Giáo án lớp 2 tuần thứ 28

MÔN: TẬP ĐỌC

Tiết: KHO BÁU

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Thái độ: Ham thích môn học.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần thứ 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009 MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: KHO BÁU I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương ánh ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập giữa HK2. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Sau bài kiểm tra giữa kì, các con sẽ bước vào tuần học mới. Tuần 28 với chủ đề Cây cối. Treo bức tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho báu. Phát triển các hoạt động (27’) Luyện đoc đoạn 1, 2: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu đoạn 1, 2. Chú ý giọng đọc: Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con. Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng. Hai câu cuối, đọc với giọng chậm khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.(HS phía Nam) Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm) Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 3 đoạn. Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Trong đoạn văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông. Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe HS phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho HS luyện đọc. Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Yêu cầu 1 HS đọc lại lời của người cha, sau đó tổ chức cho HS luyện đọc câu này. Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2. Gọi HS đọc đoạn 3. Sau đó theo dõi HS đọc và sửa những lỗi sai nếu các em mắc phải. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hát Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngất. Mở SGK trang 83. Theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, mặt trời, dặn dò, cơ ngơi đàng hoàng, hão huyền, chẳng thấy, nhờ làm đất kỹ, của ăn của để,… 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV: + Đoạn 1: Ngày xưa … một cơ ngơi đàng hoàng. + Đoạn 2: Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu … các con hãy đào lên mà dùng. + Đoạn 3: Phần còn lại. 1 HS khá đọc bài. Nghe GV giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.// Luyện đọc câu: Cha không sống mãi để lo cho các con được.// Ruộng nhà có một kho báu./ các con hãy tự đào lên mà dùng.// (giọng đọc thể hiện sự lo lắng) 1 HS đọc bài. 1 HS đọc lại đoạn 3. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. ------------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: KHO BÁU (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tiết 1 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Tiết 2. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài GV đọc mẫu toàn bài lần 2. Gọi 1 HS đọc phần chú giải. Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân. Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì? Tính nết của hai con trai của họ ntn? Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà? Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì? Theo lời cha, hai người con đã làm gì? Kết quả ra sao? Gọi HS đọc câu hỏi 4. Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời. Yêu cầu HS đọc thầm. Chia nhóm cho HS thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất. Gọi HS phát biểu ý kiến. Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì? Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. Qua câu chuyện con hiểu được điều gì? Cho điểm HS. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau: Bạn có biết. Hát HS theo dõi bài trong SGK. 1 HS đọc bài. Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng. Người cho dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng. Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu. Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa. Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? HS đọc thầm. Vì đất ruộng vốn là đất tốt. Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. Vì hai anh em trồng lúa giỏi. 3 đến 5 HS phát biểu. 1 HS nhắc lại. Là sự chăm chỉ, chuyên cần. Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện. Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc. ------------------------------------------- TOÁN KIỂM TRA ----------------------------------- Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009 THỂ DỤC TC:Tung vßng trĩng ®Ých I. Mơc tiªu: -Trß ch¬i “Tung vßng trĩng ®Ých” Yªu cÇu bit c¸ch ch¬i vµ b­íc ®Çu bit tham gia trß ch¬i. II. §Þa ®iĨm, ph­¬ng tiƯn. - §Þa ®iĨm: Trªn s©n tr­ng. VƯ sinh n¬i tp. - Ph­¬ng tiƯn: Cßi vµ kĨ 2 v¹ch giíi h¹n vµ c¸c « cho HS ®ng ®ĩng khi chun bÞ ch¬i trß ch¬i 12-20 chic vßng t lµm b»ng vßng tre. III. Ni dung vµ ph­¬ng ph¸p lªn líp. 1. PhÇn m ®Çu: - ỉn ®Þnh tỉ chc, phỉ bin ni dung, y/c tit hc. - Khi ®ng: *Ch¹y ®Ịu nhĐ nhµng quanh s©n tp. * Xoay c¸c khíp. * ¤n mt s ®ng t¸c cđa bµi thĨ dơc ph¸t triĨn chung *Trß ch¬i t chn 2. PhÇn c¬ b¶n: *Trß ch¬i “Tung vßng trĩng ®Ých” -Cho HS ch¬i thư -Chia tỉ ®Ĩ ch¬i -Thi gi÷a c¸c tỉ -Nhn xÐt 3. PhÇn kt thĩc: -§i ®Ịu theo 4 hµng dc - Cho HS h¸t, vç tay theo nhÞp. -Nh¶y th¶ lng - GV cng HS hƯ thng bµi. - Nhn xÐt tit hc, dỈn dß. 10-15’ 1-2’ 1v 1-2’ 18-22’ 3lÇn 3-4lÇn 3-5lÇn 3’ - Líp tp trung 4 hµng ngang c li hĐp ri chuyĨn sang c li rng. -G h­íng dn, ®iỊu khiĨn(LÇn1) LÇn2 líp tr­ng ®iỊu khiĨn -Nhn xÐt -Nªu tªn trß ch¬i, lµm mu (tung vßng trĩng ®Ých cho hs qs. - Tp hỵp theo ®i h×nh ch¬i . - Ch¬i trß ch¬i MÔN: KỂ CHUYỆN Tiết: KHO BÁU I. Mục tiêu 1Kiến thức: Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. 