Giáo án lớp 3 - Học kỳ I năm 2013 - Tuần 15

I. Mục tiêu :

A. Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các các CH 1, 2, 3, 4).

B.Kể chuyện: Sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyên theo tranh minh họa

II.Đồ dùng: - Tranh minh họa bài tập đọc và các đoạn truyện.

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Học kỳ I năm 2013 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Từ ngày 25 . 11 . 2013 19 . 11. 2013 Cách ngôn: Chim có tổ, người có tông Buổi Môn Tên bài dạy HAI 25/11 Sáng Chào cờ Chào cờ đầu tuần Tập đọc Hũ bạc của người cha Kể chuyện Hũ bạc của người cha Toán Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số Chính tả Nghe- viết Hũ bạc của người cha Chiều L. T. Việt Luyện viết Chữ hoa L Anh văn BA 26/11 Sáng Toán Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (TT) LT&C Từ ngữ về các dân tộc- Luyện tập về so sánh Tập viết Ôn chữ hoa L ATGT Nhận biết đúng biển báo NGLL Giáo dục môi trường (TT) Chiều Thể dục Âm nhạc Mĩ thuật Anh văn TƯ 27/11 Sáng Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên Toán Giới thiệu bảng nhân L.T Việt Ôn từ ngữ về các dân tộc. TNXH Các hoạt động thông tin liên lạc NĂM 28/11 Sáng Toán Giới thiệu bảng chia Chính tả Nghe-viết Nhà rông ở Tây Nguyên Anh văn LToán Ôn bảng nhân, bảng chia TNXH Hoạt động nông nghiệp Chiều Anh văn Thể dục Thủ công Cắt, dán chữ V SÁU 29/11 Sáng Tin Tin L. Âm nhạc Đạo đức Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (TT) Chiều Toán Luyện tập Tập làm văn Nghe kể: Giấu cày . Giới thiệu tổ em LMT HĐTT Sinh hoạt lớp Thứ hai, 25/11/2013 Tập đọc - Kể chuyện: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. Mục tiêu : A. Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các các CH 1, 2, 3, 4). B.Kể chuyện: Sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyên theo tranh minh họa II.Đồ dùng: - Tranh minh họa bài tập đọc và các đoạn truyện. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: -Đọc TL và trả lời câu hỏi bài: “Nhớ Việt Bắc” B. Dạy học bài mới:1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó dễ lẫn. - Phát âm từ khó phần yêu cầu. - Hướng dẫn đọc từng đoạn . - Học sinh đọc từ chú giải và giải nghĩa từ - Hướng dẫn ngắt câu dài. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 3 Hướng dẫn tìm hiểu bài - Câu chuyện có những nhân vật nào ? - Ông lão là người như thế nào ? - Ông lão buồn vì điều gì ? - Ông lão mong muốn điều gì ở người con ? - Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về. Trong lần đi thứ nhất người con đã làm gì ? - Người cha đã làm gì với số tiền đó ? - Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao ? - Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai - Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ? - Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ? - Hành động đó nói lên điều gì ? - Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con ? - Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ? - Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em. Tiết 2 4. Luyện đọc lại bài: - Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp. *Kê chuyện a. Sắp xếp thứ tự tranh - Gọi 1hs đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh. b. Kể mẫu - Kể trước lớp theo nội dung tranh. c. Kể trong nhóm - Yêu cầu học sinh chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe. d. Kể trước lớp - Gọi 5 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. - Nhận xét và cho điểm học sinh 3. Củng cố - dặn dò : - Em suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện? - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - 2 học sinh lên bảng. - đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2 lần). - HS đọc nối tiếp đoạn, - Học sinh đọc từ chú giải. - Cha ... mắt/ thấy ... bát cơm.// Con… làm / và ... về đây.// - Bây giờ / cha ... làm ra.// Có ... vất vả,/ người ta ... đồng tiền.// - Nếu ... biếng, /dù ... hũ bạc / cũng không đủ.// - Hũ bạc ... hết / chính ... tay con. - Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn.