Giáo án lớp 2 tuần 28, 29

TUẦN 28

• Qui ước viết tắt trong giáo án:

1. HS : Học sinh

2. GV : Giáo viên

3. sgk : Sách giáo khoa

4. sgv : ( SGV): sách giáo viên

5. vbt : Vở bài tập

6. TLCH: Trả lời câu hỏi.

7. BTVN: bài tập về nhà

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 28, 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Qui ước viết tắt trong giáo án: HS : Học sinh GV : Giáo viên sgk : Sách giáo khoa sgv : ( SGV): sách giáo viên vbt : Vở bài tập TLCH: Trả lời câu hỏi. BTVN: bài tập về nhà TOÁN Tiết 133 Luyện tập Sgk: 134/ Tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng tính nhẩm về phép nhân có thừa số 1 và 0; phép chia có số bị chia là 0. - Thực hành làm bài tập. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. B. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ làm bài tập C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: HS nêu lại số 0 trong phép nhân và phép chia. - HS trả lời nhanh các phép tính GV nêu. - Nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Luyện tập Bài 1: a. Lập bảng nhân 1 b. lập bảng chia 1. - GV gắn bảng phụ bài tập – HS nêu miệng kết quả - HS nhận xét - đọc phép tính và kết quả. - HS nêu lại số 1 trong phép nhân; số 1 trong phép chia. - GV nhận xét, chốt lại qui tắc. Bài 2: Tính nhẩm - GV gắn bảng phụ - HS nêu miệng kết quả. - HS nhận xét, sửa sai. Bài 3: Nối (theo mẫu): - GV gắn bảng phụ, hướng dẫn mẫu. - HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng nhân (chia) với( cho) 1. - Nhận xét tiết học. - Tiết sau: Luyện tập chung. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 27 Ôn tập về luyện từ và câu Sgk: 77 /tgdk: 40’ A.Mục tiêu : Giúp HS : - Củng cố lại kiến thức về các kiểu câu hỏi: Khi nào? ở đâu? Như thế nào? Vì sao? - Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi cho HS. - Giáo dục ý thức học tập của HS. B.Đồ dùng dạy - học : C. Các hoạt động dạy - học : 1.Bài cũ : 1 HS kể tân một số loài cá nước mặn – viết tên 2 loài cá. - 1 HS kể tên một số loài cá nước mặn - viết tên 2 loài cá. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS ôn tập. Bước 1: HS nêu lại các kiểu câu hỏi đã học ở HK 2. - GV ghi bảng các kiểu câu hỏi: Khi nào? ở đâu? Như thế nào? Vì sao? - GV gọi vài HS đặt câu hỏi với kiểu câu đã học – HS khác nhận xét. Bước 2: * Tiết 1/ sgk- 77: Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS hỏi-đáp theo cặp - Đại diện các nhóm nêu ý kiến và đặt câu hỏi. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bt3 – trao đổi theo cặp đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Các nhóm hỏi – đáp. Nhóm khác có ý kiến. - GV nhận xét, sửa sai. * Tiết 3, tiết 5, tiết 7: Cách thực hiện tương tự như các bài tập ở tiết 1 3. Củng cố, dặn dò: - Thực hành hỏi và trả lời câu hỏi với các kiểu câu đã học. - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra G.HK2 Bổ sung : ……………………………………………………………………………………… ................................................................................................................................... THỦ CÔNG Tiết 27 Làm đồng hồ đeo tay ( tiết 1) Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. - Làm được đồng hồ đep tay. - Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình. B. Đồ dùng dạy – học: GV: 1 đồng hồ đep tay, mẫu đồng hồ đeo tay làm bằng giấy. Qui trình làm đồng hồ. HS : Giấy màu, kéo, hồ dán. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. - Nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét. GV cho HS quan sát đồng hồ đep tay thật - Gợi ý HS nêu các bộ phận của đồng hồ: dây đeo, mặt đồng hồ hình vuông( hình chữ nhật, hình tròn); đai đồng hồ, số và kim đồng hồ. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. Bước 1: GV treo qui trình hướng dẫn làm đồng hồ và hướng dẫn lần 1: B 1: Cắt các nan giấy. B 2: Làm mặt đồng hồ. B 3: Gài dây đeo đồng hồ. B 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ. Bước 2: GV hướng dẫn lần 2 kết hợp GV làm mẫu từng bước. - HS theo dõi. Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS thực hành làm đồng hồ theo từng bước. - GV theo dõi, kèm HS còn lúng túng. * Nhận xét sản phẩm của vài HS đã hoàn thành. