Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề 3: Gia đình

Chuẩn 3. Chỉ số 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25 m x 0,35 m)

 - Thường xuyên đi trên ghế giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế.

- Khi đi mắt nhìn phía trước Luyện các kỹ năng qua các tiết học:

* Hoạt động học:

“Đi ngang bước dồn trên ghế”.

- Trò chơi: Chuyển quả qua cầu.

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6176 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề 3: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH Thời gian thực hiện 4 tuần ( Từ ngày 21/10 dến ngày 15/11/2013) A. Mục tiêu- Nội dung- hoạt động Lĩnh vực Mục tiêu của chủ đề Nội dung Hoạt động Phát triển thể chất Phát triển tình cảm & quan hệ xã hội Chuẩn 3. Chỉ số 11: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25 m x 0,35 m) - Thường xuyên đi trên ghế giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế. - Khi đi mắt nhìn phía trước Luyện các kỹ năng qua các tiết học: * Hoạt động học: “Đi ngang bước dồn trên ghế”. - Trò chơi: Chuyển quả qua cầu. Chuẩn 4. Chỉ số 14: Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. - Trẻ không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật… trong khoảng 30 phút. - Trẻ giữ được tập trung chú ý và tham gia hoạt động tích cực trong các giờ học giờ chơi - Không làm việc riêng: nói chuyện với bạn, nhìn ra ngoài, nghịch đồ chơi, quay lưng lại cô Dạy trẻ tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động. * Các bài tập PTC: - “Đi khuỵu gối”, “Bò theo đường dích dắc về nhà”, “Đi bằng mép ngoài bàn chân”. - Hoạt động dạo chơi ngoài trời - Hoạt động góc: Góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc học tập; HĐ học. Chuẩn 6. Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. - Trẻ không đi theo khi người lạ rủ - Trẻ không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép - Thông qua các giờ học, giờ giáo dục lễ giáo để dạy trẻ giúp trẻ biết không được đi theo người lạ vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân. - Kết hợp với các bậc phụ huynh giáo dục trẻ không được tùy tiện nhận quà khi chưa được sự cho phép. Chuẩn 8. Chỉ số 33. Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày. - Tự giác thực hiện công việc đơn giản hằng ngày mà không chờ sự nhắc nhở. . - Thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ thảo luận một số vấn đề nào đó - Trong một số sinh hoạt hàng ngày - Trao đổi với phụ huynh về tính tích cực, chủ động của trẻ trong các công việc của trẻ tự phục vụ bản thân Chuẩn 9. Chỉ số 35. Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. - Trẻ nhận ra 6 trạng thái cảm xúc của người khác khi họ : - Vui ; - Buồn ; - Ngạc nhiên ; - Sợ hãi ; - Tức giận ; - Xấu hổ. - Trò chơi: “Tôi vui tôi buồn” - Cho trẻ quan sát tranh ảnh về các trạng thái cảm xúc và cho trẻ thể hiện các trạng thái cảm xúc đó. - Quan sát trẻ trong sinh hoạt hàng ngày về các trạng thái cảm xúc Chuẩn 9. Chỉ số 36. Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt Trẻ thể hiện 6 trạng thái cảm xúc phù hợp với tình huống qua lời nói, cử chỉ, nét mặt khi : - Vui ; - Buồn ; - Ngạc nhiên ; - Sợ hãi ; - Tức giận ; - Xấu hổ. - Thông qua hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động hàng ngày của trẻ. - Thông qua các hoạt động hàng ngày. - Thông qua các trò chơi phân vai: Chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng... Chuẩn 9. Chỉ số 37. Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè - Nhận ra tâm trạng của bạn bè, người thân (buồn hay vui). - An ủi người thân hay bạn bè khi họ buồn. - Chúc mừng, ca ngợi, cổ vũ người thân, bạn bè khi họ có niềm vui. - Thông qua hoạt động hàng ngày Cô tạo tình huống để trẻ thể hiện cảm xúc, nhu cầu, suy nghĩ, kinh nghiệm. Ví dụ: Nếu bạn bị đau bụng con sẽ nói thế nào với bạn để bạn bớt đau? Khi bạn hát hoặc kể chuyện rất hay còn làm thế nào?... - Làm quà, đồ dùng đồ chơi tặng bố mẹ và những người thân trong gia đình. Chuẩn 10. Chỉ số 42. Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi - Nhanh chóng hòa đồng vào hoạt động chung nhóm bạn. - Vui vẻ, thoải mái khi chơi trong nhóm bạn. - Thông qua hoạt động vui chơi, qua các hoạt động nhóm. - Thông qua các hoạt động hàng ngày. Chuẩn 11. Chỉ số 48. Lắng nghe ý kiến của người khác. - Tập trung chú ý nghe người khác nói - Không cắt ngang khi người khác đang nói. - Chấp nhận ý kiến hợp lí của người khác không trùng với ý của mình - Đàm thoại về gia đình, các thành viên trong gia đình, địa chỉ gia đình, - Trò chuyện về công việc của bố mẹ, kể về kỷ niệm, sự kiện của gia đình và biết lắng nghe bạn kể. Chuẩn 13. Chỉ số 58. Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân Tự nhận và nói được khả năng, sở thích của bạn và người thân. - Thông qua hoạt động trò chuyện, qua các hoạt động hàng ngày giúp trẻ nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp Chuẩn 14. Chỉ số 61. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi Chuẩn 14. Chỉ số 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng, đơn giản, gần gũi; - Trẻ lắng nghe và nhận ra được 3 – 5 cảm xúc : vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi qua ngữ điệu lời nói của người khác. - Thể hiện được cảm xúc qua ngữ điệu lời nói của trẻ. - Nghe và hiểu nghĩa các từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng, đơn giản, gần gũi. - Thường xuyên nhận ra và nói được một số từ khái quát. Ví dụ : nhóm đồ dùng đựng nước uống là bao gồm ca, cốc, tách (li / chén). - Lựa chọn các sự vật, đồ vật, trong nhóm theo yêu cầu của cô giáo. - Trò chuyện qua tranh, quan sát thực tế tìm hiểu những trạng thái cảm xúc, thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai (Gia đình, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ dùng gia đình...). - Qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động nhóm tạo điều kiện cho trẻ phát huy được ý kiến nhận xét của mình. - Quan sát, thảo luận, trò chuyện, so sánh, phân biệt một số con vật gần gũi: ích lợi, tác hại của nó đối với đời sống con người. + Thực hành trải nghiệm phân biệt chức năng của các cơ quan để nhận biết đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong gia đình trẻ và mọi thứ xung quanh. - Trò chơi rèn luyện các giác quan, phân biệt được chức năng của chúng: “Cái túi bí mật”, “Chuông reo ở đâu”, “Những con vật cùng nhóm”… Chuẩn 14. Chỉ số 64: Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. - Trẻ kể lại được những chuyện đồng thoại, ngụ ngôn, chuyện cười, chuyện ngắn, đơn giản. - Trẻ nói được chủ đề và giá trị đạo đức của chuyện biết tính cách các nhân vật trong chuyện kể, truyện đọc. - Thể hiện sự hiểu biết về nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao... đã nghe biểu hiện qua khả năng phản ứng phù hợp với các câu hỏi của cô giáo và qua các hoạt động vẽ, đóng kịch, hát vận động, kể lại chuyện theo đúng trình tự.. - Nghe đọc, kể lại truyện, đọc thơ có nội dung liên quan đến chủ đề gia đình. - Hoạt động học: - Dạy trẻ bài thơ: “Bé và mèo hoang”, “Cháu yêu bà - Làm quen với các tác phẩm: “Ba cô gái”, “Hai anh em gà con” - Tập kể chuyện theo tranh, tập đóng kịch - Tập đọc thơ diễn cảm. - Làm quen với một số bài đồng dao, ca dao: “Đi thong thả”, “Cái bống là cái bống bang”, “Cái bống đi chợ” - Chơi ở góc học tập: Tập chọn sách, mở sách…, kể chuyện theo tranh và kể theo trí nhớ. Chuẩn 15. Chỉ số 66. Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày - Thường xuyên biết dùng đúng danh từ, tính từ, động từ, từ biểu cảm trong câu nói của trẻ và phù hợp với hoàn cảnh. - Trò chuyện về những hành vi tốt, những việc nên làmvà không nên làm. Trò chuyện qua tranh, quan sát thực tế tìm hiểu những trạng cảm xúc, thực hành biểu lộ cảm xúc qua trò chơi đóng vai: (Gia đình, Mẹ - con, phòng khám; cửa hàng). - Qua thực hiện các quy định của trường, lớp; các công việc tự phục vụ bản thân và giữ gìn môi trường (trường, lớp…) Chuẩn 16. Chỉ số 77. Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống - Trẻ chủ động sử dụng các câu : cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt... trong các tình huống phù hợp không cần người lớn nhắc nhở. - Thực hiện qua hoạt động trò chuyện, qua các hoạt động giao tiếp với bạn bè, các trò chơi đóng vai…. - Cô đặt các câu hỏi, các tình huống để trẻ trả lời: Khi bạn cho quà; khi con làm ngã bạn, khi đến lớp…. Chuẩn 16. Chỉ số 78. Không nói tục, chửi bậy - Trẻ không nói tục, chửi bậy. - Quan sát trẻ trong mọi hoạt động - Trao đổi với phụ huynh về rèn nề nếp lễ giáo cho trẻ. - Rèn lễ giáo cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Chuẩn 19. Chỉ số 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. - Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt và phát âm đúng chữ cái e, ê; u, ư. Biết chơi trò chơi với chữ cái. - Tập xếp chữ e, ê, u, ư bằng hột hạt. - Nhận biết các chữ đã học trên bảng chữ cái. * Hoạt động học: - Làm quen với chữ cái e, ê. - Làm quen với chữ cái u, ư. * Trò chơi : Chọn chữ theo yêu cầu, nối chữ, thi xem ai nhanh. Chuẩn 23. Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. - Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 6. - Chọn thẻ chữ số tương ứng (hoặc viết) với số lượng đã đếm được Đếm và nói đúng số lượng trong phạm vi 6. - Chọn thẻ chữ số tương ứng - Dạy trẻ thực hành: Đếm đến 6 các nhóm đò dùng, đồ chơi có 6 đối tượng. * Hoạt động học: - Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết số lượng 6, nhận biết số 6. - Nhận biết các con số, nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6 - Trò chơi: Gia đình ai? Địa chỉ gia đình? Nhà bé ở đâu? Đi siêu thị… Chuẩn 21. Chỉ số 96. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng Trẻ nói được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày. – Xếp những đồ dùng đó vào một nhóm và gọi tên nhóm theo công dụng hoặc chất liệu theo yêu cầu - Dạy trẻ biết so sánh và phân loại đồ dùng , đồ chơi, chia nhóm đồ dùng. * Hoạt động học: - Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình. - Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu khác nhau - Trò chơi: người mua sắm giỏi. - Hoạt động góc: Xem tranh ảnh về đồ dùng gia đình, xếp đồ dùng gia đình, nặn bát chén, thìa, cốc… Chuẩn 24. Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành hai nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm - Tách 6 đồ vật thành hai nhóm ít nhất bằng hai cách khác nhau - Nói được nhóm nào có nhiều hơn / ít hơn/ bằng nhau . - Dạy trẻ biết so sánh và phân loại đồ dùng , đồ chơi, chia nhóm số lượng trong phạm vi 6. * Hoạt động học: Thêm bớt, chia số lượng 6 thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau Chuẩn 24. Chỉ số 107. Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu Lấy được các khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ có màu sắc / kích thước khác nhau khi nghe gọi tên. – Lấy hoặc chỉ được một số vật quen thuộc có dạng hình hình học theo yêu cầu.?”…. - Nhận biết phân biệt: khối cầu, khối trụ, khối vuông, chữ nhật * Hoạt động học: - Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. - Thông qua trò chơi xây dựng: Xây nhà, xếp đồ dùng gia đình... Chuẩn 7. Chỉ số 27: Nói được một sô thông tin quan trọng về bản thân và gia đình. + Trẻ nói được - Họ và tên của bản thân. Tên trường, lớp đang học. - Họ và tên của bố, mẹ. Nghề nghiệp của bố, mẹ. - Địa chỉ của gia đình. - Số điện thoại của gia đình - Thảo luận tìm hiểu: * Qua hoạt động học: - Trò chuyện về gia đình của bé. - Trò chuyện về ngôi nhà của bé. - Bé mang họ gì? Cách xưng hô trong gia đình và họ hàng. - Trò chơi: Gia đình ai? Địa chỉ gia đình ai? Nhà bé ở đâu? Phát triển thẩm mĩ Chuẩn 22. Chỉ số 99. Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc Trẻ biểu lộ cảm xúc (qua nét mặt, cử chỉ, động tác) phù hợp với giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc - Nghe nhạc trong giờ đón trẻ, thể dục sáng. - Nghe hát: “Ru con mùa đông”, “Ba ngọn nến lung linh”, “Bà còng đi chợ”, “Bàn tay mẹ” - Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát, hát theo hình vẽ... Chuẩn 22. Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em; - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát * Hoạt động học: - Hát, vận động: “Cả nhà đều yêu”, “Bé quét nhà”, “Ngôi nhà mới”, “Ông cháu” Chuẩn 22. Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc; - Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc. - Vận động (vỗ tay, lắc lư...) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc. * Thông qua hoạt động ở góc âm nhạc, qua giờ học trên lớp: - Hát, vận động: “Cả nhà đều yêu”, “Bé quét nhà”, “Ngôi nhà mới”, “Ông cháu” - Lắng nghe cô hát và nhún nhảy theo giai điệu bài hát: “Ru con mùa đông”, “Ba ngọn nến lung linh”, “Bà còng đi chợ”, “Bàn tay mẹ” - Cho trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ tập thể, nhóm, cá nhân… Chuẩn 22 .Chỉ số 102: Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản; - Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm theo ý thích. - Thực hành tạo ra các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà, nặn đồ dùng GĐ. * Hoạt động học: - Tô màu tranh gia đình. - Xếp dán đồ dùng gia đình - Nặn cốc chén thìa bát * Tổ chức các hoạt động góc, hoạt động ngoài trời: Làm mô hình nhà bằng các nguyên vật liệu khác nhau, làm đồ chơi bằng lá cây, dùng phấn vẽ về gia đình trên sân chơi Chuẩn 22. Chỉ số 103. Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình - Đặt tên cho sản phẩm. + Trả lời được câu hỏi con vẽ / nặn / xé dán cái gì ? - Thông qua hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời và thông qua nhận xét sản phẩm cô khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình trong việc thể hiện các sản phẩm mà mình tạo ra. Chuẩn 2. Chỉ số 6: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường diềm - Dạy trẻ phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hoà, bố cục cân đối. - Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi, cầm bút đúng cách, tô màu đều không chờm ra ngoài các nét vẽ - Trẻ tô màu các bức tranh trong các hoạt động góc, trong các hoạt động tô vẽ theo ý thích. * Hoạt động học: - Tô màu tranh gia đình. Chuẩn 2. Chỉ số 7: Cắt theo đường viền thẳng và cong các hình đơn giản - Đường cắt thường xuyên lượn theo nét vẽ và hầu như không rách - Hoạt động góc: Cắt dán đồ dùng gia đình. Cắt dán tranh người thân trong gia đình. Chuẩn 2. Chỉ số 8: Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn. - Phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa và cân đối - Bôi hồ đều, các chi tiết không bị chồng lên nhau. - Dán hình vào bức tranh phẳng phiu - Thông qua hoạt động ở góc tạo hình: Dán hình người thân trong gia đình, dán các đồ dùng gia đình... * Hoạt động học: - Xếp dán đồ dùng gia đình.. B. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH (Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 21/ 10 – 15/ 11/ 2013) Thứ Lĩnh vực Chủ đề nhánh 1 GIA ĐÌNH CỦA BÉ ( Từ ngày 21/ 10- 25/10) Chủ đề nhánh 2 HỌ HÀNG GIA ĐÌNH BÉ ( Từ ngày 28/ 10- 01/ 11) 2 Phát triển thể chất Đi khuỵu gối Bò theo đường dích dắc về nhà PTNN Truyện : Ba cô gái Thơ “Bé và mèo hoang” 3 PTNT (KPKH- XH) Trò chuyện về gia đình của bé Bé mang họ gì? Cách xưng hô trong gia đình và họ hàng. 4 PTTM Tô màu tranh gia đình Xếp dán bàn ghế 5 Phát triển nhận thức Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết số lượng 6, nhận biết số 6. Nhận biết các con số, nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6 6 Phát triển ngôn ngữ Làm quen chữ cái e, ê Ôn chữ cái đã học Phát triển thẩm mĩ - Hát, vận động “Cả nhà đều yêu” - Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh - Trò chơi: Hát theo hình vẽ - Hát, vận động: “Bé quét nhà” - Nghe hát: “ Bàn tay mẹ” - Trò chơi: Hát theo hình vẽ Hoạt động ngoài trời Hoạt động có mục đích - Quan sát các đồ vật làm bằng thủy tinh, bằng sứ. - Giải câu đố về đồ dùng gia đình - Dạo chơi sân trường, quan sát nhận xét về thời tiết. - Quan sát một số đồ dùng gia đình. - Chăm sóc cây cảnh - Cô cùng trẻ dạo chơi sân trường ngắm vườn hoa, quan sát sự lớn lên của cây - Chơi tự do, vẽ trên sân trường theo ý thích. - Làm đồ chơi từ lá cây - Quan sát và nhận xét sự thay đổi của thời tiết. - Giải câu đố về đồ dùng gia đình. Trò chơi có luật: - TCVĐ: Có bao nhiêu đồ vật - TCHT: Địa chỉ nhà ai - TCDG: Lộn cầu vồng - TCVĐ: Có bao nhiêu đồ vật - TCHT: Về đúng nhà - TCDG: Lộn cầu vồng Chơi tự do Chơi theo ý thích Chơi theo ý thích Hoạt động góc Phân vai Chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng Chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng Xây dựng Xây dựng khu nhà bé ở Xây dựng khu nhà bé ở Học tập Đọc sách về gia đình Tạo hình Làm mô hình nhà bằng các chất liệu khác nhau. Âm nhạc Hoạt động chiều - Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo. - Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo. Thứ Lĩnh vực Chủ đề nhánh 3 NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH BÉ Ở ( Từ ngày 04/11 – 08/11) Chủ đề nhánh 4 NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH ( Từ ngày 11/11 – 15/11) 2 Phát triển thể chất Đi bằng mép ngoài bàn chân Đi ngang bước dồn trên ghế. PTNN Thơ: Cháu yêu bà Truyện: Hai anh em gà con 3 PTNT (KPKH- XH) Một số đồ dùng cần thiết trong gia đình Phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu khác nhau 4 PTTM Cắt dán ngôi nhà của bé Nặn cốc chén thìa bát 5 Phát triển nhận thức Thêm bớt, chia số lượng 6 thành 2 phần theo nhiều cách khác nhau Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật 6 Phát triển ngôn ngữ Làm quen u, ư Ôn tập chữ cái đã học Phát triển thẩm mĩ - Hát vận động: “Ngôi nhà mới” - Nghe hát: Ru con mùa đông” - Trò chơi: Hát theo hình