Giáo án Làm văn đọc tiểu thuyết và truyện ngắn

1.Mục tiêu: Giúp học sinh

- Hiểu được đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn .

- Biết cách đọc các tác phẩm thuộc các thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn .

2. Phương pháp: Vấn đáp , thuyết giảng, thảo luận nhóm

3.Phương tiện:

- Thiết kế dạy học của GV, SGK. bảng đen.

4. Tiến trình bài daỵ:

. Kiểm tra bài cũ: Tính cách, số phận nhân vật Chí Phèo thể hiện như thế nào qua những chi tiết, sự kiện. nổi bật được tác giả Nam Cao kể trong tác phẩm Chí Phèo ?.

. Giới thiệu bài mới: Dựa vào phần Mục tiêu bài dạy, giới thiệu ngắn gọn

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn đọc tiểu thuyết và truyện ngắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 – Làm văn ĐỌC TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN 1.Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu được đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn . - Biết cách đọc các tác phẩm thuộc các thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn . 2. Phương pháp: Vấn đáp , thuyết giảng, thảo luận nhóm… 3.Phương tiện: - Thiết kế dạy học của GV, SGK. bảng đen... 4. Tiến trình bài daỵ: . Kiểm tra bài cũ: Tính cách, số phận nhân vật Chí Phèo thể hiện như thế nào qua những chi tiết, sự kiện... nổi bật được tác giả Nam Cao kể trong tác phẩm Chí Phèo ?. . Giới thiệu bài mới: Dựa vào phần Mục tiêu bài dạy, giới thiệu ngắn gọn . Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản - GV yêu cầu HS chú ý theo dõi SGK, nêu câu hỏi và gợi cho HS trả lời nhằm khắc sâu kiến thức về đặc điểm chung 2 loại T/T và T/ N + Nhân vật văn học là gì? Nhân vật gồm những yếu tố nào tạo thành? Biểu hiện ở những phương diện nào? Muốn hiểu nhân vật cần tìm hiểu những mối quan hệ nào? + Kể tên một số nhân vật trong các tp tiểu thuyết và truyện ngắn đã học và làm rõ những yếu tố tạo nên hình tượng nhân vật ?Theo em những yếu tố đó có vai trò như thế nào trong tp? +GV dẫn thêm một số ví dụ và tổng kết lí thuyết. -GV đọc khái niệm trong SGK, hỏi : Dựa vào KN về cốt truyên và chi tiết SGK đã trình bày, em hãy nêu một số sự kiện và chi tiết nổi bật trong truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyêt Số đỏ ? : Qua một tp cụ thể đã học em hãy làm rõ yếu tố hoàn cảnh được miêu tả và cho biết sự miêu tả hoàn cảnh như vậy đã có tác dụng gì ? + Kết cấu tác phẩm là gì? Điểm chung về kết cấu giữa tiểu thuyết và truyện ngắn? (GV hướng dẫn HS theo dõi kiến thức SGK& thuyết giảng, minh hoạ qua tác phẩm giúp nắm vững lí thuyết) - GV yêu cầu HS phân biệt ngôn ngữ người kể chuyện ( trực tiếp? nửa trực tiếp? ) và ngôn ngữ nhân vật trong một số tác phẩm đã học? ( Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Số đỏ...) GV yêu cầu HS theo dõi phần II SGK và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV + Qua những kiến thức được tìm hiểu, theo em cần chú ý điều gì khi đọc tiểu thuyết và truyện ngắn? HS chú ý phần trình bày lí thuyết trong SGK, trả lời ngắn gọn HS dựa vào phần đọc hiểu,có thể kể tên một số nhân vật như( Liên, Huấn Cao, Xuân tóc đỏ, Chí Phèo, Bá Kiến...)-Chọn một nhân vật và phân tích sâu các yếu tố để nắm vững kiến thức. + HS theo dõi và vận dụng kiến thức đọc- hiểu 2 tác phẩm Chí Phèo và Số đỏ để trả lời (Chẳng hạn : Sự kiện nào đã diễn ra trong cuộc đời các nhân vật ?những chi tiết tả ngoại hình, tâm lí Chí Phèo, bát cháo hành Thị Nở...mang lại hiệu quả nghệ thuật nào cho tp ?) HS có thể chọn bất kì tác phẩm nào thuộc 2 thể loại T/T và T /N đã học chỉ ra các chi tiết tả hoàn cảnh & phân tích . Gợi ý: Tác dụng -Khắc hoạ tính cách, số phận NV - Tạo tính hấp dẫn... + HS theo dõi- Chú ý cách mở đầu kết thúc, cách bố trí chi tiết, các chương đoạn trong tp và hiệu quả nghệ thuật mang lại khi tp đến với người đọc HS Theo dõi các bài đọc văn, thử đối sánh ngôn ngữ người kể chuyện, NN nhân vật ở một vài tp để thấy nét riêng trong lời kể của các tác giả (Lời kể khách quan lạnh lùng trong “Chí Phèo”, giọng điệu mỉa mai, châm biếm trong “Hạnh phúc của một tang gia”…) HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi: I. Lý thuyết: 1/ Đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn: Tiểu thuyết và truyện ngắn là những thể loại tiêu biểu của loại truyện.Hai thể loại này có những đặc điểm chung sau:: a- Hình tượng nhân vật: Được khắc hoạ bằng những yếu tố: - Ngoại hình,hành động ngôn ngữ, biến cố, nội tâm nhằm thể hiện tính cách và số phận nhân vật.