- 2 nhóm thi đọc - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi. - Câu chuyện có 3 nhân vật là: Ông lão, bà mẹ và cậu con trai. - ... người siêng năng, chăm chỉ. - ... vì người con trai của ông rất lười biếng. - ... người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác. - Người con dùng số tiền mà bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một tí thì mang về nhà đưa cho cha. - Người cha ném tiền xuống ao. - Học sinh trả lời. - Vì không phải tiền do anh tự kiếm. - Anh vất vả xay thóc thuê... đem bán lấy tiền và mang về cho cha. - Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra. - ... anh đã rất vất vả mới kiếm được tiền nên rất quý trọng nó. - ... cười chảy nước mắt khi thấy con biết quý trọng đồng tiền và sức lao động. - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời theo ý của mình. - 2 HS 1 nhóm và đọc bài theo các vai: Người dẫn truyện, ông lão. - 1 học sinh đọc - Làm việc cá nhân, 1 HS trình bày kết quả. - Đáp án: 3 - 5 - 4 - 1 - 2 - 5 Học sinh lần lượt kể chuyện theo nội dung - Kể chuyện theo cặp - Học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 HS khá, giỏi kể cả câu chuyện Toán: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Chia hết và chia có dư) II. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: Bài 2/71 B. Dạy học bài mới: 1 Giới thiệu bài: 2. HD thực hiện pchia số có 3cs cho số có 1cs. a. Phép chia 648 : 3 - Viết lên bảng phép tính 648 : 3 = ? và yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc. - Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia ? - 6 chia cho 3 được mấy ? - Gọi 1 hs lên viết thương trong lần chia thứ nhất, sau đó tìm số dư trong số lần chia này. - Sau khi đã thực hiện chia hàng trăm, ta chia tiếp đến hàng chục. 4 chia 3 được mấy ? - Gọi 1 hs lên bảng viết thương trong lần chia thứ hai, sau đó tìm số dư trong lần chia này - Yêu cầu hs thực hiện chia hàng đơn vị. - Vậy 648 chia 3 bằng bao nhiêu ? - Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 648 : 3 = 216 là phép chia hết. - Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. b. Phép chia 236 : 5 Tiến hành tương tự như phép chia 648: 3 = 216 - 2 có chia được cho 5 không ? - Vậy ta lấy 23 chia 5, 23 chia 5 được mấy? - Viết 4 vào đâu ? - 4 chính là chữ số thứ nhất của thương - Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm số dư trong lần chia thứ nhất. - Sau khi tìm được số dư trong lần chia thứ nhất, chúng ta hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để tiếp tục thực hiện phép chia. - Yêu cầu học sinh thực hiện tiếp phép chia. -Vậy 236 chia 5 bằng bao nhiêu, dư bao nhiêu? - Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. 3. Luyện tập - thực hành Bài 1: - Yêu cầu các học sinh vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình. Bài 2 : Yêu cầu học sinh tự làm bài * Chữa bài và cho điểm học sinh Bài 3 :Viết theo mẫu 3. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu hs về nhà luyện tập thêm về phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. - 1 HS lên bảng đặt tính. HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp. - Ta bắt đầu thực hiện phép chia từ hàng trăm của số bị chia. - 6 chia 3 được 2 - 1 học sinh lên bảng, cả lớp theo dõi và nhận xét - 4 chia 3 được 1 - 1 học sinh lên bảng, cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi - 648 chia 3 bằng 216 - 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép chia. - 2 không chia được cho 5 - 23 chia 5 bằng 4 - Viết 4 vào vị trí của thương - 1 học sinh lên bảng thực hiện: 4 nhân 5 bằng 20, 23 trừ 20 bằng 3. - 1 học sinh lên bảng thực hiện, cả lớp cùng theo dõi: Hạ 6, được 36, 36 chia 5 được 7, viết 7; 7 nhân 5 bằng 35; 36 trừ 35 bằng 1. - 236 chia 5 bằng 47, dư 1 - 2 HS nhắc lại cách thực hiện phép chia - 4 hs lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. HSKG làm thêm cột 2 - Đọc yêu cầu của bài - 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm vào vở - HS làm theo nhóm 4. Trình bày, nhận xét Chính tả: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài CT; rình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT điền tiếng có vần ui/uôi.Làm đúng BT(3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn II. Đồ dùng dạy học: Viết nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: - Viết các từ ngữ: lá trầu, đàn trâu, tim, nhiễm bệnh, tiền bạc. B. Dạy học bài mới :1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn viết chính tả - Giáo viên đọc đoạn văn 1 lượt - Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì ? - Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gì ? - Đoạn văn có mấy câu ? -Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? -Lời nói của người cha được viết như thế nào ? c. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm từ khó khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d. Viết chính tả e. Soát lỗi g. Chấm bài 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập * Bài 2 - Yêu cầu học sinh tự làm * Nhận xét chốt lại lời giải đúng. * Bài 3b: - Phát giấy và bút dạ cho các nhóm - Gọi 2 nhóm lên dán bài trên bảng và đọc lời giải của mình. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng 4. Củng cố - dặn dò : Bài sau: Nghe - Viết: Nhà rông ở Tây Nguyên - 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con : - 1 học sinh đọc lại - Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra. - Người cha hiểu rằng tiền đó do anh làm ra. - Tiền đó là do người con khó nhọc làm ra - Đoạn văn có 6 câu - Những chữ đầu câu: -Sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - Sưởi lửa, thọc tay, làm lụng, vất vả. - 3hs lên bảng viết, lớp viết vào bcon. - Học sinh viết chính tả - Đổi vở chấm chéo - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - 3 hs lên bảng, hs dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc bài: Mũi dao - con muỗi; hạt muối - múi bưởi; núi lửa - nuôi nấng; tuổi trẻ - tủi thân. - 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK - Học sinh tự làm bài theo nhóm - 2 học sinh đại diện cho nhóm lên dán bài và đọc lời giải. Học sinh nhóm khác bổ sung - Lời giải : Mật - nhất - gấc Luyện Tiếng Việt: ĐỌC HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA –VIẾT CHỮ HOA L I.Mục tiêu: - Luyện đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Đọc đúng các từ ngữ khó. - Luyện viết đúng, đẹp chữ hoa L. II. Lên lớp: GV HS 1. Luyện đọc - Đọc mẫu - Ghi bảng các từ khó đọc: các từ khó đọc: để dành, vứt ngay, nghiêm giọng, xay thóc thuê, sưởi lửa,thọc tay vào lửa…. - Luyện đọc câu dài, câu cảm trong bài. Sửa lỗi đọc sai cho HS. 2. Luyện viết: - Cho HS viết theo yêu cầu trong vở tập viết chữ đẹp bài 15 3HS đọc (KG) HS đọc yếu luyện đọc HS KG đọc – 3HS yếu đọc lại Đọc từng đoạn nối tiếp 3 HS đọc thi toàn bài - 2 hàng chữ L. 1 hàng chữ L - Viết các câu ứng dụng - Viết chữ nghiêng Thứ ba, 26/11/2013 Toán : CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT) I.Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. - HSKG làm thêm BT1 (cột 3). II. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: Bài 3/72 B. Dạy học bài mới:1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. a. Phép chia 560 : 8 (phép chia hết) - Viết lên bảng phép tính 560 : 8 = ? và yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc. - Yêu cầu hs cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Hướng dẫn học sinh làm bài. - Viết 56 chia cho 8, 56 chia 8 được mấy ? - Viết 7 vào đâu ? - 7 chính là chữ số thứ nhất của thương -Yêu cầu hs tìm số dư trong lần chia thứ nhất. - Hạ 0; 0 chia 8 bằng mấy ? - Viết 0 ở đâu ? - Tương tự như cách chia trong lần chia thứ nhất, bạn nào có thể tìm được thương trong lần chia thứ hai ? - Vậy 560 chia 8 bằng bao nhiêu ? -Yêu cầu lớp thực hiện lại phép tính chia trên. b. Phép chia 632 : 7 - Tiến hành các bước tương tự như với phép chia 560 : 8 = 70 3. Luyện tập thực hành Bài 1: - Xác định yêu cầu của bài, sau đó cho học sinh tự làm bài Bài 2: - Một năm có bao nhiêu ngày ? - Một tuần lễ có bao nhiêu ngày ? - Muốn biết một năm có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta phải làm thế nào ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài Bài 3: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh nhất” - Treo bảng có sẵn hai phép tính trong bài. - Hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia sau đó ghi câu đúng vào bảng con. - Yêu cầu học sinh giải thích đúng, sai - Phép tính b) sai ở bước nào, hãy thực hiện lại cho đúng ? 