Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 2: Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm

Chương I

LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Bài 2

ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM

I/ MỤC TIÊU:

1.Về kiến thức :

- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm .

2.Về kĩ năng :

- Nhận biết một số linh kiện điện tử :điện trở, tụ điện, cuộn cảm .

3.Về thái độ:

- Có ý thức tập trung cao trong học tập.

II/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị nội dung

- Nghiên cứu bài 02 trong SGK.

- Các kiến thức có liên quan (vật lí 11)

2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học

- Tranh vẽ các hình 2-2; 2-4; 2-7 trong SGK

- Vật mẫu : Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật điện 12 bài 2: Điện trở - Tụ điện - cuộn cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết PPCT: 2 Ngày soạn: 10/08/2008 Ngày dạy: 17/08/09 đến 22/08/09 Tổ: Sinh-kỹ thuật Môn: Kỹ Thuật Điện 12 Thời gian:45 phút Chương I LINH KIỆN ÑIEÄN TÖÛ Baøi 2 ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM I/ MỤC TIÊU: 1.Về kiến thức : - Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm . 2.Về kĩ năng : - Nhận biết một số linh kiện điện tử :điện trở, tụ điện, cuộn cảm . 3.Về thái độ: - Có ý thức tập trung cao trong học tập. II/ CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị nội dung - Nghiên cứu bài 02 trong SGK. - Các kiến thức có liên quan (vật lí 11) 2.Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Tranh vẽ các hình 2-2; 2-4; 2-7 trong SGK - Vật mẫu : Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp:(1 phút) Giáo viên yêu cầu Lớp Trưởng báo cáo sĩ số lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút ) 3/ Giới thiệu bài mới:( 3 phút ) Trong tiết học đầu tiên các em đã cùng thầy làm quen với ngành điện. Hôm nay, trong tiết này các em sẽ cùng thầy tìm hiểu sâu hơn nửa lĩnh vực này. Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về các linh kiện điện tử trong phần kỹ thuật điện tử. Các linh kiện điện tử được chia ra làm hai loại chính: linh kịên thụ động và linh kiện tích cực ( linh kiện bán dẫn). Cụ thể chúng ta đi vào bài 1: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM. 4. Nội dung bài mới: ( 33 phút ) TG NỘI DUNG HĐGV VÀ HĐHS 15 phút 10 phút 8 phút I.ĐIỆN TRỞ (R) 1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng -Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch. b.Cấu tạo - Dùng dây kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lỏi sắt để làm điện trở. c.Phân loại -Điện trở được phân loại theo : + Công suất + Trị số : cố định hoặc có biến đổi +Khi đại lượng vật lí tác động lên điện trở làm trị số điện trở của nó thay đổi thì được phân loại và gọi tên như sau : - Điện trở nhiệt (thermixto) có 2 loại : Hệ số dương : Khi nhiệt độ tăng thì R tăng. Hệ số âm: Khi nhiệt độ tăng thì R giảm. - Điện trở biến đổi theo điện áp (varixto):khi U tăng thì R giảm - Quang điện trở:Khi ánh sáng rọi vào thì R giảm d.Kí hiệu : (xem SGK) 2.Các số liệu kĩ thuật của điện trở a.Trị số của điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở . Đơn vị : Ohm (W) b.Công suất định mức (Pđm(W)) :công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy đứt. II.TỤ ĐIỆN (C) 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng - Có tác dụng ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng. b.Cấu tạo - Tụ điện là tập hợp của 2 hay nhiều vật dẩn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi. c.Phân loại - Căn cứ vào vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực được phân loại : tụ xoay, tụ giấy, tụ mica, tụ gốm, tụ nilon, tụ dầu, tụ hóa. d.Kí hiệu : (xem SGK) 2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện a.Trị số điện dung : cho biết khã năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó .Đơn vị :Fara (F) b.Điện áp định mức (Uđm(V)):Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên 2 cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn ,tụ không bị đánh thủng. c.Dung kháng của tụ điện (XC) là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó .Xc=1/2PfC(W) III.CUỘN CẢM(L) 1.Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu a.Công dụng - Dùng để dẩn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.Khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ hình thành mạch cộng hưởng. b.Cấu tạo - Dùng dây dẩn điện quấn thành cuộn cảm . c.Phân loại Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần,cuộn cảm âm tần. d.Kí hiệu (xem SGK) 2.Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. a.Trị số điện cảm :cho bbieets khã năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua. Trị số điện cảm phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, vật liệu lõi, số vòng dây và cách cuốn dây . Đơn vị : Henry (H). b.Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm .Đó là tỉ số của cảm kháng (điện kháng) với điện trở thuần (r) của cuộn cảm ở một tần số f cho trước . Q=2PfL/r c.Cảm kháng của cuộn cảm (XL) : là đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó .XL=2PfL. Giáo viên đưa ra một số mẫu điện trở --> học sinh nhận biết rồi đưa ra : Công dụng Pấu tạo Phân loại. Ký hiệu (Dùng định luật ohm với các công thức I=U/R và P=R.I2 --> dùng để thay đổi trị số điện trở để miêu tả các số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch điện (nếu cần)) - Giáo viên giới thiệu , giải thích ý nghĩa của các số liệu kĩ thuật của điện trở . - Giáo viên dùng vật mẫu để đối chiếu với tranh vẽ, rồi nêu: công dụng,cấu tạo,phân loại, kí hiệu -Dùng công thức Xc=1/2PfC(W) rồi thay giá trị f=0 (hz)và f =¥(hz) để giải thích tác dụng của tụ điện trong mạch là chặn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua (bổ sung). - Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật của tụ điện. - Giáo viên dùng vật mẫu để đối chiếu với tranh vẽ, rồi nêu: công dụng,cấu tạo,phân loại, kí hiệu - Giáo viên giới thiệu và giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm. 5/ Củng cố: (5 phút ) (Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, Tr 14 – Sgk. Cho HS làm một số bài tập tính toán thông số của các linh kiện hoặc đọc thông số được ghi trên linh kiện. 6/ Dặn dò: ( 2 phút ) Để tiết sau học có kết quả tôt thì về nhà các em xem lại bài học hôm nay đồng thời tìm hiểu và chuẩn bị trước các vấn đề sau để chuẩn bị cho bài thực hành. Học thuộc bảng quy ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở. Mỗi em kể 3 bảng trong SGK trang 17, 18 ra giấy đôi.

File đính kèm:

  • docTiết PPCT2.doc
Giáo án liên quan