Giáo án lớp 3 (chuẩn) - Tuần 23

. MỤC TIÊU:

 A-TẬP ĐỌC:

 -Luyện đọc đúng các từ: ảo thuật , quảng cáo , buổi biểu diễn , lỉnh kỉnh . Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .

 -Rèn kĩ năng đọc –hiểu:

 +Hiểu các từ ngữ : ảo thuật , tình cờ , chứng kiến , thán phục , đại tài .

 +HS hiểu được : Hai chị em Xô - phi và Mác là những đứa trẻ ngoan , tốt bụng , sẵn sàng giúp đỡ người khác ; chú Lý , một ảo thuật gia có tài lại thương yêu trẻ em .

 -HS biết sẵn sàng giúp đỡ người khác .

 B- KỂ CHUYỆN:

 -Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của Xô –phi (hoặc Mác) . Kể tự nhiên , đúng nội dung câu chuyện , biết phối hợp cử chỉ , nét mặt khi kể .

 -HS biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể theo từng vai của các bạn.

II.CHUẨN BỊ:

 

doc37 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 (chuẩn) - Tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN NHÀ ẢO THUẬT I. MỤC TIÊU: A-TẬP ĐỌC: -Luyện đọc đúng các từ: ảo thuật , quảng cáo , buổi biểu diễn , lỉnh kỉnh . Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện . -Rèn kĩ năng đọc –hiểu: +Hiểu các từ ngữ : ảo thuật , tình cờ , chứng kiến , thán phục , đại tài . +HS hiểu được : Hai chị em Xô - phi và Mác là những đứa trẻ ngoan , tốt bụng , sẵn sàng giúp đỡ người khác ; chú Lý , một ảo thuật gia có tài lại thương yêu trẻ em . -HS biết sẵn sàng giúp đỡ người khác . B- KỂ CHUYỆN: -Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của Xô –phi (hoặc Mác) . Kể tự nhiên , đúng nội dung câu chuyện , biết phối hợp cử chỉ , nét mặt khi kể . -HS biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể theo từng vai của các bạn. II.CHUẨN BỊ: -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Các đoạn truyện phóng to . Bảng phụ chép sẵn đoạn văn hướng dẫn cách ngắt nghỉ. -HS: Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Ổn định: Hát 2. Bài cũ: 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. H: Khi thấy sự vất vả của người nông dân , Ác – si- mét đã làm gì ? (Nhật Minh) H. Hãy tả chiếc máy bơm của Ác – si- mét? (Oanh) H: Nêu nội dung chính? (Trang) 3. Bài mới: Giới thiệu bài – Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1 : Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc -GV đọc mẫu -Yêu cầu 1 HS đọc bài- đọc chú giải. -Cho HS đọc tiếp nối từng câu - từng đoạn. -GV theo dõi hướng dẫn phát âm từ khó -Hướng dẫn cách ngắt nghỉ. -Yêu cầu đọc trong nhóm . -Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. H:Vì sao hai chị em Xô – phi không đi xem ảo thuật ? *Giảng từ : ảo thuật : nghệ thuật dùng sự khéo léo tạo ra nhiều biến hoá , khiến người xem tưởng có phép lạ . - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. H: Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào ? Ý1: Hai chị em Mác và Xô-phi đã giúp đỡ nhà ảo thuật . H: Vì sao hai chị em không nhờ chú Lý dẫn vào rạp ? H. Qua tìm hiểu đoạn 1 và 2 , em thấy hai chị em có điều gì đáng khen ? Ý2: Chú Lý cảm ơn hai chị em . -Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4. H:Vì sao chú Lý tìm đến tận nhà của Xô – phi và Mác ? H: Những chuyện lạ gì đã xảy ra khi mọi người uống trà ? H. Theo em , hai chị Xô - phi đã được xem ảo thuật chưa ? Ý 3 : Hai chị em được xem ảo thuật ngay tại nhà . -Yêu cầu HS thảo luận rút ra nội dung chính. - GV chốt ý – ghi bảng Nội dung chính: Hai chị em Xô-phi và Mác đã giúp đỡ chú Lí và thán phục một nhà ảo thuật đại tài . Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn cách đọc. - GV đọc mẫu lần 2. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đọan. - GV nhận xét, sửa sai. * Chuyển tiết : Cho HS chơi trò chơi . Tiết 2: Họat động 3: Luyện đọc lại tiếp theo. - Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay. Hoạt động 4: Kể chuyện. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu . -Yêu cầu HS phân vai dựng lại câu chuyện trong nhóm . -GV theo dõi , giúp đỡ từng nhóm. - Gọi 2 đến 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương nhóm kể hay nhất. -HS theo dõi -1 HS đọc bài, đọc chú giải. -HS đọc nối tiếp theo dãy dọc. -HS phát âm từ khó. -HS lắng nghe. -HS đọc theo nhóm đôi. -Đại diện các nhóm đọc. - HS nhận xét. -1 HS đọc -Cả lớp đọc thầm theo dõi. -Vì bố đang nằm viện , hai chị em biết mẹ rất cần tiền không dám xin tiền mẹ mua vé xem xiếc . -1 HS đọc -Cả lớp đọc thầm theo dõi. -Hai chị em tình cờ gặp nhà ảo thuật lúc đi ra ga mua sữa . các em đã giúp chú Lý mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc . - 2 HS nhắc lại. - Vì hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác . - Hai chị em Xô – phi là những người con ngoan , biết thương yêu bố mẹ , biết vâng lời bố mẹ lại tốt bụng , sẵn sàng giúp đỡ người khác . - 2 HS nhắc lại. -1 HS đọc -Cả lớp đọc thầm theo dõi. - Vì chú muốn cảm ơn hai chị em đã giúp chú . / Vì chú biết hai chị em chưa được xem ảo thuật nên đến tận nhà vừa để cảm ơn các bạn nhỏ đã giúp chú vừa để biểu diễn cho các bạn nhỏ xem . - Khi mọi người uống trà những chuyện lạ liên tiếp xảy ra: Xô –phi lấy một chiếc bánh , đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái ; trong nắp lọ đường có hàng mét dải băng xanh, đỏ, vàng bắn ra ; một chú thỏ trắng bất ngờ xuất hiện và ngồi dưới chân Mác. - Hai chị Xô- phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà . - 2 HS nhắc lại. -HS thảo luận nhóm bàn tìm nội dung chính – Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - 4 HS nhắc lại nội dung chính. - HS theo dõi. - Cả lớp lắng nghe. - HS đọc diễn cảm theo đoạn. -Lớp trưởng hướng dẫn HS chơi. -HS luyện đọc trong nhóm - các nhóm thi đọc bài theo vai. - HS nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. -HS lập nhóm, mỗi nhóm 3 em đóng vai: Xô-phi , Mác , chú Lý , mẹ . - Thi dựng lại câu chuyện trước lớp. - 4 nhóm kể: Mỗi nhóm dựng 1 đoạn truyện -Cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất. 4.Củng cố – Dặn dò: -GV gọi HS đọc bài – 1 HS nêu nội dung chính. GV: H: Qua câu chuyện, em học tập được điều gì ở hai bạn nhỏ ? - Nhận xét tiết học,Về nhà tập kể lại chuyện cho gia đình nghe. ________________________________ ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 1) I . MỤC TIÊU : - HS hiểu đám tang là lễ chôn cất người đã chết , là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ .Tôn trọng đám tang là không xúc phạm gì đến tang lễ chôn cất người đã khuất . - HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang . - HS có thái độ tôn trọng đám tang , cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất . II. CHUẨN BỊ: -GV : Truyện kể . Phiếu bài tập cho hoạt động 2 . -HS : Vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1.Ổn định : Nề nếp 2.Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của HS . H:Đối với khách nước ngoài, ta phải có thái độ như thế nào? H:Khi khách nước ngoài cần sự giúp đỡ, em phải làm gì ? 3. Bài mới : Giới thiệu bài ( Ghi đề ). HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Kể chuyện Đám tang 1.Mục tiêu : HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang . 2. Cách tiến hành : - GV kể chuyện Đám tang. -GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau theo các câu hỏi gợi ý sau: H : Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang ? H: Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe , nhường đường cho đám tang ? H. Hoàng đã hiểu ra điều gì khi nghe mẹ giải thích ? H.Qua câu chuyện trên , các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ? -Yêu cầu HS trình bày trước lớp. -GV nhận xét, chốt ý: 3. Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ . Hoạt động 2: Đánh giá hành vi 1. Mục tiêu : HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang . 2. Cách tiến hành : -GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu : Em hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang : ºa) Chạy theo xem, chỉ trỏ . ºb) Nhường đường . ºc) Cười đùa . ºd) Ngả mũ , nón . ºđ) Bóp còi xe xin đường. ºe) Luồn lách , vượt lên trước . - Yêu cầu HS làm việc cá nhân . -Yêu cầu HS trình bày. - Giáo viên nhận xét, chốt ý. 3.Kết luận: Các việc làm b,d là những việc làm đúng , thể hiện sự tôn trọng đám tang . Các việc làm a,c,đ,e là những việc không nên làm . Hoạt động 3: Tự liên hệ . 1.Mục tiêu:HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang . 2. Cách tiến hành: -GV chia HS thành các nhóm , yêu cầu các nhóm thảo luận liên hệ về cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang . - Yêu cầu các nhóm trao đổi với các bạn trong lớp . - GV nhận xét, khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang . 3. Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang . - HS lắng nghe . -Bốn HS trao đổi với nhau. - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. - Các nhóm khác nhận xét,bổ sung ý kiến. - Cả lớp theo dõi. - HS đọc phiếu bài tập . - HS thực hiện theo yêu cầu . - HS trình bày và giải thích lý do chọn đúng hay sai . -HS chia nhóm 4 – thảo luận . - Các nhóm trao đổi với các bạn trong lớp . 4. Củng cố - Dặn dò -GV nhắc nhở HS thực hiện tôn trọng đám tang và khuyên mọi người cùng thực hiện . - Nhận xét tiết học . -Về học bài và hoàn thành các bài tập trong vở. _________________________________ TOÁN NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(T) I. MỤC TIÊU : -HS thực hiện phép nhân ( có nhớ hai lần không liền nhau ) -Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán . -HS có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài. II. CHUẨN BỊ : - GV: SGK. - HS: SGK, vở bài tập. III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . 1.Ổn định : Nề nếp. 2.Bài cũ : Gọi HS lên bảng sửa bài. Bài 1: Đặt tính rồi tính : ( Thiên, Hằng) 1015 x 6 2009 x 5 Bài 2: Một cửa hàng bán vải, ngày thứ nhất bán được 1256 m vải, ngày thứ hai bán được gấp 3 lần ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải ? (Thu Thảo) 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( ghi bảng) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Họat động 1 : Tìm hiểu bài. a) Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 = ? - GV ghi bảng : 1427 x 3 = 4281 -Yêu cầu HS thực hiện phép tính vào nháp . - Gọi 1 em lên bảng tính . -Yêu cầu HS nêu cách tính. - Gọi HS so sánh phép tính 1427 với phép nhân 1015 x 6 - GV lưu ý HS phép nhân có nhớ 2 lần . Họat động 2: Thực hành Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. -Yêu cầu HS làm bài vào SGK . - GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: -Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu bài tập. -Yêu cầu HS làm bài vào nháp . - GV nhận xét, sửa bài. Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài. -Yêu cầu HS làm vào vở . - GV nhận xét, chấm bài – sửa sai . Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, sửa bài. -2 HS đọc đề. -HS thực hiện nháp - HS tính - lớp theo dõi , nhận xét x 1427 3 4281 - HS nêu cách tính . - HS nhận xét. -HS nêu yêu cầu bài tập. -HS làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng sửa bài. - 4 HS lần lượt làm bảng -HS theo dõi. - HS nhận xét, đổi chéo sửa bài . - 1 HS nêu yêu cầu bài. - HS làm nháp , 1 HS sửa bảng . x x a) 1107 2319 6 4 6642 9276 x x b) 1106 1218 7 5 7742 6090 - HS đổi chéo vở sửa bài. - 2 HS đọc bài tập , 2 cặp HS tìm hiểu đề . - HS làm bài vào vở .1 HS lên bảng sửa bài. Giải : Số gạo 3 xe chở được : 1425 x 3 = 4275 ( kg) Đáp số : 4275 kg gạo -HS đổi chéo vở sửa bài - HS đọc bài tập. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài. Giải : Chu vi của khu đất hình vuông : 1508 x 4 = 6040( m) Đáp số : 6040 m - HS sửa bài. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại cách nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số. -Nhận xét tiết học , tuyên dương những em học tốt. -Về nhà làm các bài tập ____________________________________________________________________ TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA :Q, T I. MỤC TIÊU : - Củng cố cách viết chữ viết hoa: Q, T ,viết tên riêng, câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ . - Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - Học sinh có có thói quen rèn chữ viết . II. CHUẨN BỊ : -GV : Mẫu chữ viết hoa Q , tên riêng “Quang Trung ” và câu ứng dụng. -HS : Bảng con, phấn, vở tập viết… III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : 1.Ổn định : Hát 2.Bài cũ : Gọi HS lên bảng viết .Từ ứng dụng: Phan Bội Châu (Uyên, Bảo). Cả lớp viết vào bảng con. 3.Bài mới : Giới thiệu bài ( ghi bảng). HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con. a/ Luyện viết chữ hoa. -Yêu cầu đọc nội dung bài . H: Tìm các chữ hoa có trong bài ? - GV dán chữ mẫu . - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.( Q, T ) - Yêu cầu HS viết bảng. - GV nhận xét, sửa sai. b/ HS viết từ ứng dụng (tên riêng) - GV dán từ ứng dụng . * Giảng từ : “ Quang Trung”:Là tên hiệu của Nguyễn Huệ ( 1753-1792 ),người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh . - Hướng dẫn cách viết. -Yêu cầu HS viết bảng con, bảng lớp. c/ Luyện viết câu ứng dụng. -GV dán câu ứng dụng - kết hợp giảng nội dung. Quê em đồng lúa, nương dâu Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang. - GV giải thích : Tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê. H: Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa? -Yêu cầu HS viết bảng con. - GV nhận xét. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở. -Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ : * Viết chữ Q : 1 dòng * Viết các chữ T , S : 1 dòng . *Viết tên riêng :Quang Trung :2 dòng . * Viết câu thơ : 2 lần. - Nhắc nhở cách viết và trình bày . - GV theo dõi - uốn nắn . Hoạt động 3 : Chấm , chữa bài - GV chấm 5 bài , nhận xét chung . Cho HS xem một số bài viết đẹp. - HS đọc , lớp đọc thầm theo . - Q , T , B - HS quan sát. - HS theo dõi. - HS tập viết từng chữ trên bảng con. - 3 HS lên bảng viết . -1 HS đọc từ : - HS quan sát. -HS tập viết tên riêng trên bảng con - Một em viết bảng lớp. -Một HS đọc câu ứng dụng. - Quê ,Bên. -HS tập viết trên bảng con các chữ: Quê ,Bên. - 2 HS viết bảng lớp . -HS theo dõi. - HS viết bài vào vở . - HS theo dõi - rút kinh nghiệm . 4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học – Tuyên dương HS viết đẹp . - Về viết bài và học thuộc câu ứng dụng . _____________________________ TỰ NHIÊN – Xà HỘI LÁ CÂY I. MỤC TIÊU. -HS mô tả sự đa dạng về màu sắc , hình dạng và độ lớn của lá cây. -Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây, phân loại các lá cây sưu tầm được. -HS có ý thức tham gia trồng và bảo vệ những loại cây có ích cho đời sống của con người. II.CHUẨN BỊ -GV:+ Các hình minh hoạ trang 86,87 SGK. + Sưu tầm các loại lá cây khác nhau . - HS: SGK, vở bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1.Ổn định : Nề nếp. 2.Bài cũ: H: Nêu nhiệm vụ của rễ cây ? H: Rễ của một số cây được sử dụng để làm gì ? Nêu ví dụ ? 3,Bài mới: Giới thiệu bài.( ghi bảng) HOẠT ĐỘNG DẠY. HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động 1: Làm việc với vật thật. 1.Mục tiêu: Phân loại các lá cây sưu tầm được. 2.Cách tiến hành: -GV chia lớp thành mười nhóm.Phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm và băng dính. Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và đính vào bảng nhóm theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. -Yêu cầu các nhóm trình bày bộ sưu tập các loại lá cây của mình . - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2:Làm việc với SGK theo nhóm. 1.Mục tiêu :Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc , hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây . 2.Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. -Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3,4 trong SGK trang 86,87 và kết hợp quan sát những lá cây HS mang đến lớp : Yêu cầu HS chỉ và nói về màu sắc , hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được. Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được . Bước 2 : Làm việc cả lớp. -Yêu cầu các nhóm lên trình bày. - GV nhận xét, chốt ý. 3, Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá có màu đỏ hoặc màu vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá : trên phiến lá có gân lá . - Các nhóm nhận nhiệm vụ. -Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. -HS quan sát, theo dõi , nhận xét. - HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi. -HS trình bày. Các nhóm nhận xét. 4.Củng cố , dặn dò. -Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trang 87 SGK . -Về nhà học thuộc bài – chuẩn bị bài “ Lá cây ( TT)”. _______________________________ THỦ CÔNG ĐAN NONG ĐÔI ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU : -HS nắm được cách đan nong đôi. -Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật. -HS thích các sản phẩm đan nan. II. CHUẨN BỊ : -GV : Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau . Tranh quy trình đan nong đôi. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. -HS : Giấy màu, kéo, thước kẻ, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1.Ổn định :Nề nếp . 2.Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ thủ công . 3.Bài mới :Giới thiệu bài . Thời gian. Kiến thức và kỹ năng. Phương pháp dạy học HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNGHỌC 5phút. 20-25 phút Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét . Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm mẫu . - GV giới thiệu tấm đan nong đôi .( H1) - Tổ chức cho HS quan sát mẫu và nhận xét . - Yêu cầu HS quan sát và so sánh tấm đan nong mốt với tấm đan nong đôi. - GV nêu công dụng của đan nong đôi :Trong thực tế người ta ứng dụng đan nong đôi vào đan thúng, mủng, nong, nia … -GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu . Bước 1 : Kẻ , cắt các nan . - Cắt các nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ( H2). - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô , dài 9 ô . Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh .(H3) Bước 2: Đan nong đôi bằng giấy, bìa .(H4) Cách đan nong một là nhấc hai nan , đè hai nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề . - Đan nan ngang thứ nhất : Đặt các nan dọc lên bàn , đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới . Sau đó, nhấc nan dọc 2,3,6,7 lên và luồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc . - Đan nan ngang thứ hai : Nhấc nan dọc 3,4,7,8 và luồn nan ngang thứ 2 vào . Dồn nan ngang thứ 2 cho khít với nan thứ nhất . - Đan nan ngang thứ ba : ngược với đan nan ngang thứ nhất . - Đan nan ngang thứ tư : ngược với đan nan ngang thứ hai. Đan nan ngang thứ năm: Giống như đan nan ngang thứ nhất. Đan nan ngang thứ sáu : Giống như đan nan ngang thứ hai. Đan nan ngang thứ bảy : Giống như đan nan ngang thứ ba. Chú ý : Đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau . Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan : Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại -dán xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột . - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đan - Tổ chức cho HS thực hành - trưng bày sản phẩm theo nhóm ( có thể làm chung - cùng nhau đan ) - GV quan sát, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm . -Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. -GV cùng lớp nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS -HS quan sát mẫu -Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau. - HS quan sát . - HS nhắc lại kết hợp lần lượt lên bảng đan lại từng nan . -HS thực hành theo nhóm 4 -Dán vào bảng nhóm - trưng bày lên bảng. - Nhận xét . 4.Củng cố ,dặn dò : -Nhận xét sự chuẩn bị bài , kết quả thực hành của HS . -Về nhà chuẩn bị bìa , giấy màu , bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để tiết sau học . _____________________________ TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: -Củng cố kĩ năng nhân có nhớ hai lần. -Củng cố kĩ năng giải toán có hai phép tính , tìm số bị chia. -HS có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài. II.CHUẨN BỊ : -GV :SGK. -HS : vở bài tập, SGK . III.HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 1. Ổn định : nề nếp. 2. Bài cũ : Gọi HS sửa bài. Bài 1 : Đặt tính rồi tính (Tuyết Anh, Vũ ) 4251 x 2 2434 x 3 Bài 2: Một mảnh vườn hình vuông có chu vi là 4268 m. Tính cạnh của hình vuông đó? (Ngọc) 3.Bài mới : Giới thiệu bài - ghi bảng. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC. Hoạt động 1: Luyện tập. Bài1: Đặt tính rồi tính . - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. -Cho HS làm vào giấy nháp . -GV nhận xét, sửa bài. Bài 2 :Yêu cầu HS đọc đề tìm hiểu đề . - Yêu cầu HS làm bài vào vở . -GV nhận xét sửa bài. Bài 3 :Gọi HS đọc đề . - Yêu cầu HS làm bài vào vở. -GV nhận xét – sửa sai. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bài 4 : Gọi HS nêu yêu cầu của đề . -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. -Gọi hai HS xung phong lên thi làm bài nhanh. -GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt. -HS nêu trước lớp. -HS làm vào vở nháp, học sinh lần lượt lên bảng làm bài. x x a. 1324 1719 2 4 2648 6876 x x b. 2308 1206 3 5 6924 6030 - HS đổi chéo sửa bài. -2 HS đọc đề. HS xác định đề .(3 HS trình bày trước lớp) H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì ? -HS làm vào vở , 1HS lên bảng làm bài. Bài giải Số tiền mua ba cây bút là : 2500 x 3 = 7500 (đồng ) Số tiền còn lại là : - 7500 = 500 ( đồng ) Đáp số : 500 đồng. -HS đổi chéo vở sửa bài. -HS đọc đề nêu yêu cầu của đề . - HS làm vào vở, 2 HS lên bảng. a. X : 3 = 1527 X = 1527 x 3 X = 4581 b. X : 4 = 1823 X = 1823 x 4 X = 7292 -Lớp đổi vở chéo chấm bài . -HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS xung phong lên thi làm bài nhanh. a.Có 7 ô vuông đã tô màu trong hình. - Tô màu thêm 2 ô vuông để tạo thành một hình vuông có 9 ô vuông . b. Có 8 ô vuông đã tô màu trong hình . -Tô màu thêm 4 ô vuông để thành một hình chữ nhật có tất cả 12 ô vuông . - HS theo dõi. 4.Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại kiến thức đã luyện tập. - Nhận xét giờ học. - Ôn tập các dạng toán đã thực hành trên lớp. ______________________________________________________________________________ TẬP ĐỌC EM VẼ BÁC HỒ I. MỤC TIÊU : - Luyện đọc đúng : giấy trắng, vầng trán, vờn nhè nhẹ, khăn quàng . Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Đọc trôi chảy được toàn bài.Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu , biết ơn Bác Hồ. Học thuộc lòng bài thơ. - Rèn kĩ năng đọc – hiểu : + Hiểu các từ ngữ : cháu Bắc, cháu Nam. + Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Bài thơ kể một em bévẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác ; tình cảm yêu quý của Bác với thiếu nhi , với đất nước, với hòa bình. - HS kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ, thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. II. CHUẨN BỊ : -G

File đính kèm:

  • doclop 32 tuan 23.doc