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 3 bước làm đồng hồ đep tay. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học. Tiết sau:Thực hành làm đồng hồ đep tay. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... CHÍNH TẢ Tiết 54 Kiểm tra định kì giữa học kì 2 ( đọc thầm) TOÁN Tiết 135 Luyện tập chung Sgk: 136/ Tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn kĩ năng tính nhẩm và học thuộc các bảng nhân, chia đã học. - Vận dụng kiến thức đã học vào việc tính toán và giải toán có phép chia. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. B. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ làm bài tập C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: 2.Bài mới: Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm: Câu a.HS tính và nêu miệng kết quả từng cột. HS khác nhận xét, sửa sai. Câu b. GV hướng dẫn mẫu 1 phép tính – HS theo dõi. - HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: Tính : - HS nêu lại cách thực hiện phép tính – GV nhận xét. - HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 3: - HS đọc bài toán ( câu a, câu b) - GV yêu cầu HS nêu các giải từng bài toán. - GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán và câu hỏi của bài. - HS nêu cách giải từng bài toán – GV nhận xét. - HS làm bài vào vbt – HS lên bảng làm bài. - GV kèm HS giải toán - Lớp nhận xét từng bài, sửa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nối tiếp đọc các bảng nhân, chia đã học. - Nhận xét tiết học. Tiết sau: Kiểm tra định kì GHK2 D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… TẬP LÀM VĂN Tiết 27 Kiểm tra định kì giữa học kì 2 (Viết) (Chuyên môn ra đề) Tự nhiên và Xã hội Tiết 27 Loài vật sống ở đâu? Sgk: 54 / tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước và trên không. - Kể tên một số loài vật và nơi sống của chúng. - Giáo dục HS yêu quí và bảo vệ loài vật. B. Đồ dùng dạy - học: Tranh, hình ảnh về loài vật HS ( GV) sưu tầm. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Cây có thể sống ở đâu? - Kể tên một số loài cây sống dưới nước và nêu ích lợi của chúng? - Nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: Chơi trò chơi “ Chim bay, cò bay” - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Làm việc với SGK (theo nhóm đôi) * Mục tiêu: HS nhận ra loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước và trên không. * Cách tiến hành: Bước 1: GV chia nhóm – nêu yêu cầu quan sát. - GV đi từng nhóm hướng dẫn các em quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Bước 2: - Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày 1 hình. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý đúng từng hình – hỏi cả lớp: Loài vật có thể sống ở đâu? GV kết luận: Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước và trên không. *Hoạt động 2: Triển lãm tranh * Mục tiêu: Củng cố bài học. * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm – Phát bảng phụ cho các nhóm. - Các nhóm trình bày hình ảnh về loài vật sưu tầm được. - Các nhóm trình bày lên bảng lớp - Đại diện 1 nhóm trình bày về tranh sưu tầm của nhóm ( Con vật tên gì? Nơi sống của chúng). - GV cùng lớp nhận xét, bình chọn nhóm trình bày hay, có nhiều tranh loài vật. 3. Củng cố, dặn dò: - Loài vật có thể sống ở đâu? - Giáo dục HS hãy yêu quí và bảo vệ loài vật. - Về sưu tầm một số loài vật sống trên cạn và nêu lợi ích của chúng. D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... KỂ CHUYỆN Tiết 28 Kho báu Sgk:84 / Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. * HS yếu kể liên tiếp 2 đoạn của câu chuyện. - Có ý thức tập trung nghe và ghi nhớ bạn kể, kể tiếp phần bạn đã kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. - Giáo dục HS chăm chỉ học tập để đạt kết quả. B. Đồ dùng dạy – học: C. Các hoạt động dạy - học : 1.Bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn theo gợi ý Bước 1 : 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các gợi ý của bài. - GV nêu phần nội dung gợi ý của