Giáo án lớp 12 môn Hình học - Bài: 01 – Khái niệm khối đa diện

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt. Từ đó hình dung được hình đa diện, khối đa diện, điểm trong và điểm ngoài của chúng.

Biết được phép dời hình trong không gian, hai đa diện bằng nhau.

2. Kỉ năng:

- Biết cách phân chia và lắp gép khối đa diện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 12 môn Hình học - Bài: 01 – Khái niệm khối đa diện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan: 21/08/2009 Tiết theo PPCT: 4 - 8 Số tiết: 2 Bài: §1 – KHÁI NIỆM KHỐI ĐA DIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm khối lăng trụ, khối chóp, khối chóp cụt. Từ đó hình dung được hình đa diện, khối đa diện, điểm trong và điểm ngoài của chúng. Biết được phép dời hình trong không gian, hai đa diện bằng nhau. 2. Kỉ năng: - Biết cách phân chia và lắp gép khối đa diện. Biết tư duy lôgíc, nghiên cứu sách giáo khoa. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - chuẩn bị bài trình chiếu kết hợp files vẽ hình không gian Cabri 3D, GSP. 2. Học viên: - Xem lại kiến thức đã học về hình không gian, hình chóp, lăng trụ, các phép dời hình. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: - 2. Kiểm tra bài củ: - 3. Tiến trình lên lớp: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN I. KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHỐI CHÓP Dùng các hình ảnh, các hiệu ứng hình học không gian cho học viên quan sát các hình khối, khối lăng trụ, khối chóp; Cho học viên quan sát hình lăng trụ, hình chóp, sau đó đưa ra nhận xét về sự khác nhau, giống nhau giữa khối lăng trụ với hình lăng trụ, khối chóp với hình chóp; Quan sát; Khối lăng trụ và khối chóp thì “đặc” còn hình lăng trụ và hình chóp thì “rỗng”; Chúng có mặt ngoài giống nhau. Điểm trong của khối lăng trụ thuộc về khối lăng trụ, điểm trong hình lăng trụ thuộc về không gian. II. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN VÀ KHỐI ĐA DIỆN 1. Khái niệm về hình đa diện Cho học viên quan sát hình 1.4 (5); Y/c học viên nhận xét: hình được tạo thành từ bao nhiêu mặt phẳng (đa giác)? Dựa vào hình, giáo viên chỉ ra những tính chất được sgk nêu ra: Chỉ ra trên hình đỉnh, cạnh, mặt của đa diện. Đa diện là hình có hữu hạn các đa giác thỏa mãn tính chất Sgk; Học viên đếm và trả lời. Những hình trên là những hình đa diện vì chúng được tạo bởi các mặt là các đa giác. Tính chất (sgk (6)) 2. Khái niệm về khối đa diện Cho học viên quan sát khối đa diện được tạo ra từ phần mềm Cabri 3D; khối đa diện là đặc; từ đó Y/c cầu học viên nhận xét như thế nào là khối đa diện; Giáo viên chỉ ra trên hình điểm trong, điểm ngoài, miền trong, miền ngoài của khối đa diện; Tính chất một đường thẳng ngoài đa diện; Khái niệm khối đa diện (sgk (6)) Hoạt động Giải thích vì sao hình 1.8 không là những khối đa diện; Y/c Dựa vào hình đa diện, chỉ ra đỉnh, cạnh, mặt của khối đa diện; a) không có miền trong, miền ngoài, không có sự giới hạn không gian. b) như trên. c) Một cạnh chung của 4 mặt. Học viên thực hiện theo yêu cầu. Tiết 2 III. HAI ĐA DIỆN BẰNG NHAU 1. Phép dời hình trong không gian Phép dời hình, biến hình trong không gian tương như trong mặt phẳng; Dùng phần mềm thể hiện phép tịnh tiến, đối xứng qua mặt phẳng, đối xứng tâm O, đối xứng qua đường thẳng. Học viên quan sát và tiếp thu; 2. Hai hình bằng nhau Thể hiện một phép dời hình gồm 2 phép dời hình trong không gian; Y/c nhận xét về hình dạng, độ lớn của hình, kết luận gì? Học viên quan sát; Hai hình đồng dạng, có cùng độ lớn, bằng nhau. KL: Hai hình bằng nhau. IV. PHÂN CHIA VÀ LẮP GÉP CÁC KHỐI ĐA DIỆN Giáo viên thể hiện phân chia và lắp gép khối đa diện bằng phần mềm hỗ trợ; Học viên quan sát và tiếp thu; 4. Củng cố: - Kiến thức về đa diện và khối đa diện, so sánh được chúng, nắm các phép dời hình. 5. Dặn dò: - Học viên về làm bài tập 1, 2, 3 (12) - Đọc trước bài số 2 phần đại số và giải tích. Duyệt của Giám đốc

File đính kèm:

  • docHH t4.doc
Giáo án liên quan