Giáo án lớp 2 tuần 21 - Trường TH Trà phú

Hoạt động tập thể:

Tiết : 21 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 21

I- MỤC TIÊU :

+ Giúp học sinh nắm được những quy định về nề nếp , tác phong , nội quy của nhà trường đối với học sinh + Rèn kĩ năng thực hiện tốt nội quy nhà trường .

+ Giáo dục học sinh chăm ngoan , lễ phép.

II- CHUẨN BỊ :

 * Giáo viên :

- Chuẩn bị những vấn đề cần trao đổi với học sinh và bảng phương hướng tuần 21 .

* Học sinh :

- Suy nghĩ nhận xét những ưu khuyết điểm trong tuần qua .

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 21 - Trường TH Trà phú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 29 tháng 01 năm 2007 Hoạt động tập thể: Tiết : 21 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 21 I- MỤC TIÊU : + Giúp học sinh nắm được những quy định về nề nếp , tác phong , nội quy của nhà trường đối với học sinh . + Rèn kĩ năng thực hiện tốt nội quy nhà trường . + Giáo dục học sinh chăm ngoan , lễ phép. II- CHUẨN BỊ : * Giáo viên : - Chuẩn bị những vấn đề cần trao đổi với học sinh và bảng phương hướng tuần 21 . * Học sinh : - Suy nghĩ nhận xét những ưu khuyết điểm trong tuần qua . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 25’ 10’ ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC : - Cho học sinh ra sân xếp hàng để chào cờ. - ĐSĐ nhận xét tình hình hoạt động tuần qua . - TPT Đội tổng kết hoạt động tuần 20 . - Thầy PHT nhận xét chung và phát động phong trào thi đua tuần tới . B- SINH HOẠT LỚP : 1) Giáo viên nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua : - Khen thưởng , tuyên dương những lớp thực hiện tốt trong tuần vừa qua . - Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt các quy định trường , lớp đề ra. 2) Phương hướng hoạt động tuần đến : - Nhắc những HS chưa ngoan thực hiện tốt nội quy đề ra . -Nhắc nhở HS ôn bài kĩ ở nhà . -Thực hiện tốt nội quy nhà trường . -Đảm bảo ATGT. Rèn chữ , giữ vở . Đi học đúng giờ 3) Nhận xét , dặn dò : - Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy của nhà trường và những điều giáo viên đã dặn . A- - Học sinh ra sân chào cờ . - Học sinh lắng nghe . - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện . B- 1) 2) - Học sinh lắng nghe thực hiện. 3) Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tập đọc : Tiết : 65 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG ( tiết 1 ) A- MỤC TIÊU: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Xoè cánh , xinh xắn , ẩm ướt , an ủi , ngào ngạt , vặt . - Biết đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ . Biết đọc phân biệt giọng vui tươi , ngạc nhiên , buồn thảm , thương tiếc , trách móc . 2-Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Khôn tả , véo von , long trọng , trắng tinh . - Hiểu nội dung bài : Hãy để cho chim được tự do ca hát , bay lượn . Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời . B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : + Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc . + Học sinh : SGK , vở ghi . C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1’ 29’ 5’ I-ỔN ĐỊNH : - Kiểm tra tư thế ngồi của học sinh , cho lớp hát . II-KIỂM TRA BÀI CŨ : - Giáo viên gọi học sinh đọc bài : Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi : + Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị của mỗi loài hoa xuân , vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim ? - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . III- BÀI MỚI : 1- Giới thiệu bài đọc : * CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG ( tiết 1 ) 2- Hướng dẫn luyện đọc : - Giáo viên đọc mẫu toàn bài . - Hướng dẫn học sinh luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ a) Đọc từng câu : - Giáo viên theo dõi uốn nắn . - Hướng dẫn học sinh phát âm từ khó đọc : Xoè cánh , xinh xắn , ẩm ướt , an ủi , ngào ngạt , vặt . b) Đọc từng đoạn trước lớp : - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa . - Hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu sau : + Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm + Tội nghiệp con chim ! Khi nó còn sống và ca hát , các cậu đã để mặc nó chết vì đói , khát , còn