Giáo án lớp mầm tháng 10

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Trẻ nhận biết phải - trái so với vật chuẩn là bản thân trẻ.

- Phân biệt đúng phải - trái dựa theo tay phải - tay trái của cá nhân mình. Củng cố kỹ năng nhận màu.

- Phát triển ngôn ngữ toán học: bên trái, bên phải, phía phải, phía trái.

- Giáo dục trẻ tự tin, mạnh dạn và tích cực tham gia hoạt động.

II. CHUẨN BỊ :

- Trước hoạt động: cho trẻ làm quen khái niệm phải - trái qua trò chơi làm theo cô giáo hoạt động ăn, rửa tay,

- Vòng, nơ, hoa tay đủ màu.

- Đàn organ.

- Trẻ ngồi đội hình hàng ngang, tự do trước mặt.

 

doc76 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp mầm tháng 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM QUEN VỚI TOÁN CHỦ ĐỀ BẢN THÂN Đề tài : Phải - Trái (trên thân thể bé) Nội dung kết hợp : Thể dục : Đi ngang bước dồn Âm nhạc : Xoè bàn tay nắm ngón tay I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nhận biết phải - trái so với vật chuẩn là bản thân trẻ. - Phân biệt đúng phải - trái dựa theo tay phải - tay trái của cá nhân mình. Củng cố kỹ năng nhận màu. - Phát triển ngôn ngữ toán học: bên trái, bên phải, phía phải, phía trái. - Giáo dục trẻ tự tin, mạnh dạn và tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ : - Trước hoạt động: cho trẻ làm quen khái niệm phải - trái qua trò chơi làm theo cô giáo hoạt động ăn, rửa tay, … - Vòng, nơ, hoa tay đủ màu. - Đàn organ. - Trẻ ngồi đội hình hàng ngang, tự do trước mặt. III. HƯỚNG DẪN : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định : Trò chơi “Ồ sao bé không lắc” 1. Hoạt động 1 : Tay đẹp tay xinh * Yêu cầu : giúp trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bản thân trẻ. * Chuẩn bị : chính bản thân làm đồ dùng dạy học. * Tiến hành : - Cho trẻ chọn 1 bông hoa đẹp đeo vào tay. - Hát và vận động “Xòe bàn tay nắm ngón tay”. - Bé hãy khoe tay đẹp tay xinh (đưa tay có đeo vòng hoa thể dục). - Hỏi cá nhân trẻ: Con đeo hoa tay nào? Tay này bé thường cầm cái gì ở giờ ăn? Thế tay còn lại là tay gì? - Cho bé đeo vòng hoa theo yêu cầu của cô (phải - trái). 2. Hoạt động 2 : Ai làm đúng * Yêu cầu : Trẻ biết định hướng bên phải bên trái của bản thân. * Tiến hành : Cô làm quản trò, cho trẻ làm theo lời nói. - Lần 1: Bé hãy đi ngang bước dồn về phía bên phải (bên trái) của bé. - Lần 2: Bạn gái đi ngang bước dồn về bên trái. Bạn trai đi ngang bước dồn về bên phải. - Xen kẽ đặt câu hỏi: Con đang đi về phía bên nào? 3. Hoạt động 3 : Cùng khám phá * Yêu cầu : trẻ nhận ra bàn tay phải - tay trái của mình trên giấy, biết dùng ngôn ngữ toán học để diễn đạt, tay phải- tay trái. * Chuẩn bị : trước hoạt động in màu bàn tay bé ở hoạt động tạo hình, chơi, … * Tiến hành : - Cô giới thiệu tranh các bàn tay kỳ diệu. - Bé hãy tìm và ướm