Giáo án lớp 2 tuần thứ 30

Tiết 2+3: Tập đọc

Ai ngoan sẽ được thưởng.

I.Mục tiêu:

- H. hiểu nghĩa các từ: Hồng hào, lời non nớt, trìu mến.

- Hiểu nội dung bài: H. hiểu được Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở học hành của thiếu nhi .Bác luôn khuyên các cháu phải thật thà, dũng cảm.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm:Biết phân biệt lời các nhân vật.

- Cần nhận lỗi khi biết mình có lỗi.

II.Hoạt động dạy học:

1/Kiểm tra: Gọi 3 H. đọc bài Cậu bé và cây si già và trả lời câu hỏi của bài.

2/Bài mới:

a/Giới thiệu bài:

b/Luyện đọc :

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 tuần thứ 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ hai ngày 10 tháng 4 năm 2006 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2+3: Tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng. I.Mục tiêu: - H. hiểu nghĩa các từ: Hồng hào, lời non nớt, trìu mến. - Hiểu nội dung bài: H. hiểu được Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác luôn quan tâm đến việc ăn ở học hành của thiếu nhi .Bác luôn khuyên các cháu phải thật thà, dũng cảm. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm:Biết phân biệt lời các nhân vật. - Cần nhận lỗi khi biết mình có lỗi. II.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Gọi 3 H. đọc bài Cậu bé và cây si già và trả lời câu hỏi của bài. 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài: b/Luyện đọc : - Gọi 2 H. khá đọc, lớp đọc thầm - Y/C H. đọc nối câu, đoạn tìm từ, câu văn dài luyện đọc +Từ: quây quanh, trở lại,lời non nớt, reo lên... +Câu: Thưa Bác,/hôm nay cháu...cô.// Cháu ... ngoan/ ... của Bác.//Cháu... lỗi.//Thế là tốt lắm!// Cháu ... khác.// (Giọng ân cần) +Giải nghĩa từ: hồng hào, lời non nớt, trìu mến. c/Tìm hiểu bài: - Y/C H. thảo luận các câu hỏi và tự đưa ra câ trả lời báo cáo trước lớp. *Dự án câu hỏi bổ sung -Tình cảm của các em nhỏ khi thấy Bác đến thăm như thế nào? - Tộ là một em bé như thế nào?Em cần làm gì khi có lỗi? d/Luyện đọc lại: Y/C H. đọc phân vai . 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. *Dự án câu hỏi bổ sung -Chạy úa tới quây quanh Bác ai cũng muốn được nhìn Bác cho rõ hơn. - Tộ là một em bé ngoan. Cần nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi. Tiết 4:Toán Ki lô mét I.Mục tiêu: - H. biết được kí hiệu, tên gọi và độ lớn của đơn vị đo độ dài km. Mối quan hệ giữa m và km.Cách tính độ dài của đường gấp khúc. - Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng km.Rèn kĩ năng làm toán có đơn vị đo kèm theo. II.Đồ dùng: Bản đồ việt Nam III.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Y/C H. làm bài vào vở nháp, gọi 1 H. lên bảng làm bài theo y/c sau: Điền số vào chỗ chấm: 1m = ... cm; 1m = ... dm; ... dm = 100cm. 2/Bài mới: a/Giới thiệu km -Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài đã học? -Nêu: để đo độ dài lớn hơn như đo đường quốc lộ, độ dài lòng sông...ta dùng đơn vị đo là ki lô mét. Ki lô mét kí hiệu là km. - 1 km có độ dài là 100m. - Y/C H. viết 1km = 100m. b/Thực hành: *Bài 1: -Y/C H. tự làm bài sau đó đổi chéo kiểm tra nhau. *Bài 2: - Vẽ đường gấp khúc, y/c H. đọc tên đường gấp khúc. - Y/C H. thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong bài và đưa ra câu trả lời đúng trước lớp. *Bài 3: - Treo lược đồ, y/c H. quan sát lược đồ. - Y/C H. lên bảng chỉ quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng và cho biết quãng đường đó dài bao nhiêu km?. - Y/C H. thực hành chỉ lược đồ và đọc tên, độ dài các tuyến đường . *Bài 4: - Y/C H. thảo luận nhóm đôi và báo cáo trước lớp sau khi đã thảo luận. - Y/C H. khác nhận xét bổ sung. 