bông hoa , giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm mặt trời . - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới : + Sơn ca là loài chim gì ? + Em hiểu khôn tả là thế nào ? + Véo von chỉ âm thanh gì ? + Bình minh ? Cầm tù là thế nào ? + Long trọng có nghĩa là gì ? + Tìm từ trái nghĩa với từ bi thảm ? + Trắng tinh là trắng thế nào ? c) Đọc từng đoạn trong nhóm : - Gv theo dõi , hướng dẫn học sinh các nhóm đọc đúng - Gv nhận xét . d) Thi đọc giữa các nhóm : - Gv tổ chức cho học sinh thi đọc giữa các nhóm ( từng đoạn , cả bài ) . - Cả lớp và giáo viên nhận xét , bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt nhất . e) Đọc đồng thanh : - Gv yêu cầu học sinh đồng thanh cả lớp . IV- CỦNG CỐ , DẶN DÒ : - Gọi học sinh đọc lại bài học . - Giáo viên chốt lại bài học và nhận xét tiết học . - Dặn học sinh chuẩn bị bài học tiết 2 . I- - Học sinh ổn định theo yêu cầu . II- + Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . + Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . III- 1- - Học sinh lắng nghe . 2- - Học sinh lắng nghe , theo dõi và đọc thầm SGK . a) - Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn . b) - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài . - Học sinh chú ý đọc ngắt nghỉ hơi đúng theo hướng dẫn của giáo viên . + Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên . + Cả lớp nhận xét và bổ sung . c) - Lần lượt học sinh đọc từng đoạn trong nhóm , học sinh khác lắng nghe , góp ý . d) - Đại diện mỗi nhóm thi đọc với nhau từng đoạn hoặc cả bài . e) - Học sinh thực hiện theo yêu cầu IV- - 2 học sinh đọc lại bài học . Cả lớp theo dõi . Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tập đọc : Tiết : 66 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG ( tiết 2 ) C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 30’ 1’ 17’ 12’ 5’ I-ỔN ĐỊNH : - Kiểm tra tư thế ngồi của học sinh , cho lớp hát . II-KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi học sinh đọc bài : Chim Sơn ca và bông cúc trắng và trả lời câu hỏi : + Tìm từ trái nghĩa với từ bi thảm ? - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . III- BÀI MỚI : 1- Giới thiệu bài đọc : * CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG ( tiết 2 ) 2- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài : + Trước khi bỏ vào lồng , chim và hoa sống với nhau như thế nào ? + Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm ? + Điều gì cho thấy cậu bé rất vô tình đối với chim , đối với hoa ? + Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ? + Em muốn nói gì với các cậu bé ? - Giáo viên chốt lại . 4- Luyện đọc lại : - Các nhóm thi đọc theo vai toàn truyện . - Tổ chức nhận xét , bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt nhất IV- CỦNG CỐ , DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học . - Giáo viên nhắc nhở học sinh những điều đã rút ra từ câu chuyện trên . - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài học tiết sau : “ VÈ CHIM” . I- - Học sinh ổn định lớp . II- + Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . + Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . III- 1- - Học sinh lắng nghe . 2- Tìm hiểu nội dung bài : - Học sinh lắng nghe , theo dõi và đọc thầm SGK . + Học sinh trả lời , cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . - Học sinh nhắc lại kết luận 4- Luyện đọc lại : - Học sinh thực hiện theo yêu cầu . IV- + Học sinh trả lời, cả lớp nhận xét , bổ sung . Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TOÁN : Tiết : 101 LUYỆN TẬP A- MỤC TIÊU : - Giúp học sinh : + Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 bằng thực hành tính và giải bài toán . + Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó . + Giáo dục học sinh hứng thú học toán , tính nhanh , chính xác . B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : * Giáo viên : Bảng phụ . Phiếu bài tập . * Học sinh : SGK , bảng con , phấn màu . Vở bài tập . C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1’ 29’ 5’ I-ỔN ĐỊNH : - Kiểm tra tư thế ngồi , lớp hát một bài . II- KIỂM TRA BÀI CŨ : + Gv yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng nhân 5 và tính