(Chí Phèo, Liên, Huấn Cao…) - Mối quan hệ của các nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh chung quanh bộc lộ địa vị và tính cách nhân vật. (Quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục; quan hệ giữa Quản ngục với môi trường sống…) - Ý nghĩa của nhân vật: Thể hiện tư tưởng tình cảm, quan niệm của tác giả về cuộc đời.(Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp qua nhân vật Huấn Cao, cái nhìn đối với người nông dân lương thiện của Nam Cao qua nhân vật Chí Phèo…) b- Cốt truyện, chi tiết: + Cốt truyện:Là hệ thống sự kiện được kể trong tác phẩm. + Chi tiết: Là những biểu hiện cụ thể cho thấy tính cách nhân vật và các quan hệ trong tác phẩm. c- Hoàn cảnh được miêu tả : là toàn bộ các quan hệ xã hội, hoàn cảnh sống có tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật, tạo không khí hứng thú cho người đọc. d- Kết cấu: Là cách tổ chức tác phẩm. Do dung lượng khác nhau nên kết cấu T/T và T/N có điểm khác nhất là xây dựng bối cảnh, tình tiết chi tiết...Song vẫn có nét chung giữa 2 thể loại này: -Sự phối hợp giữa phần mở đầu và kết thúc để tạo ý nghĩa tác phẩm. -Sự sắp xếp các chi tiết đời sống làm nổi bật ý nghĩa tác phẩm. -Sự sắp xếp các chương, đoạn tạo sự hồi hộp, chờ đợi gây hứng thú ở người đọc e- Lời kể:( Trần thuật ) Gồm -Ngôn ngữ người kể chuyện ( trực tiếp, nửa trực tiếp ). -Ngôn ngữ nhân vật ( đối thoại, độc thoại ). Khi phân tích lời kể cần lưu ý: + Từ ngữ trong xưng hô. + Ngôn ngữ phải mới mẻ không tẻ nhạt, sáo mòn. + Lời văn phải có giọng điệu riêng. 2- Cách đọc tiểu thuyết và truyện ngắn: a- Phải nắm vững cốt truyện và nhân vật chính để có thể hiểu ý nghĩa chung của tác phẩm và thái độ của tác giả. b- Phân tích nhân vật chính để hiểu và tiếp tục suy nghĩ về nhân vật. c- Đọc kỹ lời kể của người kể chuyện để hiểu tình cảm, thái độ, khuynh hướng thẩm mỹ và phong cách độc đáo của nhà văn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng SGK. GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập luyện tập( Mục 2- phần luyện tập SGK ) Tìm hiểu các đặc điểm của truyện ngắn qua tác phẩm Hương ổi”. - Nhân vật trong truyện là những ai?Nhân vật nào là NV chính,NV là phụ? - Truyện có cốt truyện không? Có thể kể lại được không?Em hãy tóm tắt ? -Kết cấu truyện có gì đáng chú ý? - Ai kể chuyện, kể từ ngôi thứ mấy? - Chuyện có miêu tả hoàn cảnh không? hoàn cảnh đóng vai trò gì? Có thể xem hương ổi là một “nhân vật” không? Nó đóng vai trò gì? - Tác phẩm thể hiện tư tưởng gì? Hãy khái quát tư tưởng ấy? GV tổng kết , định hướng phân tích GV ra bài tập nâng cao yêu càu HS về nhà làm + HS đọc truyện, phân nhóm thảo luận ( số lượng tuỳ theo điều kiện) và trả lời những câu hỏi. +Có thể hướng cho HS nhiều cách tiếp cận tp khác nhau và nên khuyến khích những khám phá phát hiện riêng +Đại diện nhóm trả lời ( do GV chỉ định bất kì , từ 1-4 HS ) HS ghi bài tập về nhà và thực hiện trong vở soạn bài. II. Bài tập vận dụng: Truyện ngắn “Hương ổi” ( SGK ) * Định hướng phân tích: - Nhân vật: “tôi” (người kể chuyện) và cô Ngân (cô hàng xóm vừa đi du học về). - Cốt truyện: đơn giản nhưng có thể tóm tắt được; - Kết cấu: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại; - Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi”; - Hương ổi là một chi tiết có nhiều ý nghĩa: vừa chi phối cốt truyện, tâm lý nhân vật; vừa góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. - Tư tưởng tác phẩm: Thời gian có thể huỷ hoại tất cả nhưng không thể huỷ hoại cái đẹp của cuộc sống, nhất là cái đẹp trong tâm hồn con người. à Truyện khẳng định sự bất tử của cái đẹp. Bài tập nâng cao :Chọn một trong số những tác phẩm truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã học ở phần đọc- hiểu ( hoặc 1 tác phẩm tuỳ thích ), phân tích làm rõ đặc điểm thể loại của tác phẩm đó. Củng cố : Qua bài học , có thể vận dụng được điều gì khi đọc hiểu tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết ? Dặn dò : HS soạn bài mới ------------&&&-----------

File đính kèm:

  • docDoc tieu thuyet.doc
Giáo án liên quan