Giáo án Luyện từ và câu 4 - Học kì I

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Ngày: Tuần: 1

Môn: Luyện từ và câu

BÀI: CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- HS nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.

2.Kĩ năng:

- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung & vần trong thơ nói riêng.

3. Thái độ:

- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận tiếng viết một màu)

- Bộ chữ cái ghép tiếng (mỗi bộ phận một màu)

- VBT

 

doc84 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 4 - Học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 1 Môn: Luyện từ và câu BÀI: CẤU TẠO CỦA TIẾNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. 2.Kĩ năng: Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung & vần trong thơ nói riêng. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận tiếng viết một màu) Bộ chữ cái ghép tiếng (mỗi bộ phận một màu) VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 2 phút 13 phút 13 phút 3 phút Khởi động: Mở đầu: GV nói tác dụng của tiết Luyện từ và câu – tiết học giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn. Bài mới: Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của 1 tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ. Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Yêu cầu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ + GV nhận xét Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó + GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng, dùng phấn màu tô các bộ phận của tiếng bầu Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo của tiếng bầu (tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành) + GV giúp HS gọi tên các thành phần: âm đầu, vần, thanh Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại. Rút ra nhận xét + GV giao cho mỗi nhóm 1 bảng có ghi sẵn những tiếng cần phân tích (mỗi nhóm phân tích khoảng 2 tiếng) + GV nhận xét GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? GV nêu câu hỏi: + Tiếng có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” là những tiếng nào? + Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”? GV kết luận: Trong mỗi tiếng, bộ phận vần & thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có mặt. GV lưu ý HS: Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, còn các thanh khác đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV phân công HS mỗi bàn phân tích 3 tiếng GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài, HTL câu đố. Chuẩn bị bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng Yêu cầu 1: + Tất cả HS đếm thầm. + 1, 2 HS làm mẫu đếm thành tiếng dòng đầu (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 6 tiếng. + Tất cả lớp đếm thành tiếng dòng còn lại (vừa đếm vừa đập nhẹ tay lên mặt bàn). Kết quả: 8 tiếng. Yêu cầu 2: + Tất cả HS đánh vần thầm + 1 HS làm mẫu: đánh vần thành tiếng + Tất cả HS đánh vần thành tiếng & ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con: bờ – âu – bâu – huyền – bầu. HS giơ bảng con báo cáo kết quả. Yêu cầu 3: + HS trao đổi nhóm hai + Đại diện nhóm trình bày kết luận, vừa nói vừa chỉ vào dòng chữ GV đã viết trên bảng: tiếng bầu gồm ba phần Yêu cầu 4: + HS hoạt động theo nhóm + HS gắn bảng những tiếng của mình để tạo thành 1 bảng lớn (như SGV) + HS rút ra nhận xét Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành HS nêu HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS làm việc cá nhân vào VBT Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập HS đọc yêu cầu của bài tập HS suy nghĩ, giải câu đố dựa theo nghĩa của từng dòng (ao, sao) HS làm bài vào VBT SGK Bảng con Băng giấy VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 1 Môn: Luyện từ và câu BÀI: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Phân tích cấu tạo của tiếng trong 1 số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước. 2.Kĩ năng: HS hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng & phần vần Bộ xếp chữ VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 3 phút 20 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Cấu tạo của tiếng Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Bài trước, ta đã biết mỗi tiếng gồm mấy bộ phận? Hôm nay, các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ GV nhận xét Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 4: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng Bài tập 5: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: + Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cầm tìm lời giải là các chữ ghi tiếng. + Câu đố yêu cầu: bớt đầu = bớt âm đầu; bớt