nhẩm một số phép tính . - GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm cho học sinh III- BÀI MỚI : 1) Giới thiệu, ghi đề: * LUYỆN TẬP 2) Hướng dẫn luyện tập thực hành : a-Bài 1 : Tính nhẩm - Gv hướng dẫn học sinh tự làm bài và chữa bài - Gv yêu cầu học sinh nhận xét để bước đầu nhận biết tính chất giao hoán . b-Bài 2 : Tính theo mẫu - Cho học sinh làm bài tập vào vở và trình bày theo mẫu + Bài toán có mấy phép tính ? + Muốn tính kết quả ta làm thế nào ? + Thực hiện phép tính nào trước ? + Muốn tính bài toán có phép tính nhân và phép tính trừ em thực hiện thế nào ? - Gọi học sinh lên bảng thực hiện . - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . c-Bài 3 : - Gọi học sinh đọc đề toán . + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Ta làm phép tính gì ? Vì sao ? - Gọi học sinh lên bảng tóm tắt và giải bài toán . - Gv yêu cầu học sinh cả lớp theo dõi và làm bài tập vào vở . - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . d-Bài 4 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Muốn biết 10 can đựng bao nhiêu lít dầu ta phải làm gì ? - Gọi học sinh lên bảng tóm tắt và giải bài toán . - Gv yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào vở . - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . đ- Bài 5 : - Gv cho học sinh làm bài vào vở rồi chữa bài . - Nhận xét mỗi dãy số như thế nào ? - Gv yêu cầu học sinh đọc bài chữa . - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . IV- CỦNG CỐ , DẶN DÒ : - Gv tổng kết giờ học , dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau : “ ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC ” . I- - Học sinh thực hiện theo yêu cầu . II- + Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. III- 1) - Học sinh lắng nghe giới thiệu. 2) Luyện tập : a-Bài 1 : - Học sinh nối tiếp đọc kết quả : 5 x 3 = 15 5 x 8 = 40 5 x 4 = 20 5 x 5 = 25 b-Bài 2 : - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Học sinh trả lời . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . - Học sinh lên bảng thực hiện . c-Bài 3 : - Học sinh đọc đề toán . - Học sinh trả lời theo yêu cầu . - Học sinh lên bảng tóm tắt và giải . - Học sinh làm bài vào vở . d-Bài 4 : - Học sinh đọc yêu cầu đề bài . - Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên . - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên đ- Bài 5 : - Học sinh làm bài vào vở bài tập . - Nhận xét về dãy số . - Học sinh đọc bài chữa . IV- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TẬP VIẾT : Tiết : 21 CHỮ HOA : R A- MỤC TIÊU : - Giúp học sinh : + Biết viết chữ R hoa theo cỡ vừa và nhỏ . + Biết ứng dụng câu : Ríu rít chim sơn ca cỡ nhỏ . + Biết viết chữ viết đúng mẫu , đều nét và nối chữ đúng quy định . B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Giáo viên : Mẫu chữ cái viết hoa đặt trong khung chữ . Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li : Ríu rít ( dòng 1 ) , Ríu rít chim sơn ca ( dòng 2 ) . - Học sinh : Vở tập viết , bảng con , phấn . C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1’ 5’ 5’ 15’ 4’ 5’ I- ỔN ĐỊNH : - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh . II- KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi học sinh lên bảng viết lại cụm từ : Quê hương tươi đẹp . Gv yêu cầu học sinh cả lớp viết vào bảng con . III- BÀI MỚI : 1) Giới thiệu, ghi đề: * CHỮ HOA : R 2) Hướng dẫn viết chữ cái hoa : a- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét : - Gv giới thiệu khung chữ và cấu tạo nét chữ mẫu . + Chữ cái R hoa cao mấy li ? + Gồm mấy nét ? + Đó là nét nào ? - Gv chỉ dẫn cách viết trên bìa mẫu chữ : R - Gv viết chữ cái R hoa lên bảng , vừa viết vừa nhắc lại cách viết . - Hướng dẫn học sinh viết bảng con . - Gv nhận xét uốn nắn . 3) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng : a- Giới thiệu câu ứng dụng : - Gv yêu cầu học sinh đọc thành ngữ và giúp học sinh hiểu nghĩa thành ngữ . + Em hiểu nghĩa cụm từ : Quê hương tươi đẹp như thế nào ? b- Hướng dẫn quan sát và nhận xét : - Cho học sinh quan sát mẫu chữ viết ứng dụng trên bảng và nhận xét : + Các chữ i , u , c , m , ơ , n , a cao mấy li ? + Chữ R , h cao mấy li ? + Chữ r cao mấy li ? + Chữ t cao mấy li ? + Cách đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào ? + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng ? - Gv viết mẫu chữ Ríu rít trên dòng kẻ . - H. dẫn Hs viết chữ Ríu rít vào bảng con - Gv nhận xét uốn nắn . 4) Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết : - Gv yêu cầu học sinh viết . + 1 dòng chữ R cỡ vừa , 1 dòng chữ R cỡ nhỏ . + 1 dòng chữ Ríu rít cỡ vừa , 1 dòng chữ Ríu rít cỡ nhỏ . + 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ : Ríu rít chim sơn ca - Giáo viên nhận xét . 5) Chấm – chữa bài : - Gv chấm 5 – 7 bài . - Gv nhận xét bài viết của học sinh . IV- CỦNG CỐ , DẶN DÒ : - Gv tổng kết giờ học , dặn dò học sinh về nhà luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau : “ CHỮ : S ” I- - HS kiểm tra lại dụng cụ học tập . II- - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . III- 1) - Học sinh lắng nghe giới thiệu. 2) a- Quan sát và nhận xét : - Học sinh quan sát . + Cao 5 li . + Gồm 2 nét : Nét 1 giống chữ B + Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản : Nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ . - Học sinh chú ý theo dõi . - Học sinh tập viết theo yêu cầu của giáo viên . 3) a- - Học sinh đọc : Ríu rít chim sơn ca + Học sinh trả lời . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . b- Quan sát và nhận xét : - Học sinh quan sát . + Cao 1 li . + Cao 2,5 li . + Cao 1,25 li . + Cao 1,5 li . + Đặt dấu sắc đặt trên chữ i + Khoảng cách bằng 1 chữ o . - Học sinh theo dõi . - Học sinh tập viết theo yêu cầu của giáo viên . 4) - Học sinh viết vào vở tập viết . 5) - Học sinh nộp bài , giáo viên chấm . IV- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thứ Ba ngày 30 tháng 01 năm 2007 Chính tả : Tập chép Tiết : 41 CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG A- MỤC TIÊU : - Chép lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trong bài : Chim Sơn ca và bông cúc trắng . - Luyện viết đúng quy tắc chính tả và làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn : Ch / tr , uôt / uôc B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : + Giáo viên : Bảng chép bài chính tả , bảng phụ . Bút dạ và giấy khổ to để làm bài tập 2a . + Học sinh : Vở bài tập , vở chính tả , bảng con . C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : T. G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1’ 20’ 9’ 5’ I- ỔN ĐỊNH : - Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh . II- KIỂM TRA BÀI CŨ : - G /viên cho Hs viết lại các từ viết sai ở tiết trước - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . III- BÀI MỚI : 1) Giới thiệu bài : * CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG 2) Hướng dẫn tập chép : a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị : - Giáo viên đọc bài chép trên bảng . - Gọi học sinh đọc lại . - Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung bài viết : + Đoạn này cho em biết điều gì về chim sơn ca và bông cúc trắng ? - Gv nhận xét , bổ sung . b) Hướng dẫn học sinh nhận xét : + Bài tập chép có những dấu câu nào ? + Tìm những chữ bắt đầu bằng r , tr , s ? Những chữ có dấu hỏi , dấu ngã ? c) Hướng dẫn tập viết từ khó : - Giáo viên cho học sinh viết từ : Sung sướng , véo von , xanh thẳm , sơn , sà xuống , sung sướng . d) Cho học sinh viết bài vào vở : - Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh . e) Chấm , chữa bài : - Giáo viên đọc cho học sinh nghe và nhìn bảng để soát lại bài viết , tự chữ lỗi . - Thu 10 vở chấm - Nhận xét bài viết của học sinh . 3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả : a- Bài 2 : - Gv gọi 1 học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập . - Gọi học sinh nhận xét , chốt lại lời giải đúng . b- Bài 3 : - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập . - Gv yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở bài tập . - Gọi 2 học sinh lên bảng thi làm nhanh , làm đúng kết quả và đọc kết quả . IV- CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học . - Dặn học sinh về nhà viết lại các từ viết sai vào vở . Học sinh nào viết chưa đẹp , sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau : “ SÂN CHIM” I- - HS kiểm