Giáo án Lớp 2 tuần 20 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu

TUẦN:20 Môn: Tập đọc

Tiết: 58,59 Bài: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

I/ Mục đích yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4).HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.

- Những kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài cho HS:

• Giao tiếp: ứng xử văn hóa

• Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề

• Kiên định

- Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 tuần 20 - Trường Tiểu học Lê Minh Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 20 Thứ / ngày Môn Tên bài dạy THỨ HAI Chào cờ   7.1.2013 Tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió(Tiết 1)   Tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió(Tiết 2)   Toán Bảng nhân 3 Chính tả Nghe - viết: Gió Tự học Luyện đọc lại: Ông Mạnh thắng Thần Gió   HĐNG Giáo dục vệ sinh răng miệng THỨ BA Tập đọc Mùa xuân đến 8.1.2013 Toán Luyện tập Ôn Tiếng Việt Đọc thêm: Mùa nước nổi THỨ TƯ LT-C Từ ngữ về thời tiết.Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than. 9.1.2013 Toán Bảng nhân 4 Kể chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió Ôn Toán Bảng nhân 3 Tự học Ôn bảng nhân 3,4. THỨ NĂM Chính tả Nghe - viết: Mưa bóng mây 10.1.2013 Toán Luyện tập   Ôn Toán Bảng nhân 4 THỨ SÁU Tập làm văn Tả ngắn về bốn mùa 11.1.2013 Toán Bảng nhân 5   Ôn Tiếng Việt TLV: Tả ngắn về 4 mùa   SHL   Thứ hai, ngày 7 .1. 2013 CHÀO CỜ SINH HOẠT DƯỚI CỜ ĐẦU TUẦN TUẦN:20 Môn: Tập đọc Tiết: 58,59 Bài: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I/ Mục đích yêu cầu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4).HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5. - Những kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài cho HS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa Ra quyết định: ứng phó, giải quyết vấn đề Kiên định - Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: * GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc(SGK) - Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: * Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong bài: Trình by ý kiến c nhn. Thảo luận cặp đôi – chia sẻ III/ Hoạt động chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS TIẾT 1 Ổn định lớp: Hát Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước học bài bì ? …Thư Trung thu. - GV gọi HS đọc bài và hỏi. - HS đọc và trả lời câu hỏi. - Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ? …Ai yêu nhi đồng bằng …xinh xinh. - Bác khuyên các em làm những gì ? …cố gắng thi đua học hành … là cháu ngoan của Bác. - Nội dung bài thơ nói lên điều gì ? … - Nhận xét. 3.Bài mới: a. Giới thiệu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học bài “Ong Mạnh thắng Thần Gió”, để biết tại sao người bình thường như ông Mạnh lại có thể thắng Thần Gió, một vị thần có sức mạnh như vậy. Ghi tựa. - HS nhắc. b. Luyện đọc - GV đọc bài và tóm tắt nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên, nhưng con người cũng cần “kết bạn” với thiên nhiên, sống hoà thuận với thiên nhiên. - HS chú ý lắng nghe và đọc thầm. * Xác định số câu trong bài. YCHS đọc nối tiếp câu theo hàng ngang - 22câu. HS đọc nối tiếp từng câu trong bài + Luyện đọc từ khó : - CN luyện đọc * Xác định số đoạn trong bài 5 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến hoành hành. + Đoạn 2: Một hôm đến ngạo nghễ. + Đoạn 3: Từ đó đến làm tường. + Đoạn 4: Ngôi nhà đến xô đổ ngôi nhà. + Đoạn 5: Phần cịn lại. + HD đọc 1 số câu dài : - Ong vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà. - CN đọc - Cuối cùng/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.// R rng đêm qua Thần Gió đ giận dữ,/ lồng lộn/ mà không thể xô đổ ngôi nhà.// Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.