cuối = bỏ âm cuối GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ? GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS xem trước Từ điển HS để nắm nghĩa các từ trong bài tập 2 Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết. Cả lớp làm bài vào vở nháp 2 HS làm bảng phụ HS nhận xét HS nêu HS đọc yêu cầu bài tập HS làm vào VBT HS thi đua sửa bài trên bảng HS nhận xét Lời giải: hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài (vần giống nhau: oai) HS đọc yêu cầu bài tập HS suy nghĩ, thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp Lời giải: + Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt; xinh – nghênh + Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần: oắt) + Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh HS làm bài vào VBT HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi nhóm đôi HS nêu: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc giống nhau không hoàn toàn HS đọc yêu cầu của bài tập HS nghe gợi ý của GV HS thi giải đúng, giải nhanh câu đố bằng cách viết ra bảng con Lời giải: út – ú – bút HS nêu SGK VBT Bảng con Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 2 Môn: Luyện từ và câu BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Mở rộng & hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. 2.Kĩ năng: Học nghĩa một số từ & đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu vốn từ phong phú của Tiếng Việt II.CHUẨN BỊ: VBT Bút dạ & 4 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn các cột của BT1; kẻ bảng phân loại để HS làm BT2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 6 phút 6 phút 6 phút 6 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Luyện tập cấu tạo của tiếng GV yêu cầu HS viết vào vở những tiếng có chỉ người trong gia đình mà phần vần: + Có 1 âm (ba, mẹ) + Có 2 âm (bác, ông) GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Lời giải đúng: Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, thông cảm, đồng cảm Từ ngữ trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương: hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằn Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: cứu giúp, cứu trợ, ủng hộ, hỗ trợ, bênh vực, bảo vệ, che chở, che chắn, che đỡ, nâng đỡ Từ ngữ trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ: ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, đánh đập Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV phát phiếu khổ to riêng cho 4 cặp HS GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 3: GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài: Mỗi em đặt 1 câu với 1 từ thuộc nhóm a (nhân có nghĩa là người) hoặc 1 từ ở nhóm b (nhân có nghĩa là lòng thương người) GV phát giấy khổ to & bút dạ cho các nhóm HS làm bài GV nhận xét Bài tập 4: GV lập nhóm trọng tài, nhận xét nhanh, chốt lại lời giải: Ở hiền gặp lành: khuyên người ta sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn. Trâu buộc ghét trâu ăn: chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn. Một cây làm chẳng hòn núi cao: khuyên người ta sống phải đoàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc 3 câu tục ngữ. Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở HS nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào VBT Đại diện nhóm HS làmbài trên phiếu trình bày kết quả Cả lớp nhận xét kết quả làm bài 1 HS đọc lại bảng kết quả có số lượng từ tìm được đúng & nhiều nhất. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi theo cặp, sau đó làm bài vào VBT Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm trước lớp Cả lớp nhận xét & sửa bài theo lời giải đúng. 1 HS đọc yêu cầu bài tập Mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau viết câu mình đặt lên phiếu. Đại diện các nhóm dán kết quả bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả Cả lớp nhận xét, cùng GV kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm đặt đúng / nhiều câu) Mỗi HS viết 2 câu đã đặt (1 câu ở nhóm a, 1 câu ở nhóm b) vào VBT HS đọc yêu cầu bài tập Từng nhóm trao đổi nhanh về 3 câu tục ngữ Tiếp nối nhau đọc nhanh nội dung khuyên bảo, chê bai trong từng câu Nhóm trọng tài nhận xét nhanh. VBT Phiếu khổ to Bảng phân loại Giấy trắng khổ to Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 2 Môn: Luyện từ và câu BÀI: DẤU HAI CHẤM I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 2.Kĩ năng: Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ. VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 12 phút 12 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết GV kiểm tra lại BT1, 4 GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 GV kết luận, chốt lại ý đúng. Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải: + Câu a: Dấu hai chấm thứ nhất (kết hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi” Dấu hai chấm thứ 2 (phối hợp với dấu ngoặc kép) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo. + Câu b: Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS: + Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng (nếu là những lời đối thoại) + Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm GV nhận xét Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà, tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu hai chấm, giải thích tác dụng của các cách dùng đó; mang từ điển đến lớp (nếu có) để sử dụng trong tiết LTVC sau Chuẩn bị bài: Từ đơn & từ phức 3 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1 (mỗi em đọc 1 ý) HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng & cách dùng trong các câu đó Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép. Câu b: Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn. Ở trường hợp này, dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thấy khi về nhà HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm HS thực hành viết đoạn văn vào VBT Một số HS đọc đoạn văn trước lớp, giải thích tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp Cả lớp nhận xét SGK Bảng phụ VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 3 Môn: Luyện từ và câu BÀI: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng & từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa. 2.Kĩ năng: Phân biệt được từ đơn & từ phức. Bước đầu làm quen với từ điển (có thể qua một vài trang phô tô), biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ. VBT Từ điển Tiếng Việt hoặc Từ điển học sinh 5 tờ giấy to, trên mỗi tờ viết sẵn các câu hỏi ở phần Nhận xét & Luyện tập (có khoảng trống để HS trả lời: Câu 1: Hãy chia các từ đã cho thành 2 loại: Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn): Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): Câu 2: Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Câu 3: Phân cách các từ trong 2 câu thơ sau: Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 10 phút 15 phút 3 phút Khởi động: Bài cũ: Dấu hai chấm GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ & làm lại BT1, ý a; BT2 – phần Luyện tập GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét GV phát giấy trắng đã ghi sẵn câu hỏi cho từng nhóm trao đổi làm BT1, 2 GV chốt lại lời giải như phần ghi nhớ Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét & chốt lại lời giải: + Kết quả phân cách: Rất / công bằng, / rất / thông minh/ Vừa / độ lượng / lại / đa tình, / đa mang./ + Từ đơn: rất, vừa, lại Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV: Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng Việt & giải thích nghĩa của từng từ. Trong từ điển, đơn vị được giải thích là từ. Khi thấy một đơn vị được giải thích thì đó là từ (từ đơn hoặc từ phức) GV nhận xét Bài tập 3: GV hướng dẫn & nhận xét Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài; viết vào vở ít nhất 2 câu đã đặt ở BT3 (phần luyện tập) Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết. 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 2 HS làm lại các bài tập mà GV nêu 1 HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần Nhận xét Từng nhóm nhỏ trao đổi, thư kí ghi nhanh kết quả Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng lớp Cả lớp tính điểm & kết luận nhóm thắng HS đọc thầm phần ghi nhớ 3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi làm bài trên giấy đã phát Đại diện nhóm lên trình bày kết quả Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng. HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi theo cặp HS tự tra từ điển dưới sự hướng dẫn của GV HS báo cáo kết quả làm việc Cả lớp nhận xét HS đọc yêu cầu của bài tập & câu văn mẫu HS tiếp nối nhau đặt câu (HS nói từ mình chọn rồi đặt câu với từ đó) SGK Bảng phụ VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 3 Môn: Luyện từ và câu BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm: Nhân hậu – Đoàn kết 2.Kĩ năng: Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 23 phút 5 phút Khởi động: Bài cũ: Từ đơn & từ phức Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Nêu ví dụ. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Qua các bài học trong hơn 2 tuần qua, các em đã biết nhiều từ ngữ nói về lòng nhân hậu, thương người, sự đoàn kết. Bài học hôm nay tiếp tục mở rộng thêm vốn từ thuộc chủ điểm này. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mẫu GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển: Khi tìm các từ bắt đầu bằng tiếng hiền, các em hãy mở từ điển tìm chữ h, vần iên. Khi tìm từ bắt đầu bằng tiếng ác, mở trang bắt đầu bằng chữ a, tìm vần ac GV nhận xét & cùng trọng tài tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng / nhiều từ) Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV lưu ý HS: từ nào chưa hiểu cần hỏi ngay GV hoặc tra từ điển GV nhận xét & cùng trọng tài tính điểm thi đua, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng / nhiều từ) Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: Em phải chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu, điền vào ô trống sẽ tạo thành câu có nghĩa hợp lí. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 4: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: Muốn hiểu biết các thành ngữ, tục ngữ, em phải hiểu cả nghĩa đen & nghĩa bóng. Nghĩa bóng của các thành ngữ, tục ngữ có thể suy ra từ nghĩa đen của các từ. GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng GV mời vài HS khá giỏi nêu tình huống sử dụng các thành ngữ, tục ngữ nói trên Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ. Viết vào vở tình huống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ. Chuẩn bị bài: Từ ghép & từ láy. HS trả lời HS nhận xét HS đọc yêu cầu bài tập HS nghe hướng dẫn HS có thể sử dụng từ điển hoặc huy động trí nhớ để tìm các từ có tiếng hiền, các từ có tiếng ác HS làm việc theo nhóm Đại diện nhóm trình bày kết quả trên bảng HS nhận xét HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại Các nhóm nhận phiếu làm bài. Nhóm nào làm xong, dán bài trên bảng lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả HS đọc yêu cầu của bài tập HS trao đổi nhóm đôi, trình bày trên phiếu HS trình bày kết quả Vài HS đọc thuộc lòng các thành ngữ đã hoàn chỉnh, sau đó viết lại vào VBT HS đọc yêu cầu của bài tập HS lần lượt phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ Cả lớp cùng tham gia nhận xét HS nêu SGK VBT Các ghi nhận, lưu ý: KẾ HOẠCH BÀI HỌC Ngày: Tuần: 4 Môn: Luyện từ và câu BÀI: TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu & vần) giống nhau (từ láy) 2.Kĩ năng: Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó. 3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ (ngay ngắn – láy; ngay thẳng – ghép) Từ điển hoặc sổ tay từ ngữ để tra cứu Bút dạ & phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2 VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐDDH 1 phút 5 phút 1 phút 12 phút 12 phút 4 phút Khởi động: Bài cũ: MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết Yêu cầu 1 HS làm lại BT4, sau đó đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT3, 4 2 HS trả lời câu hỏi: Từ phức khác từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ. GV nhận xét & chấm điểm Bài mới: Giới thiệu bài Trong tiết LTVC tuần trước, các em đã biết thế nào là từ đơn & từ phức. Từ phức có 2 loại là từ ghép & từ láy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cách cấu tạo 2 loại từ này. Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Yêu cầu HS đọc câu thơ thứ nhất & nêu nhận xét Yêu cầu HS đọc khổ thơ tiếp theo & nêu nhận xét Bước 2: Ghi nhớ kiến thức Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ GV giúp HS giải thích nội dung ghi nhớ khi phân tích các ví dụ: + Các tiếng tình, thương, mến đứng độc lập đều có nghĩa. Ghép chúng với nhau, chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. + Từ láy săn sóc có 2 tiếng lặp lại âm đầu + Từ láy khéo léo có 2 tiếng lặp lại phần vần + Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp lại cả âm đầu & vần Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhắc HS lưu ý: + Chú ý những chữ in nghiêng, những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm. + Muốn làm đúng bài tập, cần xác định các tiếng trong các từ phức (in nghiêng) có nghĩa hay không. Nếu cả hai tiếng có nghĩa thì đó là từ ghép, mặc dù chúng có thể giống nhau ở âm đầu hay vần (ví dụ: từ ghép dẻo dai = dẻo + dai) + SGK đã gợi ý: những tiếng in đậm là những tiếng có nghĩa vì vậy chỉ cần xét nghĩa của những tiếng in nghiêng. Chú ý: cứng cáp không phải là từ ghép (vì nghĩa của từng tiếng trong từ ghép phải phù hợp với nghĩa của cả từ. Trong từ cứng cáp, tiếng cứng có nghĩa – nghĩa này hợp với nghĩa của cả từ; tiếng cáp, nếu coi là có nghĩa (chỉ loại dây điện to, dây điện cao thế) thì nghĩa này không phù hợp với nghĩa của cả từ cứng cáp (chỉ trạng thái đã khoẻ, không còn yếu ớt). Vì vậy trong từ cứng cáp chỉ tiếng cứn

File đính kèm:

  • doc4 LUYEN TU VA CAU LOP 4 HKI.doc
Giáo án liên quan