từng đoạn. - GV hướng dẫn mẫu – GV kể theo gợi ý a. Bước 2: GV yêu cầu HS kể lại đoạn theo gợi ý của câu chuyện. - HS kể theo cặp - đại điện các nhóm kể. – GV hướng dẫn thêm cho nhóm yếu. - HS theo dõi, nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nêu yêu cầu kể chuyện. - HS kể theo nhóm 4, toàn bộ câu chuyện. - GV gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Khuyến khích HS yếu kể lại liên tiếp 2 đoạn của câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - 1 HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện. - Giáo dục HS biết chăm chỉ học tập. - Nhận xét tiết học. - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TOÁN Tiết 137 Đơn vị, chục, trăm, nghìn Sgk: 137/ Tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn lại quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm. - Nắm được đơn vị nghìn, biết được quan hệ giữa trăm và nghìn. Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. B. Đồ dùng dạy học: GV: Các ô vuông như trong sgk. HS: Bảng con, bộ đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: Nhận xét tiết kiểm tra. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Ôn tập về đơn vị, chục, trăm. Bước 1: GV gắn lần lượt các ô vuông như trong sgk – HS nêu các đơn vị. - GV yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần (10 đơn vị bằng 1 chục) Bước 2: gắn các hình chữ nhật chia 10 ô vuông nhỏ - theo thứ tự như trong sgk GV ôn lại cho HS: (10 chục bằng 1 trăm ) - Nhiều HS nhắc lại. Hoạt động 2: Giới thiệu một nghìn - GV gắn các hình vuông chia thành 100 ô vuông nhỏ như trong sgk và giới thiệu với HS: 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn. - GV hướng dẫn HS cách viết 1 nghìn – HS viết bảng con. - GV hướng dẫn HS cách đọc 1 nghìn – HS nối tiếp đọc. * GV kết: Các số 100, 200, 300, … là các số tròn trăm. Hoạt động 3: Thực hành * Đọc, viết ( theo mẫu): - GV gắn cách hình vuông như trong bài tập. - HS đọc và viết số tương ứng vào bảng con - Lớp nhận xét, sửa sai. - GV gắn hình và cả lớp đọc số. 3. Củng cố, dặn dò: - GV viết số VD: 40 – HS lên bảng chọn và gắn hình vuông tương ứng với số. - HS nhắc lại 10 trăm bằng 1 nghìn. Tiết sau: So sánh các số tròn trăm D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 55 Kho báu Sgk: 85/ tgdk: 40’ A. Mục tiêu: - HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong truyện Kho báu. - HS làm đúng các bài tập phân biệt ua/uơ ; ên/ênh - HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết đúng. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ bài tập. HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2 C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Nhận xét tiết kiểm tra GKH2 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết Bước 1: GV đọc bài chính tả lần 1. - 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi. Bước 2: GV hỏi HS nội dung chính của đoạn chính tả. - GV đọc HS viết bảng con các từ khó: quanh năm, cuốc bẫm, gáy, sương, lặn… Bước 3: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV đọc bài lần 2 – GV đọc câu, cụm từ cho HS viết. - Đọc bài lần 3 – HS nghe dò lại bài. Bước 4: HS tự đổi vở nhìn sgk soát lại bài - GV thu vở chấm bài – nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống ua hay uơ? - GV hướng dẫn cách làm bài – HS làm vbt. - 1 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài tập 3b: điền vào chỗ trống ên hay ênh? - GV gắn bảng phụ - Hướng dẫn HS đọc thầm câu đố, bài ca dao và điền vần đúng. - HS tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài. - HS đọc bài đã hoàn thành - Lớp nhận xét, sửa sai. - HS giải đáp câu đố - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Làm lại các bài tập. - Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung:............................................................................................................. ................................................................................................................................. SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 28 Tuần 28 1. Đánh giá