xem bàn tay nào của bé. Sau đó giới thiệu cho bạn biết tay phải - tay trái có màu gì nhé. - Cho trẻ tỏa về nhóm, cùng khám phá. - Cô hỏi cá nhân (cho trẻ nói tay phải - trái của mình). - Tham gia chơi cùng cô. - Tự lấy đồ dùng đeo vào tay - Vận động theo đàn của cô. - Đưa tay có vòng hoa thể dục lên cao. - Nói theo ý tưởng của trẻ. - Làm theo yêu cầu của cô. - Tách thành 2 nhóm trai – gái đứng hàng ngang trước cô. - Làm theo yêu cầu trò chơi. - Xem tranh chú ý nghe cô nới luật chơi. - Chạy về tranh nhóm mình để khám phá. LÀM QUEN VỚI TOÁN CHỦ ĐỀ BẢN THÂN Đề tài : Phân biệt Trên – Dưới, Trước – Sau (so với bản thân trẻ) Nội dung kết hợp : MTXQ : Các bộ phận trên cơ thể bé Thể dục : Đi, Bật về trước I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nhận biết được các hướng trên- dưới, trước- sau so với bản thân, tập ứng dụng vào thực tế. - Dạy trẻ kỹ năng phân biệt trên- dưới, trước- sau so với vật chuẩn (bản thân trẻ). - Biết dùng ngôn ngữ toán học mô tả mối liên hệ ở trước bé, sau bé, trên- dưới,… - Giáo dục trẻ tính tích cực trong hoạt động. II. CHUẨN BỊ : - Trước hoạt động: làm quen luật các trò chơi, kỹ năng phân chia nhóm trai- gái. - Đàn organ - Các bài tập mẫu. III. HƯỚNG DẪN : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định : Trò chơi “Một ngón tay nhúc nhích … Các ngón tay nhúc nhích…” 1. Hoạt động 1 : Chơi với giỏ của bé * Yêu cầu : Dạy trẻ biết phân biệt trước- sau, trên- dưới, đối với bản thân trẻ. * Chuẩn bị : Đồ dùng dụng cụ cá nhân trẻ (nón, dép, cặp,…). Bản thân trẻ. * Tiến hành: - Cho bé lấy cặp vào lớp chơi cùng cô. - Khoe cặp đẹp cho cô và bạn xem. - Con đang để cặp ở vị trí nào? - Theo ý con phải nói như thế nào nhỉ? - Bé nào có cách nói khác hơn bạn. - Tại sao bạn nói là trước, ai giải thích giúp cô nào? - Con hãy kể những gì trước mặt con. - Vậy vị trí sau là ở đâu? - Bằng cách nào mình phân biệt là phía sau? (Cô cung cấp trước, vì ở trước mặt của bé, bé nhìn thấy, sau -phía sau lưng bé thì bé không nhìn thấy,…) - Hãy đặt giỏ ra sau lưng con - Có ai nhìn thấy cặp mình không? - Thế con nhìn thấy cái gì? - Cho bé di chuyển đi chơi cùng cô (đội hình tự do trước cô giáo, đi về phía trước, lui về phía sau). - Trời nắng quá phải đội mũ vào thôi. - Mũ bé đâu rồi? - Nhìn xem phía trên đầu bé còn có gì? - Bé hãy giúp cô, sắp xếp cho gọn đẹp nhé! Sắp giỏ trên kệ, dép dưới kệ (thi đua nhóm ai lao động giỏi). 