Giáo án mầm non Kế hoạch chủ đề nghề phổ biến

PTTM: NH: Ba em là công nhân lái xe

H – VĐ: Cháu yêu cô thợ dệt

- TCAN:

- TH: Nặn cái vòng

- THNTH: tự chọn

* DCNT: Quan sát cây phượng.

* PTNT: Trò chuyện về nghề của ba mẹ

* PTNN: Thơ: Làm nghề như bố

* PTVĐ: Bật tiến về phía trước.

* PTTCXH:

* GDBVMT: Trẻ nhận biết một số nghề quen thuộc qua trang phục như y tá, bác sĩ, cô giáo, công an, bộ đội, công nhân, đầu bếp.

- Trẻ biết khu vực, nơi thường xảy ra tai nạn.

 

docx25 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non Kế hoạch chủ đề nghề phổ biến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ NGHỀ PHỔ BIẾN Thời gian thực hiện: 4 tuần Tuần 9/35: Nghề của ba mẹ ( Từ 28/10 – 01/11) * PTTM: NH: Ba em là công nhân lái xe H – VĐ: Cháu yêu cô thợ dệt - TCAN: - TH: Nặn cái vòng - THNTH: tự chọn * DCNT: Quan sát cây phượng. * PTNT: Trò chuyện về nghề của ba mẹ * PTNN: Thơ: Làm nghề như bố * PTVĐ: Bật tiến về phía trước. * PTTCXH: * GDBVMT: Trẻ nhận biết một số nghề quen thuộc qua trang phục như y tá, bác sĩ, cô giáo, công an, bộ đội, công nhân, đầu bếp... - Trẻ biết khu vực, nơi thường xảy ra tai nạn. Tuần 10/35: Bác sĩ, y tá ( Từ 4 -8/11) * PTTM: H – VĐ: Tôi bị ốm. NH: Thật đáng chê - TCAN. - TH: Vẽ bánh xà phòng - THNTH: tự chọn * DCNT: Quan sát dụng cụ ngành y * PTNT: Bác sĩ của em * PTNN: Truyện Cô bác sĩ tí hon.. * PTVĐ: Bật xa 20 - 25m * GDBVMT: Trẻ nhận biết được môi trường làm việc của 1 số ngành nghề quen thuộc như: hớt tóc, y tá, bác sĩ, phải thường xuyên đeo khẩu trang. Tuần 11/35: Chú thợ xây ( Từ 11 – 15/11) * PTTM: Hát: Cháu yêu cô chú công nhân. NH: Lớn lên cháu lái máy cày. - TH: Dán ngôi nhà - THNTH: Tô màu bức tranh về các nghề . * DCNT: Chú công nhân xây dựng. * PTNT: Đếm đến 5, nhận biết các nhóm có SL 5 * PTNN: Thơ: Em làm thợ xây. * PTVĐ: Bước lên xuống bục ( cao 30cm.) * PTTCXH * GDBVMT: Trẻ biết phòng tránh những nơi dễ xảy ra tai nạn như: công trình xây dựng, nguồn điện, cầu cống... Tuần 12/35: Cô giáo ( Từ 18- 22/11) * PTTM: BDVN: Bé hát tặng cô. - TH: Dán trang trí quần áo cô giáo. - THNTH: tự chọn * DCNT: Trò chuyện về công việc của cô giáo. * PTNT: Trò chuyện về ngày 20/11 * PTNN: Truyện “ Món quà của cô giáo”. * PTVĐ: Bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc * PTTCXH: * GDBVMT: - Trẻ biết một số tai nạn thường xảy ra trong lao động, làm việc. CHỦ ĐỀ BÁC SĨ, Y TÁ 1 – mục tiêu của chủ đề : Qua chủ đề này trẻ có thể: a. Phát triển thể chất - Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động: tô màu, nặn, vẽ. -Phát triển các cơ lớn qua bài tập vận động: bật tiến về phía trước, Bật xa 20-25cm, bước lên xuống bục, bò trườn theo hướng thẳng, dích dắc. -Phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay. b. Phát triển nhận thức - Trẻ biết đến nghề của ba mẹ, biết được các nghề phổ biến, được vui chơi nhiều trò chơi và với nhiều đồ chơi, với cô giáo và các bạn. - Trẻ biết phân biệt được các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương. của địa phương c. Phát triển ngôn