hoạt động tuần 28 a. Nề nếp: - Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đều, đi học đúng giờ. - Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn. b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ. c. Học tập: - Một số bạn chưa chú ý bài, còn nói chuyện trong giờ học: Mai Tuấn, Giang, Khang. - Quên mang đồ dùng học tập, sách vở: V.Tuấn, L.Hiếu, Giang. - Vắng học lớp buổi chiều: M. Tuấn, Tr. Hiền * Nhận xét kết quả kiểm tra G.HK 2 2. Phương hướng hoạt động tuần 29: * Khắc phục những nhược điểm tuần qua: a. Nề nếp: - Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, không xô đẩy nhau trong giờ thể dục, tập thể dục đều các động tác. - Xếp hàng ra về trật tự. Không đi học trễ. b. Vệ sinh: - Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học. - Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ. - Đi vệ sinh đúng nơi qui định. c. Học tập: - Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp. - Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ. - Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học. * Đi học đầy đủ ở lớp buổi chiều. - Hoạt động khác: - Tham gia lao động đầy đủ. - Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà. * Đôn đốc HS nộp các khoản tiền còn lại. TOÁN Tiết 138 So sánh các số tròn trăm Sgk:139 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được thứ tự các số tròn trăm .Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số - Biết so sánh các số tròn trăm nhanh, chính xác. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng ô vuông như trong sgk. Bảng phụ làm bài tập. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS đọc các số tròn trăm đã học và trả lời câu hỏi của GV. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Họat động 1: So sánh các số tròn trăm Bước 1: GV gắn các hình vuông biểu diễn các số tròn trăm như trong sgk/139. - yêu cầu HS nêu số tương ứng và so sánh hai số vừa ghi xem số nào bé hơn, số nào lớn hơn – HS phát biểu. - GV kết luận : 200 200 ( cả lớp đọc) Bước 2: GV gắn các hình vuông khác và yêu cầu HS so sánh. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Viết (Theo mẫu ). - GV gắn hình vuông và so sánh làm mẫu cho HS. - HS tự làm và nêu miệng kết quả. - Nhận xét, sửa sai. Bài 2: - HS làm vbt – 2 HS lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Số ? - GV gắn tia số lên bảng – HS nhận xét 2 số liền nhau ( hơn nhau 100 đơn vị) - GV hướng dẫn: các số cần điền phải là số tròn trăm, theo chiều tăng dần. - GV yêu cầu HS đọc các số tròn trăm từ : bé đến lớn; từ lớn đến bé. - HS tự điền số vào tia số - GV kèm HS yếu điền số. - 1 HS lên bảng điền số - Lớp nhận xét, sửa sai. - HS đọc lại các số tròn trăm trên tia số. 3 .Củng cố dặn dò : - Gọi HS đọc các số tròn trăm ( từ bé đến lớn; từ lớn đến bé.) - GD HS vận dụng vào thực tế khi so sánh các số tròn trăm. - Nhận xét tiết học. Tiết sau: Các số tròn chục từ 110 đến 200 D. Bổ sung: ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 28 Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy. Sgk: 87/ tgdk: 40’ A .Mục tiêu: Giúp HS: - Mở rộng vốn từ về cây cối. Biết được lợi ích của cây. - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? Ôn luyện cách đặt dấu chấm và dấu phẩy. - Giáo dục HS yêu quí, chăm sóc cây cối. B. Đồ dùng dạy - học: GV: bảng phụ làm bài tập. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: Không kiểm tra. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: Kể tên những loài cây mà em biết theo nhóm. - GV ghi các ý lên bảng và nêu từ mẫu. - GV chia lớp thành nhóm 4 - HS kể theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày, GV ghi bảng– Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt: có rất nhiều loài cây vừa cho quả, vừa cho bóng mát và lấy gỗ… Bài tập 2: ( làm miệng) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? - GV gọi 2 HS hỏi-đáp theo câu mẫu. - HS thực hành hỏi-đáp theo cặp. - Gọi từng cặp hỏi - đáp trước lớp – Nhóm khác có ý kiến. GV kết: cây cối có rất nhiều lợi ích cho cuộc sống, chúng ta cần phải bảo vệ chúng. Bài tập 