tra lại dụng cụ học tập . II- + Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . III- 1) - Học sinh lắng nghe 2) a) Học sinh chuẩn bị : - Học sinh theo dõi đọc thầm . - 2 học sinh đọc lại . - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài . + Cúc trắng và Sơn ca sống vui vẻ , hạnh phúc trong những ngày được tự do . b) Học sinh nhận xét : + Dấu chấm , dấu phẩy , dấu hai chấm , dấu gạch ngang , dấu chấm than . + Rào , rằng , trắng , trời , sơn , sà , sung sướng . c) Tập viết từ khó : - 2 học sinh lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con . d) Học sinh viết bài vào vở : - Học sinh viết bài vào vở . e) Chấm , chữa bài : - Học sinh dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi , chữa bài . 3) a- Bài 2 : - 1 HS đọc yêu cầu bài tập và 2 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở bài tập , theo dõi và nhận xét bài làm của bạn . b- Bài 3 : - Học sinh theo dõi . - Học sinh tự làm bài . - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . IV- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . TOÁN : Tiết : 102 ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC A- MỤC TIÊU : - Giúp học sinh : + Nhận biết đường gấp khúc . + Biết tính độ dài đường gấp khúc ( khi biết độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó ) + Giáo dục học sinh hứng thú học toán , tính nhanh , chính xác . B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : * Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 . Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đoạn ( có thể khép kín được thành hình tam giác ) , phiếu bài tập . * Học sinh : SGK , bảng con , phấn màu . Vở nháp , vở bài tập . C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1’ 10’ 19’ 5’ I-ỔN ĐỊNH : - Kiểm tra tư thế ngồi , lớp hát một bài . II- KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi HS lên bảng làm các bài tập về nhà của tiết học trước, kiểm tra một số vở của học sinh khác . - GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm cho học sinh III- BÀI MỚI : 1) Giới thiệu, ghi đề: * ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC . 2) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Gv hướng dẫn học sinh quan sát đường gấp khúc ABCD vẽ sẵn trên bảng . - Gv chỉ vào hình vẽ và giới thiệu đường gấp khúc ABCD . Hướng dẫn học sinh nhận dạng đường gấp khúc ABCD . - Gv nêu một số câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo SGK : + Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng ? + Đó là các đoạn thẳng nào ? Hãy nêu tên các đoạn thẳng đó ? - Gv yêu cầu học sinh đo độ dài đoạn thẳng - Gv yêu cầu học sinh nêu cách tính đoạn thẳng đường gấp khúc . - Gọi vài học sinh nhắc lại - Gv kết luận đường gấp khúc ABCD dài 9 cm . 3) Luyện tập thực hành : a-Bài 1 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài - Cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập . - Gọi học sinh lên bảng thực hiện . - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . b-Bài 2 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung của đề bài - Gv giải thích thêm cho học sinh và yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc MNPQ . - Gọi học sinh lên bảng thực hiện . - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . c-Bài 3 : - Gọi học sinh đọc đề toán . - Gv yêu cầu học sinh nhận xét về đường gấp khúc + Độ dài đường gấp khúc này bằng bao nhiêu ? + Ta có thể tính được độ dài đường gấp khúc như thế nào ? Bằng cách nào ? - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . IV- CỦNG CỐ , DẶN DÒ : - Gv tổng kết giờ học , dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau : “ LUYỆN TẬP” . I- - Học sinh thực hiện theo yêu cầu . II- + HS lên bảng làm bài tập , cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. III- 1) - Học sinh lắng nghe giới thiệu. 2) Tìm hiểu bài : - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học . - Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . - Học sinh thực hành đo dài đường gấp khúc ABCD . - Học sinh nhắc lại . 