Giáo án lớp 2 tuần 13 đến 15

Toán

LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU:

1. Củng cố phép trừ có nhớ dạng 14 - 8; 34 - 8; áp dụng giải các bài toán có liên quan.

2. Kĩ năng thực hành.

3. Giáo dục lòng say mê học toán.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Bảng phụ chép nội dung bài tập.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 13 đến 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2007 Toán Luyện tập A. Mục tiêu: 1. Củng cố phép trừ có nhớ dạng 14 - 8; 34 - 8; áp dụng giải các bài toán có liên quan. 2. Kĩ năng thực hành. 3. Giáo dục lòng say mê học toán. B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ chép nội dung bài tập. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng tính và nêu cách thực hiện. - Nhận xét, cho điểm. - Lớp làm bảng con - HS 1: 54 - 9. - HS 2: 44 - 7 II. Bài mới: 64 9 44 5 34 8 34 6 14 8 14 7 14 6 14 5 Bài 1: Tính: - Lầm bảng con. - 4 HS lên bảng làm Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu: 34 - 7 ; 54 - 6 ; 74 - 9 44 - 8 ; 64 - 5 ; 84 - 8 - Làm bảng con. - 2 HS lên bảng làm. Bài 3: Em có 34 nhãn vở, em đã dùng hết 7 nhãn vở. Hỏi em còn lại bao nhiêu nhãn vở? - Đọc đề, phân tích bài toán. - Tự tòm tắt. - Nhận dạng bài toán. Bài 4: Chị hái được 44 bông hoa, em hái được ít hơn chị 9 bông hoa. Hỏi em hái được bao nhiêu bông hoa? - Làm vở. 64 8 Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Kết quả của phép tính trên là: A: 46 C: 36 B: 56 D: 58 - Làm miệng III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nghĩ 5 phép trừ có nhớ dạng 14 - 8 và tìm kết quả. Tự học 1. Kể chuyện: - 3 nhóm thi kể chuyện theo vai. - Bình chọn nhóm kể hay nhất. 2. Toán: - Gv hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở bài tập. - Nhiều HS đọc chữa bài. 3. Chính tả: - HS hoàn thành bài tập 2/b trong vở BT. - 2-3 HS đọc chữa bài. 4. TN-XH: - HS tự hoàn thành bài tập trong vở BT. - Mỗi bài tập 2 HS đọc chữa bài. Hoạt động tập thể Sinh hoạt sao, Đội A. Mục tiêu: 1. Kiểm điểm lại hoạt động của các sao trong tuần. 2. Đề ra phương hướng hoạt động B. Nội dung: 1. Kiểm điểm hoạt động của các sao trong tuần: - Yêu cầu từng sao trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của sao mình trong tuần qua. - Các sao khác nghe, nhận xét, bổ sung. - Lớp trưởng nhận xét chung - GV nhận xét. - Bình chọn sao xuất sắc - Tuyên dương 2. Đề ra phương hướng hoạt động: - Thực hiện tốt những qui định do Đội đề ra. - Học thuộc các bài múa, hát tập thể, thể dục bắt buộc. Thứ ba, ngày 04 tháng 12 năm 2007 Tập đọc Quà của bố. A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc, đọc - hiểu. 2. Hiểu nghĩa các từ mới: thúng câu, cà cuống, niềng niễng, cá sộp, xập xành, muỗm, mốc thếch. - Hiểu nội dung bài. 3. Tình cảm yêu thương của bố dành cho các con. B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK c. các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: "Bông hoa Niềm Vui" + TLCH - Nhận xét, cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a, Đọc mẫu. - theo dõi b, Đọc từng câu - nối tiếp nhau đọc, phát hiện tiếng, từ khó, nhấn giọng. c, Đọc đoạn. - nối tiếp nhau đọc, phát hiện giọng đọc. d, Thi đọc giữa các nhóm. - 2-3 nhóm thi đọc 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - 1 HS đọc đoạn 1 - Câu hỏi 1: - 2 HS trả lời + ? Vì sao có thể gọi là "một thế giới dưới nước"? - HS tự trả lời. - Câu hỏi 2. - Đọc đoạn 2 + TLCH + ? Vì sao có thể gọi đó là "một thế giới mặt đất"? - Câu hỏi 3. - 2 HS trả lời 4. Luyện đọc lại : - HS thi đọc lại 5. Củng cố - dặn dò: + ? Bài văn cho ta thấy điều gì? - 2-3 HS phát biểu - Củng cố bài. - Nhận xét tiết học. Thủ công Gấp, cắt, dán hình tròn (Tiết 1) A. Mục tiêu: 1. Gấp, cắt, dán được hình tròn. 2. Rèn kĩ năng gấp, cắt, dán hình tròn. 3. HS có hứng thú với giờ học thủ công. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: + Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông + Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn. - GV và HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, chì, thước; (giấy nháp) C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - Giới thiệu hình mẫu - quan sát - Kẻ các đoạn thẳng OP (bán kính), MN (đường kính). - Quan sát, so sánh độ dài các đoạn thẳng OP, ON, OM và MN với cạnh của hình vuông. II. Hướng dẫn mẫu: - quan sát - Bước 1: Gấp hình - Bước 2: Cắt hình tròn. - Bước 3: Dán hình tròn - Treo qui trình - 1 HS nhắc lại + thao tác. - Thực hành trên giấy nháp - Theo dõi, uốn nắn, HD những HS còn lúng túng. D. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về thực hành lại cho đẹp. Toán Bài 63: 54 - 18 A. Mục tiêu: 1. Biết thực hiện phép trừ (có nhớ), số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 4; số trừ là số có hai chữ số. 2. Rèn kĩ năng thực hành, vẽ hình. 3. Giáo dục HS lòng say mê học toán. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. GV tổ chức cho HS tìm ra cách thực hiện phép trừ dạng 54 - 18. - Nêu bài toán - Nghe, nhắc lại, phân tích đề - Hình thành phép trừ 54 - 18. - Ghi bảng phép trừ 54 - 18 = ... - Tự tìm kết quả - Đặt tính - 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào bảng con. - 2-3 HS nhắc lại cách trừ. 2. Thực hành: Bài 1: Tính - HS làm bảng con - 4 HS lên bảng làm. Bài 2: Đặt tính rồi tình hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: - Làm bảng con - 3 HS lên bảng làm. Bài 3: - 2 HS đọc đề. - Phân tích đề toán - 1 HS lên tóm tắt - Làm vở. Bài 4: Vẽ hình theo mẫu. - Làm vở bài tập. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về ôn lại các bảng trừ đã học. Luyện từ và câu Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu ai làm gì? A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đặt câu kiểu: Ai làm gì? 2. Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình). 3. Giáo dục HS ý thức dùng từ đúng, nói viết thành câu. b. đồ dùng dạy - học chủ yếu: - GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, 3. - HS: Vở bài tập, giấy nháp. c. các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ - 2 HS làm miệng lại BT 1, 3. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. HD làm bài tập: - Bài tập 1: (miệng) Hãy kể tên những việc làm ở nhà giúp mẹ. - 1HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. - Làm vở bài tập. - Nhiều HS nêu miệng. + Tiểu kết bài 1. - Bài tập 2: (miệng) - 2 HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. + Treo bảng phụ - Làm vở bài tập. - 1 HS lên chữa bài. + Nhận xét, cho điểm. - Bài tập 3: (viết) Treo bảng phụ - 2 HS đọc đề, xác định yêu cầu + HD học sinh phân tích mẫu - Làm vở bài tập. + Chấm nào, nhận xét 1 HS lên chữa bài. + Hướng dẫn HS nhận xét, cho điểm. + Tiểu kết bài 3. 3. Củng cố - dặn dò: - GV cùng HS củng cố nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Về tìm thêm các từ chỉ công việc gia đình. Chiều: Âm nhạc Đồng chí Yến dạy Mĩ thuật Đồng chí Hoán dạy Thể dục Đồng chí Đoàn dạy Sáng: Tiếng Việt* Luyện đọc: Há miệng chờ sung a. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc, đọc - hiểu: 2. Hiểu nghĩa các từ mới: mồ côi cha mẹ, chàng. - Hiểu sự khôi hài của truyện: kẻ lười nhác lại chê người khác lười. - Hiểu ý nghĩa truyện. 