Giáo án Lý lớp 8 tiết 13: Sự nổi

Tiết 13: SỰ NỔI

A.Mục tiêu:

 1)Kiến thức:

-Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

-Nêu được điều kiện để vật nổi.

-Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong thực tế.

 2)Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng giải các bài toán đơn giản về vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

 3)Thái độ:

-Thái độ yêu thích môn học, say mê tìm hiểu hiện tượng vật lý xung quanh ta.

B.Chuẩn bị:

 Cho mỗi nhóm:

-Một cốc thủy tinh to đựng nước.

-Một chiếc đinh, một chiếc gỗ nhỏ.

-Một ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín để làm vật lơ lửng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý lớp 8 tiết 13: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/11/2005 Tiết 13: SỰ NỔI A.Mục tiêu: 1)Kiến thức: -Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. -Nêu được điều kiện để vật nổi. -Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong thực tế. 2)Kĩ năng: -Rèn kĩ năng giải các bài toán đơn giản về vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. 3)Thái độ: -Thái độ yêu thích môn học, say mê tìm hiểu hiện tượng vật lý xung quanh ta. B.Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm: -Một cốc thủy tinh to đựng nước. -Một chiếc đinh, một chiếc gỗ nhỏ. -Một ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín để làm vật lơ lửng. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1)Ổn định lớp: (1ph) -Kiểm diện HS 2)Kiểm tra: (4ph) -Phát biểu lực đẩy Ácsimét, ghi công thức và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức? -Khi vật đã nằm yên trên mặt nước, hãy so sánh trọng lực và lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật? 3)Bài mới: (Tổ chức tình huống học tập)( 2ph) -Nếu thả hai vật có trọng lượng giống nhau vào trong nước thì có chắc chắn là cùng chìm hoặc cùng nổi hay không? -GV cho HS nhìn hai viên bi giống nhau về kích thước một bằng gỗ, một bằng thép. Hỏi thả vào nước viên bi nào nổi, viên nào chìm? (GV có thể đặt vấn đề như sách giáo khoa) đặt vấn đề ở SGK.)Bài học này sẽ rõ. TL Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Nội dung chính 18p 10p 5p I.Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào vật nổi khi nào vật chìm: -C1: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng những lực nào, phương chiều của chúng có giống nhau không? -C2: Khi nằm trong lòng chất lỏng có thể xảy ra ba trường hợp giữa trọng lượng vật P và lực đẩy Ácsimét FA lên vật như sau: a) P > FA b) P = FA c) P < FA Hãy vẽ véctơ lực tác dụng lên ba vật ở hình 12.1 SGK và điền vào chỗ trống vật chuyển động lên trên, vật chìm xuống và vật lơ lửng? II.Hoạt động2: Xác định độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt nước -C3: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? -C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì trọng lượng của nó và lực đẩy Ácsimét có bằng nhau không? Tại sao? -C5: Lực đẩy Aùcsimét F = d.V V là gì? Trong các câu sau đây câu nào không đúng? V là phần thể tích nước bị vật chiếm chỗ. V là thể tích của cả miếng gỗ. V lả thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước. V là thể tích phần gạch chéo trong hình 12.2 III.Hoạt động3: Vận dụng -C6: Với dl là trọng lượng riêng chất lỏng, dV là trọng lượng riêng của vật. Hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập trong chất lỏng thì: +Vật sẽ chìm xuống khi : dV > dl . +Vật sẽ lơ lửng khi : dV = dl . +Vật sẽ nởi lên mặt chất lỏng khi: dV < dl . -C7: Hãy giúp Bình trả lời An trong phần mở bài, biết rằng con tàu không phải là khối thép đặc mà là có nhiều khoảng rỗng. -C8:Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì hòn bi nổi hay chìm? Tại sao? -C9: Hai vật M và N được nhúng ngập trong nước. Vật M chìm xuống còn vật N lơ lửng trong chất lỏng. Hãy chọn dấu “=”, “>”, và “<” thích hợp cho các ô trống. FAM FAN FAM PM FAN PN PM PN -HS lắng nghe và đọc SGK. -HS trả lời cá nhân: chịu hai lực tác dụng đó là P và FA . -HS thảo luận nhóm so sánh P và FA để điền vào chỗ trống vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng. -HS làm việc cá nhân: khi miếng gỗ ở trong nước thì P < FA . -HS thảo luận nhóm: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì FA = P . Với FA = d.V thì chọn câu sai là câu B. -HS thảo luận nhóm, đặc biệt là HS giỏi chứng minh được sự so sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của chất lỏng. -HS thảo luận nhóm trả lời câu C7 và C8 SGK. -HS thảo luận nhóm để trả lời câu C9. Nếu HS gặp khó khăn thì GV hướng dẫn giúp HS vượt khó. I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm: Nhúng một vật vào chất lỏng thì: -Vật chìm khi: P > FA -Vật nổi khi: P < FA -Vật lơ lửng khi: P = FA II.Độ lớn của lực đẩy Aùc simét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ácsimét: FA = d.V Trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. III. Vận dụng: 4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5ph) -Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ácsimét được tính như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng: Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ. Bằng trọng lượng của vật. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật. -Tại sao một lá thiếc mỏng vo tròn lại rồi thả xuống nước thì chìm, còn gấp thành thuyền rồi thả xuống nước thì lại nổi? -Em hãy đọc phần “có thể em chưa biết”. -Về nhà làm các bài tập ở sách BT. Đặt vấn đề bài sau D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:

File đính kèm:

  • docT13.DOC
Giáo án liên quan