ngữ Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp thông qua trò chuyện, kể chuyện, đọc thơ về nghành nghề y tá, bác sĩ. Phát âm đúng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh. Biết biểu lộ các trạng thái, cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ . d. Phát triển tình cảm- xã hội Biết đem lại niềm vui cho cô giáo như tặng hoa cho cho nhân ngày NGVN 20/11….. Trẻ biết cảm xúc với cô chú công nhân biết ơn các cô chú công nhân, bác sĩ, cô giáo vâng lời cô, biết ơn các bác nông dân. e. Phát triển thẩm mĩ: - biết và cảm nhận các cảm xúc phù hợp với tác phẩm và hoàn cảnh, biết quan tâm và chia sẽ với bạn bè. -Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, đường nét rõ ràng. 2- Chuẩn bị : -Đối với phụ huynh : Lịch treo tường cũ. Một số hoạ báo, tạp chí và đồ dùng, dụng cụ học tập. Động viên, khuyến khích trẻ thích đi học. - Đối với giáo viên : Tranh ảnh về trường nghề phổ biến. Máy casset Làm các loại đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở Bút màu, hồ dán, giấy A4 . Dạy trẻ một số bài thơ, câu đố, bài hát về nghề phổ biến. 3–Mạng nội dung chủ đề: BÁC SĨ, Y TÁ Ngành nghề bác sĩ, y tá. (Tên gọi; công việc của các bác sĩ, y tá) Nhận biết các dụng cụ ngành y ( tên gọi các dụng cụ như: kim tiêm, ống nghe,nhiệt kế…..) Các hoạt động của bé ở lớp học ( Hoạt động một ngày ở trường của bé: TDS- HĐH…) 4- Mạng hoạt động: Thứ hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Trò chuyện về ngành y Bé làm ca sĩ Vườn cổ tích Bé làm họa sĩ Thi xem ai khỏe 1.HĐĐón trẻ:Bé khám phá các dụng cụ ngành y 2.HĐ DCNT: Quan sát một số dụng cụ ngành y 3.HĐ Học:trò chuyện về ngành y 4. HĐ chơi: bé chon góc chơi 5.HĐ.VSĂN 6.HĐchiều:Cho trẻ làm quen bài hát ‘ tôi bị ốm” 1.HĐĐón trẻ:Trò chuyện cùng trẻ 2.HĐ DCNT: quan sát dụng cụ ngàng y 3.HĐ Học:âm nhạc 4. HĐ chơi: mình cùng chơi 5.HĐ.VSĂN 6.HĐchiều:Trò chuyện cùng bé 1.HĐĐón trẻ:Trò chuyện về nghề bác sĩ, y tá 2.HĐ DCNT: quan sát các công việc của bác sĩ, y tá. 3.HĐ Học:truyện Cô bác sĩ tí hon 4. HĐ chơi: Bé chon gốc nào 5.HĐ.VSĂN 6. HĐ chiều: Trò chuyện về nghề y tá, bác sĩ 1.HĐĐón trẻ: Sáp màu kì diệu 2.HĐ DCNT: cùng cô tô sản phẩm 3.HĐ Học: vẽ bánh xà phòng 4. HĐ chơi: Cùng tạo sản phẩm. 5.HĐ.VSĂN 6. HĐ chiều: Vận động vui ghê 1. HĐ đón trẻ: Bé nghe nhạc. 2. HĐ.DCNT: Làm quen kĩ năng bật xa 3. HĐ học : bậc xa 20-25cm 4. HĐ chơi : Cùng nhau hợp tác. 5. HĐ.VSĂN 6. HĐ chiều: Cùng phối hợp. KẾ HOẠCH TUẦN 10/35 CHỦ ĐỀ : BÁC SĨ, Y TÁ TỪ NGÀY 4-8/11/2013 THỨ HAI: 4/11/2013 I/ ĐÓN TRẺ - TDS - ĐIỂM DANH: * Đón trẻ: Đón trẻ. Trò chuyện mở chủ đề “Bác sĩ, y tá” Cho trẻ quan sát tranh ảnh về Nghề nghiệp ( quan sát tự do) Chơi cùng bạn, chơi tự do. Xem ti vi, xem phim về các bài hát chủ đề: Nghề nghiệp Hát bài với chủ đề. * TDS: Khởi động: Đi chạy các kiểu. Trọng động: Thở : thổi bóng bay Tay1 : hai tay thay nhau quay dọc thân. Bụng2: ngồi tay chạm chân. Chân1: ngồi xổm đứng lên Bật: Bật lên phía trước. * Điểm danh, báo cơm. II/ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI: 