Giáo án Làm văn 11 năm học 2007- 2008: Luyện tập về lập luận so sánh

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết vận dụng lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.

 

2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm văn học.

3. Thái độ, tình cảm: Nhận đúng và biết trân trọng cái đẹp.

II. Phương pháp:Gợi tìm, trao đổi, thảo luận, làm bài tập thực hành.

III. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

B. Tiến trình lên lớp.

* ổn định tổ chức.

I. Kiểm tra bài cũ: kt miệng .

1. Câu hỏi: ?

2. Đáp án:

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Luyện tập về lập luận so sánh.

2.Nội dung.

*. Làm bài tập vận dụng lập luận so sánh, viết bài văn theo các đề sau

1. Chia nhóm thảo luận. 3 nhóm, mỗi nhóm 1 câu.

Nhóm 1: câu1.

Nhóm 2: câu 2.

Nhóm 3: câu 3.

2. Hoàn thành nội dung.

- Cử đại diện trình bày trước lớp. Các tổ theo dõi, bổ sung.

- Đáp án:

Câu 1:

Cả hai bài thơ đều thể hiện tình cảm của tác giả khi về thăm quê hương.

1. Sự giống nhau giữa hai bài thơ.

a. Cả hai (Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên) đều rời xa quê hương khi còn trẻ, lúc trở về tuổi đã cao.

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)

+ “Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi” (Chế Lan Viên)