// + Cho HS đọc từng đoạn theo hàng dọc. - CN đọc lần lượt từng đoạn * Đọc từng đoạn trong nhóm 5. - HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn trong nhóm 5, nhóm trưởng điều khiển. * Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc. Lớp nhận xét và bình chọn người đọc hay. - GV nhận xét – Tuyên dương. * Đọc đồng thanh - Đọc ĐT đoạn 3 + YCHS đọc chú giải SGK 1HS đọc chú giải SGK TIẾT 2 c.Hướng dẫn tìm hiểu bài - Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? …xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận Thần Gió còn cười ngạo nghễ, chọc tức ông. - Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió ? …ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả 3 lần nhà đều bị quật đổ nên ông quyết định xây nhà thật vững chi. Ơng đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường. - Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? …hình ảnh cây cối xung quanh ngã rạp trong khi nhà vẫn đứng vững. Điều đó chứng tỏ Thần Gió đ giận dữ, lồng lộn muốn tn phá ngôi nhà nhưng Thần bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà vì nĩ được dựng rất vững chi. - Ong Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ? …khi Thần Gió đến nhà ông Mạnh với vẻ ăn năn, ông đã an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người thế nào? YC HS phát biểu ý kiến c nhn …là người nhân hậu, biết tha thứ; là người khôn ngoan, biết sống thân thiện với thiên nhiên - Ong Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ? (Thảo luận nhóm đôi - YC HS khá giỏi trả lời ) …Ong Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. - Qua câu chuyện này muốn nói lên điều gì ? – YC HS phát biểu ý kiến c nhn - Con người chiến thắng thiên nhiên nhưng cũng phải biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. d. Luyện đọc lại - GV tổ chức cho HS đọc bài theo vai ở đoạn 2 ( dẫn chuyện, ông Mạnh) và đoạn 4(dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió) - HS tự phân vai và đọc bài theo nhóm trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay 4.Củng cố : - Hôm nay học bài gì ? …Ông Mạnh thắng Thần Gió Để sống hoà thuận với thiên nhiên, các em phải làm gì ? YC HS phát biểu ý kiến c nhn …biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh – sạch – đẹp. 5. Dặn dò : - Về nhà đọc và tìm hiểu lại nội dung bài. Chuẩn bị bài sau: Mùa xuân đến. - Nhận xét tiết học. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN:20 Môn: Toán Tiết: 96 Bài: BẢNG NHÂN 3 I/ Mục đích yêu cầu: - Lập được bảng nhân 3 và nhớ được bảng nhân 3. - Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 3) - Biết đếm thêm 3. Làm được bài tập 1,2,3. II/ Chuẩn bị: * GV: - Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn ( như SGK ) - Kẻ sẵn nội dung bài tập 3. * HS: III/ Hoạt động chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định lớp: Hát Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước học bài gì ? …Luyện tập. - Làm bài tập vào bảng con 2 cm x 8 = 2 kg x 6 = 2 cm x 5 = 2 kg x 3 = - Chấm một số vở. Nhận xét. - HS tính vào bảng con. 2 cm x 8 = 16cm 2 kg x 6 = 12kg 2 cm x 5 = 10cm 2 kg x 3 = 6kg 3. Bài mới : a.Giới thiệu: Trong tiết toán này các em sẽ được học bảng nhân 3 và áp dụng bảng nhân này để giải các bài tập có liên quan. Ghi tựa . - HS nhắc. b.HD lập bảng nhân - GV gắn 1 tấm bìa có 3 hình tròn lên bảng và hỏi - HS quan sát và trả lời - Có mấy chấm tròn ? …có 3 chấm tròn. - Ba chấm tròn được lấy mấy lần ? …được lấy 1 lần. - Ba được lấy mấy lần ? …ba được lấy 1 lần. - GV nói và ghi lên bảng: 3 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 3 x 1 = 3 - HS đọc phép nhân: 3 nhân 1 bằng 3. - GV gắn 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi - HS quan sát thao tác của GV và trả lời câu hỏi. - Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn, vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần ? …3 chấm tròn được lấy 2 lần. - Vậy 3 được lấy mấy lần ?Viết như thế nào? …3 được lấy 2 lần. Viết: 3 x 2 = 3 + 3 = 6 - 3 nhân 2 bằng mấy ? …3 nhân 2 bằng 6. - GV nêu và ghi phép tính nhân lên bảng: 3 x 2 = 6 - HS đọc phép nhân: Ba nhân hai bằng sáu - GV hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như 2 trường hợp trên. Sau mỗi lần lập được phép tính mới