3. Hướng dẫn HS phải chăm chỉ làm việc. b. đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ trong SGK. c. các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài: "Quà của bố" - 2 HS đọc + TLCH 1,2 - Nhận xét, cho điểm II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc. a, Đọc mẫu - Theo dõi, đọc thầm b, Đọc từng câu - nối tiếp nhau đọc, phát hiện từ khó, từ cần nhấn giọng, ngắt giọng. c, Đọc đoạn - nối tiếp nhau đọc đoạn, phát hiện giọng đọc. d, Thi đọc giữa các nhóm - 2 nhóm thi đọc đ, Đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài - 1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm + ? Vì sao người ta gọi anh là chàng lười? - 2 HS trả lời. - Câu hỏi 1. - 2 HS trả lời. + ? Sung có rụng trúng vào mồm anh ta không? - 1 HS trả lời. - Đọc thầm đoạn 2 - Câu hỏi 2. - 2 HS nêu - Câu hỏi 3: - 2 HS trả lời. + ? Chàng lười phản ứng ra sao? - 2 HS trả lời. - Câu hỏi 4: - 3-4 HS nêu ý kiến 4. Luyện đọc lại - Thi đọc theo vai. III. Củng cố - dặn dò: + ? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Dặn HS về nhà đọc lại bài. Thể dục Đồng chí Đoàn dạy Toán Tiết 64: luyện tập. a. mục tiêu: 1. Củng cố về: - Phép trừ có nhớ dạng: 14 - 8 ; 34 - 8 ; 54 - 18. - Tìm số hạng chưa biết trong một tổng; số bị trừ chưa biết. - Giải bài toán có lời văn bằng phép tính trừ. - Biểu tượng về hình vuông. 2. Rèn kĩ năng tính nhẩm, tính viết. 3. Hướng dẫn HS lòng say mê học toán. b. các hoạt động dạy - học chủ yếu: - Bài 1: Tính nhẩm - Làm SGK, nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính - Đổi vở kiểm tra kết quả. - Bài 2: Đặt tính rồi tính - 1 HS đọc dề, nêu cách làm. - Làm bảng con - 3 HS lên bảng làm bài, nêu cách đặt tính và thực hiện phép tinh: 84 - 47; 30 - 6 ; 60 - 12. - Bài 3: Tìm x - Gọi tên thành phần, kết quả của từng phép tính, nêu cách tìm thành phần chưa biết. - Làm vở. - Bài 4: - Đọc đề, phân tích đề - Tóm tắt - Xác định dạng toán - Làm vở. - Bài 5: - Làm vở bài tập c. củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 54 - 18. - Nhận xét tiết học. Tập viết Chữ hoa: L A. Mục tiêu: 1. Nắm được cấu tạo, viết đúng, đẹp chữ hoa: L - Biết viết ứng dụng. 2. Rèn kĩ năng viết. 3. Giáo dục học sinh ý thức giữ VSCĐ. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Chữ mẫu, bảng phụ viết ứng dụng. - HS: Bảng, phấn, vở Tập viết. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS viết chữ K, Kề - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD viết chữ hoa - Giới thiệu chữ mẫu - Quan sát, nhận xét cấu tạo - Nói cách viết - Viết mẫu + HD cách viết: L - quan sát - Viết bóng - Viết bảng con 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: - Treo bảng phụ - Đọc câu ứng dụng - Nêu ý nghĩa câu ứng dụng. - Nhận xét khoảng cách, độ cao các chữ ... - Viết mẫu + HS cách viết Lá - quan sát. - Viết bảng con. 4. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết: - Nêu yêu cầu viết - Viết vở 5. Chấm, chữa bài 6. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tập viết thêm cho đẹp. Chiều: Thủ công Gấp, cắt, dán trình bài một (hoặc nhiều) hình tròn. A. Mục tiêu: 1. Biết gấp, cắt, dán hình tròn thành thạo, đẹp. 2. Rèn kĩ năng gấp, cắt, trang trí. 3. HS có hứng thú với giờ thủ công. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: + Một số mẫu trang trí từ hình tròn. + Qui trình gấp, cắt, dán hình tròn. - HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, ... C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên nói lại cách gấp, cắt hình tròn và thao tác lại. - 1 HS lên trình bày II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. HS thực hành: - Tự gấp, cắt hình tròn. - Trình bãy hình tròn theo ý thích của mình để tạo ra sản phẩm. - Theo dõi, HD thêm - Trưng bày sản phẩm. 3. Nhận xét, đánh giá: - Đánh giá từng sản phẩm của học sinh theo nhóm. - Bình chọn sản phẩm đẹp 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập. - Dặn HS giờ học sau mang giấy thủ công, keo, hồ dán. Tiếng Việt + Luyện viết chữ hoa: L A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng viết. 2. Luyện viết phần tự chọn. 3. Giáo dục HS ý thức quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Chữ mẫu. - HS: Bảng, phấn, vở Tiếng Việt. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu viết chữ: K, Kề - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. - Nhận xét, cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn viết chữ hoa: - Giới thiệu chữ mẫu - Quan sát , nhận xét cấu tạo. - Nêu cách viết. - Viết mẫu + HD cách viết L - quan sát. - Viết bảng con. 3. HD viết chữ, cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Đọc + giải thích - Nhận xét độ cao, khoảng cách các chữ - Viết mẫu + HD cách viết Lá - quan sát. - Viết bảng con. Lá lành đùm lá rách. 4. Viết vở. - Nêu yêu cầu viết - Viết bài - Theo dõi, uốn nắn. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về luyện viết cho đẹp. Tự học 1. Tập đọc: - 3-4 nhóm thi đọc theo vai. - Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất. 2. Toán: - Giáo viên HD học sinh hoàn thành bài tậo còn lại trong vở bài tập. - Đọc chữa từng bài. 3. Tập viết: - HS hoàn thành phần luyện viết ở nhà. Sáng Thứ sáu, ngày tháng năm 2006 Tập làm văn Kể về gia đình A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 2. Biết cách giới thiệu về gia đình. - Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt. - Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn (3 - 5 câu) kể về gia đình. 3. Hướng dẫn HS ý thức dùng từ đúng, đặt câu đúng. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ chép sẵn gợi ý bài tập 1. - HS: vở bài tập. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài tập 2 - 2 cặp lên bảng. - Nhận xét, cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Bài 1: Kể về gia đình em. - Đọc đề, xác định yêu cầu. + Hướng dẫn HS tìm hiểu đề + Lưu ý: Kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải TLCH - Làm nháp. - Nhiều HS kể về gia đình mình. + Theo dõi, chỉnh sửa cho từng HS. - Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu - Làm vở bài tập - 5-7 HS đọc bài, lớp nhận xét, góp ý. + Nhận xét, chỉnh sửa, cho điểm. + Thu vở BT chấm. III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà sửa bài 2, viết lại vào vở. Toán Tiết 65: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số A. Mục tiêu: 1. Biết cách thực hiện phép trừ dạng 15,16,17,18 trừ đi một số. - Lập và học thuộc lòng các công thức 15,16,17,18 trừ đi một số. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. 2. Rèn kĩ năng thực hành. 3. Giáo dục học sinh say mê toán học. B. Đồ dùng dạy - học: - Que tính. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài mới: a, 15 trừ đi một số: - Bước 1: 15 - 6 + Nêu bài toán + Nêu câu hỏi - Nghe và phân tích đề toán - trả lời, nêu phép tính. - Bước 2: Tìm kết quả - Thao tác trên que tính tìm kết quả. - Nêu cách bớt. - Lập bảng công thức 15 trừ đi một số. - Đọc đồng thanh bảng trừ. b, 16,17,18 trừ đi một số: Tiến hành tương tự. - Đọc bài và ghi nhớ các công thức 15,16,17,18 trừ đi một số. 3. Thực hành: - Bài 1: Tính - Làm SGK - Nối tiếp nhau đọc kết quả. - Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu + Tổ chức dưới dạng trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay. + Nêu cách chơi. - Thi nối nhanh giữa các nhóm. 4. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại các bảng công thức trên. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học thuộc các công thức trên. Chính tả (N-V). Quà của bố Phân biệt iê/ yê; dấu hỏi/ dấu ngã. A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nghe, viết. 2. Nghe và viết đúng đoạn 1 trong bài: "Quà của bố". - Làm đúng các bài tập chính tả. 3. Giáo dục HS có ý thức giữ gì VSCĐ. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, bài tập 3/b. - HS: Vở BT. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Đọc: yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rỗi, nói dối. - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con - Nhận xét, cho điểm II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HD viết chính tả: - Đọc mẫu - 1-2 HS đọc lại + ? Quà của bố đi câu về có những gì? - 2 HS trả lời. - 2 HS tìm, đọc từ khó. - Luyện viết chữ khó. - Nêu câu hỏi. - NX về cách trình bày. + ? Nêu tác dụng của dấu hai chấm? (dùng để liệt kê ...) - Đọc chính tả. - Viết bài. - Đọc soát lỗi. - Soát lỗi. - Chấm bài, NX. 3. HD làm bài tập chính tả: - Bài 2: Điền vào chỗ trống iê hay yê? - 1 HS đọc yêu cầu. - Làm VBT, 2 HS lên bảng làm. - Chữa bài. + Yêu cầu cả lớp đọc lại. - Bài 3/b: Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? - 1 HS đọc yêu cầu. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT - Chữa bài. III. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp. A. Mục tiêu: - Kiểm điểm lại hoạt động của cả lớp trong tuần. - Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần sau. B. Nội dung: 1. Kiểm điểm hoạt động trong tuần: - Từng tổ trưởng lên kiểm điểm hoạt động của tổ mình trong tuần qua. - Lớp trưởng lên nhận xét chung hoạt động của cả lớp. - GV bổ sung thêm những chi tiết cần thiết: + Khen ngợi những học sinh học tiến bộ, chữ viết đẹp hơn. + Nhắc nhở những HS chưa cố gắng. + Yêu cầu xếp hành cần nhanh nhẹn hơn. 2. Đề ra phương hướng tuần sau: - Học tập gương anh bộ đội cụ Hồ. - Thi đua học tập tốt, tác phong nhanh nhẹn chào mừng ngày 22/12. - Khắc phục tồn tại trong tuần. - Học thuộc bài thể dục và múa. Chiều: Tiếng Việt Ôn: Tập làm văn A. Mục tiêu: 1. Biết nói câu an ủi, câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác. - Nói và viết được 4-5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp. - Viết được đoạn văn ngắn kể về gia đình. 2. Rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 3. Giáo dục HS khi nói năng, gọi điện phải thể hiện thái động lịch sự, lễ phép. Biết quan tâm đến người khác. B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi một số tình huống. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài. 2. HD làm bài tập: - Bài 1: Bố (mẹ) em bị mệt. Em hãy nói với bố (hoặc mẹ) 2,3 câu để tỏ rõ sự quan tâm của mình - Nhiều HS nối tiếp câu của mình. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - Bài 2: Hãy nói lời an ủi của em với bạn a, Khi quà tặng của bạn bị hỏng. b, Khi quyển truyện của bạn bị rách. c, Khi cái bút của bạn bị mất. - Đọc đề, xác định yêu cầu. - Thực hành tương tự bài 1. - Tổng kết ý kiến. - Bài 3: Viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo nội dung sau: - Đọc đề, xác định yêu cầu. - Viết bài. a, Bạn em gọi điện cho em, mời em đến dự sinh nhật bạn. Em đồng ý. - Thực hành theo cặp. - NX, bổ sung b, Bạn em gọi điện cho em, rủ em đến thăm cô giáo bị ốm. Em đồng ý và hẹn ngày, giờ cùng đi. - Bài 4: Viết một đoạn văn ngẵn (4-5 câu) kể về gia đình em. - Viết bài. - 5-7 HS đọc bài. + NX, cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò: - NX tiết học. - Nhắc HS cần ghi nhớ những điều đã học khi gọi điện thoại. Tự học. 1. Tập làm văn: - HS hoàn thành bài tập còn lại trong VBT. - Mỗi bài 2-3 HS chữa bài. 2. Toán: - GV hướng dẫn HS hoàn thành VBT. 3. Chính tả: - HS hoàn thành BT2/a VBT. Toán + Luyện tập. A. Mục tiêu: 1. Củng cố về cộng, trừ có nhớ, tìm SBT, số hạng chưa biết. 2. Rèn kĩ năng thực hành. 3. Giáo dục HS ý thức say mê học toán. B. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 94 59 84 56 74 48 64 25 54 37 44 29 34 16 24 5 Bài 1: Tính: - Lầm bảng con. - 4 HS lên bảng làm, nói cách trừ. Bài 2: Tìm x: x + 15 = 64; x - 12 = 49 28 + x = 52; x - 8 = 65 - Gọi tên các thành phần và nêu cách tìm. - Làm vở. Bài 3: Mảnh vải trắng dài 24m. Mảnh vải xanh ngắn hơn mảnh vải trắng 8m. Hỏi mảnh vải xanh dài bao nhiêu mét? - Đọc đề. - Tóm tắt. - Xác định toán. - Làm vở. Bài 4: Vẽ 1 hình tam giác, một hình vuông và gọi tên các hình. D. Củng cố - dặn dò: - Củng cố bài. - Nhận xét tiết học. Tuần 14: Sáng: Thứ hai, ngày tháng năm 2006 Chào cờ Tập đọc Câu chuyện bó đũa. A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc, đọc - hiểu. 2. Hiểu nghĩa các từ mới: va chạm, dâu, rể, đùm bọc, đoàn kết, chia lẻ, hợp lại. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. 3. Giáo dục học sinh: anh em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau. B. Đồ dùng dạy - học chủ yếu: - Một bó đũa. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Tiết 1: I. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng. - KT bài: "Bông hoa Niềm Vui" - HS 1: đọc đoạn 1,2+TLCH 1,2. - HS 2: đọc đoạn 3,4+TLCH 3,4. - NX, cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a, Đọc mẫu. - theo dõi - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. b, Đọc từng câu. - nối tiếp nhau đọc, phát hiện tiếng, từ khó, nhấn giọng, ngắt giọng. c, Đọc từng đoạn. - Nối tiếp nhau đọc. d, Đọc cả bài. - 3 HS nối tóp nhau đọc từng đoạn của bài. e, Đọc đồng thanh. Tiết 2: 3. Tìm hiểu bài + giải nghĩa từ mới. - 1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm. - Câu hỏi 1: - 2 HS trả lời. + ? Các con của ông cụ có yêu thương nhau không? Từ ngữ nào cho em thấy điều đó? - 2 HS trả lời. - Đọc thầm đoạn 2. + ? Người cha đã bảo các con mình làm gì? - 2 HS trả lời. - Câu hỏi 2: - 2 HS trả lời - Câu hỏi 3: - 1-2 HS trả lời - Đọc thầm đoạn 3 - Câu hỏi 4, 5. - HS trả lời 4. Thi đọc truyện - 3-4 nhóm thi đọc theo vai - Yêu cầu học sinh phát hiện giọng đọc. - NX, cho điểm. III. Củng cố - dặn dò: - Tổng kết bài. - NX giờ học. Toán Tiết 66: 55-8; 56-7; 37-8; 68-9 A. Mục tiêu: 1. Biết cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng: 55-8; 56-7; 37-8; 68-9. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. - Củng cố cách tìm số hạng trong một tổng. - Củng cố cách vẽ hình theo mẫu. 2. Rèn kĩ năng thực hành. 3. Giáo dục lòng say mê toán học. B. Các học động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: - HS1: Đặt tính và tính: 15-8; 16-7; 17-9; 18-9 - HS2: Tính nhẩm: 16-8-4; 15-7-3; 18-9-5 - Nhận xét, cho điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phép trừ 55-8 - Nêu bài toán - Nghe và phân tích đề toán - Nêu phép tính. - Yêu cầu HS lên thực hiện tính trừ, nêu cách đặt tính. - Đặt tính vào bảng con. - Nhiều HS nhắc lại cách làm. 3. Phép tính: 56-7; 37-8; 68-9. - Thực hành tương tự. 4. Luyện tập: - Bài 1: Tính - Làm VBT - 3 HS lên bảng thực hiện 3 phép tính: 45-9; 96-9; 97-9. - NX bài của bạn. - Bài 2: Tìm x: - 1 HS đọc đề - Nêu cách tìm số hạng chưa biết. - Làm vở. - Bài 3: Vẽ hình theo mẫu. - Quan sát và nhận xét hình mẫu về các hình, gọi từng hình. - Tự vẽ, đổi vở kiểm tra kết quả. III. Củng cố - dặn dò: +? Khi đặt tính theo cột dọc ta phải chú ý điều gì? Nêu cách tính. - Tổng kết giờ học. Chiều: Tiếng Việt Ôn bài: Câu chuyện bó đũa. A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc. 2. Luyện đọc nâng cao. 3. Giáo dục HS: anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc nhau. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - KT bài: "câu chuyện bó đũa". - Nhận xét, cho điểm. - 3 HS nói tiếp nhau đọc + TLCH. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc. a, Đọc mẫu: - 2 HS đọc cả bài. b, Đọc đoạn. - nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn. c, Đọc cả bài. - 4-5HS đọc. - Bình chọn cá nhân đọc tốt. d, Thi đọc giữa các nhóm - 4 nhóm thi đọc theo vai. - Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay. 3. Tìm hiểu bài: - HD học sinh tìm hiểu các câu hỏi trong SGK III. Củng cố - dặn dò: +? Nêu ý nghĩa bài tập đọc? - Liên hệ thực tế. Đạo đức Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (tiết 1) A. Mục tiêu: 1. Biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Biết vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 2. Thực hiện một số công việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 3. Đồng tình với việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Không đồng tình, ủng hộ với những việc làm ảnh hưởng xấu đến trường lớp. II. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu câu hỏi cho hoạt động 1. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1: Tham qian trường lớp học. - Dẫn HS tham quan sân trường, vườn trường, quan sat lớp học. - Đi tham quan theo HD. - Phát phiếu học tập. - Làm phiếu HT, đại diện cá nhân trình bày ý kiến. - Tổng kết và kết luận. 2. Hoạt động 2: Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. - Thảo luận nhóm. - Lần lượt các thành viêc trong nhó ghi ý kiến của mình vào giấy. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Trao đổi, NX, bổ sung giữa các nhóm. - Kết luận. 3. Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh trường lớp. - Tổ chức cho HS: nhặt rác, kê lại bàn ghế ngay ngắn, ... - Thực hành 4. Củng cố - dặn dò: - NX tiết học. - Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học. Tự học 1. Tập đọc: - 2-3 nhóm đọc theo vai + TLCH. 2. Toán: - GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập trong VBT. - HS đọc chữa bài. 3. Đạo đức: - HS làm bài tập trong VBT. Sáng Thứ ba, ngày tháng năm 2006 Kể chuyện Câu chuyện bó đũa. A. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng quan sát, nghe, nói. 2. Nhìn tranh minh hoạ và gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: "Câu chuyện bó đũa". - Biết kể chuyện tự nhiên, sáng tạo, biết NX lời kể của bạn. 3. Giáo dục HS phải biết thương yêu, nhường nhịn nhau. B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ trong SGK. - 1 bó đũa, 1 túi đựng tiền như trong truyện . C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 4 HS lên bảng - Nối tiếp nhau kể chuyện: "Bông hoa Niềm Vui". - NX, cho điểm. II. Bài mới: 1. HD kể từng đoạn truyện. - Treo tranh (nếu có) - 1 HS nêu yêu cầu 1. - Quan sát tranh vẽ, nêu nội dung từng tranh. - Kể trong nhóm. - Yêu cầu kể theo từng tranh. - Kể trước lớp - Theo dõi, NX. 2. Kể lại nội dung cả câu chuyện - 1 HS đọc yêu cầu 2. - Nêu thêm yêu cầu kể. - Lần 1: GV kể cùng HS - Nhận vai, kể chuyện - Lần 2: HS tự đóng kịch - 3-4 nhóm đóng vai kể. - NX sau mỗi lần kể. III. Củng cố - dặn dò: - Tổng kết chung giờ học. - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Tiết 67: 65-38; 46-17; 57-28; 78-29 A. Mục tiêu: 1. Biết cách thực hiện phép tính trừ có nhớ dạng: 65-38; 46-17; 57-28; 78-29. - áp dụng để giải các bài toán có liên quan. - Củng cố giải bài toán có lời văn (bài toán về ít hơn). 2. Rèn kĩ năng thực hành. 3. Học sinh say mê học toán. B. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 13 15.doc