1/ Quan sát: MTXQ: Bé khám phá các dụng cụ ngành y 2/ Trò chơi - TCVĐ: Ai nhanh nhất. - Chơi DG: Bịt mắt bắt dê. 3/ Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do: Vẽ tự do với que, phấn về các dụng cụ ngành y. * Vệ sinh vào lớp III/ HOẠT ĐỘNG HỌC: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀNH Y Mục tiêu cần đạt: Trẻ biết bác sĩ, y tá là nghề chăm sóc sức khỏe. Trẻ biết nơi làm việc, dụng cụ làm việc, trang phục vụ y tá, bác sĩ….Thái độ cần thiết của những người làm nghề y. Trẻ biết ơn, quý trọng những người làm nghề y, bác sĩ. Chuẩn bị: Tranh ‘ phòng khám bệnh” Góc chơi phân vai ‘ làm bác sĩ” Tiến hành: *HĐ 1: Trò chuyện về nghề y - Cô cho xem tranh có hình bác sĩ, y tá đang làm việc tại phòng khám. - Trò chuyện bác sĩ, y tá đang làm gì? Làm việc ở đâu? Bố mẹ, người thân của bạn nào làm nghề y tá, bác sĩ….? Nếu có để trẻ kể về công việc của bố mẹ, người thân mà trẻ biết. - Cho trẻ xem tranh về công việc của y tá, bác sĩ khám chữa bệnh ( ống nghe, đèn soi, máy đo huyêt áp, kim tiêm…) - Trang phục của bác sĩ , y tá làm việc( áo blue, mũ, găng tay, khẩu trang…) - Những người làm nghề y là những người chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Ngoài y tá, bác sĩ thì những nghề nào cũng thuộc về nghề y ( nha sĩ, đông y, dược sĩ…) - Giáo dục trẻ: Những người làm nghề y là những người cần phải có đạo đức, thái độ phục vụ chăm sóc bệnh nhân tốt, biết yêu thương mọi người. Đối với những người này các con phải biết ơn, vì chính họ đã đem lại sự sống, sức khỏe cho mọi người. *HĐ 2: Chơi ‘phòng khám” - cho trẻ chơi phân vai làm bác sĩ, y tá đề chơi trò chơi khám bệnh. * HĐ 3: Cho trẻ đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm” Thỏ Bông bị ốm Chốc chốc kêu la Miệng cứ suýt xoa: Mẹ ơi, đau quá! Thỏ mẹ vội vã Bế Bông trên tay Đến bệnh viện ngay Nhờ bác sỹ khám. Bác sỹ sờ nắn Hỏi: Đau chỗ nào? Thỏ Bông thều thào: "Đau quanh chỗ rốn!" Bác sỹ liền hỏi: Ăn uống gì nào? Thỏ Bông thều thào: Ăn me với sấu Uống nước chưa nấu Múc ở ngoài ao Bụng sôi ào ào Ruột đau như cắt! Bác sỹ gật gật Đặt chiếc ống nghe Nghe xong liền ghi: Đau vì ăn bậy IV/ HOẠT ĐỘNG CHƠI : 1/ Mục tiêu: - Trẻ được củng cố trải nghiệm những kiến thức đã học , thực hiện kỹ năng của mình qua các trò chơi, đồ chơi trong các góc. - Trẻ thực hiện được vai chơi của mình, biết chơi đúng mục đích của các trò chơi do cô đưa ra. - Trẻ có thái độ chơi tích cực, hứng thú , đoàn kết khi tham gia chơi, biết chia sẽ, hợp tác, nhường nhịn bạn khi tham gia chơi. 2/ Chuẩn bị: Bố trí các góc chơi trong lớp hợp lí. Đồ dùng đồ chơi cho các góc. Chuẩn bị các nguyên vật liệu mở. Trang trí góc chơi phù hợp chủ đề : Đồ dùng đồ chơi. 3/ Tiến hành chơi: * Tiến hành: - Ổn định và giới thiệu buổi chơi: Cô cho trẻ đọc thơ về đồ dùng đồ chơi và giới thiệu chủ đề chơi. Cô giáo dục buổi chơi và cho trẻ về các góc chơi đã đăng kí. - Cô bao quát trẻ chơi. Điều tiết số lượng trẻ chơi trong góc, các hành vi chơi của trẻ. giải quyết các tình huống trong khi chơi, gợi ý vai chơi cho trẻ. - Báo sắp