Giáo án Lý lớp 10 Bài 10: Lực đẩy Ac-Si-met

Bài 10 : LỰC ĐẨY AC-SI-MET

I/ Mục tiêu :

Biết : Sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-met

Hiểu : - Điều gì đã làm cho lực kế chỉ giá trị nhỏ hơn khi nhúng vật vào trong nước.

 - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-met

Vận dụng : - Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan

 - Ap dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản .

II/ Chuẩn Bị : Dụng cụ để học sinh làm thí nghiệm ở hình 102 (theo nhóm)

 Dụng cụ để giáo viên làm thí nghiệm ở hình 103 (Học sinh làm TN giấy và bút chì)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 704 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 10 Bài 10: Lực đẩy Ac-Si-met, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :24/7/2004 Người soạn : Nguyễn Thị Anh Đơn vị công tác : Trường THCS Phan Chu Trinh - Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu Bài 10 : LỰC ĐẨY AC-SI-MET I/ Mục tiêu : Biết : Sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-met Hiểu : - Điều gì đã làm cho lực kế chỉ giá trị nhỏ hơn khi nhúng vật vào trong nước. - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-met Vận dụng : - Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan - Aùp dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản . II/ Chuẩn Bị : Dụng cụ để học sinh làm thí nghiệm ở hình 102 (theo nhóm) Dụng cụ để giáo viên làm thí nghiệm ở hình 103 (Học sinh làm TN giấy và bút chì) III/ Các hoạt động dạy học Giáo Viên Hoạt động1 : Tổ chức tình huống học tập : Như SGK (5 phút) Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm lên nước (15 phút) - Để tránh áp đặt kết quả P1< P như trong SGK các em hãy làm thí nghiệm và so sánh xem giá trị P1 với P như thế nào . Sau khi các em làm thí nghiệm cho HS ghi kết quả thí nghiệm và so sánh Học Sinh Các câu trả lời của học sinh ghi sang bảng phụ (từ C1 đến C6) - Học sinh nhận dụng cụ thí nghiệm (H102) theo nhóm : - Học sinh nêu các bước thí nghiệm + Treo một vật nặng vào lực kế - đọc kết quả P. + Nhúng vật nặng đó vào chìm trong nước - Đọc kết quả P1 + So sánh P1 với P2 - H/S : Kết quả P1<P ND Ghi bảng I/ Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nước 1/ Thí nghiệm (H102) 2/ Kết luận Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên trên. - Vậy P1 < P chứng tỏ điều gì ? - Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C2 ? - Gv thông báo : Lực đẩy đó do nhà bác học Ác-si-mét phát hiện ra nên có tên gọi là lực đẩy Ác-si-mét Hoạt động 3 :Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét ( 15 phút) - Gv nhấn mạnh Aùc-si-mét dự doán độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét đúng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ . - Gv làm thí nghiệm (H10.3) - Yêu cầu học sinh quan sát ,thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C3 . *Lưu ý hs : Nếu vật không nhúng chìm hẳn thì thể tích nước trào ra chính là thể tích phần chìm của vật - Vậy độ lớn của lực đẩy Aùc- si-mét được tính bằng công thức nào ? - Các em đọc mục 3 để nắm rõ vấn đề này ? Câu 1 : Chứng tỏ trong nước có 1 lực đẩy từ dưới lên . Câu 2 : Kết luận : 1vật nhúng trong chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy ,hướng từ dưới lên trên. + Hai học sinh đọc phần 1 : dự đoán: - Hs dùng giấy và bút chì mô tả thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của Ác-si-mét trong (H103) - Hs quan sát giáo viên làm thí nghiệm và thảo luận trả lời câu hỏi C3: + Khi nhúng vật nặng chìm trong bình tràn, nước từ trong bình tràn ra , thể tích của phần nước tràn ra chính là thể tích của vật + Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A lực kế chỉ P1 chứng tỏ lực đẩy Ac-si-met có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ - H/s đọc mục 3 FA = dV II/ Độ lớùn của lực đẩy Aùc-si-mét 1/ Dự đoán 2/ Thí nghiệm kiểm chứng (H10.3) 3/ Công thức tính độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét FA = dV -Gv chép công thức lên bảng , nêu tên các đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức . Hoạt động 4 : Vận dụng (6 phút) - Yêu cầu học sinh trả lời câu 4 : - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi C5 và C6 - Cho học sinh so sánh :trọng lượng riêng của dầu với của nước :(ddầu<dnước) - Hướng dẫn học sinh về nhà làm câu 7 Câu 4: Kéo gàu nước lúc ngập trong nước cảm thấy nhẹ hơn khi kéo trong không khí , vì gàu nứơc chìm trong nước bị nước tác dụng 1 lực đẩy Ac-si-met hướng từ dưới lên . Câu 5: Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Aùc-si-met có độ lớn bằng nhau vì lực đẩy Ac-si-met chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích của phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ Câu 6: Thỏi nhúng vào nước chịu lực đẩy Aùc-si-mét lớn hơn vì 2 thỏi có thể tích như nhau nên lực phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng Trong đó: FA : Lực đẩy Ác-si-met (N) V: Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) d:Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) III/ Vận dụng * Ghi nhớ IV/ Củng Cố Dặn Dò - Học sinh đọc phần ghi nhớ - Đọc mục “có thể em chưa biết” - Chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành - Bài tập về nhà : SBT - Nhận xét tiết học

File đính kèm:

  • docBAI 10a.doc
Giáo án liên quan