Giáo án lớp 3 - Tuần 19 môn Tiếng Việt

 I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

b) Kỹ năng: Rèn Hs đọc đúng các kiểu câu.Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: thuở xưa, thẳng tay, xuống biển, ngút trời, võ nghệ.Biết phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.

c) Thái độ: Giáo dục Hs lòng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

B. Kể Chuyện.

 Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu truyện.

 Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

 Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 * HS: SGK, vở.

 III/ Các hoạt động:

1. Khởi động: Hát. 1

2. Bài cũ: Thi cuối học kì 1. 3

- Gv nhận xét bài kiểm tra của các em.

3. Giới thiệu và nêu vấn đề: 1

 Giới thiiệu bài – ghi tựa:

 4. Phát triển các hoạt động. 30

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4723 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 19 môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2005 Chào cờ Tuần 19 Tập đọc – Kể chuyện Hai bà trưng I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. Kỹ năng: Rèn Hs đọc đúng các kiểu câu.Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: thuở xưa, thẳng tay, xuống biển, ngút trời, võ nghệ.Biết phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật. Thái độ: Giáo dục Hs lòng tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. B. Kể Chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại toàn bộ câu truyện. Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. 1’ Bài cũ: Thi cuối học kì 1. 3’ - Gv nhận xét bài kiểm tra của các em. Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’ Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. 30’ * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. - Gv đọc diễn cảm toàn bài. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs đọc từng câu. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - Gv mời Hs giải thích từ mới: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn. + Một Hs đọc cả bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ? - Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi: + Hai Bà Trưng có chí lớn như thế nào? - Gv mời 1 Hs đọc đoạn 3. + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? - Gv mời 1 Hs đọc đoạn 4. + Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? + Vì sao nhân dân ta bao đời nay tôn kính Hai Bà Trưng? - Gv nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật - Gv đọc diễn cảm đoạn 4. -Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp . - Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Mục tiêu: Hs nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện. - Gv cho Hs quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện. - Gv mời 1 Hs kể đoạn 1: - Hs quan sát các tranh 2, 3, 4. - GV mời 3 Hs tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4. - Gv mời 1 Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. HT : Lớp , cá nhân , nhóm Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs lắng nghe. Hs xem tranh minh họa. Hs đọc từng câu. Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 4 Hs đọc 4 đoạn trong bài Hs giải thích các từ khó trong bài. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc từng đoạn trứơc lớp. Bốn nhón đọc ĐT 4 đoạn. Một Hs đọc cả bài. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. HT : Lớp , cá nhân Hs đọc thầm đoạn 1. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương ; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng . Hs đọc đoạn 2ø. Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông Hs đọc đoạn 3. Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với dân. Hs đọc đoạn 4. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù Vì Hai Bà là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs thi đọc diễn cảm truyện. Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài. Hs nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Một Hs kể đoạn 1. Một Hs kể đoạn 2. Một Hs kể đoạn 3. Một hs kể đoạn 4. Từng cặp Hs kể. Hs tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. Hs nhận xét. 5. Tổng kết– dặn dò. 1’ Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Bộ đội về làng. Nhận xét bài học. Tin học BÀI 19 Giáo viên bộ môn giảng dạy Anh văn BÀI 38 Giáo viên bộ môn giảng dạy Tập viết N (Nh) – Nhà Rồng I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa N (Nh).Viết tên riêng “Nhà Rồng” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ. Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa N (Nh) .Các chữ Nhà Rồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: 5’ - Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà. Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nê vấn đề. 1’ Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: 28’ * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ N (Nh) hoa. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ N (Nh). - Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát. - Nêu cấu tạo chữ N (Nh). * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. Luyện viết chữ hoa. - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: N (Nh), R, L, C, H. - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. - Gv yêu cầu Hs viết chữ “N (Nh) R” vào bảng con. Hs luyện viết từ ứng dụng. - Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Nhà Rồng. - Gv giới thiệu: Nhà Rồng là một bến cảng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng. Gv mời Hs đọc câu ứng dụng. PP: Trực quan, vấn đáp. HT : Lớp , cá nhân, Hs quan sát. Hs nêu : Gồm nét móc ngược trái , thẳng xiên ,móc xuôi phải, nét khuyết trên và nét móc hai đầu PP: Quan sát, thực hành. HT : Lớp , cá nhân Hs tìm. Hs quan sát, lắng nghe. Hs viết các chữ vào bảng con. Hs đọc: tên riêng : Nhà Rồng. Một Hs nhắc lại. Hs viết trên bảng con. Hs đọc câu ứng dụng: Hs viết trên bảng con các chữ: Ràng, Nhị Hà. Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng. Nhớ từ cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà. - Gv giải thích câu ca dao: Ca ngợi những điạ danh lịch sử, những tiến công của quân dân ta. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu: + Viết chữ Nh: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viết chữ R, L: 1 dòng. + Viết chữ Nhà Rồng: 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ 2 lần. - Gv theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 3: Chấm chữa bài. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng. - Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. - Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Nh. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp. - Gv công bố nhóm thắng cuộc. PP: Thực hành, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân, Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Hs viết vào vở PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Đại diện 2 dãy lên tham gia. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. 1’ Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài: Ôn chữ N (Ng). Nhận xét tiết học.  Chính tả Nghe – viết : Hai Bà Trưng I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nghe và viết chính xác , trình bày đoạn 4 của bài “ Hai Bà Trưng ” . - Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài, ghi đúng các dấu câu. Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm l/n hoặc iêt/iêc Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ . II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết BT2. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. 1’ Bài cũ: Kiểm tra cuối học kì 1. 2’ - Gv nhận xét bài thi của Hs. Giới thiệu và nêu vấn đề.1’ Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động:30’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết. - Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Gv đọc toàn bài viết chính tả. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết viết. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + Các chữ Hai Bà Trưng trong bài được viết như thế nào ? + Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Các tên riêng đó viết như thế nào? - Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử. - Gv đọc cho Hs viết bài vào vở. - Gv đọc cho Hs viết bài. - Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. -Mục tiêu: Giúp Hs biết điền vào chỗ trống tiếng có âm d/gi/r hoặc ăc/ăt. + Bài tập 2: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv chi lớp thành 3 nhóm. - GV cho các tổ thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh. -Các nhóm lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: a) lành lặn nao núng lanh lảnh. b) đi biền biệt thấy tiêng tiếc xanh biêng biếc. + Bài tập 3: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv chi lớp thành 3 nhóm. - GV cho các tổ thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh. : Lạ, lao động, liên lạc, long đong, lênh đênh, lập đông, la hét + nón, nóng nực, nương rẫy, nông thôn. : viết , mải miết, thiết tha, da diết, diệt ruồi, tiết kiệm, kiệt sức + việc, xanh biếc, con diệc, rạp xiếc PP: Phân tích, thực hành. HT : Lớp , cá nhân, Hs lắng nghe. 1 – 2 Hs đọc lại bài viết. Viết hoa. Viết như thế để tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.. Bài chính tả tách thành 2 đoạn Tô Định, Hai Bà TRưng – là các tên chỉ người. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng. Hs viết ra nháp. Học sinh nêu tư thế ngồi. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữ lỗi. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân, Một Hs đọc yêu cầu của đề bài. Các nhóm làm bài theo hình thức tiếp sức. Hs nhận xét. Một Hs đọc yêu cầu của đề bài. Các nhóm làm bài theo hình thức tiếp sức. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. 1’ Về xem và tập viết lại từ khó. Chuẩn bị bài: Trần Bình Trọng . Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày 18 tháng 01 năm 2005 Tập đọc Bộ đội về làng / Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được nội dung bài thơ : Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Hiểu các từ : bịn rịn, đơn sơ. b) Kỹ năng: - Đọc đúng các từ dễ phát âm sai, biết ngắt hơi đúng giữa các câu thơ. c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí công ơn của các cô chú bộ đội. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Hai Bà Trưng.4’ - GV gọi 3 học sinh tiếp nối kể đoạn 1 – 2 – 3 – 4 của câu chuyện “ Hai Bà Trưng” và trả lời các câu hỏi: + Nêu tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta ? + Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào? + Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’ Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. 28’ * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu dòng thơ. Gv đọc diễn cảm toàn bài.. - Gv cho hs xem tranh. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc,kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời đọc từng câu thơ. - Gv mời Hs đọc từng khổ thơ trước lớp. - Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc từng khổ trong bài. - Gv cho Hs giải thích từ : bịn rịn, đơn sơ. - Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài thơ. Và hỏi: PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Học sinh lắng nghe. Hs xem tranh. Hs đọc từng câu thơ. Hs đọc từng khổ thơ trước lớp. Hs nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trong bài. Hs giải thích từ. Hs đọc từng câu thơ trong nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs đọc thầm bài thơ: + Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về? + Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội? - Cả lớp trao đổi nhóm. + Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy ? - Gv chốt lại: Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân, hi sinh giành lại độc lập tự do cho dân - Gv hỏi tiếp: + Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? - Gv chốt lại: Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến. * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ. - Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ. - Gv mời một số Hs đọc lại toàn bài thơ bài thơ. - Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng bài thơ. - Hs thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ của bài thơ. - Gv mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ . - Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. Mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn rànng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau. Mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, bộ đội và dân ngồi vui vẻ kể chuyện tâm tình bên nồi cơm dở, bát nước chè xanh. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs nhận xét. Hs phát biểu cá nhân. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs đọc lại toàn bài thơ. Hs thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ. 4 Hs đọc thuộc lòng bài thơ. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. 1’ Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài: Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”. Nhận xét bài Luyện từ và câu Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào?” I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, phép nhân hóa. -Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi“ Khi nào ?” - Tiếp tục ôn tập về dấu phẩy. Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT. Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết BT1. Bảng phụ viết BT2. Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3. * HS: Xem trước bài học, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Kiểm tra cuối học kì I. 2’ - Gv nhận xét bài của Hs. Giới thiệu và nêu vấn đề. 1’ Giới thiệu bài + ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động.30’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng. . Bài tập 1: - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm. Sau đó Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. - Gv mời 3 Hs lên bảng làm. - Gv kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người ; tính nết và hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ chỉ tính nết và hoạt động của con người. Như vậy con đom đóm đã được nhân hóa. + Con đom đóm được gọi bằng: anh. + Tính nết của đom đóm : chuyên cần. + Hoạt động của đom đóm: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ. . Bài tập 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng bài “ Anh đom đóm”. - Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân vào VBT. - Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: + Tên các con vật: Cò Bợ, Vạc. + Các con vật được gọi là: chị, thím. + Các con vật được tả như tả người: Ru con: Ru hỡi ! Ru hời ! Hỡi bé tôi ơi ! Ngủ cho ngon giấc lặng lẽ mò tôm. * Hoạt động 2: Thảo luận. - Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt và trả lời câu hỏi“ Khi nào ?” . Bài tập 3: - Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài - Gv nhắc các em đọc kĩ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào”. - Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng giấy có ghi đề bài. Các nhóm thi đua làm bài. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm. - Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. - Gv nhận xét chốt lới giải đúng. a)Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.. b)Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác. c)Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì 1. . Bài tập 4: - Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. - Gv mời 3 Hs lên bảng sửa bài. - Gv nhận xét, chốt lại: Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 19 tháng 1. Ngày 31 tháng 5, học kì II kết thúc. Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè. PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs đọc yêu cầu của đề bài. Các em trao đổi theo cặp. Hs cả lớp làm bài vào VBT. 3 Hs lên bảng làm bài, mỗi em làm một câu. Hs nhận xét. Hs chữa bài đúng vào VBT. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs đọc bài. Hs làm bài cá nhân vàVBT. 3Hs lên bảng thi làm bài. Hs lắng nghe. Hs chữa bài vào VBT. PP: Thảo luận, thực hành. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận theo nhóm. Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình. Hs nhận xét. Hs sửa bài vào VBT. Ba Hs đọc lại câu văn hoàn chỉnh. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs cả lớp làm vào VBT. 3 Hs lên bảng làm. Hs nhậm xét. )Tổng kết – dặn dò.1’ Về tập làm lại bài: Chuẩn bị : Từ ngữ về Tổ quốc, dấu phẩy. Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 20 tháng 01 năm 2005 Thể dục BÀI 38 Giáo viên bộ môn giảng dạy Tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội” II/ Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp. - Hiểu được các từ ngữ trong bài : b) Kỹ năng: - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. - Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng nội dung, đúng giọng đọc một bản báo cáo. c) Thái độ: Rèn Hs thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Bộ đội về làng. 5’ - GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ đọc thuộc lòng bài thơ: “Bộ đội về làng ”. + Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về? + Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội? - GV nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề.1’ Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. 28’ * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn. Gv đọc diễn cảm toàn bài. - Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát. + Đoạn 1: 3 dòng đầu. + Đoạn 2: Nhận xét các mặt. + Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời đọc từng câu . - Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu cả lớp đọc thầm báo cáo. Trả lời câu hỏi: + Theo em, báo cáo trên là của ai? + Bạn đó báo cáo với những ai? - Gv mời 1 Hs đọc lại bài (từ mục A đến hết). + Báo cáo gồm những nội dung nào? - Gv hỏi: Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì? - Gv chốt lại: + Để thấy lớp thực hiện đợt thi đua như thế nào? + Để biểu dương những tập thể và cá nhân. + Tổng kết thành tích của lớp, của tổ, của cá nhân. + Để mọi người tự hào về lớp, về bản thân. * Hoạt động 3: Trò chơi. - Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại bài. - Gv cho Hs chơi trò “ Gắn đúng vào nội dung báo cáo” . - Gv chia bảng lớp thành 4 phần, mỗi phần gắn tiêu đề một nội dung (học tập, lao động, các công tác khác, đề nghị khen thưởng). - Gv cho 3 Hs chơi trò chơi. - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay. PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Học sinh lắng nghe. Hs quan sát tranh. Hs đọc từng câu. Hs tiếp nối nhau đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 3 Hs tiếp nối đọc 3 đoạn trước lớp. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs đọc thầm đoạn 1 và 2, 3. Bạn lớp trưởng. Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”. Hs đọc. Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các công tác khác. Cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân tốt nhất. Hs phát biểu ý kiến cá nhân. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT : Lớp , cá nhân, nhóm Hs lắng nghe. 3 Hs lên chơi trò chơi. Hs nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. 1’ Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi. Chuẩn bị bài:Ở lại với chiến khu. Nhận xét bài. Đàn BÀI 19 Giáo viên bộ môn giảng dạy Chính tả Nghe – viết : Trần Bình Trọng I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài “ Trần Bình Trọng.” b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó: phân biệt l/n hay chứa tiếng bắt đầu bằng iết/iêc. c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị:* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.Bảng phụ viết BT3. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. 1’ 2) Bài cũ: “ Hai bà trưng”. 5’ Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Giới thiệu và nêu vấn đề.1’ Giới thiệ

File đính kèm:

  • doctieng viet tuan 19.doc
Giáo án liên quan