Giáo án làm văn 11 năm học 2007- 2008: thao tác lập luận phân tích

A. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm, yêu cầu, mục đích và cách phân tích từ đó áp dụng vào bài viết của mình.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích.

3. Thái độ, tình cảm: Có thái độ đúng đắn, trong khi lập luận.

B. Phương pháp

Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.

C. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + Bài soạn.

2. HS: SGK + Vở ghi + đọc trước SGK + soạn bài.

D. Tiến trình lên lớp

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 ) .

?Em hãy cho biết thế nào là phân tích đề văn, những thao tác phân tích đề? Cho ví dụ cụ thể?

Phân tích đề văn là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề.

- Các thao tác phân tích đề.

+ Một là đọc kĩ đề

+ Hai là gạch chân các từ quan trọng (những từ đó chứa đựng ý của đề bài).

+ Ba là ngăn vế (nếu có). Ngăn vế khi đề ra có các cặp quan hệ từ.

2. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Thế nào là lập luận phân tích? Những kĩ năng của việc lập luận phân tích.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án làm văn 11 năm học 2007- 2008: thao tác lập luận phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO ẠN NG ÀY: 15/9 GI ẢNG NG ÀY 17/9 TIếT 8, MÔN; làm văn Thao tác Lập luận phân tích A. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm, yêu cầu, mục đích và cách phân tích từ đó áp dụng vào bài viết của mình. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận phân tích. 3. Thái độ, tình cảm: Có thái độ đúng đắn, trong khi lập luận. B. Phương pháp Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi. C. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + Bài soạn. 2. HS: SGK + Vở ghi + đọc trước SGK + soạn bài. D. Tiến trình lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) . ?Em hãy cho biết thế nào là phân tích đề văn, những thao tác phân tích đề? Cho ví dụ cụ thể? Phân tích đề văn là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề. - Các thao tác phân tích đề. + Một là đọc kĩ đề + Hai là gạch chân các từ quan trọng (những từ đó chứa đựng ý của đề bài). + Ba là ngăn vế (nếu có). Ngăn vế khi đề ra có các cặp quan hệ từ. 2. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Thế nào là lập luận phân tích? Những kĩ năng của việc lập luận phân tích. 3. Nội dung. T0 HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Kiến thức cần đạt 10’ 6’ 5’ 4’ ?ý cơ bản của đoạn trích là gì ? - ý cơ bản của đoạn trích là: Bản chất vô liêm sỉ, tàn nhẫn của nhân vật Sở khanh trong Truyện Kiều. ?Để làm rõ bản chất của Sở Khanh, Hoài Thanh đã phân tích khía cạnh nào? Hoài Thanh đã phân tích các chi tiết. + Sở Khanh vờ làm nhà nho, làm hiệp khách + Sở Khanh vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa người con gái + Sở Khanh lừa Kiều để Kiều bị đánh đập tơi bời, bị ném vào lầu xanh không có cách gì cưỡng lại, Sở khanh bỏ trốn. + Sở Khanh còn dẫn mặt mo đến mắng át Kiều, toan đánh Kiều. ?Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn văn của Hoài Thanh? - “Cái trò bịp xong là trở mặt này lại không phải là chuyện ngẫu nhiên, chuyện một lần...Cái chuyện này hắn đã diễn ra không biết lần thứ mấy, hắn đã thành tay nổi tiếng bạc tình”. - “Nhân vật Sở Khanh hoàn thành bức tranh về nhà chứa. Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”. - Ngay từ đoạn đầu, Hoài Thanh đã thể hiện sự kết hợp ấy: “Trong cái nghề bất chính ngày xưa, có một nghề rất tồi tàn là nghề sống bán các thanh lâu, nghề làm chồng hờ của gái điếm. Nhưng trong cái bọn tồn tài ấy cũng ít ai tồi tàn như Sở Khanh”. Từ cách tìm hiểu trên hãy nêu lập luận phân tích là gì? ?Thế nào là lập luận phân tích ? Mục đích của lập luận phân tích là gì? Nêu ví dụ ? Ví dụ: Phân tích nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những chi tiết và mối quan hệ cũng như giá trị của nhân vật Từ Hải cần phân tích. - Từ Hải xuất hiện lúc nào trong Truyện Kiều (Từ Hải xuất hiện khi đời Kiều rơi vào sự tuyệt vọng. Nàng phải vào lầu xanh lần thứ hai). - Từ Hải được miêu tả như thế nào (Không gốc tích, không gia đình, mang vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng. “Đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài” và “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”). - Mối quan hệ giữa Từ Hải với Kiều là mối quan hệ của những người có nhận thức đẹp của những người tri kỉ, biết người như biết mình, hiểu người, hiểu mình. Đó là mối quan hệ của trai anh hùng gái thuyền quyên - Lí tưởng của Từ Hải là xây dựng được triều đình: “Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà” nghĩa