Giáo án lớp 3 - Tuần 9 môn Tập đọc – Kể chuyện: Giọng quê hương

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: đôn hậu, thành thật, bùi ngùi.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: rủ nhau, hỏi đường, ngạc nhiên, gương mặt, nghẹn ngào, mím chặt.

- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật.

c) Thái độ:

Giáo dục Hs yêu quê hương của mình.

B. Kể Chuyện.

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6230 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 9 môn Tập đọc – Kể chuyện: Giọng quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện Giọng quê hương I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: đôn hậu, thành thật, bùi ngùi. - Hiểu nội dung câu chuyện : Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. Kỹ năng: Rèn Hs Đọc đúng các kiểu câu. Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: rủ nhau, hỏi đường, ngạc nhiên, gương mặt, nghẹn ngào, mím chặt. Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Thái độ: Giáo dục Hs yêu quê hương của mình. B. Kể Chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Kiểm tra giữa học kì. (3’) - Gv nhận xét bài kiểm tra của các em. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Luyện đọc. (7’) - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. - Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Chú ý diễn tả rõ những câu nói lịch sự, nhã nhặn của các nhân vật. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs đọc từng câu. Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. Chú ý cách đọc các câu: Xin lỗi. // Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là ……// (hơi kéo dài từ là). Dạ không! Bây giờ tôi mới biết là anh. Tôi muốn làm quen ( nhấn mạnh ở từ in đậm). Mẹ tôi là người miền Trung ……// Bà qua đời / đã hơm tám năm rồi.// (giọng trầm, xúc động) Gv mời Hs giải thích từ mới: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 3 đoạn. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. (10’) - Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv đưa ra câu hỏi: - Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ? - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? - Hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời: + Vì sao anh thanh niêm cảm ơn Khuyên và Đồng? - Gv yêu cầu Hs thảo luận trả lời câu hỏi: + Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? => Người trẻ tuổi: lẳng lặng cuối đầu, đôi môi mín chặt lộ vẻ đau thương. Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ. + Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương. - Gv chốt lại: Giọng quê hương rất gần gũi và thân thiết. Giọng quê hương gợi nhớ những kĩ niệm sâu sắc. Giọng quê hương gắn bó với những người cùng quê hương. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. (7’) - Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật - GV chia Hs thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 3 Hs . Hs sẽ phân vai (người dẫn truyện, anh thanh niên, Thuyên ) - Gv cho Hs thi đọc truyện đoạn 2 và đoạn 3. - Gv nhận xét, bình chọn nhóm nào đọc hay nhất. * Hoạt động 4: Kể chuyện. (25’) - Mục tiêu: Hs dựa vào tranh minh họa SGK để kể được đúng nội dung câu chuyện. - Gv cho Hs quan sát tranh minh họa câu chuyện - Gv mời 1 Hs nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn. + Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn. + Tranh 2: Một trong ba thanh niên đang ăn ( anh áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên và Đồng và muốn làm quen. + Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niêm xúc động giải thích lí do vì sao muốm làm quen với Thuyên và Đồng. - Từng cặp Hs nhìn tranh kể từng đoạn của câu chuyện . - Gv mời 3 Hs tiếp nối nhau kể trước lớp 3 tranh. - Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện. - Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. HT: Lớp Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs xem tranh minh họa. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 3 Hs đọc 3 đoạn trong bài. Hs đọc lại các câu này. Hs giải thích và đặt câu với từ Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh 3 đọan. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. HT: Cá nhân Cả lớp đọc thầm. Cùng ăn với 3 người thanh niên. Hs đọc thầm đoạn 2. Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong 3 người thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn. Hs đọc thầm đoạn 3: Vì Khuyên và Đồng gợi cho anh thanh niêm nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền trung. Hs thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm đứng lên trình bày kết quả thảo luận. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. HT: Lớp Hs thi đọc toàn truyện theo vai. Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai. Hs nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. Hs quan sát tranh minh hoạ câu chuyện. Hs nêu . Từng cặp Hs kể từng đoạn của câu chuyện. Ba Hs thi kể chuyện. Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện. Hs nhận xét. 5. Tổng kềt – dặn dò. (2’) Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Quê hương. Nhận xét bài học. Tập viết Gh – Ghềnh Ráng I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa G Viết tên riêng “Ghềnh Ráng ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ. Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa G. Các chữ Ghềnh Ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các hoạt động: Khởi động: (1’)Hát. Bài cũ: (4’) - Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà. Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nê vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: (28’) * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ G hoa. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ Gh. - Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát. - Nêu cấu tạo chữ G:Chữ G gồm 2 nét :Nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau , tạo vòng xoắn to ở đầu chữ ( giống chữ T).Nét 2 là nét khuyết ngược * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. Luyện viết chữ hoa. Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: R, A, Đ, L, T, V. - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết chữ G * Viết chữ C về cuối nét không có nét lượn xuống mà dừng lại ở giao của đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5. Viết nét khuyết dưới:từ điểm kết thúc nét viết tiếp nét khuyết dưới . Điểm dưới cùng của nét khuyết này cách dòng ngang 1 là 1.5 đơn vị .Điểm dừng bút làø giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6 - Gv yêu cầu Hs viết chữ “G” vào bảng con. Hs luyện viết từ ứng dụng. - Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng . - Gv giới thiệu: Ghềnh ráng còn gọi là Mộng Cầm một thắng cảnh ở Bình Định, nơi đây có bãi tấm rất đẹp. - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng. Gv mời Hs đọc câu ứng dụng. Ai về đến huyện Đông Anh. Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. - Gv giải thích câu ca dao: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử loa thành. Đựơc xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán, cách đây hàng nghìn năm. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu: + Viết chữ Gh: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ R, Đ: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ Ghềnh Ráng : 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ: 2 lần. Gv theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 3: Chấm chữa bài. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng. - Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. - Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Gh. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp. - Gv công bố nhóm thắng cuộc. PP: Trực quan, vấn đáp. HT:lớp Hs quan sát. Hs nêu. PP: Quan sát, thực hành. HT: cá nhân, lớp Hs tìm. Hs quan sát, lắng nghe. Hs viết các chữ vào bảng con. Hs đọc: tên riêng Ghềnh Ráng.. Một Hs nhắc lại. Hs viết trên bảng con. Hs đọc câu ứng dụng: Hs viết trên bảng con các chữ: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. PP: Thực hành, trò chơi. HT: cá nhân Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Hs viết vào vở PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. Đại diện 2 dãy lên tham gia. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. (1’) Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa G (tiếp theo). Nhận xét tiết học. Tập viết G – Ông Gióng I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa G Viết tên riêng “Ông Gióng ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ. Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa G, Ô, T. Các chữ Ông Gióng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: (4’) - Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà. Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nê vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: (27’) * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ G hoa. (5’) - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ G - Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát. - Nêu cấu tạo chữ G * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. (7’) - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. Luyện viết chữ hoa. Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: Ô, T, V, X. - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. - Gv yêu cầu Hs viết chữ “G, T” vào bảng con. Hs luyện viết từ ứng dụng. - Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Ông Gióng . - Gv giới thiệu: Ông Gióng còn gọi là Thánh Gióng hoặc Phù Đổng Thiên Vương, quê ở làng Gióng, là thời sống vào thời Vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng. Gv mời Hs đọc câu ứng dụng. Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. - Gv giải thích câu ca dao: tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta * Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. (12’) - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu: + Viết chữ Gi: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ Ô, T: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ Ông Gióng : 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ: 2 lần. - Gv theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 4: Chấm chữa bài. (3’) - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng. - Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. - Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Gi. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp. - Gv công bố nhóm thắng cuộc. PP: Trực quan, vấn đáp. HT: Lớp Hs quan sát. Hs nêu. PP: Quan sát, thực hành. HT: Cá nhân Hs tìm. Hs quan sát, lắng nghe. Hs viết các chữ vào bảng con. Hs đọc: tên riêng Ông Gióng.. Một Hs nhắc lại. Hs viết trên bảng con. Hs đọc câu ứng dụng: Hs viết trên bảng con các chữ: Gió đưa, trấn Vũ, Thọ Xương. PP: Thực hành, trò chơi. HT: Cá nhân Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Hs viết vào vở PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. HT: Lớp Đại diện 2 dãy lên tham gia. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. (2’) Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa G (tiếp theo). Nhận xét tiết học. Chính tả Nghe – viết : Quê hương ruột thịt I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Nghe và viết chính xác , trình bày đúng bài “ Quê hương ruột thịt” . - Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài. Kỹ năng: Làm đúng bài tập chính tả, tìm các từ chứa tiếng vần oai/ oay. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ . II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết BT3. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Kiểm tra giữa học kì. (3’) - GV mời 2 Hs lên viết bảng : những tiếng có vần uôn, uông. - Gv nhận xét bài cũ Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: (28’) * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết. (15’) - Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Gv đọc toàn bài viết chính tả. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + Vì sao chị sứ rất yêu quê hương của mình? + Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài? + Vì sao phải viết hoa chữ ấy? - Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: nơi trái sai, da dẻ, ngày xưa. Gv đọc cho Hs viết bài vào vở. - Gv đọc thong thả từng cụm từ. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. (13’) - Mục tiêu: Giúp Hs tìm được các tiếng có vần oai/oay. + Bài tập 2: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - GV cho các tổ thi tìm từ , phải đúng và nhanh. - Gv mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả mình tìm được - Gv nhận xét, chốt lại: Vần oai: khoai, khoan khoái, ngoài, ngoại, loại, toại nguyện, quả xoài, thoai thoải, thoải mái. Vần oay: xoay, xoáy, ngoáy, ngọ ngoạy, hí hoáy, loay hoay, nhoay nhoáy, khoáy. + Bài tập 3: - Yêu mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv cho Hs thi đọc theo từng nhóm. Sau đó, cử người đọc đúng và nhanh nhất thi đọc với nhóm khác. - Thi viết trên bảng lớp. Những Hs khác làm bài vào VBT. - Gv nhận xét, tuyên dương những Hs viết đúng, đọc hay. PP: Phân tích, thực hành. HT: Cá nhân Hs lắng nghe. 1 – 2 Hs đọc lại bài viết. Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru của mẹ chị và của chị. Các chữ đó là: Quê, Chị Sứ, Chính, Và. Các chữ đó là đầu tên bài, tên riêng, đầu câu. Hs viết ra nháp. Học sinh nêu tư thế ngồi. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữ lỗi. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: Cá nhân Một Hs đọc yêu cầu của đề bài. Các nhóm thi đua tìm các từ có vần oai/oay. Đại diện từng tổ đọc kết quả. Hs nhận xét. Cả lớp sửa bài vào VBT. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thi đọc theo từng nhóm. Hs viết trên bảng lớp. Hs cả lớp nhận xét. Tổng kết – dặn dò. (2’) Về xem và tập viết lại từ khó. Chuẩn bị bài: Quê hương. Nhận xét tiết học. Tập đọc Quê hương / Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được nội dung bài thơ : Tình yêu quê hương là tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương làm ta lớn lên. - Hiểu các từ : diều biếc, nón lá …….. b) Kỹ năng: - Đọc đúng các từ dễ phát âm sai, biết nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ dài. - Học thuộc lòng bài thơ. c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quê hương của mình. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK.. Bảng phụ ghi đoạn thơ hướng dẫn học thuộc lòng. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Giọng quê hương. (5’) - GV gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn của bài “ Giọng quê hương ” và trả lời các câu hỏi: + Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? + Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? + Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. (26’) * Hoạt động 1: Luyện đọc. (7’) - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các dòng, khổ thơ. Gv đọc bài thơ. - Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Ngắt nhịp thơ và nghỉ hơi đúng. - Gv cho hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời đọc từng dòng thơ. - Gv yêu cầu lần lược từng em đọc tiếp nối đến hết bài thơ. - Gv gọi Hs đọc từng khổ thơ trước lớp. - Gv yêu cầu Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. - Gv hướng dẫn các em đọc đúng: Quê hương / là con diều biếc / Tuổi thơ / con thả trên