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - Nối tiếp nhau kể tên các đơn vị đo độ dài đã học. - Nghe và quan sát T.. - Viết bảng con - Thực hiện theo y/c - Quan sát và đọc tên đường gấp khúc: ABCD. - Thực hiện theo y/c: Quãng đường AB dài 23 km; Quãng dường từ B đến C dài 90 km; Quãng đường từ C đến A dài 65 km. - Quan sát lược đồ. - Thực hiện theo y/c của T. chỉ quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng và trả lời: đoạn đường đó dài 285 km. - 6 H. thực hiện theo y/c của T.. - Thực hiện theo y/c VD: HS1 Cao Bằng và Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn? HS 2: Cao Bằng xa Hà nội hơn Lạng Sơn vì... Tiết 5: Tiếng Việt * Luyện đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng I.Mục tiêu: - H. dựa vào một số từ trong bài tập đọc để mở rộng thêm từ cùng nghĩa, gần nghĩa. Củng cố nội dung bài bằng cách tự hỏi đáp nhau. - Rèn kĩ năng đọc hay, diễn cảm. - Thực hiện nhận lỗi khi biết mình có lỗi. II.Hoạt động dạy học: 1/T. nêu y/c nội dung tiết học. 2/Luyện đọc: - T. tổ chức cho H. thi đọc cá nhân. - Y/C H. thi đọc phân vai. 3/Củng cố nội dung bài - Y/C H. làm bài tập sau: + Tìm từ cùng nghĩa với các từ: “ trìu mến, mừng rỡ, non nớt”và đặt câu với các từ vừa tìm được. - Gọi H. báo cáo trước lớp, gọi H. khác nhận xét bổ sung. *Y/C H. quan sát tranh trong SGK thảo luận nội dung tranh sau đó báo trước lớp. * Tổ chức cho H. thi kể chuyện theo tranh. Theo dõi, nhận xét tuyên dương em kể chuyện hay. 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - 1 H. đọc đề, cả lớp đọc thầm sau đó tự làm bài. - Nối tiếp nhau nêu các từ tìm được và đặt câu. - Thực hiện theo y/c của T. Tiết 6: Thủ công. Làm vòng đeo tay (tiết 2) I.Mục tiêu: -Củng cố cách làm vòng đeo tay.Biết gấp các nếp gấp đều, đẹp. - Rèn kĩ năng khéo léo. - Yêu thích sản phẩm mình làm ra. II.Đồ dùng: Như tiết1. III.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra sự chuẩn bị của H.. 2/H. thực hành - Y/C H. nhắc lại các bước làm vòng đeo tay - Treo mẫu sản phẩm và y/c H. nhận xét - Y/C mỗi H. tự làm một vòng đeo tay sau đó trang trí sản phẩm. +Khi H. làm T. quan sát giúp đỡ H. yếu hoàn thành sản phẩm. + Đánh giá sản phẩm của H. khi H. hoàn thành. 3/Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị giờ sau. - Để toàn bộ đồ dùng lên bàn tự kiểm tra và báo cáo. -Nối tiếp nhau nhắc lại các bước làm vòng đeo tay. - Quan sát và nhận xét mẫu làm đúng và chưa làm đúng. - Thực hiện làm vòng đeo tay. Tiết 7: Hoạt động dạy học Đọc thơ theo chủ đề Bác Hồ I.Mục tiêu: - Biết đọc những bài thơ về Bác Hồ kính yêu, từ đó biết được tình cảm của Bác đối với mọi người dân, đối với đất nước Việt Nam. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài thơ, biết nghe và nhận xét bạn đọc. - Thói quen tự tin khi biểu diễn. II.Hoạt động dạy học: 1/T. nêu y/c nội dung tiết học 2/Thực hành đọc thơ về Bác Hồ. - Y/C H. nối tiếp nhau nêu tên các bài thơ - Nghe và ghi các bài thơ lên bảng. - Y/C H. thi đọc các bài thơ do H. tự chọn - Gọi H. nhận xét bạn đọc cho điểm. - Tuyên dương H. đọc hay. 3/ Y/C H. thảo luận câu hỏi sau: - Các bài hát đó đều ca ngợi ai? - Bác Hồ là người như thế nào? - Em cần làm gì để Bác vui lòng? 4/Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo y/c Tên một số bài thơ: Ai yêu các Nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Cháu nhớ Bác Hồ;... - Mỗi H. tự đọc một bài thơ. - Thảo luận câu hỏi theo nhóm đôi và báo cáo trước lớp. Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2006 Tiết 1:Thể dục Tâng cầu-Trò chơi:Tung vòng vào đích I.Mục tiêu: -H. ôn trò chơi: Tâng cầu. Học trò chơi: Tung vòng vào đích. - Biết cách chơi chủ động. - Có ý thức kỉ luật cao. II.Địa điểm-Phương tiện: Sân trường, 1 H. 1 bảng gỗ 1 số quả cầu; vòng. III.Nội dung - Phương pháp: 1/Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung y/c tiết học. - Y/C H. xoay các khớp. - Y/C H. tập 8 động tác của bài thể dục. 2/Phần cơ bản: *Ôn trò chơi: Tâng cầu - Y/C H. đứng hai hàng áp mặt vào nhau thưc hiện tâng cầu theo nhóm đôi. - Theo dõi H. thực hiện sửa động tác sai. *Học trò chơi: Tung vòng vào đích - Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, làm mẫu. - Gọi 2 H. chơi thử, nhận xét. - Chia lớp thành 3 tổ cho H. chơi theo tổ. - Theo dõi H. chơi và nhận xét sửa sai. 3/Phần kết thúc: -Y/C H. đi đều theo hai hàng dọc vỗ tay và hát. - Y/C H. tập một số động tác thả lỏng. - T. và H. hệ thống bài. - Nhận xét tiết học và giao baig về nhà. -Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo. - Thực hiện xoay các khớp cổ tay, bả vai, đầu gối, hông. - Cán sự hô cho lớp tập mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. - Thực hiện theo y/c trong khoảng thời gian là 8 phút. - Quan sát và thực hiện theo y/c. - Các tổ tự chơi theo y/c trong khoảng thời gian 10 phút. - Thực hiện đi đều 2 phút. - Tập động tác cúi lắc người thả lỏng 1 phút. Tiết 2: Chính tả Ai ngoan sẽ được thưởng I.Mục tiêu: - Nghe viết đoạn: Một buổi sáng... da Bác hồng hào trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng. Làm các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch; êt/êch - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp - Có ý thức viết bài sạch, đẹp. II.đồ dùng: Bảng phụ viết nội dung các bài tập III.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Gọi 2 H. lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ sau: cái xắc, xuất sắc; đường xa, sa lầy. 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài b/Hướng dẫn viết chính tả - Gọi H. đọc đoạn cần viết. - Đây là đoạn nào của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng? -Đoạn văn kể về chuyện gì? -Đoạn văn có mấy câu? Tìm trong bài những chữ viết hoa? - Y/C H. tìm các từ khó luyện viết. * Đọc cho H. viết bài và soát lỗi, thu vở chấm. c/ Hướng dẫn làm bài tập - Gọi 1 H. đọc y/c của bài tập - Gọi 4 H. lên bảng làm bài. y/c cả lớp làm bài vào VBT. - Gọi H. nhận xét, chữa bài. 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học - 2 H. đọc bài; cả lớp theo dõi và đọc thầm. - Đây là đoạn 1. - Đoạn văn kể về Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng. - Có 5 câu.Chữ đầu câu: Một, Vừa, Mắt, Ai. Tên riêng: Bác, Bác Hồ. -Viết và đọc: Bác Hồ. ùa tới, quây quanh, hồng hào. - Mở vở viết bài và soát lỗi, thu bài. - Em chọn chữ nào vào ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? - Làm bài theo y/c Đáp án: a/cây trúc, chúc mừng. trở lại. che chở. b/ngồi bệt; trắng bệch, chênh chếch, đồng hồ chết. Tiết 3: Toán Mi li mét I.Mục tiêu: - H. biết được các kí hiệu, tên gọi, độ lớn của đơn vị đo độ dài mm.hiểu được mối quan hệ giữa mm- cm; mm- m.Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm. - Rèn kĩ năng làm toán các phép tính có kèm theo đơn vị đo. II.Đồ dùng: thước kẻ có vạch chia cm. III.Hoạt động dạy hoc: 1/Kiểm tra: Gọi 2 H. lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp Điền >;<; = vào chỗ chấm: 267 km ... 267 km ; 324 km.... 342 km; 279 km... 268 km; 430 km ... 403 km. 2/Bài mới: a/Giới thiệu mm. - Y/C H. kể tên các đơn vị đo độ dài đã học. - Nêu tên đơn vị đo độ dài nhỏ hơn cm? - Nêu: mi li mét là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất mi li mét kí hiệu là mm. - Y/C H. quan sát thước kẻ tìm độ dài từ vạch 0 đến 1? - Nêu: 1 phần nhỏ trong 10 phần của 1 cm là độ dài 1mm. - 10mm có độ dài là bao nhiêu cm? 1m =?cm 1m = ? mm. b/Thực hành: *Bài1: - Y/C H. đọc đề sau đó nối tiếp nhau tìm số điền vào chỗ chấm. *Bài 2: - Gọi 1 H. đọc đề. - Y/C H. quan sát hình vẽ và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi của bài. *Bài 3: - Gọi H. đọc đề bài - Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm như thế nào? - Y/C H. tự làm bài, chữa bài và cho điểm. *Bài 4: - Gọi H. đọc đề và nêu y/c. - Y/C H. tự đo các đồ vật và tự làm bài vào vở. 3/Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học. -Nối tiếp nhau kể tên các đơn vị đo độ dài đã học: km; m; dm; cm. - Nhỏ hơn cm là mm. - Nghe và nhắc lại. - Thực hành tìm trên thước kẻ. - Nghe và nhắc lại. - là 1cm; 1m = 100cm,; 1m = 1000 mm; 1cm = 10mm. - Thực hiện theo y/c: 1cm = 10mm; 1m = 1000 mm.... - Mỗi đoạn dưới đây dài bao nhiêu mm - Thực hiện theo y/c Đoạn thẳng MN dài 60 mm vì 6 cm = 60 mm Đoạn thẳng AB dài 30 mm; Đoạn thẳng CD dài 70mm. - 1 H. đọc đề, cả lớp đọc thầm. - Nối tiếp nhau nêu cách tính chu vi hình tam giác. Lớp làm bài vào vở, 1 H. lên bảng Bài giải Chu vi hình tam giác là: 24 + 16 +28 = 68(mm) Đáp số: 68 mm. - Thực hiện làm bài 4 theo y/c. Tiết 4: Đạo đức Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích I.Mục tiêu: - H. hiểu ích lợi của một số loài vật đối với đời sống con người. Cần phải bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành. - H. có kĩ năng phân biệt hành vi đúng và hành vi sai. Biết bảo vệ loài vật có ích. - Có thái độ dồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích. II.Tài liệu: Tranh ảnh. mẫu vật các con vật có ích để chơi trò chơi: Đoán xem con gì? III.Hoạt động dạy học: 1/T. nêu y/c nội dung tiết học. 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài b/Các hoạt động. *Hoạt động1: Trò chơi đố vui Đoán xem con gì?. - Chia lớp thành 3 tổ. - Phổ biến luật chơi:Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh, đúng sẽ thắng. - Giơ tranh ảnh hoặc mẫu vật và y/c H. trả lời: Đó là con gì?Nó có ích gì cho con người - Ghi tóm tắt ích lợi của mỗi con vật lên bảng - Kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. *Hoạt động2: Thảo luận nhóm. - Chia nhóm 4 y/c H. thảo luận các câu hỏi sau: + Em biết những con vật có ích nào? +Hãy kể những ích lợi của chúng? + Cần làm gì để bảo vệ chúng? - Gọi đại diện nhóm báo cáo. các nhóm khác nghe nhận xét và bổ sung. - Kết luận: SGV tr. 81. *Hoạt động3: Nhận xét đúng sai - Đưa một số tranh cho các nhóm y/c các nhóm quan sát và phân biệt các việc làm đúng sai - Gọi các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung. -Kết luận: SGV tr.82. 