GV ghi phép tính đó lên bảng để có bảng nhân 3 . - HS lập các phép tính 3 nhân với 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. - Khi đ lập đầy đủ GV giới thiệu: Đây là bảng nhân 3.Sau đó cho HS tự HTL bảng nhân 3. - Cả lớp đồng thanh bảng nhân 3. Sau đó tự HTL bảng nhân 3. - GV tổ chức cho HS thi đọc bảng nhân 3 (HTL ). - HS đọc. c.Luyện tập – thực hành + Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? …tính nhẩm. - GV cho HS chơi trị chơi Truyền điện - HS lần lượt đọc kết quả theo chỉ định của người chơi. - GV nhận xét, sửa sai 3 x 3 = 9 3 x 8 = 24 3 x 1 = 3 3 x 5 = 15 3 x 4 = 12 3 x 10 = 30 3 x 9 = 27 3 x 2 = 6 3 x 6 = 18 3 x 7 = 21 + Bài 2: - GV gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc. - Hỏi: Một nhóm có mấy HS ? …3 HS . - Có tất cả mấy nhóm ? …10 nhóm. - Để biết tất cả có bao nhiêu HS ta làm phép tính gì? …làm tính nhân : 3 x 10 - Gọi 1HS làm ở bảng – Lớp giải bài vào vở - 1HS làm ở bảng – Lớp giải bài vào vở Tóm tắt: 1 nhóm : 3 học sinh 10 nhóm :…học sinh? Bài giải Số học sinh có tất cả là 3 x 10 = 30(học sinh) Đáp số: 30học sinh + Bài 3: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? …đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống - GV gọi HS làm bài . - HS làm vào vở, rồi đọc kết quả, 1HS làm ở bảng 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 - GV tổ chức cho nhận xét. - Lớp nhận xét bài làm của bạn - GV chấm 1 số vở 4.Củng cố : - Hôm nay học toán bài gì ? …Bảng nhân 3. - GV cho HS thi đua đọc thuộc bảng nhân 3 . - HS thi đua đọc thuộc bảng nhân 3. 5. Dặn dò: - Về nhà HTL bảng nhân 3 và làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN:20 Môn: Chính tả(Nghe – viết) Tiết: 39 Bài: GIÓ I/ Mục đích yêu cầu: - Nghe và viết lại chính xác bài chính tả. - Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ. - Làm được bài tập 2 a. - GDBVMT: Gió cũng có những “tính cách” thật đáng yêu như con người. Chúng ta cần phải biết yêu quý môi trường thiên nhiên và bảo vệ môi trường thiên nhiên ngày càng thêm trong lành, sạch đẹp. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a. * HS: III/ Hoạt động chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước viết chính tả bài gì ? …Thư Trung thu. - YCHS viết các từ: nặng nề, lặng lẽ, vui vẻ, giã gạo. - HS viết bảng con - Chấm 5 vở. Nhận xét 3 .Bài mới: a.Giới thiệu: Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại bài thơ Gió của nhà thơ Ngô Văn Phú. Sau đó chúng ta làm các bài tập chính tả. Ghi tựa. - HS nhắc. b. Hướng dẫn viết chính tả - Gọi HS đọc bài thơ. - 3 HS lần lượt đọc bài thơ. - Hỏi: Bài thơ viết về ai ? …Bài thơ viết về gió. - Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ ? …gió thích chơi thân với mọi nhà , gió cù anh mèo mướp , gió rủ ong mật đến thăm hoa ….trèo bưởi lại trèo na. * GDBVMT: Gió cũng có những “tính cách” thật đáng yêu như con người. Chúng ta cần phải biết yêu quý môi trường thiên nhiên và bảo vệ môi trường thiên nhiên ngày càng thêm trong lành, sạch đẹp. - YCHS tìm các từ khó: gió, rất, rủ, ru, diều, khẽ, bổng, ngủ, quả, bưởi, rủ. - HS phân tích và viết các từ khó vào bảng con. - GV nhận xét . - Bài viết có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ có mấy câu thơ ? Mỗi câu có mấy chữ ? … bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ. - Vậy khi trình bày bài thơ, chúng ta phải chú ý đến điều gì ? …mỗi chữ cái đầu dịng thơ viết hoa; các dịng thơ đều thẳng hàng với nhau; viết hết 4 dịng thơ thì chừa 1 dịng kẻ. - GV đọc bài viết. YC 1HS đọc lại bài viết. - HS theo dõi và 1 HS đọc bài viết. - GV đọc bài cho HS viết. - HS viết bài. - GV đọc lại bài YC HS soát bài của mình. - HS soát bài của mình. - GV thu bài – Chấm. - Nhận xét . c. Hướng dẫn làm bài tập + Bài 2a: - GV yêu cầu HS đọc đề bài tập. - HS đọc: Điền vào chỗ trống: s hay x - Tổ chức cho làm bài tập. - Nhận xét . - HS làm bài tập vào vở.1HS làm ở bảng hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính, 4.Củng cố: - Hôm nay viết chính tả bài gì ? …Gió. 5. Dặn dò: - Về nhà viết và làm các bài tập cịn lại, chuẩn bị bài sau: Nghe – viết: Mưa bóng mây Lắng nghe ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN:20 Môn: Tự học Tiết: 39 Bài: LUYỆN ĐỌC LẠI: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ I/ Mục đích yêu cầu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên – nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4).HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5. - Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị: * GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc(SGK). Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: III/ Hoạt động chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Giới thiệu: . Ghi tựa. - HS nhắc. b. Luyện đọc - GV đọc bài và tóm tắt nội dung bài: - HS chú ý lắng nghe và đọc thầm. * Xác định số câu trong bài. YCHS đọc nối tiếp câu theo hàng ngang - 22câu. HS đọc nối tiếp từng câu trong bài + Luyện đọc từ khó : - CN luyện đọc * Xác định số đoạn trong bài 5 đoạn: (SGK) + Cho HS đọc từng đoạn theo hàng dọc. - CN đọc lần lượt từng đoạn * Đọc từng đoạn trong nhóm 5. - HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn trong nhóm 5, nhóm trưởng điều khiển. * Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc. Lớp nhận xét và bình chọn người đọc hay. - GV nhận xét – Tuyên dương. * Đọc đồng thanh - Đọc ĐT đoạn 3 + YCHS đọc chú giải SGK 1HS đọc chú giải SGK c.Hướng dẫn tìm hiểu bài - Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? …xô ông ngã lăn quay. Khi ông nổi giận Thần Gió còn cười ngạo nghễ, chọc tức ông. - Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió ? …ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả 3 lần nhà đều bị quật đổ nên ông quyết định xây nhà thật vững chi. Ơng đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường. - Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? …hình ảnh cây cối xung quanh ngã rạp trong khi nhà vẫn đứng vững. Điều đó chứng tỏ Thần Gió đ giận dữ, lồng lộn muốn tn ph ngơi nh nhưng Thần bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà vì nĩ được dựng rất vững chi. - Ong Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ? …khi Thần Gió đến nhà ông Mạnh với vẻ ăn năn, ông đã an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người thế nào? YC HS phát biểu ý kiến c nhn …là người nhân hậu, biết tha thứ; là người khôn ngoan, biết sống thân thiện với thiên nhiên - Ong Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ? (Thảo luận nhóm đôi - YC HS khá giỏi trả lời ) …Ong Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. - Qua câu chuyện này muốn nói lên điều gì ? – YC HS phát biểu ý kiến c nhn - Con người chiến thắng thiên nhiên nhưng cũng phải biết sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên. d. Luyện đọc lại - GV tổ chức cho HS đọc bài theo vai ở đoạn 2 ( dẫn chuyện, ông Mạnh) và đoạn 4(dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió) - HS tự phân vai và đọc bài theo nhóm trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay 4.Củng cố : - Hôm nay học bài gì ? …Ông Mạnh thắng Thần Gió Để sống hoà thuận với thiên nhiên, các em phải làm gì ? YC HS phát biểu ý kiến c nhn …biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh – sạch – đẹp. 5. Dặn dò : - Về nhà đọc và tìm hiểu lại nội dung bài. Chuẩn bị bài sau: - Nhận xét tiết học. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN:20 Môn: Hoạt động ngoài giờ Tiết: 20 Bài: Giáo dục vệ sinh răng miệng Giáo dục các em biết: Sau khi ăn, nếu không chải răng, thức ăn bám trên răng và nướu sẽ bị các vi khuẩn có trong miệng lên men tạo thành a xít làm tan r cơ cấu men, ngà của răng, gây lỗ sâu răng. Vi khuẩn có trong mảng bám cũng chính là nguyên nhân gây ra viêm nướu. Mảng bm hình thnh rất sớm v hình thnh nhiều hơn lúc ngủ. Chải răng sau khi ăn sẽ loại trừ mảng bm, loại trừ vi khuẩn gip phịng ngừa được bệnh sâu răng và viêm nướu. Nên chải răng vào buổi sáng, sau khi thức dậy chuẩn bị đi học, chải răng sau bữa ăn trưa, chải răng sau bữa ăn chiều và chải răng trước khi đi ngủ. Lần chải răng trưa và tối là quan trọng nhất. Nếu khơng cĩ bn chải thì em cĩ thể lấy nước súc miệng cho sạch răng. Thứ ba, ngày 8.1.2013 TUẦN:20 Môn: Tập đọc Tiết: 60 Bài: MÙA XUÂN ĐẾN I/ Mục đích yêu cầu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc rành mạch bài văn. - Hiểu ND : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.