2. Hoạt động 2 : Chụp ảnh đẹp * Yêu cầu: Khám phá các phương hướng trước – sau, trên – dưới so với bản thân trẻ. * Chuẩn bị: mũ lưỡi trai – góc âm nhạc. * Tiến hành: - Cho trẻ đội mũ lưỡi trai. - Làm theo yêu cầu của cô (quay lưỡi trai trước – sau, đưa lên trên,…) tạo dáng để cô chụp hình. 3. Hoạt động 3 : Chuyền Bóng * Yêu cầu: trẻ nhận biết và nói nhanh tên bạn đứng phía trước và phía sau mình. * Chuẩn bị: Chính bản thân trẻ làm đồ dùng dạy học. * Tiến hành: - Cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc cùng chơi chuyền bóng. Cô mở nhạc cho trẻ chuyền, cô tắt nhạc bóng đến bé nào thì bé đó sẽ nói nhanh tên bạn đứng phía trước và phía sau của mình. + Lần 1: Chuyền phía trên đầu. + Lần 2: Chuyền phía dưới chân. - Chơi cùng cô giáo. - Lấy cặp của mình vào lớp học. - Đưa cặp ra khoe. - Bé tự nói theo kinh nghiệm vốn sống. - Cho bé giải thích theo ý mình - Bé tự nói. - Nói theo ý trẻ. - Đưa giỏ giấu phía sau - Trẻ trả lời theo ý trẻ. - Tham gia chơi cùng cô giáo. - Lấy mũ ra tự đội lên đầu mình - Bé kể theo bé thấy (đèn, quạt,…). - Trẻ tự về nhóm và thực hành. - Trẻ đứng trước mặt cô. - Tự đội mũ lên đầu và thực hiện theo yêu cầu. - Trẻ đứng thành 3 hàng dọc và chơi theo yêu cầu. LÀM QUEN VỚI TOÁN CHỦ ĐỀ BẢN THÂN Đề tài : Nhận biết Hình tròn – Hình vuông Nội dung kết hợp : Tạo hình : dán, trang trí Âm nhạc : Tóm được rồi I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của hình tròn và hình vuông: + Hình tròn là đường cong khép kín, lăn được. + Hình vuông có cạnh, góc không lăn được. - Nhận biết đúng chính xác hình tròn hình vuông. - Tập kỹ năng so sánh, phân biệt đúng hình tròn – hình vuông và gọi đúng tên. - Thực hiện các yêu cầu cô đưa ra đúng, chính xác. II. CHUẨN BỊ : - Trước hoạt động: cho trẻ làm quen chơi với hình học tròn – vuông, tô màu hình tròn – vuông trên bìa. - Mỗi trẻ có 1 túi vài, bên trong có hình vuông, tròn. III. HƯỚNG DẪN : Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Ai nhanh hơn * Yêu cầu: Trẻ nhận biết hình tròn- hình vuông đúng, nói lên được đặc điểm đặc trưng của hình tròn - hình vuông. * Tiến hành: - Cô đặt câu đố: Hình gì trông giống bánh xe Giống vòng thể dục bé chơi hàng ngày? - Gọi trẻ, cho trẻ trả lời cá nhân. - Tự tìm hình tròn của mình và chơi với hình. Cùng lăn với cô ® Gợi ý để trẻ kết luận: Hình tròn lăn được. - Cho trẻ lấy hình còn lại trong túi và hỏi trẻ: Ai biết đây là hình gì? - Cho trẻ cùng lăn hình vuông với cô. Cô đặt câu hỏi: Hình Vuông có lăn được không? - Cô và trẻ cùng sờ vuốt hình để thấy rõ cạnh và góc hình vuông. - Gợi hỏi để trẻ tự nêu kết luận hình vuông có góc cạnh không lăn được. 2. Hoạt động 2 : Tạo những bộ mặt xinh * Yêu cầu: Củng cố nhận biết hình tròn, hình vuông, phát triển khả năng sáng tạo. * Chuẩn bị: các hột nút tròn vuông, búp sáp, họa báo, len,… 2 bé trai, gái. Sử dụng tiếp các hình vuông tròn ở hoạt động 1. * Tiến hành: - Giới thiệu 2 bạn trong lớp cho trẻ quan sát nhận xét, gọi tên bạn và nói bạn đang làm gì? - Miệng bạn cười có xinh không? Trên gương mặt ngoại miệng còn có bộ phận gì nữa? - Mời các bạn dự hội thi sáng tạo những bộ mặt xinh. - Giới thiệu về sản phẩm của