2Kỹ năng: Biết kể chuyện bằng lời của mình, phân biệt được giọng của các nhân vật. 3Thái độ: Biết nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II. Chuẩn bị GV: Bảng ghi sẵn các câu gợi ý. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập giữa HK2. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong giờ kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện Kho báu. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện a) Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý Bước 1: Kể trong nhóm Cho HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ. Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý. Bước 2: Kể trước lớp Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. Tổ chức cho HS kể 2 vòng. Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể. Tuyên dương các nhóm HS kể tốt. Khi HS lúng túng GV có thể gợi ý từng đoạn. Ví dụ: Đoạn 1 Nội dung đoạn 1 nói gì? Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm ntn? Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay ntn? Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được? Tương tự đoạn 2, 3. b) Kể lại toàn bộ câu chuyện Gọi 3 HS xung phong lên kể lại câu chuyện. Gọi các nhóm lên thi kể. Chọn nhóm kể hay nhất. Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. Cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tập kể lại truyện Chuẩn bị bài sau: Những quả đào. Hát Kể lại trong nhóm. Khi HS kể các em khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. Mỗi HS trình bày 1 đoạn. 6 HS tham gia kể. Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu ở tuần 1. Hai vợ chồng chăm chỉ. Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời. Hai vợ chồng cần cù làm việc, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến vụ lúa họ cấy lúa rồi trồng khoai, trồng cà, không để cho đất nghỉ. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Mỗi HS kể lại một đoạn. Mỗi nhóm 3 HS lên thi kể. Mỗi HS kể 1 đoạn. 1 đến 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. MÔN: CHÍNH TẢ Tiết: KHO BÁU I. Mục tiêu 1Kiến thức: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Ngày xưa … trồng cà. 2Kỹ năng: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ua/ uơ; l/n; ên/ ênh. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bảng lớp ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. HS: SGK, vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập giữa HK2 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Giờ Chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài Kho báu và làm các bài tập chính tả phân biệt ua/ uơ; l/n; ên/ ênh. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần chép Đọc đoạn văn cần chép. Nội dung của đoạn văn là gì? Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù? b) Hướng dẫn cách trình bày Đoạn văn có mấy câu? Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng? Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? c) Hướng dẫn viết từ khó MN: cuốc bẫm, trở về, gà gáy. d) Chép bài e) Soát lỗi g) Chấm bài v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Baøi 2 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS lên bảng làm bài. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS đọc các từ trên sau khi đã điền đúng. Baøi 3a Gọi 1 HS đọc yêu cầu. GV chép thành 2 bài cho HS lên thi tiếp sức. Mỗi HS của 1 nhóm lên điền 1 từ sau đó về chỗ đưa phấn cho bạn khác. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc. Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Baøi 3b Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại bài tập chính tả Chuẩn bị bài sau: Cây dừa. Hát Theo dõi và đọc lại. Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân. Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà. 3 câu. Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng. Chữ Ngày, Hai, Đến vì là chữ đầu câu. HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ khó. 2 HS lên bảng viết từ, HS dưới lớp viết vào nháp. Đọc đề bài. 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt. voi huơ vòi; mùa màng. thuở nhỏ; chanh chua. HS đọc cá nhân, đồng thanh. Đọc đề bài. Thi giữa 2 nhóm. Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. Đọc đề bài. 2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt. Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra. Tò vò mà nuôi con nhện Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào? -------------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS. On lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn. 2Kỹ năng: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. 3Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: 10 hình vuông biểu diễn đơn vị, kích thước 2,5cm x 2,5cm 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 10 ô. 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Các hình trên làm bằng bìa, gỗ, hoặc nhựa, có thể gắn lên bảng cho HS quan sát. Bộ số bằng bìa hoặc nhựa gắn được lên bảng. Mỗi HS chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn số như trên, kích thước mỗi ô vuông là 1cm x 1cm. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Gọi HS sửa bài 3 Baøi giaûi Số HS trong mỗi nhóm là: 12 : 4 = 3 (học sinh) Đáp số: 3 học sinh GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Các em đã được học đếm số nào? Từ giờ học này, chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: On tập về đơn vị, chục và t răm. Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị? Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên. 10 đơn vị còn gọi là gì? 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục. Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị. 10 chục bằng mấy trăm? Viết lên bảng 10 chục = 100. v Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn. a. Giới thiệu số tròn trăm. Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm. Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100. Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm. Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm. Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200. Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . . . Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung? Những số này được gọi là những số tròn trăm. b. Giới thiệu 1000. Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm? Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn. Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn. Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000. HS đọc và viết số 1000. 1 chục bằng mấy đơn vị? 1 trăm bằng mấy chục? 1 nghìn bằng mấy trăm? Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn. v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. a. Đọc và viết số. GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng. b. Chọn hình phù hợp với số. GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Hát 3 HS lên bảng sửa bài. Số 100. Có 1 đơn vị. Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị. 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. 1 chục bằng 10 đơn vị. Nêu: 1 chục – 10; 2 chục – 20; . . . 10 chục – 100. 10 chục bằng 1 trăm. Có 1 trăm. Viết số 100. Có 2 trăm. Một số HS lên bảng viết. HS viết vào bảng con: 200. Đọc và viết các số từ 300 đến 900. Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng. Có 10 trăm. Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn. HS quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau. 1 chục bằng 10 đơn vị. 1 trăm bằng 10 chục. 1 nghìn bằng 10 trăm. Đọc và viết số theo hình biểu diễn. Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần chọn hình, 2 HS ngồi cạnh lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV. ------------------------------------ Thứ tư ngày 8 tháng 4 năm 2009 MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CÂY DỪA I. Mục tiêu 1Kiến thức: Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ và sau mỗi dòng thơ. Giọng đọc thơ nhẹ nhàng, có nhịp điệu. 2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: tỏa, bạc phếch, đủng đỉnh, canh… Hiểu nội dung bài thơ: Với cách nhìn của trẻ em, nhà thơ trẻ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên. Học thuộc lòng bài thơ. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng lớp ghi sẵn bài tập đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bạn có biết? Gọi HS lên trình bày các tin ngắn về cây lạ. Nhận xét cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo bức tranh minh hoạ và giới thiệu: Cây dừa là một loài cây gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào miền Trung, miền Nam nước ta. Bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Cây dừa của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu bài thơ. Giọng nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có âm đầu l, n, tr, s, … trong bài. (HS phía Bắc) + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. (HS phía Nam) Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 câu, 1 câu sáu và 1 câu tám. c) Luyện đọc theo đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn. Hướng dẫn HS ngắt giọng các câu thơ khó ngắt. Ngoài ra cần nhấn giọng ở các từ địu, đánh nhịp, canh, đủng đỉnh. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Gọi 1 HS đọc lại toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải. Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì? Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai để tả cây dừa, việc dùng những hình ảnh này nói lên điều gì? Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) ntn? Con thích nhất câu thơ nào? Vì sao? v Hoạt động 3: Học thuộc lòng Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn. GV xoá dần từng dòn thơ chỉ để lại chữ đầu dòng. Gọi HS nối tiếp nhau học thuộc lòng. Cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Gọi 1 HS học thuộc lòng bài thơ. Nhận xét, cho điểm HS. Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Những quả đào. Hát 3 đến 5 HS trình bày tin của mình. Theo dõi, quan sát. Theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: nở, nước lành, rì rào, bao la. + Các từ đó là: tỏa, gật đầu, bạc phếch, nở, chải, quanh cổ, bay vào bay ra, đủng đỉnh. 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc 2 dòng thơ theo hình thức nốit tiếp. Dùng bút chì phân cách giữa các đoạn thơ: Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu. Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp. Đoạn 3: 6 dòng thơ cuối. Luyện ngắt giọng các câu văn: Cây dừa xanh/ tỏa nhiều tàu,/ Dang tay đón gió,/ gật đầu gọi trăng./ Thân dừa/ bạc phếch tháng năm,/ Quả dừa/ đàn lợn con/ nằm trên cao.// Đêm hè/ hoa nở cùng sao,/ Tàu dừa-/ chiếc lược/ chải vào mây xanh.// Ai mang nước ngọt,/ nước lành,/ Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa.// Đọc bài theo yêu cầu. HS đọc lại bài sau đó trả lời: Lá: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh. Ngọn dừa: như người biết gật đầu để gọi trăng. Thân dừa: bạc phếch, đứng canh trời đất. Quả dừa: như đàn lợn con, như những hủ rượu. Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để tả cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người, con người cũng rất yêu quí cây dừa. Với gió: dang tay đón, gọi gió cùng đến múa reo. Với trăng: gật đầu gọi. Với mây: là chiếc lược chải vào mây. Với nắng: làm dịu nắng trưa. Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. 5 HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. Mỗi đoạn 1 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh, đọc thầm. 6 HS thi đọc nối tiếp. ----------------------------------------- MÔN: LUYỆN TỪ Tiết:TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TLCH: ĐỂ LÀM GÌ? I. Mục tiêu 1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về cây cối. Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ “Để làm gì?” 2Kỹ năng: Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Bài tập 1 viết vào 4 tờ giấy to, bút dạ. Cây lương thực, thực phẩm. Cây ăn quả Cây lấy gỗ Cây bóng mát Cây hoa Bài tập 3 viết trên bảng lớp. HS: Vở bài tập. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập giữa HK2. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Từ ngữ về Cây cối. Đặt và TLCH:Để làm gì? Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài Bài 1 (Thảo luận nhóm) Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Phát giấy và bút cho HS. Gọi HS lên dán phần giấy của mình. GV chữa, chọn lấy bài đầy đủ tên các loài cây nhất giữ lại bảng. Gọi HS đọc tên từng cây. Có những loài cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả, vừa là cây lấy gỗ như cây: mít, nhãn… Bài 2 (Thực hành) GV gọi HS đọc yêu cầu. Gọi HS lên làm mẫu. Gọi HS lên thực hành. Nhận xét và cho điểm HS. Baøi 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy? Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Từ ngữ về cây cối. Hát Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm. HS tự thảo luận nhóm và điền tên các loại cây mà em biết. Đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm lên bảng. Cây lương thực, thực phẩm Cây ăn quả Cây lấy gỗ Cây bóng mát Cây hoa Lúa, ngô, sắn khoai lang, đỗ, lạc, vừng, rau muống, bắp cải, su hào, cà rốt, dưa chuột, dưa gang, bí đỏ, bí đao, rau rền… Cam, quýt, xoài, dâu, táo, đào, ổi, na, mơ, mận, trứng gà, sầu riêng, thanh long… Xoan, lim, sến, thông, tre, mít… Bàng, phượng, vĩ, đa, si, bằng lăng, xà cừ, nhãn… Cúc, đào, hồng, huệ, sen, súng, thược dược… 1 HS đọc. HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì? HS 2: Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát cho sân trường, đường phố, các khu công cộng. 10 cặp HS được thực hành. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống. 1 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. “Chiều qua Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!” Vì câu đó chưa thành câu. Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa. THỦ CÔNG LÀM VÒNG ĐEO TAY(T2da soan) MÔN: TOÁN Tiết: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Biết so sánh các số tròn trăm. Nắm được thứ tự các số tròn trăm. 2Kỹ năng: Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số. 3Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV:10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Cá hình làm bằng bìa, gỗ, hoặc nhựa, có thể gắn lên bảng cho HS quan sát. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Đơn vị, chục, trăm, nghìn GV kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn trăm. Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong bài học này, các em sẽ được học cách so sánh các số tròn trăm. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn so sánh các số tròn trăm. Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm, và hỏi: Có m

File đính kèm:

  • docTUAN 28 Cac mon.doc
Giáo án liên quan