(Trả lời được câu hỏi 1,2; câu hỏi 3 mục a hoặc b. HS khá, giỏi trả lời được đầy đủ câu hỏi 3) - GDBVMT: Mùa xuân đến làm cho cả bầu trời và mọi vật đều trở nên đẹp đẽ và giàu sức sống. GDHS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên ngày càng tươi đẹp hơn.. II/ Chuẩn bị: * GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. - Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. * HS: III/ Hoạt động chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Tiết học hôm trước , chúng ta học bài gì ? …Ong Mạnh thắng Thần Gió. - GV gọi đọc bài và hỏi - HS đọc và trả lời. - Thần Gió làm gì khiến ông Mạnh nỗi giận ? …xô ông Mạnh ngã … - Ong Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ? …an ủi và mời Thần Gió vào nhà chơi … - Qua câu chuyện này ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho ai ? …ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. - Nhận xét – ghi điểm. 3. Bài mới: a.Giới thiệu: Trong tiết tập đọc này chúng ta cùng tìm hiểu bài “Mùa xuân đến” của nhà văn Nguyễn Kiên. Qua bài này chúng ta thấy rõ hơn vẻ đẹp của mùa xuân, sự thay đổi của bầu trời và mặt đất khi mùa xuân đến. Ghi tựa. - HS nhắc. b.Luyện đọc - GV đọc bài. - HS chú ý lắng nghe và đọc thầm bài. - Tóm tắt nội dung: Bài ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho đất trời, cây cối, chim muông … đều thay đổi, tươi đẹp bội phần. - HS chú ý lắng nghe Xác định số câu trong bài YCHS đọc nối tiếp câu theo hàng ngang Luyện đọc phát âm từ khó. - 15 câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - HS đọc cá nhân. * Xác định số đoạn trong bài 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến thoảng qua + Đoạn 2: Từ Vườn cây lại đầy tiếng chim đến trầm ngâm. + Đoạn 3: Phần cịn lại. - GV hướng dẫn đọc câu dài : - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc - Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, / biết nở cuối mùa đông để báo trước mùa xuân tới …// - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn theo hàng dọc - 3HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp. - Gọi 1 HS đọc chú giải SGK. - 1HS đọc chú giải SGK. * Đọc đoạn trong nhóm 3. - HS đọc theo đoạn trong nhóm 3 * Thi đọc giữa các nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp – Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. - GV nhận xét – Tuyên dương. - YCHS đọc đồng thanh bài . - HS đọc bài . c.Tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc lại bài . - HS đọc bài tập đọc. - Hỏi: Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến ? …hoa mận tàn báo hiệu mùa xuân đến. - Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn, em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo hiệu mùa xuân đến? …Miền Bắc là hoa đào nở, Miền Nam là hoa mai vàng nở. - Em hãy kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến ? Sự thay đổi của bầu trời: bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ … Sự thay đổi của mọi vật: vườn cây đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, tràn ngập tiếng hót của các loài chim và bóng chim bay nhảy. - Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa, vẻ riêng của mỗi loài chim ? - HS khá giỏi trả lời đầy đủ ý: + Hương vị riêng của mỗi loài hoa: hoa bưởi nồng nàn,hoa nhn ngọt, hoa cau thoảng qua. + Vẻ riêng của mỗi loài chim: chích choè nhanh nhảu,khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm. * GV tổng kết bài – GDBVMT: Mùa xuân đến làm cho cả bầu trời và mọi vật đều trở nên đẹp đẽ và giàu sức sống. Qua bài văn, chúng ta càng thêm yêu quý môi trường thiên nhiên và cần phải có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên ngày càng tươi đẹp hơn. d. Luyện đọc lại - GV cho HS đọc bài . - Vài HS đọc bài. - GV nhận xét – Tuyên dương. 