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - Nhận tổ. - Nghe phổ biến luật chơi. - Quan sát tranh và trả lời nhanh. - Nhận nhóm và thảo luận theo nhóm - Các nhóm nối tiếp nhau báo cáo. Các con vật có ích VD: mèo, chó, thỏ, gà... Con mèo bắt chuột. Cần chăm sóc cho chúng ăn không đánh đập chúng... - Thực hiện theo y/c. Bạn Tịnh; bạn Hương; bạn Thành là các bạn biết bảo vệ và chăm sóc loài vật. Bạn Bằng và bạn Đạt không biết bảo vệ loài vật. Tiết 5: Tập đọc Xem truyền hình I.Mục tiêu: - H. hiểu nghĩa các từ: Chật ních, phát thanh viên, háo hức. Hiểu dược bài nói lên sự vui mừng, háo hức của người nông dân lần đầu tiên được xem truyền hình. -Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng. - Biết ích lợi, vai trò của truyền hình trong cuộc sống. II.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Gọi 3 H. đọc theo vai bài Ai ngoan sẽ được thưởng 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài b/Luyện đọc: T. đọc mẫu, gọi 2 H. đọc, cảt lớp đọc thầm. - Y/C H. đọc nối câu, đoạn tìm từ, câu văn dài luyện đọc. +Từ: chú La, chật ních, trong trẻo, lễ kỉ niệm, nổi lên... +Câu văn: Chưa đến 7 giờ,/nhà chú La... người.// Ai... xem/ cái... thế nào.// Đây rồi!// Giọng cô... trong trẻo.// Vừa qua... Bác/ và đồi trọc.// - Y/C H. đọc toàn bài. c/Tìm hiểu bài: Y/C H. thảo luận các câu hỏi trong SGK và trả lời. *Dự án câu hỏi bổ sung - Nhà chú La có gì mới? - Tâm trạng của bà con trong xóm ra sao? - Xem vô tuyến có tác dụng gì? 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. *Dự án câu trả lời - Nhà chú La mới mua ti vi. - Háo hức chờ xem ti vi. - Tự đưa ra câu trả lời. Tiết 6: Toán * Luyện tập I.Mục tiêu: - Củng cố về tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo độ dài km; mm.Biết tính và giải toán có lời văn với số đo độ dài. - Rèn kĩ năng tính toán nhanh; Gọi tên, viết kí hiệu các đơn vị đo độ dài đúng, chính xác. II.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Y/C H. nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học. 2/Thực hành: *Bài 1: (dành cho H. cả lớp)Số? 1km = ... m ...m = 2km ...cm = 1m 2km = ... m ...m = 1km 1cm = ....mm 1m = ...mm 600mm = ...m ...mm = 1m - Y/C H. tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo kiểm tra. *Bài 2: (Dành cho H. cả lớp) Tính: 15m + 38 m = 73 mm + 16 mm = 46cm + 28 cm = 100 km - 37 km = 6km 2 = 18 mm : 3 = - Y/C H. nêu cách làm các phép tính có số đo đơn vị kèm theo. - Gọi 2 H. lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. *Bài 3: (Dành cho H. khá giỏi) >; < ; =? 85 cm + 9 cm ... 1m 49 dm- 17dm ... 3m 34mm -13mm ...2cm 38 km+12km ...49km - Gọi H. nêu y/c của đề. -Y/C H. khá nêu các bước để điền dấu. - Y/C H. làm bài. *Bài 4: Lan đi 18 km để đến huyện Bình Giang.Sau đó lại đi tiếp 6 km mới về được quê ngoại.Hỏi Lan đã đi được bao nhiêu km? - Y/C H. đọc đề, thảo luận để tìm cách phân tích đề. - Gọi 1 H. lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 3/Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học - 1 H. đọc đề và nêu y/c - 1 H. lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - 1 H. đọc đề. - Nối tiếp nhau nêu: Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có các số đo ta thực hiện như với các phép tính cộng trừ nhân chia bình thường và khi viết kết quả xong ta nhớ viết tên đơn vị đo sau nó. - Thực hiện làm bài. - 1 H. nêu y/c của đề -1 H. nêu các bước để làm một bài điền dấu. - Thực hiện làm bài vào vở. - 2 H. đọc đề bài - Thảo luận nhóm đôi - Thực hiện làm bài theo y/c. Số ki lô mét Lan đi được là: 18 km + 6 km = 24 (km). Đáp số: 24 km Tiết 7: Thủ công * Luyện làm vòng đeo tay I.Mục tiêu: - Luyện làm vòng đeo tay, biết tự hoàn thành sản phẩm và tự trang trí . - Rèn kĩ năng khéo léo. II.