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn 11 năm học 2007- 2008: Luyện tập về lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/11 Ngày giảng: 21/11 Tiết 43 , Làm văn Luyện tập về lập luận so sánh A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết vận dụng lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu tác phẩm văn học. 3. Thái độ, tình cảm: Nhận đúng và biết trân trọng cái đẹp. II. Phương pháp:Gợi tìm, trao đổi, thảo luận, làm bài tập thực hành. III. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. B. Tiến trình lên lớp. * ổn định tổ chức. I. Kiểm tra bài cũ: kt miệng . 1. Câu hỏi: ? 2. Đáp án: II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Luyện tập về lập luận so sánh. 2.Nội dung. *. Làm bài tập vận dụng lập luận so sánh, viết bài văn theo các đề sau 1. Chia nhóm thảo luận. 3 nhóm, mỗi nhóm 1 câu. Nhóm 1: câu1. Nhóm 2: câu 2. Nhóm 3: câu 3. 2. Hoàn thành nội dung. - Cử đại diện trình bày trước lớp. Các tổ theo dõi, bổ sung. - Đáp án: Câu 1: Cả hai bài thơ đều thể hiện tình cảm của tác giả khi về thăm quê hương. 1. Sự giống nhau giữa hai bài thơ. a. Cả hai (Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên) đều rời xa quê hương khi còn trẻ, lúc trở về tuổi đã cao. + Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương) + “Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi” (Chế Lan Viên) (Phân tích các câu thơ để chỉ ra cảm nhận giống nhau của người xa quê. Đó là sự cảm nhận về thời gian và tuổi tác. Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại. Nó kéo theo bao sự thay đổi. Sự vật biến đổi. Con người già nua. Cả hai đều bắt nguồn cảm nhận của mình từ quy luật ấy. Giọng thơ cũng giống nhau, có nỗi buồn man mác trước cảnh cũ người xưa. Hẳn là cả hai đều bỡ ngỡ. Có cái gì gợi nhớ đến bâng khuâng). b. Cả hai đều cảm nhận thấy mình xa lạ ngay trên quê hương. + “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng khách ở chốn nào lại chơi” (Hạ Tri Chương) + “Bạn bè ngày nhỏ chẳng còn ai Nền nhà nay dựng cơ quan mới Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người” (Chế Lan Viên) (Phân tích các câu thơ trên đây để làm nổi bật một cảm giác của người cảm thấy mình xa lạ. Người lớn có thể người nhớ, người quên mình. Trẻ con thì nhìn coi như khách. Hạ Tri Chương không thể trách được ai, chỉ biết ngậm ngùi bởi lẽ mình cũng không nhận ra ai. Chế Lan Viên cũng trong tâm trạng ấy. Quê hương đã biến đổi rất nhiều, bạn ngày nhỏ không còn ai, một nỗi ngậm ngùi thương nhớ. Những năm tháng chiến tranh, ai còn, ai mất, giờ sống ở đâu, nỗi lòng thổn thức. Nền nhà xưa, nay là nơi làm việc của “Cơ quan mới”. Buồn, thương, nhớ và bỡ ngỡ). 2. Rút ra kết luận Hai nhà thơ, hai con ngời ở hai thời đại khác nhau. Có biết bao điều khác nhau ở họ. Nhưng cảm xúc về nỗi lòng của người xa xứ ngày trở về quê hương của mình đều có những nét giống nhau. Bởi lẽ, bản chất của nhân loại, của từng người là thế. Câu 2: “Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả” Đây là cách so sánh tương đồng. So sánh việc học với trồng cây. Từ mùa xuân đến mùa thu là thời gian luân chuyển. Vậy ta có các ý: 1. Học và trồng cây đều có ích như nhau + Học mang lại tri thức của nhân loại đã tổng kết cho bản thân để thực hành vào đời sống. + Trồng cây cho hoa, cho quả, cho môi trờng trong sạch, điều hoà khí hậu và thời tiết. 2. Học và trồng cây đều cần có thời gian. + Học cần có thời gian để tiếp thu kiến thức dần dần, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Ngời học sẽ tiến bộ. + Trồng cây cũng phải có thời gian. Đừng nôn nóng, dần dần cho thu hoạch từ ít đến nhiều. 3. Rút ra kết luận: - Cách so sánh giữa học với trồng cây để thấy làm bất cứ một việc gì cũng cần có yếu tố thời gian. Đây không phải là thời gian chờ đợi mà là thời gian làm việc kiên nhẫn. Đặc biệt với việc học tập, ta phải rèn luyện tính kiên trì, say mê, chịu khó; không say mê chịu khó trong học tập thì không thể mơ tưởng tới bất cứ một kết quả nào. ý nghĩa của việc so sánh là ở chỗ đó. Câu 3: Bài này chỉ so sánh trên tiêu chí ngôn ngữ của hai bài thơ, của hai nữ tác giả. Các mạch ý cần triển khai trong bài viết: 1. Sự giống nhau của hai bài thơ trên lĩnh vực thể loại, ngôn ngữ. + Đều là thơ luật Đờng (Thất ngôn bát cú). Đã là thơ luật Đường thì phải tuân thủ về gieo vần, luật bằng trắc, đối trong thơ. 2. Sự khác biệt trên lĩnh vực ngôn ngữ. a. Trên lĩnh vực văn tự + Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều chữ Hán Việt (Hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục từ, cô thôn, Chương Đài, lữ thứ, hàn ôn). + Hồ Xuân Hương phần lớn dùng chữ Nôm (tiếng gà, văng vẳng, gáy, trên bong, chuông sầu, thêm rền rĩ, khắp mọi chòm, cớ sao om, duyên, mõm mòn, già tom...) trừ một câu gần hết từ Hán Việt “Tài tử, văn nhân, tá”. b. Về thi liệu: + Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều thi liệu của văn chương cổ điển (Chương Đài, ngàn mai, dặm liễu, khách, người lữ thứ). + Hồ Xuân Hương hầu như ít dùng thi liệu văn chương cổ điển. Từ sự khác nhau về ngôn ngữ dẫn đến sự khác nhau về phong cách. c. Khác nhau về phong cách. + Thơ Bà Huyện Thanh Quan là cảm xúc và tiếng nói của những văn nhân tri thức thuộc tầng lớp quý tộc. + Thơ Hồ Xuân Hương là cảm xúc và tiếng nói mang phong cách nhân dân. Cụ thể là ngời phụ nữ mà duyên phận lỡ làng nhưng vẫn tràn đầy khát vọng và thách thức. 3. Rút ra kết luận: - So sánh để thấy được sự khác biệt giữa hai bài thơ hay trên lĩnh vực ngôn ngữ. - Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. - Mọi sự sáng tạo của nhà thơ đều bắt nguồn từ ngôn ngữ. 3. Củng cố, luyện tập. a.Củng cố: Đọc thêm Một em đọc sgk Đọc SGK Để thấy cụ Hoài Thanh đã so sánh nhân vật từ Hải của Thanh Tâm tài nhân và Từ Hải Nguyễn Du b.Luyện tập: không III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài (1’) 1.Bài cũ: - Đọc sgk củng cố kiến thức, hoàn thiện các bài tập. - Học vở ghi, nắm vững nội dung vở ghi. 2.Bài mới: ôn tập các thao tác lập luận.

File đính kèm:

  • doctiet 43.doc