mình (gởi mở để trẻ nói được chọn hình tròn – hình vuông làm mặt, mắt, mũi, miệng,…) 3. Hoạt động 3 : Bé khỏe nhất * Yêu cầu: Ôn lại vận động theo nhạc “Tóm được rồi” nhận biết nhanh đúng hình tròn - hình vuông qua tín hiệu. * Chuẩn bị: 2 thẻ hình mỗi thẻ có 2 mặt: - Thẻ 1: 1 mặt có hình tròn, 1 mặt có hình gương mặt bé gái tròn. - Thẻ 2: 1 mặt có hình vuông, 1 mặt có hình gương mặt bé trai vuông. * Tiến hành: - Cho bé vận động với đàn khi hết nhạc phải chạy về đúng nhà tròn nhà vuông theo dấu hiệu. + Lần 1: Cô đưa hình nào trẻ nhảy về nhà đó. + Lần 2: Cô đưa 2 thẻ có gương mặt bé trai và bé gái. Bé gái sẽ về nhà hình tròn, bé trai sẽ về nhà hình vuông. - Đội hình chữ U. - Chú ý lắng nghe và trả lời theo ý mình. - Trẻ trả lời khi cô gọi đến trẻ. - Trẻ chơi với hình tròn (lăn, sờ, vuốt hình). - Trẻ trả lời theo ý trẻ. - Trẻ nêu ý kiến - Nói lên ý kiến của cá nhân mình (bạn đang cười). - Trẻ về nhóm có nguyên vật liệu chọn và tạo gương mặt theo ý thích. - Trẻ dùng ngôn ngữ của mình khi được cô mời. - Tham gia chơi theo hướng dẫn của cô. CHỦ ĐIỂM BẢN THÂN CHỦ ĐỀ : TÔI LÀ AI ? Chuyện kể “CHÚ VỊT XÁM” (Cảm thụ tác phẩm lần 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện, thể hiện sự diễn cảm qua ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Phát triển ngôn ngữ, khả năng chú ý, cảm xúc, tư duy của trẻ. - Qua đó giáo dục trẻ phải biết vâng lời mẹ. II. CHUẨN BỊ : - Tranh phông . - Rối, nhân vật rời : Vịt Xám, Vịt mẹ, Cáo. - Mũ Vịt Xám, mũ Cáo, một con vịt nhựa. - Mô hình cái ao. - Nhạc nền bài “Đàn Vịt con”. III. TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động 1 : Hát vận động bài “Một con Vịt” - Lớp hát và vận động bài hát. + Các con ơi, ở góc thiên nhiên của trường có con gì đang bơi trong hồ, chúng ta cùng đến đó xem nhé ! - Trẻ vừa hát, vừa vận động 2. Hoạt động 2 : Cô kể chuyện - Lần 1 : Cô kể diễn cảm kết hợp với nhân vật rời + tranh + phông. - Lần 2 : Cô kể diễn cảm kết hợp với rối. Cô kể từ : “Từ đầu . . . chơi xa” + Các con đoán xem trước khi đi Vịt mẹ làm gì ? Cô kể từ : “Nói rồi . . . Bờ ao” + Các con đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi Cáo xuất hiện ở bờ ao ? + Vịt Xám kêu cứu như thế nào ? Vẫn chưa có ai nghe tiếng kêu của Vịt Xám, Vịt Xám hãy kêu to lên nữa nào ! Cô kể phần còn lại. + Ai suýt bị cáo bắt ăn thịt ? 3. Hoạt động 3 : Trò chơi “Đàm thoại với nhân vật” - Bây giờ muốn biết bạn Vịt Xám có bị Cáo bắt ăn thịt không ? Các con nhắm mắt lại và xem chuyện gì xảy ra nhé ! (Cô đeo mặt nạ Vịt Xám). + Các bạn ơi xem mình là ai đây ? Mình thích đi chơi lắm, các bạn đi chơi cùng mình nhé ! + Các bạn đi cùng mình đến bờ ao. Đố các bạn mình đang làm gì dưới ao? (Cô làm động tác mò tôm, mò cá). + Ai đã xuất hiện khi mình mãi mò tôm tép dưới ao ? + Ôi gặp