hết giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi. Nội dung các góc chơi: Góc nghệ thuật: làm tranh chủ điểm, tô màu, cắt dán các dụng cụ lao động của các nghề. Góc học tập: Nối đò dùng theo nghề, đếm số lượng. Góc xây dựng: xây công viên, khu vui chơi. Góc thiên nhiên: thợ làm vườn, chăm sóc cây Góc phân vai: nấu ăn, bán hàng, bác sĩ V/ VỆ SINH- ĂN- NGỦ: - Cho trẻ thực hành thao tác vệ sinh: rửa tay, lau tay và lau mặt bằng khăn ướt trước khi ăn. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho mình. - Lần lượt cho từng tổ đi làm vệ sinh trật tự theo đúng qui trình- rửa tay bằng bằng xà phòng- lau mặt bằng khăn ướt. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ làm đúng thao tác. - Giặt khăn phơi khăn. * Trẻ trực nhật biết phụ cô kê dọn bàn ăn, Trải khăn bàn ăn gọn gàng sạch sẽ, cho trẻ tập trung vào bàn ăn, bưng cơm cho các bạn, các bạn vào bàn ăn ngồi ngay ngắn, biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, nhai từ tốn không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết xuất ăn của mình. - Tổ chức cho trẻ giờ ăn và giới thiệu các chất dinh dưỡng trong món ăn. - Sau khi ăn xong biết chải răng sạch sẽ và tự thay đồ, lấy nệm và đi vào chỗ ngủ. - Cô theo dõi và nhắc nhỡ động viên những cháu khó ngủ. VI/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU Hướng dẫn trẻ thao tác chải tóc 1. Mục đích - Trẻ biết cách tự chải tóc, buộc tóc, trẻ có ý thức về bản thân. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. - Phát triển khả năng chú ý, quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ cô giao và biết phối hợp nhau cùng thực hiện. 2. Chuẩn bị: - Dây buộc tóc, kẹp tóc đủ cho trẻ, lược. - Một số bài nhạc sôi động. 3. Tiến trình hoạt động: Hoạt động 1: Thu hút trẻ - Cô và cả lớp hát và vận động theo bài hát : “Bé khỏe bé ngoan”. - Đàm thoại với trẻ : + Các con vừa hát bài hát gì? + Làm thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh? - Cô khái quát: Để có một cơ thể khỏe mạnh thì chúng ta phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm tập thể dục và giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn kỹ năng chải tóc, cột tóc - Mời một số trẻ phát biểu ý kiến thế nào là mái tóc đẹp. - Cô nói: Với Nữ: Mái tóc đẹp là mái tóc phải sạch, gọn gàng, mượt và không bị rối xù. Các bạn nữ tóc dài nên thường xuyên buộc tóc trong khi học, khi ăn, khi ngủ thì các bạn tháo ra. - Với Nam: các bạn nam không được để tóc dài nên không buộc tóc. *Hướng dẫn cách chải tóc với bạn nam: - Cô mời 1 bạn nam lên, cô hướng dẫn, thực hiện chải tóc : Dùng lược chải nhẹ xuôi từ trên đỉnh đầu xuống dưới chân tóc cho đến hết đầu. Sau đó dùng lược rẽ ngôi đầu ( có thể ngôi chéo hoặc ngôi thẳng ). Chải xuôi một lần nữa cho tóc mượt là được. - Mời 1 bạn nữ lên, cô hướng dẫn, thực hiện chải tóc như bạn nam. *Hướng dẫn cách buộc tóc dành cho bạn nữ : - Cô mời một bạn nữ lên, cô hướng dẫn, thực hiện cách buộc tóc : Cô dùng lược thực hiện các thao tác chải tóc, khi buộc tóc thì dùng tay phải cầm lược, tay