Đồ dùng: H. có giấy màu, kéo, hồ dán. T. chuẩn bị cho mỗi tổ một tờ giấy tờ rô ki. III.Hoạt động dạy học: 1/T. nêu y/c nội dung tiết học: Mỗi em tự làm một đồng hồ đeo tay và tự trang trí. 2/Luyện làm vòng đeo tay. - Y/C H. nêu các bước làm vòng đeo tay. - Y/C H. tự làm vòng đeo tay. - Y/C H. trình bày sản phẩm theo tổ. + Các tổ trình bày ý tưởng trưng bày. + Gọi H. các tổ khác nhận xét đánh giá. +T. nhận xét đánh giá chung. +Tuyên dương tổ có ý tưởng trưng bày đẹp, sản phẩm có nhiều bài đẹp. 3/Nhận xét tiết học. - H. nối tiếp nhau nêu các bước làm vòng đeo tay. - Thực hiện theo y/c. - Trưng bày theo tổ, mỗi tổ cử 1 H. nêu ý tưởng trưng bày. Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2006 Âm nhạc Học hát: Bắc kim thang Tiết 2: Tập đọc Cháu nhớ Bác Hồ I. Mục tiêu: - Hiểu từ mới. - Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ Miền Nam sống trong vùng địch tạm chiến mong nhớ Bác Hồ. Tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi Miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác Hồ. - Đọc đúng, hay. - Kính yêu Bác Hồ. II. Đồ dùng. Tranh ảnh về Bác Hồ III. Hoạt động dạy – học. A. Kiểm tra. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện đọc. - T. đọc mẫu. - H. đọc nối câu, đoạn. - Từ: Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu… - Đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: 8 dòng đầu. + Đoạn 2: 6 dòng còn lại. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ Hồng hào đôi má,/ bạc phơ mái đầu.// - Giải thích. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài, cá nhân, đồng thanh) 3. Tìm hiểu bài. - Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? - Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác? - Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu? - Những chi tiết nào nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? 4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ. - Ven sông Ô Lâu tỉnh Quảng Trị – Thừa Thiên Huế - ở trong vùng địch. - H. trả lời. - Đêm đêm bạn giở ảnh Bác ra để ngắm. - H. thi đọc từng đoạn. H. khá giỏi có thể học thuộc bài thơ. 5. Củng cố, dặn dò. Nhận xét giờ học. Tiết 3: Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố về các đơn vị đo độ dài: m, km, mm. - Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải bài toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đã học (m, km và mm). - Kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng. II. Hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập * Bài 1: H. tự làm bài. - T. chấm chữa. Ví dụ: 5 km x 2: Tính nhẩm 5 x2 để được kết quả là 10. - Ghép đơn vị km vào sau số 10. - 5 km x 2 = 10 km * Bài 2: Hướng dẫn H. tóm tắt bài toán rồi tự làm. Giáo viên chấm chữa. * Bài 3: Giáo viên hướng dẫn H. + Đọc kĩ bài toán. + Tính nhẩm hoặc làm tính. + Tìm câu trả lời đúng. * Bài 4: H. tự đọc đề bài rồi làm bài và chữa bài. - Yêu cầu H. + Biết đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC. + Nhắc lại cách tính chu vi của hình tam giác. + Ghi bài giải. 3. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Tiết 4: Kể chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng I. Mục tiêu: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ. Kể lại đựơc từng đoạn truyện. Kể toàn bộ câu chuyện. Kể đoạn cuối bằng lời của nhân vật Tộ - Nghe kể, nhận xét được lời kể của bạn hoặc kể tiếp. - Thích kể chuyện. II. Hoạt động dạy – học. A. Kiểm tra. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn H.kể. a. Kể từng đoạn theo tranh. - Hướng dẫn H. quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh. - H. dựa vào tranh kể lại từng đoạn truyện trong nhóm. Bạn khác nhận xét bổ sung. - 3 nhóm tiếp nối thi kể 3 đoạn cuả câu chuyện. b. Kể toàn bộ câu chuyện. - T. gọi 3 H. đại diện cho 3 nhóm lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp và T. nhận xét, cho điểm. c. Kể lại đoạn cuối của chuyện theo lời của Tộ. - T. giúp H. hiểu nội dung cảu bài. - Tưởng tượng chính mình là Tộ. - Khi kể phải xưng là “Tôi”. - 1 H. kể mẫu. - H. tiếp nối nhau kể trước lớp. 3. Củng cố – dặn dò. ? Em đã học được đức tính tốt gì của Tộ? (thật thà, dũng cảm…) Tiết 5: Tiếng Việt * Luyện viết: Xem truyền hình I.Mục tiêu: - H. viết đoạn: chưa đến 7 giờ... trẻ quá! của bài Xem truyền hình. - Rèn kĩ năng nghe viết đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp. II.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Gọi 1 H. lên bảng, cả lớp viết bảng con các từ sau: che chở; tre trúc, cây tre, chúc mừng. 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài b/Hướng dẫn viết chính tả - Gọi 2 H. đọc đoạn văn cần viết. - Đoạn văn này thuộc nội dung của bài tập nào? - Đoạn văn kể về chuyện gì? - Nêu những chữ được viết hoa trong bài? - Y/C H. tìm từ khó viết luyện viết. * Đọc bài cho H. viết và soát lỗi, thu bài chấm, nhận xét. 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - 2 H. đọc bài, cả lớp đọc thầm theo. - Nội dung của bài tập đọc: Xem truyền hình. - Đoạn văn kể về mọi người trong xóm của chú La được xem truyền hình tại nhà chú La. - 1 H. lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: Chưa, Ai, Đây, Giọng, Vừa, Những, Chú là những chữ viết hoa đầu câu. Hoa Ban, Bác, La, Hồng là những chữ viết hoa tên riêng. - Viết và đọc: chật ních, trong trẻo, phát thanh, kỉ niệm... -Mở vở viết bài và soát lỗi. Tiết 6: Âm nhạc * Trò chơi âm nhạc I.Mục tiêu: - H. tiếp tục chơi trò chơi âm nhạc theo hình thức chọn ô có từ của một bài hát, tìm ra bài hát có từ cho sẵn. - Rèn kĩ năng đoán tên bài hát nhanh, chính xác. Hát đúng giai điệu bài hát. - Thái độ tự tin khi biểu diễn. II. Đồ dùng dạy học. T. chuẩn bị 6 ô( 5 ô có 5 từ của năm bài hát là ô màu xanh, 1 ô màu đỏ) chuẩn bị một bài hát có cả 5 từ. Từ: Yêu, nhi đồng, Bác Hồ, thiếu niên, ai. III.Hoạt động dạy học: 1/T. nêu y/c của trò chơi: mỗi đội chơi được phép tự chọn cho mình một ô, nếu là ô màu xanh thì đội đó được quyền hát một bài hát có tên của từ mình bốc được, nếu bốc phải ô màu đỏ thì đội đó phải nhường cho đội bạn lựa chọn và hát. Mỗi bài hát được 20 điểm. 2/Giới thiệu hai đội chơi : mỗi đội gồm 3 em, mỗi đội cử 1 em làm đội trưởng. - Y/C hai đội trưởng bốc thăm để giành quyền được lật ô và hát . - Cả lớp là khán giả của hai đội chơi. T. là người dẫn chương trình. 3/ T. tổng kết điểm của hai đội chơi và trao giải thưởng. Tiết 7: Thể dục * Trò chơi giáo viên tự chọn. I.Mục tiêu: - T. tổ chức cho H. chơi trò chơi : Mèo đuổi chuột. - Chủ động trong khi chơi. - Rèn tác phong nhanh nhẹn. II.