vẽ - Hát vận động: “ Ông cháu” - Nghe hát: “Bà còng đi chợ” - Trò chơi: Hát theo hình vẽ Hoạt động ngoài trời Hoạt động có mục đích - Quan sát một số kiểu nhà xung quanh lớp - Chăm sóc cây xanh, nhặt lá rụng - Quan sát một số đồ dùng làm bằng nhựa trong gia đình - Làm đồ chơi bằng lá cây - Dùng phấn vẽ về gia đình trên sân chơi - Quan sát và nhận xét về thời tiết - Trò chuyện về các khu vực trong trường - Nhặt hoa lá làm đồ chơi - Vẽ tự do trên sân - Chăm sóc vườn cây, vườn hoa Trò chơi có luật: - TCVĐ: Có bao nhiêu đồ vật - TCHT: Địa chỉ nhà ai - TCDG: Lộn cầu vồng -TCVĐ: Có bao nhiêu đồ vật - TCHT: Về đúng nhà - TCDG: Lộn cầu vồng Chơi tự do Chơi theo ý thích Chơi theo ý thích Hoạt động góc Phân vai Gia đình, nấu ăn. Cô giáo, gia đình , bán hàng. Xây dựng Xây khu nhà của bé Xếp hình đồ dùng gia đình Học tập Làm album ảnh về gia đình Tạo hình Âm nhạc Hát múa, biểu diễn những bài về gia đình Hoạt động chiều - Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo. - Ôn kiến đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo. ===========******** =========== KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁC CHỦ ĐỀ NHÁNH CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: GIA ĐÌNH CỦA BÉ ( Từ ngày 21/ 10- 25/10) Nội dung Thứ hai 21/10 Thứ ba 22/10 Thứ tư 23/10 Thứ năm 24/10 Thứ sáu 25/10 Đón trẻ Trò chuyện - Cô nhẹ nhàng đón trẻ vào lớp. Đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Cô trao đổi nhanh về tình hình của trẻ với phụ huynh. - Cho trẻ lựa chọn đồ chơi mà trẻ thích, hướng dẫn trẻ và cùng trẻ chơi. - Trò chuyện về các thành viên trong gia đình. - Công việc của các thành viên trong gia đình - Sở thích, cảm xúc và quan hệ của trẻ với người trong gia đình - Tuyên truyền với phụ huynh về việc rèn thói quen lễ giáo: Chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn, thói quen vệ sinh: rửa tay, lau mặt, không nói chuyện trong khi ăn, giữ vệ sinh cơ thể và vệ sinh nơi công cộng. Thể dục sáng 1. Khởi động: - Cho trẻ đi kết hợp các kiểu theo hiệu lệnh của cô, tập khởi động theo bài “Bài tập buổi sáng”. Xếp đội hình hàng ngang. 2. Trọng động: - Cô tập cho trẻ tập cùng cô các động tác của bài “Múa hoà bình”: + Dạo nhạc: Cho trẻ đánh hông sang hai bên theo nhạc. + ĐT1: “Ta cùng nhau...hoà bình”: Nhún chân, hai tay đưa lên ngang miệng làm ĐT gà gáy 8 lần. + ĐT 2: “Ta cùng nhau...hoà bình”: Hai tay lên cao, tay ra trước, sang ngang, nhún đổi hai chân 2 lần x 8 nhịp. + ĐT 3: “Ta cùng nhau...hoà bình”: Hai đưa sang ngang, bước chân rộng bằng vai, tay phải chống hông, cúi người tay trái đưa sang ngang 2 lần x 8 nhịp sau đó đổi bên. + ĐT 4: (Dạo nhạc): Hai đưa sang ngang, bước chân rộng bằng vai, tay phải chống hông, ngón tay trái chạm mũi chân phải 2 lần x 8 nhịp. + ĐT 5: “Ta cùng nhau...hoà bình”: Nhún đổi hai chân, nghiêng người sang hai bên 2 lần x 8 nhịp. + ĐT 6: “Ta cùng nhau...hoà bình”: Bật chân trước, chân sau 2 L x 8N. + ĐT 7: “Như chim bồ câu tung cánh bay hoà bình: Hai tay đưa từ dưới lên đầu, vẫy theo nhịp, dậm chân tại chỗ. - ĐT 8: Điều hoà. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng . Hoạt động có chủ đích * PTTC: Đi khuỵu gối * PTNN: - Truyện: Ba cô gái. * PTNT: Trò chuyện về gia đình của bé * PTTM: Tô màu tranh gia đình. * PTNT: Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết số lượng 6, nhận biết số 6. * PTNT: Làm quen chữ cái e, ê * PTTM: - Dạy hát, VĐ: Cả nhà đều yêu. - Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh - T/C: Hát theo hình vẽ Hoạt động ngoài trời - HĐCCĐ: Chăm sóc cây cảnh - TCCL: Có bao nhiêu đồ vật - Chơi tự do: Chơi theo ý thích - HĐCCĐ: Giải câu đố về đồ dùng gia đình - TCCL: Địa chỉ nhà ai - Chơi tự do: Chơi theo ý thích - HĐCCĐ: Dạo chơi sân trường, quan sát nhận xét về thời tiết. - TCCL: Lộn cầu vồng - Chơi tự do: Chơi theo ý thích - HĐCCĐ: Quan sát các đồ vật làm bằng thủy tinh, bằng sứ. - TCCL: Đ/c nhà ai - Chơi tự do: Chơi theo ý thích - HĐCCĐ: Quan sát một số đồ dùng gia đình - TCCL: Có bao nhiêu đồ vật - Chơi tự do: Chơi theo ý thích Hoạt động góc *Góc phân vai: Chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng *Góc xây dựng: Xây dựng khu nhà bé ở * Góc học tập: Đọc sách về gia đình I. Yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện các vai chơi, biết được vị trí, công việc của mọi người trong gia đình. Hiểu được công việc của mẹ, con. Trẻ biết nhận vai chơi, góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình: Mẹ đi chợ, nấu ăn, chăm sóc con cái…Biết cách giao tiếp và cách sử dụng ngôn ngữ. + Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. Thể hiện được vai chơi mẹ, con; người bán hàng, người mua hàng.. - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để xây dựng nhà cửa. + Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi, thêm yêu quý những người thân trong gia đình. - Trẻ xem sách về gia đình, “đọc” được nội dung tranh. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng gia đình: búp bê, các loại vải vụn, quần áo, bát, thìa, cốc... Đồ chơi nấu ăn. + Bộ đồ chơi bán hàng; các loại đồ dùng, đồ chơi bày bán, tờ tiền bằng giấy, làn đựng đồ... - Vật liệu xây dựng: Gạch, sỏi, các loại cây cỏ, que tính, hột hạt, một số loại hình ...Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời, một số con vật. Hàng rào, cây hoa. Khối lắp ráp..... - Một số tranh truyện về gia đình…. III. Cách tiến hành: 1. Thỏa thuận trước khi chơi: - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”. Trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Cô cho trẻ kể về những người trong gia đình, công việc của mỗi người. Bé đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ...Ở nhà mẹ thường nấu món gì?... - Cô giới thiệu các góc chơi, trẻ tự nhận nhóm chơi, cùng thỏa thuận phân vai chơi với bạn. 2. Quá trình chơi: * Góc phân vai: “Chơi mẹ con, nấu ăn, bán hàng.”. - Nhóm Mẹ con: Trẻ đóng vai Mẹ chăm sóc con như vệ sinh. Lau mặt, mặc quần áo, bón cơm , nấu ăn cho cả gia đình...Gia đình tổ chức một buổi đi siêu thị và đến cửa hàng thực phẩm mua sắm. - Cô gợi ý để trẻ có một số kĩ năng như bế em, rửa mặt… sau đó có thể nhập vai chơi cùng trẻ khi trẻ chưa biết cách chơi. Mẹ chăm sóc con mặc quần áo rửa mặt, và nấu ăn các món ăn cần thiết cho cơ thể mà mình thích con thích ăn. + Bán hàng: Trẻ đóng vai người bán hàng biết thể hiện thái độ ân cần, niềm nở, và mời khách đến mua hàng, nói gía tiền của đồ vật và nhận tiền sau đó trả lại tiền thừa cho khách, còn khách đến mua hàng xếp hàng và hỏi giá tiền của đồ vật cần mua sau đó trả tiền Cô gợi ý để trẻ biết cách chơi biết phân vai cho nhau biết thể hiện tình cảm của vai chơi, biết chơi với các bạn trong nhóm và chơi liên kết 2 nhóm chơi. Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung và xử lý các tình huống (nếu có). Cô tham gia chơi cùng với trẻ, kết hợp trò chuyện để phát huy tính tích cực sáng tạo cho trẻ. - Động viên khuyến khích trẻ chơi tốt và sáng tạo, các câu đối thoại mạch lạc. * Góc xây dựng. " Xây dựng khu nhà bé ở”: - Trẻ tự thỏa t

File đính kèm:

  • docCHU DE GIA DINH.doc