầy cô và bạn bè”.

Gợi ý một số bài hát:

- Đi tới trường ( Đức Bằng )

- Ngày đầu tiên đi học ( Nguyễn Ngọc Thiện – Viễn Phương )

- Mái Trường Tuổi Thơ ( Lê Quốc Thắng )

- Bài Ca Đi Học ( Phan Trần Bảng )

- Vui Bước Tới Trường ( Nghiêm Bá Hồng )

- Em Yêu Trường Em ( Hoàng Vân )

- Cô Giáo ( Đỗ Mạnh Tường – Nguyễn Hữu Tưởng )

- Lớp Chúng Ta Đoàn Kết ( Mộng Lân )

- Vui Đến Trường ( Lê Quốc Thắng )

- Chào Người Bạn Mới Đến Trường ( Lương Bằng Vinh )

- Bụi Phấn ( Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc )

- Đi Học ( Bùi Đình Thảo – Minh Chính )

b. Giáo viên giúp học sinh gợi ý một số câu hỏi thi văn nghệ.

- Hãy hát một bài hát mừng năm học mới.

- Hãy hát một bài về thầy cô giáo.

- Hãy trình bài một bài thơ về mái trường thân yêu, về thầy cô giáo.

- Hãy hát một bài hát về mái trường thân yêu.

- Hãy hát một đoạn bài hát có từ “cô giáo”.

- Hãy đọc một câu ca dao hoặc tục ngữ về công ơn thầy cô.

- Đoạn bài hát “Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở ”, bạn hãy cho biết tên bài hát và tên tác giả.

 