Địa điểm- Phương tiện: Sân trường, còi, 3 chiếc khăn bịt mắt. III.Nội dung-Phương pháp: 1/Phần mở đầu: -Nhận lớp, phổ biến nội dung y/c tiết học. - Y/C H. chạy tại chỗ, vỗ tay và hát. - Y/C H. tập 8 động tác của bài thể dục. 2/Phần cơ bản * T. nêu tên trò chơi: Mèo đuổi chuột - T. cho H. đọc lại bài đồng dao: Mèo đuổi chuột. - Nhắc lại cách chơi và luật chơi. - Cho H. đứng thành vòng tròn chọn 2 H. (1 H. làm mèo, 1 H. làm chuột)và cho H. chơi thử sau đó nhận xét. - Chia tổ cho các tổ tự chơi, T. là người theo dõi, nhận xét. 3/Phần kết thúc: - Y/C H. cúi lắc người thả lỏng. - Hệ thống bài, nhận xét tiết học. - Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo. - Thực hiện trong vòng 2 phút. - Cán sự hô cho lớp tập mỗi động tác 2 lần 8 nhịp. - Nghe và nhắc lại tên trò chơi. - Đọc đồng thanh cả lớp. - Nghe và quan sát T. phổ biến. - Thực hiện theo y/c. - Thực hiện chơi trong vòng 20 phút. - Thực hiện trong vòng 2 phút. Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2006 Tiết 1: Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ:Từ ngữ về Bác Hồ I.Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Bác Hồ. - Củng cố kĩ năng đặt câu. II.Đồ dùng: Bút dạ và 4 tờ giấy to. III.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Gọi 2 H. thực hiện hỏi đáp có cụm từ “ để làm gì?” 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài. b/Hướng dẫn làm bài tập. *Bài 1(Miệng): - Gọi H. đọc y/c của bài. - Chia lớp thành 4 nhóm, 1 nhóm 1 bút dạ và 1 tờ giấy màu. - Y/C nhóm 1.2 làm y/c a của bài; nhóm 3, 4 làm y/c b . - Sau 5 phút thảo luận, gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Nhận xét, chốt lại các từ đúng. *Bài 2: - Gọi H. nêu y/c của đề. - Gọi H. đặt câu dựa vào các từ ở trên. - Tuyên dương H. đặt câu hay. *Bài 3: - Gọi 1 H. đọc y/c của bài - Y/c H. quan sát từng tranh suy nghĩ và ghi lại vào VBT hoạt động của các bạn thiếu nhi trong mỗi tranh. - Gọi H. trình bày bài làm của mình. T. có thể ghi bảng các câu văn hay. - Gọi H. nhận xét bổ sung. 3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - 1 H. đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Nhận đồ dùng và hoạt động nhóm. - Đại diện các nhóm lên dán giấy lên bảng, sau đó đọc to các cụm từ tìm được. VD: a/ Yêu, thương, quý mến, yêu quý, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo... b/ kính yêu, kính trọng, tôn kính, biết ơn. thương nhớ, nhớ thương... - 1 H. đọc: đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1. - H. nối tiếp nhau đọc câu của mình. VD: Em rất yêu thương các em nhỏ... - Đọc y/c trong SGK. - H. làm bài cá nhân. Tranh 1: Các cháu thiếu nhi vào lăng viếng Bác. Tranh 2: Các bạn thiếu nhi kính cẩn dâng hoa trước tượng Bác Hồ. Tranh3: Các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây. Tiết 2: Tập viết Chữ hoa M kiểu 2 I.Mục tiêu: - Biết viết chữ hoa M kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ.Biết viết cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao. - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định. II.Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ M hoa. Bảng phụ viết mẫu cụm từ ứng dụng III.Hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra: Y/C H. cả lớp viết bảng con chữ A hoa kiểu 2 và chữ Ao. 2/Bài mới: a/Giới thiệu bài b/ Hướng dẫn viết chữ hoa - Y/C H. nêu cấu tạo của chữ hoa M kiểu 2 - Nêu quy trình cách viết chữ hoa M kiểu 2 và viết mẫu 2 lần. - Y/C H. viết chữ hoa M trong không trung và

File đính kèm:

  • docGiao an 2 Tuan 30.doc