Giáo án luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

- Biết phân tích một đề văn nghị luận VH.

- Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận VH

B. Phương tiện:

- SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, sử dụng phương pháp tích hợp các lớp dưới.

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định, kiểm tra: H•y nªu môc ®Ých yªu cÇu cña tãm t¾t v¨n b¶n nghÞ luËn?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt thø : 120 Ngµy so¹n: 10/4/2009 Ngµy d¹y: 11/4/2009 LuyÖn tËp ph©n tÝch ®Ò, lËp dµn ý cho bµi nghÞ luËn v¨n häc A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Biết phân tích một đề văn nghị luận VH. - Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận VH B. Phương tiện: - SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ, sử dụng phương pháp tích hợp các lớp dưới. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định, kiểm tra: H·y nªu môc ®Ých yªu cÇu cña tãm t¾t v¨n b¶n nghÞ luËn? 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hđ 1: - Gv gọi hs nhắc lại thế nào là phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý? - Hs: Nhớ lại kiến thức lớp 10, trả lời nhanh - Gv bổ sung, nhận xét và hướng dẫn quy trình luyện tập Hđ 2: Thảo luận nhóm - Gv chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 10 phút: + Nhóm 1-3: Phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề 1 và 2 sgk + Nhóm 2-4: Phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề 3(sgk0 và đề do gv đặt ra. - Hs thảo luận theo nhóm dưới sự quán lý của gv - Gv chỉ định hs của các nhóm trình bày. - Hs trình bày sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung( nếu cần) - Gv nhận xét, cho điểm và bổ sung cho hoàn chỉnh. - Gv chốt lại: Khi tìm ý cho bài văn nghị luận, người viết cần dựa vào các từ, cụm từ sau để xây dựng hệ thống câu hỏi: Là gì? Được thể hiện ntn? Tại sao? Có ý nghĩa gì? Có thể rút ra bài học gì? Phải làm gì? Hđ 3: - Gv hỏi: Khi lập dàn ý cho đề văn nghị luận, thì cần đáp ứng những yêu cầu gì? - Hs: làm việc cá nhận và trả lời nhanh - Gv bổ sung, nhận xét và bổ sung Hđ 4: Củng cố dặn dò: - Gv chốt lại các nội dung của bài học về vai trò của phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý trong việc tạo lập văn bản nghị luận và những yêu cầu cần thiết để thực hiện các kỹ năng trên. - Tiết sau học: Đọc văn “Người trong bao” của Sêkhốp, cần: + Tóm tắt những nét chính về tác giả. + Đọc và tóm tắt văn bản + Ý nghĩa cái bao khi đọc xong tác phẩm. I/ Hệ thống kiến thức về phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận nói chung - Phân tích đề là công việc xem xét cặn kẽ đề bài để nhận thức chính xác vấn đề nghị luận được giao. Nói cách khác, mục đích của việc phân tích đề là tìm hiểu chính xác các yêu cầu cơ bản của đề bài (vấn đề cần nghị luận, yêu cầu về nội dung, yêu cầu về phương pháp). - Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự logic. Trong văn nghị luận, lập dàn ý gồm 3 bước: Xác lập luận điểm; xác lập luận cứ; sắp xếp luận điểm, luận cứ. Các yêu cầu của luận điểm, luận cứ khi lập dàn ý: Chính xác, phù hợp, đầy đủ, tiêu biểu. II. Hướng dẫn luyện tập: 1/ Phân tích đề: Đề Vấn đề trọng tâm Thao tác chính P.vi tư liệu Đề 1 Vẻ đẹp của bài Thơ duyên Phân tích, chminh BàiThơ duyên Đề 2 Nghệ thuật trào phúng qua truyện ngắn Tinh thần thể dục. Giải thích, phân tích, chứng minh Những dẫn chứng từ tác phẩm Đề 3 Bản chất sáng tạo của tác phẩm văn chương. Giải thích, chminh Những d/c từ các tpvh tiêu biểu 2/ Tìm ý và lập dàn ý: Đề 1: 2.1/ Tìm ý: - Vẻ đẹp bài thơ: Nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật. - Vẻ đẹp về nội dung:Bài thơ là những cảm xúc tinh tế, mãnh liệt về mối giao hòa của thiên nhiên; của mối tơ duyên trong lòng người; qua đó thể hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống của tuổi trẻ, tình yêu đất nước của một nhà thơ. - Vẻ đẹp nghệ thuật: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh, giọng điệu thơ. - Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật có sự thống nhất với nhau, những cảm xúc tinh tế được thể hiện bằng giọng thơ trẻ trung, sôi nổi,…. - Giá trị: Bài thơ tiêu biểu cho hpngo cách thơ XD. 2.2/ Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ có nhiều vẻ đẹp. b. Thân bài: - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ - Cảm xúc tinh tế mãnh liệt về mối giao hòa của thiên nhiên (Khổ 1 +2). Mọi sự vật đều có đôi, giao hòa tinh tế. - Cảm xúc tinh tế về mối giao hòa của mối tơ duyên trong lòng người (Khổ 3+4+5). - Vẻ đẹp của thiên nhiên, sự cảm nhận tinh tế…bộc lộ một tâm hồn say mê sống và dành tình cảm đặc biệt cho đất nước. - Sự thống nhất về nội dung và nghệ thuật như mối giao hòa tinh tế ª Đẹp. - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ XD, cho phong trào thơ mới. c. Kết luận: Bài thơ có vị trí trang trọng trong sự nghiệp thơ XD, được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích. Đề 3: 3.1/ Tìm ý: - Văn chương đòi hỏi tính sáng tạo ở mỗi tác phẩm về cả nội dung và hình thức. - Văn chương là lĩnh vực của cái đẹp và sự sáng tạo, sáo mòn sẽ không tồn tại được). - Văn học đã có những tác phẩm nổi bật, tiêu biểu cho tính sáng tạo nhưng cũng có hiện tượng “đạo văn” , bắt chước,… - Nhà văn cần lao động nghệ thuật nghiêm túc, sáng tạo không mệt mỏi 3.2/ lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu câu nói của nhà văn Nga. b. Thân bài: - Giải thích câu nói của nhà văn - Văn chương đòi hỏi tính sáng tạo ở mỗi tác phẩm về cả nội dung và hình thức. - Văn chương là lĩnh vực của cái đẹp và sự sáng tạo, sáo mòn sẽ không tồn tại được. - Văn học đã có những tác phẩm nổi bật, tiêu biểu cho tính sáng tạo. - Nhà văn cần lao động thật nghiêm túc, sáng tạo không mệt mỏi. c. Kết luận: Vai trò câu nói của nhà văn. => Tóm lại: Khi lập dàn ý, cần theo bố cục như sau: - Mở bài: Nêu được vấn đề trọng tâm cần triển khai - Thân bài: Triển khai vấn đề trọng tâm theo các luận điểm, luận cứ được sắp xếp một cách hợp lý: + Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề trong tâm + Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ ý lớn + Các ý lớn, ý nhỏ phải trình bày theo một trình tự hợp lý, mạch lạc - Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân.

File đính kèm:

  • docTiÕt thø 120.doc
Giáo án liên quan