doc35 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hướng dẫn ngôn ngữ lý luận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: ………; TIẾT: ………. CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Chủ đề 1: “CA HÁT MÙNG NĂM HỌC MỚI, MỪNG THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ” I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a.Học sinh sưu tầm, lựa chọn bài hát, bài thơ để tham gia văn nghệ “ Ca hát mừng năm học mới, mừng thầy cô và bạn bè”. Gợi ý một số bài hát: - Đi tới trường ( Đức Bằng ) - Ngày đầu tiên đi học ( Nguyễn Ngọc Thiện – Viễn Phương ) - Mái Trường Tuổi Thơ ( Lê Quốc Thắng ) - Bài Ca Đi Học ( Phan Trần Bảng ) - Vui Bước Tới Trường ( Nghiêm Bá Hồng ) - Em Yêu Trường Em ( Hoàng Vân ) - Cô Giáo ( Đỗ Mạnh Tường – Nguyễn Hữu Tưởng ) - Lớp Chúng Ta Đoàn Kết ( Mộng Lân ) - Vui Đến Trường ( Lê Quốc Thắng ) - Chào Người Bạn Mới Đến Trường ( Lương Bằng Vinh ) - Bụi Phấn ( Vũ Hoàng – Lê Văn Lộc ) - Đi Học ( Bùi Đình Thảo – Minh Chính ) b. Giáo viên giúp học sinh gợi ý một số câu hỏi thi văn nghệ. - Hãy hát một bài hát mừng năm học mới. - Hãy hát một bài về thầy cô giáo. - Hãy trình bài một bài thơ về mái trường thân yêu, về thầy cô giáo. - Hãy hát một bài hát về mái trường thân yêu. - Hãy hát một đoạn bài hát có từ “cô giáo”. - Hãy đọc một câu ca dao hoặc tục ngữ về công ơn thầy cô. - Đoạn bài hát “Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở …”, bạn hãy cho biết tên bài hát và tên tác giả. 2. Chuẩn bị về tổ chức a. Giáo viên chủ nhiệm: - Yêu cầu học sinh sưu tầm, chuẩn bị các bài hát, bài thơ, ca dao tục ngữ … nói về học tập, về thầy giáo và bạn bè. - Gợi ý giúp học sinh xây dựng các câu hỏi thi văn nghệ. - Qui định rõ thời gian cho học sinh sưu tầm, chuẩn bị và tập luyện. Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo kết quả chuẩn bị của tổ cho cán bộ văn nghệ của lớp. - Giao cho cán bộ lớp, cán bộ văn nghệ hội ý bàn bạc các công việc phải chuẩn bị cho hoạt động. b. Cán bộ lớp, cán bộ văn nghệ: - Yêu cầu mỗi tổ chọn một đội dự thi. Mỗi tổ thi có 3 thành viên. - Xây dựng và thống nhất chương trình hoạt động. Chương trình hoạt động có thể diễn ra như sau: Thi các tiết mục tự chọn; thi theo yêu cầu và thi sáng tác thơ … - Cử một ban giám khảo gồm 3 thành viên và một thư ký. - Cử một người dẫn chương trình. - Phân công trang trí. - Mời đại biểu. II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung TG - Cả lớp - Dẫn chương trình (MC) - Dẫn chương trình (MC) - Nhóm học sinh - Ban giám khảo - Người đ.khiển - Thư kí 1. Hoạt động mở đầu: - Hát tập thể. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu các đội thi. Giới thiệu ban giám khảo. 2. Hoạt động 1: Thi các tiết mục tự chọn - Mỗi đội chọn tiết mục dự thi. Các tiết mục chọn không hạn chế về loại hình, có thể là thơ; hát đơn ca, tốp ca; tiểu phẩm … - Lần lượt các đội trình bày tiết mục của mình. - Công bố điểm cho từng đội. 3. Hoạt động 2: Thi đội nào nhanh hơn - Yêu cầu hoặc câu hỏi, câu đố .., ví dụ: Hãy đọc một câu ca dao hay tục ngữ về công ơn thầy cô; Hãy trình bày một bài thơ về mái trường thân yêu; Hãy hát một bài hát về thầy cô; Hãy hát một đoạn bài hát có từ “cô giáo”, … - Sau khi người dẫn nêu yêu cầu, đội nào có tín hiệu trước 9 lắc chuông, cắm cờ … ) sẽ được trình bày. Sau đó, người dẫn có thể chuyển yêu cầu giữ nguyên yêu cầu và nói: “đội khác”. Đội tiếp theo có tín hiệu trước sẽ tiếp tục trình bày. - Ban giám khảo công bố điểm phần thi này của mỗi đội. 4. Hoạt động 3: Thi sáng tác thơ - Người dẫn chương trình nêu chủ đề, ví dụ “Em yêu trường em” hoặc “ Người bạn của em”; “Công ơn thầy cô” … Trong một khoảng thời gian qui định, mỗi đội phải làm xong một bài thơ theo chủ đề (ví dụ: 5 phút hoặc 10 phút). - Sau khi có hiệu lệnh “bắt dầu” của người dẫn, các đội tiến hành sáng tác, và khi có hiệu lệnh “hết giờ” các đội phải nộp bài cho ban giám khảo chấm công bố cho từng đội. Chú ý Trong khoảng thời gian để cho các đội sáng tác, là chương trình văn nghệ dành cho “khán giả”. Người dẫn nêu yêu cầu ca hát, hoặc câu hỏi, câu đố … động viên cả lớp tích cực tham gia, nhiệt tình và sôi nổi. 4. Hoạt động cuối cùng: - Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi và trao thưởng (nếu có). - Người dẫn chương trình nhận xét kết quả của hoạt động. 5’ 10’ 10’ 10’ 5’ III.- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG. (5’) - GVCN nhận xét ưu, khuyết điểm. - Về chuẩn bị trước các câu hỏi để chuẩn bị cho chủ đề tới. “Tìm hiểu về truyền thống của trường”. TUẦN: ………; TIẾT: ………. CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Chủ đề 2: “TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG” I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động Phương tiện cần hoạt động gồm có; a.Những tư liệu về truyền thống nhà trường - Tư liệu về truyền thống giảng dạy và giáo dục của thầy cô giáo như: những thầy cô liên tục đạt các danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi từ cấp trường trở lên. Những tấm gương thầy cô mẫu mực; Những danh hiệu của trường, của các lớp đạt được; … - Tư liệu về truyền thống học tập của các thế hệ học sinh nhà trường: + Những học sinh giỏi toàn diện của các cap học, những học sinh giỏi các môn; những học sinh đạt giải thi học sinh giỏi các cấp (quận, huyện; thành phố, tỉnh …). + Những tấm gương học sinh vượt khó vươn lên. + Những thế hệ học sinh nhà trường đã thành đạt và có nhiều thành tích trong xã hội. - Tư liệu về những truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động khác của nhà trường như: truyền thống hoạt động thể dục thể thao, truyền thống tham gia các hoạt động xã hội khác; … b. Những câu hỏi định hướng giúp học sinh tìm hiểu. Ví dụ gợi ý: - Nhà trường ta có những truyền thống tốt đẹp nào mà bạn biết? (kể tên các truyền thống). - Bạn hãy nêu những biểu hiện của truyền thống hiếu học. Hãy liên hệ với truyền thống hiếu học của trường ta. - Bạn hãy kể tên ba học sinh giỏi toàn diện của trường ta. Kể một vài thành tích của họ mà bạn biết. - Bạn hãy kể tên những học sinh cũ của trường đã thành đạt mà bạn biết. - Trong năm học vừa qua, lớp ta có những tấm gương học tập nào mà bạn cần noi theo. - Hãy kể một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện ở trường ta, lớp ta mà bạn biết. - Bạn phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học. - Hãy kể tên những học sinh của trường ta đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp mà bạn biết. - Hãy kể tên các giải thưởng (tập thể và cá nhân) trường ta đạt được trong các hội diễn, hội thi về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao … ở các cấp. Căn cứ vào thực tế nhà trường, giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh gợi ý các đáp án cho các câu hỏi thi. Đáp án sẽ được gởi cho ban giám khảo để làm cơ sở chấm điểm cho cuộc thi. c. Chuẩn bị chương trình văn nghệ - Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ các thể loại thơ, ca, đơn ca, tốp ca để sẵn sàng tham gia. - Các tổ đăng ký các tiết mục văn nghệcho cán bộ phụ trách văn nghệ của lớp. 2. Chuẩn bị về tổ chức a. Giáo viên chủ nhiệm: - Định hướng nội dung, yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu các mặt truyền thống của nhà trường, của lớp. - Giúp học sinh chuẩn bị các câu hỏi thi và đáp án. - Qui định kế hoạch, thời gian chuẩn bị và hoạt động cho học sinh. - Giao cho cán bộ lớp tổ chức và điều khiển hoạt động. b. Cán bộ lớp: - Yêu cầu mỗi tổ cử một đội thi gồm 3 học sinh. Các học sinh còn lại làm cổ động viên cho tổ mình. - Phân công người điều khiển cuộc thi. - Cử một ban giám khảo và mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho lớp. - Cử người phụ trách chương trình văn nghệ. - Cử một nhóm trang trí, kê bàn ghế phù hợp với hoạt động. II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung TG - Cả lớp - Dẫn chương trình (MC) - Dẫn chương trình (MC) - Nhóm học sinh - Ban giám khảo - Người đ.khiển - Thư kí 1. Hoạt động mở đầu: - Nêu lý do hoạt động. - Giới thiệu ban giám khảo và thầy (co)â cố vấn. - Giới thiệu chương trình hoạt động, thể thức thi. - Mời các đội thi lần lượt tự giới thiệu. 2. Hoạt động 1: Cuộc thi - Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thi. - Sau mỗi câu hỏi được nêu, đội thi nào có đáp án sẽ ra tín hiệu xin trả lời. - Người điều khiển mời đội thi có tín hiệu trước. - Sau khi đội thi trả lời, các đội khác có thể bổ sung hoặc nêu đáp án của đội mình nếu ý trả lời của đội bạn chưa đủ hoặc không đúng. - Người điều khiển hỏi ý kiến đánh giá của ban giám khảo và cố vấn. - Ban giám khảo công bố điểm cho các đội. Trong quá trình thi, người điều khiển có thể dành một vài câu hỏi cho các cổ động viên. 3. Hoạt động 2: Văn nghệ - Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ mà các tổ đã đăng ký. - Các tiết mục văn nghệ được trình diễn. 4. Hoạt động cuối cùng: - Ban giám khảo công bố kết quả thi; tổng số diểm của từng đội. Biểu dương hoặc trao thưởng (nếu có). - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến chốt lại những truyền thống nổi bật của trường, của lớp và nhắc nhở học sinh giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường. - Cán bộ lớp nhận xét kết quả hoạt động. 5’ 10’ 10’ 10’ 5’ III- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG. (5’) - GVCN nhận xét ưu, khuyết điểm. - Về chuẩn bị trước các câu hỏi để chuẩn bị cho chủ đề tới “Vâng lời Bác dạy – em gắng học chăm” của chủ điểm tháng 10 “ CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI ” TUẦN: ………; TIẾT: ………. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI Chủ đề 1: “VÂNG LỜI BÁC DẠY - EM GẮNG HỌC CHĂM” I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Chuẩn bị lá thư của Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945 (nên phát cho mỗi em một bản để học sinh tìm hiểu trước hoặc yên cầu phô tô). - Một số câu hỏi thảo luận thư Bác và đáp án: Câu 1. Đọc thư Bác có câu “Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một học vấn nô lệ … Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập”, bạn nghĩ thế nào? * Đáp án dự kiến: ° Trước đây, khi cách mạng chưa thành công, cha anh bị thiệt thòi là không được học hành hoặc phải chịu một học vấn nô lệ, phụ thuộc vào đế quốc. ° Ngày nay, các em có may mắn là được học hành đầy đủ, ai cũng được đi học, được gia đình,xã hội, Nhà nước tạo điều kiện để học tập tốt, được hưởng nền giáo dục của một nước độc lập, không bị phụ thuộc nước ngoài như trước đây nữa. Có được như vậy là nhờ sự hi sinh của rất nhiều đồng bào. ° Tự hào, vinh dự, sung sướng khi được học tập trong điều kiện như vậy. ° Mong muốn, ra sức học tập tốt để đền đáp công ơn của Bác, của cách mạng. Câu 2. Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được (hoặc không chịu) học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội? * Đáp án dự kiến: ° Học tập giúp con người tiếp thu được những tri thức cần thiết cho cuộc sống của mình, biết cư xử đúng đắn đối với những người xung quanh. No học tập con người mới trưởng thành, lớn lên trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Có như vậy, sau này, các em mới trở thành những kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, thầy giáo … để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. ° Nếu không được (hoặc không chịu) học tập thì làm cho con người kém hiểu biết, dốt nát, thậm chí không biết đọc, không biết viết, con người đó làm việc gì cũng khó nên bị đói khổ, bị mọi người ghét bỏ. Vì vậy, sẽ trở thành kẻ ăn bám vì không biết lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Hạnh phúc của con người là được đi học, vì thế, cần chăm chỉ học tập và rèn luyện để đạt kết quả thật tốt. Câu 3. Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm gì? Bác mong muốn ở học sinh những điều gì? Để làm được theo lời Bác dạy, học sinh chúng ta học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào? * Đáp án dự kiến: ° Bác khuyên học sinh cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Để nước Việt Nam trở nên tươi đẹp, có thể theo sánh vai với các nước khác, học sinh phải học tập tốt. ° Bác mong học sinh luôn ghi nhớ những lời của Người. ° Để làm được lời Bác dạy, học sinh cần phải: + Cố gắng, siêng năng, chăm chỉ, trung thực trong học tập. + Thực hiện đầy đủ nội qui của người học sinh; + Kính trọng vâng lời lễ, phép với thầy cô giáo; + Đoàn kết, yêu quí, tôn trọng, giúp đỡ bạn … Câu 4. Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên, nhi đồng, Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì? * Đáp án dự kiến: ° Những tình cảm của Bác khiến các em xúc động là: + Quan tâm, chăm lo đến việc học tập, rèn luyện của học sinh; + Vui mừng khi học sinh được hưởng nền giáo dục độc lập; + Tin tưởng, đề cao việc học tập, rèn luyện của học sinh trong việc bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. ° Để thực hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh cần học tập tốt, tu dưỡng tốt, kính thầy yêu bạn … - Bản “Lời hứa danh dự” của lớp. - Ảnh chân dung Bác Hồ, một số hình ảnh về Bác. - Một số tiết mục văn nghệ (bài hát, bài thơ… về Bác). - Khăn bàn, lọ hoa. - Phần thưởng cho tổ và cá nhân. 2. Chuẩn bị về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm phổ biến thư Bác cùng câu hỏi cho các tổ để các em tìm hiểu trước; từng tổ tự chuẩn bị phần trả lời và cử 1-2 bạn trình bày trước lớp. - Hướng dẫn một cán bộ lớp viết “ Lời hứa danh dự” của lớp về thực hiện lời Bác dạy. - Phân công; + Người điều kiển tiết sinh hoạt; + Người đọc thư Bác; + Người điều khiển thảo luận; + Người đọc “Lời hứa danh dự” của lớp; + Những người chuẩn bị các tiết mục văn nghệ; + Trang trí lớp. - Dự kiến thời gian: cần dự kiến thời gian cụ thể cho từng nội dung chi tiết, như: hoạt động mở đầu, đọc thư Bác và thảo luận, đọc “Lời húa danh dự” … II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung TG - Cả lớp - Dẫn chương trình (MC) - Dẫn chương trình (MC) - Nhóm học sinh - Ban giám khảo - Người đ.khiển - Thư kí 1. Hoạt động mở đầu: a. Hát tập thể một bài hát về Bác Hồ. b. Tuyên bố lí do (ví như lời tuyên bố lí do sau đây): Cách mạng tháng Tám thành công đã đem lại cho nhân dân ta độc lập, tự do, trẻ em được đến trường … Ngay từ ngày khai giảng đầu tiên, Bác Hồ đã quan tâm, chăm lo đến việc học tập, tu dưỡng của học sinh. Trong buổi sinh hoạt tập thể hôm nay, lớp chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại lời dạy của Bác. c. Giới thiệu chương trình của tiết. 2. Hoạt động 1: Nghe đọc thư Bác và thảo luận. - Cán bộ lớp đọc thư Bác. - Đại diện các tổ lên trình bày phần trả lời theo thứ tự từ câu 1 đến câu 4; sau mỗi lần 1 đại diện tổ trình bày, những học sinh khác có thể bổ sung, nêu ý kiến tranh luận. - Cán bộ lớp đọc “Lời hứa danh dự”, ví dụ: + Kính thưa Bác, + Tên cháu là ……………, chức vụ ………………., lớp ……….., trường ……………… + Cháu xin thay mặt cho tất cả các bạn học sinh của lớp hứa với Bác: Chúng cháu sẽ ……………………………………. (nêu lời hứa cụ thể). + Chúng cháu sẽ xin báo cáo kết quả học tập, tu dưỡng với Bác vào dịp cuối năm học. 3. Hoạt động 2: Vui văn nghệ. - Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ mà các tổ đã đăng ký. - Các tiết mục văn nghệ được trình diễn. 4. Hoạt động cuối cùng: - Nhận xét sự tham gia và sự hiểu biết của học sinh về những lời Bác dạy trong thư; chọn tổ có câu trả lời hay nhất. - Động viên học sinh cố gắng làm theo thư Bác. 5’ 10’ 10’ 10’ 5’ III.- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG. (5’) - GVCN nhận xét ưu, khuyết điểm. - Về chuẩn bị trước các câu hỏi để chuẩn bị cho chủ đề tới “Hội vui học tập” của chủ điểm tháng 10 “ CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI ” TUẦN: ………; TIẾT: ………. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI Chủ đề 2: “HỘI VUI HỌC TẬP” I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Câu hỏi cho cuộc thi và đáp án: Cán sự bộ môn gặp các thầy cô giáo để nhờ giúp đỡ câu hỏi kèm đáp án (hoặc cán sự tự chuẩn bị đáp án). Những câu hỏi này nên: + Bao quát càng nhiều môn học thì càng tốt; + Có những câu liên quan tới chương trình lớp 6 đã học để ôn tập, có những câu là của những bài vừa học ở lớp 7; khuyến khích những câu hỏi mang tính chất liên môn mà học sinh phải vận dụng kiến thức một số môn khác mới trả lời được; + Có những câu cho biết trước để tạo hứng thú, tự tin (nếu cần và có thể dành cho thi cá nhân chẳng hạn); có những câu không cho biết trước để kích thích sự sáng tạo, trí thông minh của các em (có thể dành cho thi tổ); + Phù hợp với khả năng của học sinh – tức là chúng không quá dễ hay quá khó, đòi hỏi quá nhiều thời gian chuẩn bị, điều đó có thể làm mất hứng thú của các em; + Số lượng câu hỏi vừa phải, cân đối giữa các môn. - Những tài liệu tham khảo cần thiết (để giới thiệu cho học sinh). - Phiếu câu hỏi: Những câu hỏi trên có thể được viết thành phiếu để học sinh bốc thăm, trong đó, chúng được chia thành từng môn học hay theo lĩnh vực (Toán, Tiếng Việt, Tự Nhiên, Xã Hội, Ngoại Ngữ …). - Hộp phiếu hoặc cây để gắn phiếu câu hỏi. - Chuông (hoặc trống con, cờ…) làm tín hiệu giành quyền trả lời. - Phần thưởng. - Một số tiết mục văn nghệ góp vui. 2. Chuẩn bị về tổ chức - Lập ban tổ chức: Có thể bao gồm lớp phó phụ trách học tập, những cán sự môn học; với nhiệm vụ chuẩn bị (liên hệ với thầy cô giáo môn học, chuan bị câu hỏi và đáp án,hộp phiếu, chuông, cờ…), tổ chức cuộc thi, đánh giá, rút kinh nghiệm. - Dự kiến khách mời. - Dự kiến ban giám khảo. - Phân công cụ thể: + Người điều khiển tiết sinh hoạt; + Thư ký cuộc thi; + Những người chuẩn bị các tiết mục văn nghệ; + Trang trí lớp. - Dư ïkiến thời gian: Cần dự kiến thời gian cụ thể cho từng nội dung chi tiết, như: hoạt động mở đầu , hoạt động “ai nhanh, ai giỏi”, văn nghệ, hoạt động “đội nào nhanh, đội nào giỏi”… II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Người thực hiện Nội dung TG - Cả lớp - Dẫn chương trình (MC) - Dẫn chương trình (MC) - Nhóm học sinh - Ban giám khảo - Người đ.khiển - Thư kí - Nhóm