trái thu tóc vào lòng bàn tay, lần lượt chải đầu cho suôn và gọn tóc, khi nào thấy tóc đã gọn, bỏ lược xuống lấy dây buộc lồng vào sát chân bím tóc và buộc thành nhiều vòng đến khi thấy dây buộc tóc đã chặt lại là được. - Cô hỏi: Các con biết có những kiểu buộc tóc nào ? - Cô giới thiệu vài kiểu buộc tóc : đối với tóc ngắn ngang vai thì nên cột 2 bên cho đẹp, đối với tóc dài có thể cột hay thắt bím..,Muốn buộc tóc bổng, buộc tóc thấp, buộc tóc chéo, cao hoặc thấp tùy sở thích và cột cho phù hợp. - Hỏi trẻ : Cô vừa hướng dẫn lớp mình làm gì? Hoạt động 3:Bé thực hành kỹ năng chải, buộc tóc - Cô cho trẻ về nhóm thực hiện kỹ năng chải, buộc tóc. Trong quá trình thực hiện cô gợi ý cho bạn này cột tóc bạn khác - Cho trẻ nêu cảm nghĩ sau khi chải, buộc tóc. - Lồng ghép giáo dục: Các con phải giữ đầu tóc luôn sạch sẽ. Mái tóc không được che khuất mắt, đối với những bạn nữ tóc dài phải thường xuyên buộc tóc để không bị vướng tóc khi ăn, viết bài. Đối với nam nếu tóc dài phải cắt ngắn, tóc trước trán phải ngắn lên trên hoặc bằng chân mày, tóc sau phải ngắn lên trên gáy. * Vệ sinh, nêu gương. - Cho trẻ vệ sinh mặt mũi, đầu tóc gọn gàng. - Cho trẻ đọc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan hoặc có thể cho trẻ khá nhắc lại tiêu chuẩn của tuần. - Khuyến khích trẻ tự nhận xét về mình, về bạn. - Nêu gương bạn tốt trong ngày, tuần. - Tuyên dương những trẻ ngoan, và khuyến khích động viên những trẻ chưa ngoan. * Trả trẻ: - Nhắc cháu chào ba mẹ chào cô giáo trước khi ra về. - Trao đổi với phụ huynh về một số nội dung của bài học ngày mai, trao đổi về tình trạng sức khỏe cũng như sự tiến bộ của một số cháu đặc biệt trong ngày. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ THỨ BA: 05/11/2013 I/ ĐÓN TRẺ - TDS - ĐIỂM DANH: * Đón trẻ: Đón trẻ. Trò chuyện mở chủ đề “Bác sĩ, y tá” Cho trẻ quan sát tranh ảnh về Nghề nghiệp ( quan sát tự do) Chơi cùng bạn, chơi tự do. Xem ti vi, xem phim về các bài hát chủ đề: Nghề nghiệp Hát bài với chủ đề. * TDS: Khởi động: Đi chạy các kiểu. Trọng động: Thở : thổi bóng bay Tay1 : hai tay thay nhau quay dọc thân. Bụng2: ngồi tay chạm chân. Chân1: ngồi xổm đứng lên Bật: Bật lên phía trước. * Điểm danh, báo cơm. II/ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI: 1/ Quan sát: MTXQ: quan sát dụng cụ nghành y 2/ Trò chơi - TCVĐ: Ai nhanh nhất. - Chơi DG: Bịt mắt bắt dê. 3/ Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do: Vẽ tự do với que, phấn về các dụng cụ ngành y. * Vệ sinh vào lớp III/ HOẠT ĐỘNG HỌC: BÉ LÀM CA SĨ HÁT-VĐ: TÔI BỊ ỐM NH:THẬT ĐÁNG CHÊ TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. 1. Yêu cầu: - Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu, rõ lời. Trẻ biết tên bài hát, hiểu nội dung. - Biết thể hiện tình cảm qua bài hát, vận động sáng tạo và nhịp nhàng theo nhạc. - Biết Bảo vệ cơ thể để phòng tránh bệnh . 