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống: - GV gắn bảng phụ viết sẵn đoạn văn. - GV hướng dẫn yêu cầu bt – HS đọc thầm đoạn văn và điền dấu chấm hoặc dấu phẩy. - GV kèm HS yếu điền dấu thích hợp – 1 HS lên bảng làm bảng phụ. - GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. * HS nêu lại tác dụng của dấu chấm, dầu phẩy trong câu. 3. Củng cố dặn dò: - HS kể nhanh tên các loài cây. - Ghi nhớ tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy và sử dụng đúng. - Nhận xét tiết học. D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. THỦ CÔNG Tiết 28 Làm đồng hồ đeo tay ( tiết 2) Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - HS nhớ qui trình các bước làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. - Làm được đồng hồ đep tay.Làm đúng, đẹp. - Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Qui trình làm đồng hồ. HS : Giấy màu, kéo, hồ dán. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. - Nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Ôn lại qui trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. - GV gắn qui trình các bước làm đồng hồ đeo tay. - HS nêu lại các bước làm đồng hồ đeo tay . - GV nhận xét, hướng dẫn lại. - Gọi từng HS lên thực hiện lại các bước. - Nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Thực hành - GV yêu cầu HS thực hành làm đồng hồ theo từng bước. - GV theo dõi, kèm HS còn lúng túng. * Nhận xét sản phẩm của vài HS đã hoàn thành. Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm - HS trình bày đồng hồ đeo tay lên bàn – GV kiểm tra. - GV chọn một số sản phẩm của HS – Cùng lớp nhận xét, xếp loại. - Tuyên dương HS hoàn thành sản phẩm đẹp. Động viên, khuyến khích những HS chưa hoàn thành về tiếp tục hoàn thành bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại 3 bước làm đồng hồ đep tay. - Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học. Tiết sau: Làm vòng đeo tay. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TẬP ĐỌC Tiết 84 Cây dừa Sgk :88 / tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Rèn HS yếu đọc đúng bài thơ. đọc thuộc ít nhất 1 đoạn thơ trong bài. - Rèn kỹ năng đọc lưu loát ,trôi chảy toàn bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và sau mỗi dòng thơ. - Đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên có nhịp điệu ( dành cho HS khá, giỏi). - Hiểu các từ khó trong bài :Tỏa ,bạc phếch ,đánh nhịp… Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh. - Học thuộc lòng bài thơ. B. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ ghi đoạn thơ hướng dẫn HS đọc. Bảng phụ viết bài thơ. C. Các hoạt động da- học: 1. Bài cũ: HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi bài: Kho báu. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc Bước 1: Luyện đọc câu GV đọc mẫu bài thơ giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên. - HS đọc nối tiếp từng câu thơ lần 1. GV theo dõi rút từ khó ghi bảng và hướng dẫn HS đọc đúng từ khó. - HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. Bước 2: Luyện đọc đoạn - GV chia bài thơ thành 3 đoạn – HS nối tiếp đọc đoạn bài thơ ( 2 lần). - GV đưa bảng phụ đoạn 1, 2 và hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng. - HS luyện đọc đoạn GV kết hợp giải nghĩa từ mới Sgk/ 89. - Luyện đọc đoạn trong nhóm – GV kèm HS yếu đọc đúng. - Thi đọc đoạn giữa nhóm - Lớp nhận xét, tuyên dương. Bước 3: Cả lớp đồng thanh đọc bài thơ. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - HS đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm đoạn và TLCH. - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV hướng dẫn giọng đọc – GV đọc mẫu. - HS đọc từng đoạn của bài thơ. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 3-5 em – HS thi đọc bài thơ. - GV xóa dần các từ, cụm từ - HS đọc thuộc long bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ – GV gọi HS yếu đọc thuộc lòng 1-2 đoạn thơ. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò: - Bài thơ, giúp em hiểu gì thêm về điều gì? - Về nhà học thuộc lòng bài thơ và TLCH bài. D. Bổ sung:………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. TẬP VIẾT Tiết 28 Chữ hoa Y Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ : - Viết chữ cái viết hoa Y ( theo cỡ vừa và nhỏ). - Biết viết câu ứng dụng Yêu lũy tre làng (theo cỡ nhỏ). Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. - Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: GV: Mẫu chữ hoa Y. Phiếu viết chữ Yêu cụm từ Yêu lũy tre làng trên dòng kẻ ô li. HS: Vở tập viết (vtv2), bảng con. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS viết bảng con chữ X. - Viết chữ Xuôi - 1 HS đọc và giải nghĩa câu: Xuôi chèo mát mái - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoaY Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa Y Bước 1: GV gắn chữ mẫu Y. - Chữ X cao 8 li, 9 đường kẻ, gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết ngược. - GV hướng dẫn cách viết chữ hoa X – HS viết trên không. Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ Y ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV hướng dẫn HS viết chữ Y cỡ nhỏ - HS viết bảng con. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Yêu lũy tre làng. - 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét về độ cao các con chữ. Bước 2: GV viết mẫu chữ Yêu và hướng dẫn HS viết - HS viết bảng con – GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 3: HS viết vở tập viết - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ. - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa Y - GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp. - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. D. Bổ sung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN Tiết 139 Các số tròn chục từ 110 đến 200 Sgk : 140/ tgdk:40’ A. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết các số tròn chục từ 110 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. - Đọc và viết thành thạo các số tròn chục từ 110 đến 200. So sánh được các số tròn chục. Nắm được thứ tự các số chục đã học. - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. B. Đồ dùng dạy - học: GV: Các hình vuông ( biểu diễn trăm), hình chữ nhật ( biễu diễn chục). Bộ lắp ghép hình. - HS: bộ đồ dùng học tập C. Các hoạt động day- học: 1. Bài cũ: HS so sánh các số tròn trăm GV cho trên bảng. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Giới thiệu số tròn chục từ 110 đến 200. Bước 1: Ôn tập các số tròn chục đã học. - GV gắn các hình chữ nhật biểu diễn các số tròn chục – HS nhắc lại các số tròn chục. - GV ghi bảng các số tròn chục – HS nhận xét đặc điểm các số tròn chục. Bước 2: Học tiếp các số tròn chục - GV gắn bảng kẻ như trong sgk - Gắn các hình vuông và cột chữ nhật. - HS nêu giá trị : trăm, chục, đơn vị các chữ số. - GV yêu cầu HS nêu cách viết số và đọc số - Nhận xét, ghi vào bảng. - GV hướng dẫn HS nhận xét, viết các số trăm, chục, đơn vị - Hướng dẫn cách đọc. Bước 3: Các số tròn chục tiếp theo thực hiện tương tự như cho đến 200. Hoạt động 2: So sánh các số tròn chục. GV gắn lên bảng - yêu cầu HS viết số và so sánh 2 số đã viết. - GV ghi bảng một vài số tròn chục và HS so sánh. Hoạt động 3: Thực hành Bài 2/vbt: Viết (Theo mẫu ) - GV gắn bảng phụ - 1 HS đọc số ở ô đầu tiên – GV ghi vào bảng. - HS làm bài vào vbt – 1 HS làm bảng phụ. - GV kèm HS yếu đọc và viết. - Lớp nhận xét bài trên bảng, sửa sai. Bài 2/sgk: GV gắn hình trực quan – HS nhìn hình và so sánh số vào bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 4/vbt: - HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài. - HS nhắc lại cách so sánh các số tròn chục. Bài 5/vbt: số? - GV gắn bảng phụ 3 dãy số - HS nêu nhận xét. - HS làm bài vào vbt – 1 HS lên bảng làm bài. * GV kèm HS yếu làm bài. - Lớp nhận xét, sửa bài. * HS đọc dãy số tròn chục. Bài 5/sgk: GV gắn các tấm bìa hình tam giác và yêu cầu HS lên ghép thành hình tứ giác. - Lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại các số tròn chục - Ghi nhớ cách so sánh các số tròn chục. - Tiết sau: Các số từ 101 đến 110 D. Bổ sung: …………………………………………………………………………………….. ……………………………………

File đính kèm:

  • docGiaoAn Lop 2 Tuan 2829.doc