học sinh - Dẫn chương trình (MC) - Ban giám khảo 1. Hoạt động mở đầu: a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lí do (ví như lời tuyên bố lí do sau đây): Theo lời Bác dạy, tuy năm học mới được bắt đầu nhưng, trong lớp đã xuất hiệnnhững gương học tập có nhiều tiến bộ. Nhiều tổ đã giúp đỡ nhau học tập tốt. Trong học tập, có nhiều nội dung khó nhưng lại rất thú vị, đòi hỏi học sinh phải có sự phối hợp với nhau để đạt kết quả tốt nhất. Hôm nay, lớp ta sẽ tổ chức một hội vui học tập để tạo điều kiện cho các bạn thể hiện mình. c. Giới thiệu khách mời. d. Giới thiệu chương trình của tiết. e. Giới thiệu ban giám khảo. 2. Hoạt động 1: Ai nhanh, ai giỏi. - Người điều khiển giới thiệu thể lệ cuộc thi: + Sau khi ban giám khảo đặt câu hỏi, người dự thi được chọn theo xung phong (ai giơ tay trước sẽ được chọn trả lời); + Sau phần trả lời của người dự thi, ban giám khảo nêu nhận xét; + Nếu trả lời đúng sẽ được nhận phần thưởng, nếu không thì mất quyền dự thi ở những nội dung tiếp. - Trò chơi được thực hiện theo dự kiến. - Ban giám khảo nhận xét chung và trao phần thưởng cho những câu trả lời xuất sắc. 3. Hoạt động 2: Vui văn nghệ. Một số tiết mục văn nghệ xen giữa 2 hoạt động. 4. Hoạt động 3: Đội nào nhanh, đội nào giỏi - Người điều khiển giới thiệu thể lệ cuộc thi: + Mỗi tổ chọn một đội tham gia (cần qui định rõ số thành viên, ví dụ 4 người); + Sau khi ban giám khảo đặt câu hỏi (hoặc đại diện của đội bốc thăm, hoặc câu hỏi được chiếu bằng máy lên màn hình), đội nào ra tín hiệu trước (giơ cờ, bấm chuông…) thì sẽ giành được quyền trả lời trước; + Sau phần trả lời của đội dự thi, ban giám khảo sẽ nêu nhận xét và cho điểm; + Nếu trả lời đúng sẽ được cộng điểm, nếu sai thì đội khác tiếp tục trả lời; + Những đội nào có tổng số điểm cao nhất được coi là thắng cuộc; + Những câu mà không đội nào trả lời thì giành cho “khán giả” tiếp tục trả lời. - Trò chơi được thực hiện theo dự kiến. - Ban giám khảo nhận xét chung và trao phần thưởng cho những đội đạt kết quả tốt. 5. Kết thúc hoạt động - Ban giám khảo tổ chức nhận xét chung về kết quả cuộc thi, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ, cá nhân. - Cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy cô giáo. 5’ 10’ 10’ 10’ 5’ III.- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG. (5’) - GVCN nhận xét ưu, khuyết điểm. - Về chuẩn bị trước các câu hỏi để chuẩn bị cho chủ đề tới “Lễ đăng ký thi đua – HOA ĐIỂM TỐT DÂNG TẶNG THẦY CÔ” của chủ điểm tháng 11 “ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ” TUẦN: ………; TIẾT: ………. CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Chủ đề 1: LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ” I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Câu hỏi và đáp án cho phần thi tìm hiểu về công lao của thầy cô giáo, như: Câu 1. Bạn có biết, thầy cô giáo làm việc vất vả như thế nàotrong việc giảng dạy, giáo dục học Sinh? * Đáp án dự kiến: Hàng ngày, để giảng dạy học sinh, thầy cô giáo phải giành rất nhiều thời Gian cho việc sưu tầm tài liệu, đọc sách nghiên cứu, chuẩn bị đồ dùng dạy học, soạn bài, chấm bài, có khi phải làm việc tới tận khuya. Thầy cô luôn tìm tòi, sáng tạo để có được bài lên lớp hay nhất, để học sinh có thể học tập tốt nhất. Sau mỗi giờ dạy, thầy cô lại rút kinh nghiệm để giờ sau học sinh học tập tốt hơn nữa. Bên cạnh đó, thầy cô giáo còn quan tâm đến từng học sinh để các em luôn biết giữ gìn trật tự, chăm chỉ học tập, đoàn kết với bạn… Câu 2. Thầy cô giáo hi vọng, mong đợi gì ở học si

File đính kèm:

  • docGIAO AN HDNGLL 7.doc
Giáo án liên quan