Cáo rồi mình phải làm sao đây? Các bạn hãy giúp mình gọi Vịt mẹ đến cứu mình với ! + Các bạn nghĩ mình là người như thế nào ? + Tại sao các bạn lại nghĩ mình là chưa ngoan ? - Đi chơi với các bạn lâu rồi, bây giờ mình phải về nhà để mẹ tôi đợi. Tôi chào tất cả các bạn. + Các con đặt tên chuyện là gì ? - Cô đặt tên chuyện là “Chú Vịt Xám” vì chú Vịt có bộ lông màu xám. Các con đều nghĩ chú Vịt Xám chưa ngoan, nhưng theo cô Chú Vịt Xám cũng rất đáng yêu vì đã biết nhận lỗi với mẹ khi có lỗi . 4. Hoạt động 4 : Trò chơi “Đi theo mẹ” - Cách chơi : + Chọn 1 trẻ làm Cáo. + Vịt Xám đi chơi gặp cáo thì kêu “Vít – vít – vít” và chạy theo vịt mẹ. + Vịt mẹ dẫn đàn vịt con nhảy bật xuống ao. + Lớp chơi với cô vài lần. - Trẻ chú ý nghe cô kể. - Trẻ nghe cô kể chuyện, hưởng ứng theo cô và trả lời câu hỏi. - Trẻ trả lời - Trẻ gọi cùng cô - Trẻ tự suy nghĩ và trả lời - Trẻ nhắm mắt lại. - Trẻ đi theo đường hẹp, bật qua suối - Trẻ trả lời tự do - Trẻ trả lời - Trẻ làm động tác gọi Vịt mẹ - Trẻ trả lời tự do - Trẻ trả lời theo cảm nhận của trẻ - Trẻ suy nghĩ và tự đặt tên chuyện - Trẻ đội mũ cáo - Trẻ làm động tác và giả tiếng kêu của Vịt, tiếng gườm của cáo trong khi chơi CHỦ ĐIỂM BẢN THÂN CHỦ ĐỀ : TÔI LÀ AI ? Chuyện kể : CHÚ VỊT XÁM (Cảm thụ tác phẩm lần 2) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ nắm được trình tự phát triển của cốt chuyện. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Hiểu và thể hiện tính cách của nhân vật trong chuyện. - Phát triển ngôn ngữ , khả năng chú ý, tư duy tưởng tượng của trẻ. II. CHUẨN BỊ : - Đàn, nhạc nền bài “Đàn vịt con” . - Rối : Gấu, Thỏ, Nhím; tranh phông. - Tranh rời : mỗi nhóm 4 tranh. III. TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động 1 : Hát vận động bài “Đàn Vịt con” - Cô cầm rối que diễn “Vít - vít - vít. Cứu tối với - Cứu tôi với” + Các con ơi, tiếng kêu của ai thế nhỉ ? + Để biết nhân vật trên xuất hiện trong câu chuyện nào, các con lắng nghe cô kể để kể tiếp cho các bạn nghe nhé ! - Trẻ vừa hát, vận động theo bài hát - Trẻ trả lời 2. Hoạt động 2 : Cô kể chuyện - Cô kể diễn cảm kết hợp với rối. Cô kể : “Từ đầu . . . chơi xa” + Vịt mẹ dặn Vịt Xám như thế nào trước khi ra khỏi nhà Cô kể từ : “Nói rồi . . . bờ ao” + Điều gì sẽ xảy ra với Vịt Xám khi Vịt Xám mãi mò tôm tép dưới ao? Cô cho trẻ kể sáng tạo phần đoạn kết câu chuyện. 3. Hoạt động 3 : Trò chơi “Kể chuyện theo tranh” * Yêu cầu : Trẻ biết xếp tranh đúng theo trình tự nội dung câu chuyện và kể theo nội dung tranh (thể hiện được ngữ điệu và tính cách nhân vật) * Cách chơi : - Trẻ về nhóm cùng nhau xếp tranh theo trình tự nội dung câu chuyện - Nhìn tranh và kể lại nội dung của tranh theo đúng trình tự câu chuyện (trẻ trong nhóm có thể bổ sung cho bạn) - Trẻ cùng chơi. Cô quan sát gợi