3. Củng cố - dặn dò: - Về làm lại các bài tập - 3 học sinh làm bài trên bảng - 1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp - Viết 56 chia 8 được 7 - Viết 7 vào vị trí của thương - 7 nhân 8 bằng 56, 56 trừ 56 bằng 0 - 0 chia 8 bằng 0 - Viết 0 vào thương, ở sau số 7 - 0 nhân 8 bằng 0, 0 trừ 0 bằng 0 - 560 chia 8 bằng 70 - Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, 2 HS nhắc lại - 3 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập cột 1, 2, 4.HSG làm cả bài - HS nêu từng bước chia Học sinh đọc yêu cầu. - Có 365 ngày - Mỗi tuần lễ có 7 ngày - Ta phải thực hiện phép chia 365 : 7 - 1 HS làm ở bảng, lớp làm vở bài tập. Bài giải Ta có 365 : 7 = 52 (dư 1) Vậy một năm có 52 tuần lễ và 1 ngày ĐS: 52 tuần lễ và 1 ngày - Đọc bài toán - Học sinh tự kiểm tra hai phép chia - Phép tính a đúng, phép tính b sai - Phép tính b chia ở lần chia thứ hai. Hạ 3, 3 chia 7 được 0, phải viết 0 vào thương nhưng phép chia này đã không viết 0 vào thương nên bị sai. Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC- LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH I. Mục tiêu : - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1). - Điền đúng từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống(BT2). - Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3). - Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4). II. Đồ dùng : - Băng giấy lớn viết tên các dân tộc theo khu vực: Bắc - Trung - Nam - Bản đồ Việt Nam chỉ khu dân cư các dân tộc, ảnh y phục dân tộc. - Tranh minh họa bài tập 3 SGK/126 III. Các hoạt động dạy học THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới:1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1:Kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta. - Chia lớp 6 nhóm phát phiếu, giao nhiệm vụ * N1+2: Kể tên dân tộc thiểu số ở phía Bắc. * N3+4: Kể tên dân tộc thiểu số ở miền Trung * N5+6: Kể tên dân tộc thiểu số ở miền Nam. - Giáo viên cho học sinh trình bày kết quả. - Giáo viên nhận xét bình chọn nhóm có hiểu biết rộng. Chỉ vào bản đồ dân tộc đó cư trú giới thiệu kèm theo ảnh trang phục. Bài 2:Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào ô trống. - Giáo viên dán 4 ý lên bảng: (a, b, c, d) - Gọi 4 HS lên bảng điền từ thích hợp vào 4 câu. Bài 3: Làm việc cá nhân - GV treo tranh SGK phóng to lên bảng - Yêu cầu học sinh đọc lại bài - GV gọi 4 hs nối tiếp nhau nối tên các cặp sự vật so sánh với nhau trong tranh. - Yêu cầu HS viết câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh. Bài 4: Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống - Giáo viên hướng dẫn 3. Củng cố - dặn dò: - Bài sau: Mở rộng vốn từ: Thành thị - Nông thôn - Dấu phẩy 2 em làm BT 2,3 - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm - Các trưởng nhóm nhận phiếu, cử thư ký thảo luận viết nhanh tên dân tộc ra phiếu. - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc tên kết quả. - Lớp nhận xét, bổ sung - HS theo dõi bản đồ vùng dân cư và trang phục các dân tộc. - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm. - 4 em lên bảng điền 4 câu, lớp làm vào VBT - Lớp nhận xét, bổ sung - 3 em đọc lại lời giải đúng - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm - Quan sát từng cặp sự vật, viết những câu có hình ảnh so sánh sự vật trong tranh. - 4 học sinh đọc nối tiếp tên các sự vật. - Học sinh viết câu có hình ảnh so sánh + Vài học sinh đọc lại những câu văn trên. - 1 em đọc đề bài, lớp đọc thầm. - HS làm vào vở bài tập. 4 HS đọc lại kết quả Tập viết: ÔN CHỮ HOA L I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa L (1 dòng ) - Viết đúng tên riêng Lê Lợi (1dòng) và câu ứng dụng (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu các chữ viết hoa L.Các tên riêng và câu tục ngữ. III. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ : B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con : a.Luyện viết chữ hoa : - Trong bài chữ nào viết hoa ? L - Treo mẫu chữ viết hoa - Học sinh nhắc lại quy trình viết. - Giáo viên viết mẫu, nhắc lại cách viết. - HS viết trên bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng : - Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng. - Học sinh đọc tên riêng: Lê Lợi - Giáo viên giới thiệu : Lê Lợi - Giáo viên viết mẫu từ ứng dụng : - viết bảng con, 2hs viết ở bảng lớn. c. Luyện viết câu ứng dụng : - Gọi 1 học sinh đọc câu ứng dụng. - Học sinh đọc câu ứng dụng. - Giáo viên giúp HS hiểu câu ứng dụng. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Nhận xét chiều cao các chữ trong câu ứng dụng. - HS tập viết bảng con : Lời nói, Lựa lời. 3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết - Học sinh viết vào vở : - GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. 4. Chấm chữa bài: + 1 dòng chữ L cỡ nhỏ. + 1 dòng Lê Lợi cỡ nhỏ + 1lần câu tục ngữ cỡ nhỏ. 5. Củng cố dặn dò: - Viết phần luyện viết ở nhà An toàn giao thông: NHẬN BIẾT ĐÚNG BIỂN BÁO I.Mục tiêu: - Củng cố các loại biển báo đã học .Nhận dạng và nêu được tên gọi các loại biển báo (Đã học) .Vận dụng vào thực tế để thực hiện . II/Chuẩn bị : 7 biển báo đã học . Tên các loại biển báo . III/Hoạt động dạy và học: THẦY TRÒ 1.Bài cũ : - Nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm ? - Nêu đặc điểm của biển báo chỉ dẫn ? 2.Bài mới : Hoạt động 1: Củng cố các loại biển báo đã học . - Ta đã được học những loại biển báo nào ? - Đính lên bảng 7 biển báo đã học . - Yêu cầu HS phân loại 2 loại biển báo - Tổng kết chung. Hoạt động 2: Nhận dạng và nêu được tên gọi các loại biển báo . - Đính 7 biển báo đã học lên bảng . - Tổ chức từng nhóm HS thực hiện theo hình thức tiếp sức , mỗi em đứng một tên vào đúng biển báo ở bảng . Hoạt động 3: Trò chơi “ Đèn xanh , đèn đỏ ”. - Nhắc lại nội dung trò chơi và cách chơi. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu đặc điểm của các loại biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn. - 2 HS trả lời . - HS trả lời . a, Biển báo nguy hiểm . b , Biển chỉ dẫn . - HS hoạt động nhóm lớn . - Đại diện các nhóm thực hiện. - HS tham gia trò chơi . Ngoài giờ lên lớp: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG (TT) I/Yêu cầu : - Cho HS biết được môi trường xanh sạch đẹp rất cần cho đời sống con người và tàm quan trọng . - Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường . - HS có ý thức tích cực tham gia bảo vệ môi trường. II/ Các hoạt động trên lớp : THẦY TRÒ Hoạt động 1: Ổn định lớp : - Cho HS hát những bài hát có liên quan đến việc bảo vệ môi trường Hoạt động 2: GV nêu nội dung sinh hoạt: Giáo dục môi trường - Thế nào là môi trường ô nhiểm ? Hoạt động 3: Thực hành tham gia làm sạch môi trường - Em đã làm gì để môi trường thêm sạch đẹp ? - Môi trường sạch đẹp có tầm quan trọng gì ? - Cho HS thực hành làm vệ sinh lớp và khu vực vệ sinh được phân công . - Các Sao thực hành - GV nhận xét những Sao làm sạch có tinh thần bảo vệ môi trường . - Dặn dò nêu công việc của tuần đến . - HS hát tập thể bài HS biết được môi trường xanh sạch đẹp rất cần cho đời sống con người - HS nêu các công việc làm sạch môi trường: Không vứt rác bừa bãi, đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định,…. - Đảm bảo sức khỏe,… Thứ tư, 27/11/2013 Tập đọc: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên. - Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. (trả lời được các câu hỏi trong bài) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài tập đọc. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới.1 Giới thiệu bài : 2. Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. -Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó - Yêu cầu học sinh đọc chú giải - Hướng dẫn ngắt câu dài. - Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 - Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ nào ? - Vì sao nhà rông phải chắc và cao ? -Gian đầu nhà rông được trang bị như thế nào? - Hãy giải thích tại sao gian giữa được coi là trung tâm của nhà rông ? - Từ gian thứ ba của nhà rông dùng để làm gì ? - Giáo viên chốt ý : Nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Tây Nguyên... 4 Luyện đọc lại bài - Yêu cầu học sinh chọn đọc 1 đọc em thích trong bài và luyện đọc. * Nhận xét và cho điểm học sinh 5. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Đôi bạn - 2HS đọc bài Hũ bạc của ngừi cha và TLCH - Theo dõi giáo viên đọc mẫu. - HS tiếp nối câu từ đầu đến hết bài. - 4 học sinh đọc nối tiếp, mỗi học sinh 1 đoạn. - Học sinh đọc chú giải. - Nó phải cao / để đàn ... sàn / và khi ... sàn, / ngọn ... mái. - Theo tập ... tộc, / trai ...trở lên / chưa lập gia đình / đều ngủ ... buôn làng. - Học sinh luyện đọc nhóm đôi - 2 nhóm thi đọc tiếp nối - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - ... gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu. - ... được sử dụng lâu dài, là nơi thờ thần làng, ... ngọn giáo không vướng mái. - ... nơi thờ thần làng, trên vách có treo một giỏ mây đựng hòn đá thần.... chiêng trống dùng để cúng tế. - Vì gian giữa là nơi đặt bếp lửa của nhà rông, nơi các già làng tụ họp để bàn việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của nhà rông. - ... là nơi ngủ của trai tráng trong buôn làng ....Họ tập trung ở đây để bảo vệ buôn làng. - 1 học sinh đọc. - Tự luyện đọc một đoạn, sau đó 3 học sinh đọc đoạn văn mình chọn trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. Toán: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN I. Mục tiêu: Biết cách sử dụng bảng nhân II. Đồ dùng dạy học: Bảng nhân như SGK(toán 3) III. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu bảng nhân - Treo bảng nhân như trong sách toán 3. - Yêu cầu HS đếm số hàng, số cột. - Yêu cầu học sinh đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng Đây là các thừa số trong các bảng nhân đã học - Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân trong các bảng nhân đã học. - Yêu cầu HS đọc từ hàng thứ 3 trong bảng. - Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng nhân nào đã học ? - Yêu cầu học sinh đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép nhân trong bảng mấy. - Vậy mỗi hàng trong bảng này không kể số đầu tiên của hàng ghi lại một bảng nhân. Hàng thứ nhất là bảng nhân 4, thứ hai là bảng nhân 2, hàng cuối là bảng nhân 10. 3. Hướng dẫn sử dụng bảng nhân - Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép nhân 3 x 4. + Tìm số 3 ở cột đầu tiên (hoặc hàng đầu tiên) tìm số 4 ở hàng đầu tiên (hoặc cột đầu tiên) đặt thước dọc theo hai mũi trên gặp nhau ở ô thứ 12. Số 12 là tích của 3 và 4. 4. Luyện tập - thực hành: Bài 1 : Làm bằng bút chì vào SGK - Nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu hs làm bài. Bài 2: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh- ai đúng”. - Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia. Ví dụ: Tìm thừa số trong phép nhân có tích là 8, thừa số kia là 4. Bài 3: - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài 3. Củng cố - dặn dò: Bài sau: Giới thiệu bảng chia - Bảng nhân có 11 hàng và 11 cột - Đọc các số: 1,2,3,...,10 - Đọc các số: 2, 4, 6, 8, 10...,20 - Các số trên chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2. - Các số trong hàng thứ 4 là kết quả của các phép nhân trong bảng nhân 3 - Thực hành tìm tích của 3 và 4 - Một số HS lên tìm trước lớp - Tự tìm tích trong bảng nhân, sau đó điền kết quả vào ô trống trong SGK. - 4 học sinh lần lượt trả lời - Học sinh cả lớp làm bài vào SGK. - Học sinh trả lời đáp số trong từng ô trống. - HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Tìm 4 trong cột đầu tiên, dóng theo 4 hàng có số 4 vừa tìm được để tìm tích là 8, sau đó dóng thẳng theo cột có 8 lên hàng đầu tiên của bảng nhân, thấy số 2. Vậy 2 chính là thừa số cần tìm. - Học sinh đọc đề. - Bài toán giải bằng hai phép tính - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Luyện Tiếng Việt: ÔN TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC – LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH I. Mục tiêu: - Biết tên một số dân tộc với miền có người của dân tộc đó sinh sống. - Rèn kĩ năng đặt câu có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. II. Lên lớp: Bài 1: Nối tên dân tộc với miền có người của đan tộc đó sinh sống Tày Nùng miền Bắc Ê- đê Khơ- me miền Trung và Tây Nguyên Ba- na Dao miền Nam Tà-ôi Bài 2: Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh với các sự vật với nhau Sóng biển rì rầm như tiếng hát. Mảnh trăng đầu tháng nhô lên cong cong như chiếc lưỡi liềm. Thứ năm, 28/11/2013 Toá

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc
Giáo án liên quan