2 Chuẩn bị: 2 bức tranh: + Cháu bị đau đầu, đau bụng + Đĩa nhạc, nhạc cụ các loại. 3. Tiến hành: *HĐ 1: Dạy hát: Tôi bị ốm Ổn định: Tc Đôi mắt. Cô cho trẻ xem tranh, gợi hỏi trẻ : + Trong tranh có những ai? + Tại sao các bạn bị bệnh? Giới thiệu: Bài hát Tôi bị ốm mà cô sắp dạy cho các con sau đây cũng thể hiện các chứng bệnh mà các con thường thấy.. -Cô cho trẻ nghe lần 1, minh họa Nội dung: bạn nhỏ trong bài hát cảm nhận về những cơn đau trên cơ thể và bạn đã xác dịnh được những triệu chứng đó là cơ thể bạn bị ốm rồi. Cô hát lần 2: Giải thích từ Ốm: Bệnh Cô mời cả lớp cùng hát theo cô 2 lần Gọi nhóm, cá nhân hát cô quan sát sửa sai cho cháu. *HĐ 2: Nghe hát: Thật đáng chê Giới thiệu tên bài hát + tác giả. Cô hát lần 1+ Minh họa Cô hát lần 2: gõ phách Đàm thoại: + Trong bài hát nói về nội dung gì? + tại sao bạn bị sáng rang? + Những loại thực phẩm nào tốt cho răng. GD cháu biết chăm sóc răng miệng. Cho cháu nghe máy và cảm nhận giai điệu bài hát *HĐ 3: TC Nghe tiếng hát tìm đồ vật: Cô giới thiệu tên trò chơi.Nêu luật chơi và cách chơi. Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. IV/ HOẠT ĐỘNG CHƠI : 1/ Mục tiêu: - Trẻ được củng cố trải nghiệm những kiến thức đã học , thực hiện kỹ năng của mình qua các trò chơi, đồ chơi trong các góc. - Trẻ thực hiện được vai chơi của mình, biết chơi đúng mục đích của các trò chơi do cô đưa ra. - Trẻ có thái độ chơi tích cực, hứng thú , đoàn kết khi tham gia chơi, biết chia sẽ, hợp tác, nhường nhịn bạn khi tham gia chơi. 2/ Chuẩn bị: Bố trí các góc chơi trong lớp hợp lí. Đồ dùng đồ chơi cho các góc. Chuẩn bị các nguyên vật liệu mở. Trang trí góc chơi phù hợp chủ đề : Đồ dùng đồ chơi. 3/ Tiến hành chơi: * Tiến hành: - Ổn định và giới thiệu buổi chơi: Cô cho trẻ đọc thơ về đồ dùng đồ chơi và giới thiệu chủ đề chơi. Cô giáo dục buổi chơi và cho trẻ về các góc chơi đã đăng kí. - Cô bao quát trẻ chơi. Điều tiết số lượng trẻ chơi trong góc, các hành vi chơi của trẻ. giải quyết các tình huống trong khi chơi, gợi ý vai chơi cho trẻ. - Báo sắp hết giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi. Nội dung các góc chơi: Góc nghệ thuật: làm tranh chủ điểm, tô màu, cắt dán các dụng cụ lao động của các nghề. Góc học tập: Nối đò dùng theo nghề, đếm số lượng. Góc xây dựng: xây công viên, khu vui chơi. Góc thiên nhiên: thợ làm vườn, chăm sóc cây Góc phân vai: nấu ăn, bán hàng, bác sĩ V/ VỆ SINH- ĂN- NGỦ: - Cho trẻ thực hành thao tác vệ sinh: rửa tay, lau tay và lau mặt bằng khăn ướt trước khi ăn. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho mình. - Lần lượt cho từng tổ đi làm vệ sinh trật tự theo đúng qui trình- rửa tay bằng bằng xà phòng- lau mặt bằng khăn ướt. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ làm đúng thao tác. - Giặt khăn phơi khăn. * Trẻ trực nhật biết phụ cô kê dọn bàn ăn, Trải khăn bàn ăn gọn gàng sạch sẽ, cho trẻ tập trung vào bàn ăn, bưng cơm cho các bạn, các bạn vào bàn ăn ngồi ngay ngắn, biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, nhai từ tốn không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết xuất ăn của mình. - Tổ chức cho trẻ giờ ăn và giới thiệu các chất dinh dưỡng trong món ăn. - Sau khi ăn xong biết chải răng sạch sẽ và tự thay đồ, lấy nệm và đi vào chỗ ngủ. - Cô theo dõi và nhắc nhỡ động viên những cháu khó ngủ. VI/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Trò chuyện về nghề y tá, bác sĩ - ôn thao tác chải đầu - Cho trẻ ôn bài hát “ Tôi bị ốm” * Vệ sinh, nêu gương. - Cho trẻ vệ sinh mặt mũi, đầu tóc gọn gàng. - Cho trẻ đọc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan hoặc có thể cho trẻ khá nhắc lại tiêu chuẩn của tuần. - Khuyến khích trẻ tự nhận xét về mình, về bạn. - Nêu gương bạn tốt trong ngày, tuần. - Tuyên dương những trẻ ngoan, và khuyến khích động viên những trẻ chưa ngoan. * Trả trẻ: - Nhắc cháu chào ba mẹ chào cô giáo trước khi ra về. - Trao đổi với phụ huynh về một số nội dung của bài học ngày mai, trao đổi về tình trạng sức khỏe cũng như sự tiến bộ của một số cháu đặc biệt trong ngày. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ THỨ TƯ:06/11/2013 I/ ĐÓN TRẺ - TDS - ĐIỂM DANH: * Đón trẻ: Đón trẻ. Trò chuyện mở chủ đề “Bác sĩ, y tá” Cho trẻ quan sát tranh ảnh về Nghề nghiệp ( quan sát tự do) Chơi cùng bạn, chơi tự do. Xem ti vi, xem phim về các bài hát chủ đề: Nghề nghiệp Hát bài với chủ đề. * TDS: Khởi động: Đi chạy các kiểu. Trọng động: Thở : thổi bóng bay Tay1 : hai tay thay nhau quay dọc thân. Bụng2: ngồi tay chạm chân. Chân1: ngồi xổm đứng lên Bật: Bật lên phía trước. * Điểm danh, báo cơm. II/ DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI: 1/ Quan sát: MTXQ: quan sát các công việc của y tá, bác sĩ. 2/ Trò chơi - TCVĐ: Ai nhanh nhất. - Chơi DG: Bịt mắt bắt dê. 3/ Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do: Vẽ tự do với que, phấn về các dụng cụ ngành y. * Vệ sinh vào lớp III/ HOẠT ĐỘNG HỌC: VƯỜN CỔ TÍCH TRUYỆN: CÔ BÁC SĨ TÍ HON 1.YÊU CẦU: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết đánh giá nhân vật. - Trẻ biết tham gia kể chuyện theo tranh, thể hiện được ngữ điệu nhân vật. - Biết trả lời tròn câu, đầy đủ ý, biết tham gia đặt tên truyện. - Giáo dục trẻ biết được một số công việc của nghề bác sĩ và giáo dục lòng yêu thương của bác sĩ đối với bệnh nhân. 2.CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ nội dung truyện. - Giấy, bút màu cho trẻ. 3.TIẾN HÀNH: * Hoạt động 1: Bé nào đoán đúng Cô đọc câu đố “Ai mặc áo trằng Có chữ thập xinh Tiêm thuốc chúng mình Sẽ mau lành bệnh. (bác sĩ). - Trò chuyện với trẻ về nghề bác sĩ. - Có câu chuyện kể về bạn rất thích chơi trò bác sĩ nhưng bạn chưa biết cách chơi, bạn đã được cô giáo chỉ cách chơi đó c/c. (cô bác sĩ tí hon)vậy c/c có biết câu chuyện này chưa cô kể cho c/c nhghe nha. Trẻ nhắc đề tài * Hoạt động 2: Nghe cô kể chuyện. - C/c nghe cô kể chuyện + xem tranh và kết hợp dự Đoán: + “Hôm nay…dõng dạc”: c/c dự đoán xem bác sĩ Hương gọi bệnh nhân là gì? + “Tiếp…nhanh nhẩu đáp”: c/c đoán xem Hương khám bệnh đau răng cho bạn như thế nào? + “Tiếp …bị khớp đâu”:c/c đoán xem Hương hỏi cô giáo về bệnh khớp để chữa bệnh cho ai? + “Đoạn còn lại”: Hương đã làm gì để chữa bệnh cho Ông? - Cô đàm thoại với trẻ: + Câu chuyện có những ai?