3) Luyện tập : a-Bài 1 : - Học sinh đọc yêu cầu bài tập . - Học sinh thực hiện theo yêu cầu . - Học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . b-Bài 2 : - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn làm bài tập . c-Bài 3 : - Học sinh đọc đề toán . - Học sinh nhận xét về đường gấp khúc theo yêu cầu của giáo viên . + Học sinh trả lời . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . IV- Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . THỦ CÔNG : Tiết : 21 GẤP , CẮT , DÁN PHONG BÌ ( tiết 1 ) A- MỤC TIÊU : + Học sinh biết cách gấp , cắt , dán phong bì . + Học sinh gấp , cắt , dán được phong bì . + Giúp học sinh hứng thú gấp , cắt , dán phong bì . B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : + Giáo viên : Hình mẫu thiếp chúc mừng. Hình vẽ minh hoạ các bước gấp , cắt , dán phong bì . Giấy màu , bút màu , kéo , hồ dán . + Học sinh : Giấy màu , bút màu . Thước kẻ , kéo , hồ dán . C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 28’ 1’ 4’ 8’ 15’ 2’ I- ỔN ĐỊNH : - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh . II- KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gv cho học sinh nêu lại quy trình cắt , gấp thiếp chúc mừng ? - Gv nhận xét và ghi điểm cho học sinh . III- BÀI MỚI : 1) Giới thiệu, ghi đề: * GẤP , CẮT , DÁN PHONG BÌ tiết 1 ) 2) Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét : - Gv cho học sinh quan sát lại hình mẫu phong bì . + Phong bì có hình gì ? + Mặt trước và mặt sau của phong bì như thế nào ? - Gv cho học sinh so sánh về kích thước của phong bì và thiếp chúc mừng . 3) Hoạt động 2 : Gv hướng dẫn mẫu - Giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu , kết hợp chỉ trên hình vẽ minh hoạ các bước : @ Bước 1 : Gấp phong bì - Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp , cắt , dán phong bì ( như SGK ) @ Bước 2 : Cắt phong bì - Tương tự như trên , giáo viên hướng dẫn học sinh trang trí thiếp chúc mừng theo SGK . @ Bước 3 : Dán thành phong bì 4) Hoạt động 3 : Thực hành trên giấy nháp - Giáo viên tổ chức cho học sinh tập gấp , cắt , dán phong bì . - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh còn chậm , lúng túng . IV- CỦNG CỐ , DẶN DÒ : + Gv cho học sinh nêu lại quy trình gấp , cắt , dán phong bì ? - GV nhận xét tiết học . - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị dụng cụ học bài : “GẤP , CẮT , DÁN PHONG BÌ ( tiết 2 )” . I- - Hs kiểm tra lại dụng cụ học tập II- - Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên . III- 1) + Học sinh lắng nghe . 2) Hoạt động 1 : - Học sinh theo dõi giáo viên giới thiệu . + Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên . Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . 3) Hoạt động 2 : - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn . @ Bước 1 : - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn theo như SGK . @ Bước 2 : - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn theo như SGK @ Bước 3 : 4) Hoạt động 3 : - Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên . IV- + Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên . + Cả lớp theo dõi , nhận xét và bổ sung . Rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thứ Tư ngày 31 tháng 01 năm 2007 Tập đọc : Tiết : 67 VÈ CHIM A- MỤC TIÊU : 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : + Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Lon xon , sáo xinh , linh tinh , liếu điếu , mách lẻo , lân la , buồn ngủ . + Biết đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu , giữa các cụm từ . + Biết đọc giọng vui tươi , nhí nhảnh , nhấn giọng các từ gợi tả , gợi cảm . 2- Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Lon xon , tếu , nhấp nhem , nhận biết các loài chim trong bài . - Hiểu nội dung bài : Đặc điểm , tính nết giống như con người của một số loài chim . B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : + Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK . Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc . + Học sinh : SGK , vở ghi . C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 30’ 1’ 15’ 7’ 7’ 5’ I-ỔN ĐỊNH : - Kiểm tra tư thế ngồi của học sinh , cho lớp hát . II-KIỂM TRA BÀI CŨ : - Gọi học sinh đọc bài : Chim sơn các và bông cúc trắng và trả lời các câu hỏi

File đính kèm:

  • docTUAN THU 21.doc
Giáo án liên quan