ý thêm cho nhóm yếu - Trẻ nghe cô kể chuyện, hưởng ứng theo cô và trả lời câu hỏi - Trẻ trả lời - Trẻ kể theo sự tưởng tượng của trẻ - Trẻ về 4 nhóm và chơi theo yêu cầu của cô CHỦ ĐIỂM BẢN THÂN CHỦ ĐỀ : CƠ THỂ TÔI Thơ : THỎ BÔNG BỊ ỐM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hiểu nội dung bài thơ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ : chậm rãi, nhẹ nhàng. - Bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên : thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi đọc thơ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe và giữ gìn vệ sinh trong ăn uống hàng ngày. II. CHUẨN BỊ : - Trước hoạt động, cô đọc trước cho trẻ nghe, giải thích từ khó : chốc chốc, xuýt xoa, sấu… - Rối : Thỏ mẹ, Thỏ con, Bác sĩ. - Sân khấu rối. - Nhạc nền bài hát “Trời nắng, trời mưa” III. TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động 1: Hát vận động bài “Trời nắng, trời mưa” - Cả lớp hát vận động + Ồ bạn Thỏ Bông đâu nhỉ, sao hôm nay cô không thấy bạn đến lớp ? + Lớp mình cùng đến thăm nhà bạn Thỏ Bông nhé ! - Trẻ làm những chú Thỏ, vừa hát, vừa bật chụm. - Trẻ chú ý nghe cô nói. - Trẻ đi theo cô. 2. Hoạt động 2 : Cô đọc thơ - Cô dẫn trẻ đến sân khấu rối có gắn sẵn rối Thỏ bông đang nằm trên giường. + Ôi bạn Thỏ Bông bị ốm rồi. Muốn biết tại sao Thỏ Bông bị ốm, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ về bạn Thỏ Bông này nhé ! - Cô đọc thơ : + Lần 1 : Cô đọc kết hợp với rối minh họa. + Lần 2 : Cô đọc kết hợp với cử chỉ, điệu bộ minh họa. Đoạn 1 : “Thỏ Bông . . . đau quá” + Thỏ Bông bị ốm như thế nào ? Đoạn 2 : “Thỏ mẹ . . . Bác sĩ khám” + Mẹ đã làm gì khi thấy Thỏ Bông bị ốm ? Đoạn 3 : “Bác sĩ . . . chỗ rốn” + Bác sỉ hỏi gì khi khám bệnh cho Thỏ Bông ? Đoạn 4 : “Hỏi . . . ngoài ao” + Thỏ Bông đã ăn những gì ? - Cả lớp đọc thơ cùng cô hai lần. - Cô dùng tranh phông để gợi cho trẻ nhớ lời bài thơ. + Mời 1 trẻ đóng vai Thỏ Bông làm động tác minh họa khi cả lớp đọc thơ. + Chia lớp làm 3 nhóm : Nhóm vai Thỏ Bông Nhóm vai Thỏ mẹ Nhóm vai bác sĩ Cô khuyến khích trẻ vừa đọc thơ, vừa làm động tác nhân vật mà trẻ đóng . Đoạn 1 : Cô và Thỏ Bông đọc Đoạn 2 : Cô và Thỏ mẹ đọc Đoạn 3 : Cô, bác sĩ và Thỏ Bông đọc Đoạn 4 : Cô, bác sĩ và Thỏ Bông đọc Sau đó đổi vai chơi 1 lần - Cả lớp đọc 1 lần. 3. Hoạt động 3 : Đặt tên bài thơ - Các con đặt tên bài thơ là gì ? - Cô đặt tên bài thơ là “Thỏ Bông bị ốm” vì Thỏ Bông ăn quả xanh, uống nước không đun sôi nên bị đau bụng phải đến bác sĩ khám bệnh. Các con lớn rồi, mình sẽ không như Thỏ Bông, các con không nên ăn quả xanh và uống nước chưa đun sôi nhé ! - Cho trẻ chơi trò chơi “Nhảy nhanh như Thỏ” - Trẻ nghe cô kể chuyện, hưởng ứng theo cô và trả lời câu hỏi. - Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ - Trẻ trả lời tự do - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ suy nghĩ và trả lời - Lớp đọc thơ - Trẻ đóng vai Thỏ Bông đội mũ. - Mỗi nhóm tự chọn mũ theo nhân vật mình đóng - Trẻ vừa đọc thơ, vừa làm động tác. - Trẻ trả lời tự do theo cảm nhận của trẻ - Trẻ chú ý lắng nghe cô - Cả lớp nhảy bật tiến về trước CHỦ ĐIỂM BẢN THÂN CHỦ ĐỀ : CƠ THỂ TÔI Thơ : ĐÔI MẮT CỦA EM I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hiểu nội dung bài thơ : nói lên vẻ đẹp của đôi mắt và cách giữ gìn vệ sinh để bảo vệ mắt. - Lắng nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ : chậm rãi, nhẹ nhàng. - Bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách hồn nhiên : thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi đọc thơ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh đôi mắt và bảo vệ đôi mắt. II. CHUẨN BỊ : - Hai hình : Bé gái + Bé trai. - Tranh - Cô cho trẻ làm quen với bài thơ ở giờ sinh hoạt chiều. III. TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động 1: Hát vận động bài “Vì sao Mèo rửa mặt” - Cả lớp hát vận động. - Cả lớp cùng tham gia 2. Hoạt động 2 : Câu đố - Cô đố các con : “Cùng ngủ, cùng thức Hai bạn xinh xinh Nhìn rõ mọi thứ Nhưng không thấy mình” Đố là gì ? (Đôi mắt) - Các con nhìn thấy được mọi vật xung quanh là nhờ gì vậy ? - Cô có bài thơ nói về đôi mắt. Các con lắng nghe cô đọc xem đôi mắt đẹp như thế nào. 3. Hoạt động 3 : Dạy đọc thơ - Cô đọc thơ + Lần 1 : Cô đọc diễn cảm. + Lần 2 : Cô đọc thơ kèm tranh minh họa và kết hợp đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bài thơ. Đoạn 1 :”Đôi mắt . . . xung quanh” + Các con thấy đôi mắt của mình đẹp như thế nào ? Đoạn 2 : “Đôi mắt . . . sáng hơn” + Để có đôi mắt đẹp và trong sáng thì các con sẽ phải làm gì ? - Trẻ đọc thơ. + Bây giờ các con cùng cô đến chơi nhà bạn Mèo. Đến nhà bạn Mèo rồi, mình cùng đọc thơ tặng bạn Mèo nhé ! + Cô cho cả lớp đọc cả bài 2 lần. - Cô để tranh phông cho trẻ nhớ khi đọc thơ. + Chia lớp thành 2 nhóm : Nhóm bé trai và nhóm bé gái. Lần 1 : Trẻ nhìn theo ký hiệu của cô và đọc thơ : Cô giơ hình bé gái thì bé gái đọc, cô giơ hình bé trai thì bé trai đọc Lần 2 : Cô cho trẻ đọc nối tiếp nhau. 4. Hoạt động 4 : Đặt tên bài thơ - Các con đặt tên bài thơ là gì ? - Cô đặt tên bài thơ là “Đôi mắt” - Vì đôi mắt rất đẹp. nhờ có đôi mắt, cô và các con mới nhìn thấy được cảnh vật xung quanh. Để đôi mắt luôn đẹp, các con không nên dụi tay vào mắt và thường xuyên rửa tay, rửa mặt sạch nhé ! - Lớp múa hát bài “Chiếc khăn tay” - Trẻ lắng nghe cô đọc câu đố - Trẻ trả lời tự do - Trẻ suy nghĩ và trả lời - Trẻ chú ý nghe cô đoc thơ và tham gia trả lời câu hỏi với cô - Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ - Lớp đi theo đường hẹp, bật qua suối. - Cả lớp đọc thơ. - Nhóm bé trai và bé gái đọc thơ theo ký hiệu của cô - Trẻ đặt tên bài thơ theo cảm nhận của trẻ . - Cả lớp cùng hát múa. CHỦ ĐIỂM BẢN THÂN CHỦ ĐỀ : TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH Chuyện kể : GẤU CON THAM ĂN (Cảm thụ tác phẩm lần 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hiểu nội dung truyện, biết tên và tính cách của các nhân vật : Gấu con tham ăn, Thỏ con tốt bụng. - Trẻ biết diễn tả lời th oại của các nhân vật bằng ngôn ngữ, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của trẻ và trả lời được câu hỏi của cô. - Giáo dục trẻ ăn uống vừa phải, hợp lý để cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh. II. CHUẨN BỊ : - Chiều hôm trước cho trẻ làm quen với tác phẩm 1 lần. - Giải thích các từ khó (ăn lấy để ăn, chui tọt, nhúc nhích, tham ăn), thông qua trò chơi mô phỏng. - Tranh phông hang Thỏ, cây xanh, các nhân vật bằng bìa rời : Gấu con - Thỏ con - Nhím con - Mặt nạ Gấu. III. TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CÔ HOẠT ĐỘNG CHÁU 1. Hoạt động 1 : Trò chơi “Tạo dáng” * Yêu cầu : Trẻ vừa đi, vừa đọc “Gấu đi tìm mật - Thỏ nhảy bật kiếm ăn - Nhím lăng xăng bò tới” và tạo dáng đi của các con vật. Trẻ vừa tạo dáng, vừa đi theo cô 2. Hoạt động 2 : Cô kể chuyện - Cô dẫn trẻ đến bảng nỉ có gắn các nhân vật bìa rời và hỏi: + Ai đây các con ? Ồ bạn Gấu, bạn đang bị sao thế ? + Muốn biết vì sao bạn Gấu bị mắc kẹt trong hang, các con hãy lắng nghe cô kể chuyện về bạn Gấu con này nhé ! - Lần 1 : Cô kể chuyện diễn cảm, kết hợp bìa rời + tranh, phông. - Lần 2 : Cô kể tóm lược ý chính và có câu hỏi gợi ý cho trẻ kể theo cùng cô . Cô kể từ : “Gấu con . . . Thỏ con” + Khi đến nhà Thỏ, bạn Gấu đã làm gì ? Cô kể từ : “Gấu con chui tọt . . . về nhà” + Gấu con chui ra hang thì đã xảy ra điều gì ? Gấu có chui ra được không ? Tại sao ? + Gấu con gọi ai đến giúp, Gấu con gọi như thế nào nhỉ ? Cô kể từ : “Thỏ con . . . mật ong” + Gấu con có bị mắc kẹt trong hốc cây giống trong hang Thỏ nữa không ? 3. Hoạt động 3 : Trò chơi “Đàm thoại với nhân vật” - Bây giờ muốn biết bạn Gấu có ăn mật nữa không, các con nhắm mắt lại xem chuyện gì xảy ra nhé ! (Cô đeo mặt nạ Gấu và hỏi) + Các bạn ơi xem mình là ai đây ? Các bạn có biết mình thích ăn gì không ? Ở hang Thỏ có nhiều mật ong ngon lắm. Các bạn cùng đi với mình đến hang Thỏ nhé ! + Đến hang Thỏ rồi, mùi mật ong thơm qua, các bạn gọi Thỏ con đi ! Thật là nhiều mật ong, chúng mình cùng ăn đi. (Cô làm động tác ăn mật ong liên tục) + Ôi mình no quá ! Các bạn nhìn xem cái bụng mình bây giờ như thế nào ? + Thôi mình phải về nhà đây, các bạn cùng về với mình nhé - Cô giả làm động tác bị mắc kẹt ở hang và gọi trẻ : + Các bạn ơi, mình bị làm sao thế này. Tại sao mình không chui ra hang được ? + Bây giơ

File đính kèm:

  • docGiao an lop Mam thang 10.doc