(cô giáo, bạn Hương, các bạn, ông). + Câu chuyện kể về cô giáo Hương chơi trò gì?(chơi trò bác sĩ). + Bạn Hương có biết cách chơi không?(không biết). + Vì sao con biết bạn Hương không biết cách chơi? (vì bạn gọi bệnh nhân lá quý khách, bạn khám răng bằng ống nghe) + Khi Hương biết cách chơi rồi Hương về nhà chữa bệnh cho ai?(chữa bệnh cho ông)? + Ông đã nói gì với Hương?)(ông khen Hương giỏi quá). + Nếu con là Hương con có chữa bệnh cho ông bà cha mẹ không? - Trẻ kể chuyện theo tranh. - Trẻ đặt tên truyện. * Hoạt động 3: nhân vật trẻ thích. Chia trẻ thành 4 nhóm trẻ tô màu các nhân vật và dụng cụ của nghể bác sĩ. IV/ HOẠT ĐỘNG CHƠI : 1/ Mục tiêu: - Trẻ được củng cố trải nghiệm những kiến thức đã học , thực hiện kỹ năng của mình qua các trò chơi, đồ chơi trong các góc. - Trẻ thực hiện được vai chơi của mình, biết chơi đúng mục đích của các trò chơi do cô đưa ra. - Trẻ có thái độ chơi tích cực, hứng thú , đoàn kết khi tham gia chơi, biết chia sẽ, hợp tác, nhường nhịn bạn khi tham gia chơi. 2/ Chuẩn bị: Bố trí các góc chơi trong lớp hợp lí. Đồ dùng đồ chơi cho các góc. Chuẩn bị các nguyên vật liệu mở. Trang trí góc chơi phù hợp chủ đề : Đồ dùng đồ chơi. 3/ Tiến hành chơi: * Tiến hành: - Ổn định và giới thiệu buổi chơi: Cô cho trẻ đọc thơ về đồ dùng đồ chơi và giới thiệu chủ đề chơi. Cô giáo dục buổi chơi và cho trẻ về các góc chơi đã đăng kí. - Cô bao quát trẻ chơi. Điều tiết số lượng trẻ chơi trong góc, các hành vi chơi của trẻ. giải quyết các tình huống trong khi chơi, gợi ý vai chơi cho trẻ. - Báo sắp hết giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi. Nội dung các góc chơi: Góc nghệ thuật: làm tranh chủ điểm, tô màu, cắt dán các dụng cụ lao động của các nghề. Góc học tập: Nối đồ dùng theo nghề, đếm số lượng. Góc xây dựng: xây công viên, khu vui chơi. Góc thiên nhiên: thợ làm vườn, chăm sóc cây Góc phân vai: nấu ăn, bán hàng, bác sĩ V/ VỆ SINH- ĂN- NGỦ: - Cho trẻ thực hành thao tác vệ sinh: rửa tay, lau tay và lau mặt bằng khăn ướt trước khi ăn. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho mình. - Lần lượt cho từng tổ đi làm vệ sinh trật tự theo đúng qui trình- rửa tay bằng bằng xà phòng- lau mặt bằng khăn ướt. - Cô quan sát và hướng dẫn trẻ làm đúng thao tác. - Giặt khăn phơi khăn. * Trẻ trực nhật biết phụ cô kê dọn bàn ăn, Trải khăn bàn ăn gọn gàng sạch sẽ, cho trẻ tập trung vào bàn ăn, bưng cơm cho các bạn, các bạn vào bàn ăn ngồi ngay ngắn, biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, nhai từ tốn không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết xuất ăn của mình. - Tổ chức cho trẻ giờ ăn và giới thiệu các chất dinh dưỡng trong món ăn. - Sau khi ăn xong biết chải răng sạch sẽ và tự thay đồ, lấy nệm và đi vào chỗ ngủ. - Cô theo dõi và nhắc nhỡ động viên những cháu khó ngủ. VI/ HOẠT ĐỘNG CHIỀU -Trò chuyện về nghề y tá, bác sĩ -ôn thao tác chải đầu. * Vệ sinh, nêu gương. - Cho trẻ vệ sinh mặt mũi, đầu tóc gọn gàng. - Cho trẻ đọc lại 3 tiêu chuẩn bé ngoan hoặc có thể cho t

File đính kèm:

  • docxchu de bac si y ta.docx