là chống lại triều đình của Gia Tĩnh triều Minh. Vì thế Từ Thoắt đến rồi lại thoắt đi. Chỉ nửa năm chăn êm gối ấm, “Trượng phu phút đã động lòng bốn phương”. Từ đã dứt áo ra đi. - Nhưng triều đình của Từ Hải rồi sẽ đi đến đâu sau khi đã làm trọn lời hứa với Thúy Kiều? Nguyễn Du không thể ý thức được. Thế giới quan của nhà thơ đầy mâu thuẫn và lúng túng. Một mặt muốn đồng cảm với ước mơ công lí. Mặt khác lại không thể để triều đình Từ Hải tồn tại. Nếu tồn tại nó sẽ đi đến đâu sau khi đã thực hiện mục đích riêng của đời Kiều. Đấy là mâu thuẫn trong tư tưởng của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Từ Hải. ?Lập luận phân tích có những yêu cầu như thế nào? (ví dụ của Hoài Thanh) SGK - Khi phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức. Bởi không có nội dung nào tồn tại ngoài hình thức. Nội dung nào cũng được chở bằng hình thức nhất định. Ví dụ phân tích câu thơ sau của Viễn Phương trong bài Viếng lăng Bác “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” Mấy tiếng “Con ở miền Nam” nếu không chú ý sẽ bị lướt qua. Vì đó chỉ là ngôn ngữ có tính thông báo về không gian, địa điểm. Song càng nghĩ ta càng nhận ra sự xúc động, rung cảm sâu sắc của một tấm lòng thành kính. Sinh thời Bác khẳng định: “Miền Nam là máu của Việt Nam là thịt của Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” và “Một ngày mà tổ quốc ta chưa được thống nhất, đồng bào Nam Bắc chưa được xum họp một nhà là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”. Đồng bào miền Nam tha thiết mong mỏi đến ngày thống nhất được đón Bác vào thăm. Nhưng Người đã ra đi khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang tới gần thắng lợi. Đặt câu thơ vào trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy hết giá trị biểu cảm của mấy từ “con ở miền Nam”. Mấy tiếng thật giản dị mà xúc động sâu xa. ?Hãy chỉ ra cách phân chia đối tượng trong các đoạn vừa đọc và mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp của các đoạn văn đó? ?Ngoài cách phân chia đối tượng rồi tổng hợp lại, ta thấy còn có cách nào nữa? (Học sinh đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Học sinh đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Học sinh đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Học sinh đọc SGK) độc lập suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 1. Khái niệm Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát phát hiện bản chất của đối tượng. 2. Mục đích của phân tích - Thấy được bản chất, mối quan hệ, giá trị của đối tượng phân tích. - Nhờ phân tích người ta còn phát hiện ra mâu thuẫn hay đồng nhất của sự việc, sự vật, giữa lời nói và việc làm, giữa hình thức và nội dung, giữa bên trong và bên ngoài... 3. Yêu cầu của phân tích - Phân tích cụ thể bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp và khái quát 4. Cách phân tích - Phân tích - tổng hợp - phân tích. - Mô tả đối tượng từ nhiều góc độ khác nhau - Liên hệ đối chiếu - Chỉ ra nguyên nhân và kết quả. - Bình giảng để làm cho phân tích trở nên sâu sắc 4. Củng cố, luyện tập: . - Tham khảo phần ghi nhớ (SGK). - Làm bài tập SGK - Câu 1 SGK - Đoạn “Nỗi riêng riêng những.... Bế tắc” Đây là đoạn văn phân tích theo cách giảng bình. Cụ thể là cắt nghĩa và bình giảng. - Đoạn “Còn gì đáng buồn hơn... dễ hư hỏng” Đây là đoạn văn phân tích chỉ ra nguyên nhân và kết quả. - Đoạn văn “Còn rất nhiều câu thơ... suốt xương da”. Đây là đoạn văn phân tích theo cách liên hệ đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng. Câu 2 - SGK Phân tích giá trị hiện thực của Truyện Kiều, ta phân tích các ý - Hiện thực về số phận bất hạnh của người phụ nữ + Đạm Tiên số mệnh tiền kiếp của Thúy Kiều + Cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều - Hiện thực về bộ mặt tàn bạo của bọn quan lại + Từ vụ án vu vơ mà làm cho gia đình Kiều tan nát + Xử kiện trắng trợn bằng tiền + Hồ Tôn Hiến điển hình cho bọn quan lại: dâm ô, đểu cáng. - Thế lực của đồng tiền + Đồng tiền len lỏi vào cán cân công lí + Đồng tiền làm cho bọn buôn thịt bán người trở nên táng tận lương tâm. + Đồng tiền hại cả một đời Kiều. - Cả xã hội phong kiến vạn ác đầy đoạ Kiều Khi viết tùy từng văn cảnh mà áp dụng các cách phân tích đã học E. Hướng dẫn học bài : - Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi. - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Hoàn thành các bài tập. - Đọc sgk bài “ Thương vợ ” soạn bài theo câu hỏi. ? Dựa vào tiểu dẫn và nội dung bài thơ, cho biết xuất xứ ? (Thời gian sáng tác)? Tình cảm của Tú Xương Với vợ? Nghệ thuật sử dụng từ ngữ? Giờ sau học Vh.

File đính kèm:

  • doctiet 8.doc