4.Củng cố : - Hôm nay học bài gì ? …Mùa xuân đến. - Qua bài, em biết gì khi mùa xuân đến ? …mùa xuân đến làm cho mọi vật đều thay đổi, tươi đẹp hơn. 5. Dặn dò: - Về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Nhận xét tiết học. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN:20 Môn: Toán Tiết: 97 Bài: LUYỆN TẬP I/ Mục đích yêu cầu: - Thuộc bảng nhân 3. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). Làm được bài 1,3,4 - Yêu thích học toán. II/ Chuẩn bị: * GV: * HS: III/ Hoạt động chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: …Bảng nhân 3. - GV gọi HS đọc thuộc bảng nhân 3 -2 , 3 HS đọc thuộc bảng nhân 3 . + Bài 2: Tóm tắt Mỗi can có : 3 l nước mắm. 9 can có : ? l nước mắm. - 1 lên bảng làm BT Bài giải Số lít nước mắm 9 can có 3 x 9 = 27(l) Đáp số: 27 lít nước mắm - Chấm 5 vở. Nhận xét . 3.Bài mới : a.Giới thiệu : Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ luyện tập, củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 3. Ghi tựa. - HS nhắc. b.Luyện tập – thực hành : + Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? …điền số thích hợp vào ô trống. - GV viết lên như SGK và hỏi - Chúng ta điền mấy vào ô trống ? Vì sao ? …điền 9, vì 3 nhân 3 bằng 9. - GV YC HS làm tiếp phần bài tập còn lại. - HS thực hiện làm. - GV YC HS chữa bài. - HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét. + Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - HS đọc. - Bài toán cho biết gì ? …mỗi can đựng 3 lít dầu. - Bài toán hỏi gì ? …5 can như thế đựng mấy lít dầu? - Gọi 1HS lên bảng ghi tóm tắt và giải bài toán. Lớp làm bài vào vở. - 1HS lên bảng ghi tóm tắt và giải bài toán. Lớp làm bài vào vở. Tóm tắt: 1 can đựng: 3 lít 5 can đựng:…lít? Bài giải Số lít dầu 5 can như thế đựng được: 3 x 5 = 15(l) Đáp số: 15 lít dầu + Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài. - HS đọc. - Bài toán cho biết gì ? …mỗi túi đựng 3kg gạo - Bài toán hỏi gì ? … 8 túi như thế đựng bao nhiêu ki-lô-gam gạo? - Gọi 1HS lên bảng ghi tóm tắt và giải bài toán. Lớp làm bài vào vở. - GV chấm 1 số vở, nhận xét - 1HS lên bảng ghi tóm tắt và giải bài toán. Lớp làm bài vào vở. Tóm tắt: 1 túi đựng: 3 kg gạo 8 túi đựng:… kg gạo? Bài giải Số ki-lô-gam gạo 8 túi như thế đựng được: 3 x 8 = 24(kg) Đáp số: 24 ki-lô-gam gạo 4.Củng cố : - Hôm nay chúng ta học bài gì ? …Luyện tập. - GV gọi HS đọc bảng nhân 3 ( HTL ). - HS đọc. 5. Dặn dò: - Về nhà HTL bảng nhân 3 và làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 4 ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN:20 Môn: Ôn Tiếng Việt Tiết: 39 Bài: ĐỌC THÊM: MÙA NƯỚC NỔI I. Mục tiêu Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. Hiểu được nội dung của bài văn: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hằng năm. Qua bài văn ta thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ 3. Bài mới : Giới thiệu: Ơ miền Nam và miền Bắc nước ta lại có những mùa khí hậu khác nhau. Bài tập đọc Mùa nước nổi hôm nay sẽ cho các em biết điều đó. Viết tên bài lên bảng. v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: Giọng chậm rãi, nhấn mạnh ở một số từ ngữ gợi tả về mùa nước nổi. Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo. b) Luyện phát âm YC HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài. Gọi 3 HS đọc và giải nghĩa các từ mới. Đọc và giải nghĩa các từ: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa. Yêu cầu HS tìm các từ cần chú ý phát âm: này, làng, nước nổi, nước lũ, dầm dề, no, ròng ròng, dòng nước. Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ này (tập trung vào các HS mắc lỗi phát âm). Nước nổi, sướt mướt, nhảy, Cửu Long. c) Luyện đọc đoạn Hướng dẫn: Đây là một bài văn tả cảnh, vì vậy chúng ta cần đọc với giọng thong thả, tình cảm, nhẹ nhàng và chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả. HD HS chia bài văn thành ba đoạn: + Đoạn 1: Mùa này… ngày khác. + Đoạn 2

File đính kèm:

  • docLOP2TUAN 20.doc
Giáo án liên quan