đồng / Quê hương / là con đò nhỏ / Eâm đềm khua nước / ven sông // Quê hương / nếu ai không nhớ /. Sẽ không lớn nổi / thành người. // - Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. (15’) - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu Hs đọc 3 khổ thơ đầu. Và hỏi: + Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương? - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng khổ thơ cuối. + Vì sao quê hương được so sánh với người mẹ? - GV cho Hs thảo luận nhóm đôi. + Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào? - Gv chốt lại: Nếu không nhớ quê hương, không yêu quê hương sẽ không trở thành người. Không trở thành người tốt. * Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ. (4’) - Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ. - Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng tại lớp. - Gv xoá dần từ dòng , từng khổ thơ. - Gv mời 4 Hs đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. - Gv nhận xét đội thắng cuộc. - Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ . - Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay. PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. HT: Cá nhân Học sinh lắng nghe. Hs xem tranh. Hs đọc từng dòng thơ. Hs đọc tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ. Hs đọc từng khổ thơ trước lớp. Hs tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. Hs đọc lại khổ thơ trên. Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 khổ thơ. Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. HT: Lớp Hs đọc thầm khổ thơ đầu: Chùm khế ngọt, đường đi học rợp bóng vàng bay, con diều biết thả trên cánh đồng, con đò khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè. Hs đọc khổ thơ cuối. Vì nơi đó ta sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng ta. Hs thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: Lớp Hs đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ. 4 Hs đọc 4 khổ thơ. Hs nhận xét. 3 Hs đọc thuộc cả bài thơ. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài:Thư gửi bà. Nhận xét bài cũ. Luyện từ và câu So sánh, dấu chấm I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Tiếp tục làm quen với phép so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh). - Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT. Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV:. Bảng phụ viết BT1. Bảng lớp viết BT3. * HS: Xem trước bài học, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Ôn kiểm tra giữa học kì. (4’) - Gv đọc 2 Hs làm bài tập2, 3 trong tiết ôn thứ 1. - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. (27’) * Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập. (19’) - Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng. . Bài tập 1: - Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv giới thiệu tranh, ảnh cây cọ với những chiếc lá thật to, rộng để giúp Hs hiểu hình ảnh thơ trong BT. - Gv hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi trong bài: + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? + Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? - Cả lớp làm vào VBT. - Gv mời 2 Hs đứng lên trả lời. - Gv nhận xét. - Gv giải thích thêm: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường. . Bài tập 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv cho Hs trao đổi theo nhóm. - Gv dán lên bảng ba, bốn tờ phiếu mời ba bốn Hs lên bảng làm bài. - Gv nhận xét, chốt lại: Aâm thanh 1 Từ so sánh Aâm thanh 2. a) Tiếng suối như tiếng đàn cầm. b) Tiếng suối như tiếng hát xa. c) Tiếng chim như tiếng xóa những rổ tiền đồng * Hoạt động 2: Thảo luận. (8’) - Mục tiêu: Giúp cho các em biết đặt đúng dấu chấm vào trong câu. - Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv yêu cầu Hs làm bài. - Gv mời một Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét chốt lới giải đúng. Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành. HT: Cá nhân Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs quan sát tranh. Hs lắng nghe. Với tiếng thác, tiếng gió. Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động. Cả lớp làm vào VBT. 2 Hs đứng lên trả lời. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs trao đổi theo nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Hs nhận xét. Hs chữa bài vào VBT. PP: Thảo luận, thực hành. HT: Nhóm Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs làm bài vào VBT. 1 Hs lên bảng làm Hs nhận xét. Hs làm vào VBT. Tổng kết – dặn dò. (2’) Về tập làm lại bài: Từ ngữ về quê hương. Chuẩn bị : . Nhận xét tiết học.  Tập đọc Thư gửi bà / Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu. - Hiểu được các từ ngữ trong bài : b) Kỹ năng: - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc đúng ở những câu văn dài. c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí ông bà. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Quê hương (5’) - GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ: Quê hương. + Nêu những hình ảnh gắm liền với quê hương? + Vì sao quê hương được so sánh với mẹ? + Em hiểu ý n

File đính kèm:

  • doctieng viet tuan 10.doc