Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế gới thực vật (thời gian: 5 tuần)

MỤC TIÊU:

1.Phát triển thể chất:

- Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Bò, bật tách khép chân, nhảy, ném, đập và bắt bóng

- Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động : tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống ( ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến ). Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt ), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng.

- Biết lợi ích của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khoẻ của bản thân .

- Nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm.

 

doc104 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 29709 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 5 tuổi - Chủ đề: Thế gới thực vật (thời gian: 5 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THEO CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ: THẾ GỚI THỰC VẬT Thời gian:( 5 tuần)Từ ngày 10/ 12/ 2012à Đến 11/ 01/ 2013 MỤC TIÊU: 1.Phát triển thể chất: Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Bò, bật tách khép chân, nhảy, ném, đập và bắt bóng… Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động : tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây… Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống ( ăn quả được rửa sạch, gọt vỏ, thức ăn chín đã được chế biến…). Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng. Biết lợi ích của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khoẻ của bản thân . Nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm. 2.Phát triển nhận thức: Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa sự phát triển cây cối với môi trường sống của cây ( đất nước, không khí, ánh sáng). Biết được lợi ích của cây cối, thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người. Biết so sánh phân biết một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của một số cây, hoa, quả.. biết cách phân loại một số cây loại rau: ăn lá, ăn củ, ăn quả theo 2-3 dấu hiệu theo loài, nơi sống hoặc theo lợi ích của cây và giải thích tại sao?( tìm ra dấu hiệu chung của nhóm). Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 9. tách gộp các đối tượng trong phạm vi 9. Biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau và nhận biết kết quả đo. Phân biệt được đặc điểm khối chữ nhật, khối trụ, khối vuông.. phân loại hình khối theo 2 – 3 dấu hiệu và tìm ra dấu hiệu chung. 3.Phát triển ngôn ngữ; Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát đượcvề các cây cối trong thiên nhiên, vườn trường. Biết trả lời các câu hỏi nguyên nhân tại sao?, vì sao? Nhận biết được một số chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái trong các từ chỉ tên các loại cây, hoa, rau, quả…. Thích nghe đọc thơ, đọc sách và nghe kể chuyện diễn cảm. Biết sử dụng lời nói, có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự. Nhận biết kí hiệu chữ viết. 4.Phát triển thẩm mĩ: Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán tạo ra các sản phẩm đẹp về thế giới thiên nhiên bằng các nguyên vật liệu khác nhau. Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng có nội dung, hình ảnh về cây cỏ trong thiên nhiên. Trẻ biết sử dụng một số vỏ cây, lá cây, hoa khô để tạo ra các sản phẩm tạo hình và làm đồ chơi. Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc. Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của bạn và của mình. 5.Phát triển tình cảm-xã hội: Trẻ yêu thích và có ý thức bảo vệ các loài hoa, cây, không ngắt lá, bẻ cành, không ngồi, dẫm lên thảm cỏ. Biết kính trọng người trồng cây. MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ :THẾ GỚI THỰC VẬT; Cây Xanh Và Môi Trường Sống: -Tên gọi -Các bộ phận chính -Đặc điểm nổi bật -Ích lợi Cách chăm sóc bảo vệ. Quá Trình Phát Triển Của Cây: -Qúa trình phát triển cây từ hạt. -Theo dõi hạt nảy mầm và phát triển THẾ GỚI THỰC VẬT Một Số Loại Hoa: -Tên gọi -Các bộ phận chính -Đặc điểm nổi bật -Ích lợi -Cách chăm sóc bảo vệ. Một Số Loại Rau: -Tên gọi -Các bộ phận chính -Đặc điểm nổi bật -Ích lợi -Cách chăm sóc bảo vệ. Một Số Loại Qủa: -Tên gọi -Các bộ phận chính -Đặc điểm nổi bật -Ích lợi -Cách chăm sóc bảo vệ. MẠNG HOẠT ĐỘNG:CHỦ ĐỀ .THẾ GỚI THỰC VẬT: KPKH: - Quá trình phát triển của cây.. -Cây xanh và môi trường sống -Một số loại hoa -Một số loại quả -Một số loại rau. TOÁN:- Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau, nhận biết kết quả - Nhận biết phân biệt các khối trụ – cầu; khối vuông và hình chữ nhật. -Trẻ đếm đến 9, nhận biết nhóm có 9 đối tượng, nhận biết số 9. -Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9, tạo nhóm có số lượng là 9. Chia 9 đối tượng làm 2 phần. Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 9. TẠO HÌNH: -Quá trình phát triển của cây Cây xanh Hoa của bé Quả của bé Vườn rau nhà em ÂM NHẠC: 1.DH: Lá xanh NH: reo vang bình minh TC: Hái hoa dân chủ 2. VĐ: VTTT: “ Em yêu cây xanh”. NH: Cây trúc xinh TC:Hái hoa dân chủ 3.VĐ: Hoa trường em” .NH: Hoa trong vườn” TC: Nghe tiết tấu tìm đồ vật”. 4.VĐ: Qủa gì?” NH: vườn cây của ba TC: Nghe tiết tấu tìm đồ vật”. 5.HÁT : Bầu và bí NH: lý cây xanh ” PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ THẾ GỚI THỰC VẬT PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DD: trò ch, thảo luận, chơi các TC về nội dung: phân biệt nhóm thực phẩm giàu chất bột đường, giàu vitamin và muối khoáng. Một số nhóm ăn được chế biến từ nhóm bột đường và rau, củ quả…. VĐ: 1. Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh 15m. 2. Ném trúng đích nằm ngang. 3. Bò bằng bàn tay cẳng chân, chui qua cổng 4.Bật tách khép chân- đập bắt bóng. 5. Ném xa bằng 2 tay - Trò chơi đóng vai: cửa hàng thực phẩm - Thực hành trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ cây. - Trò chơi xây dựng: -Xây trạm cây giống, -Xây công viên xanh,vườn hoa… - TC về một số cây, rau, quả… mô tả và gọi tên các bộ phận, đặc điểm nổi bật của một số cây, hoa, quả. - Truyện :1. Chú đỗ con -Thơ :2. Cây dừa 3. Sự tích hoa hồng. 4. Ăn quả 5. Truyện : Quả bầu tiên. LQCC: - LQCC i,t,c. TTCC: i,t,c. - LQCC b,d,đ.Tập tô b, d,đ. - Ôn nhóm chữ cái i,t,c, b,d,đ. CHỦ ĐỀ: THẾ GỚI THỰC VẬT Chủ Đề Nhánh 1 : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÂY: Thời gian:( 1 tuần)Từ ngày 10/ 12/ 2012à Đến 14/ 12/ 2012 MỤC TIÊU: 1.Phát triển thể chất: Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động: Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh 15m Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua hoạt động : tập làm công việc nội trợ, chăm sóc cây… Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày. Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt…), và có thói quen rửa tay bằng xà phòng. Biết lợi ích của một số thực phẩm nguồn gốc thực vật với sức khoẻ của bản thân . Nhận biết và tránh một số nơi lao động , một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm. 2.Phát triển nhận thức: Quan sát, hiểu và giải thích được quá trình phát triển của cây, biết phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa sự phát triển cây cối với môi trường sống của cây ( đất nước, không khí, ánh sáng). Biết đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của cây. Biết được lợi ích của cây cối, thiên nhiên và môi trường đối với đời sống con người. Biết đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau và nhận biết kết quả đo. 3.Phát triển ngôn ngữ; Biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả những điều trẻ quan sát được về quá trình phát triển của cây. Biết trả lời các câu hỏi nguyên nhân tại sao?, vì sao? Nhận biết được một số chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái trong các từ chỉ tên các loại cây. Thích nghe đọc thơ, đọc sách và nghe kể chuyện diễn cảm. biết sử dụng lời nói, có kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự. Nhận biết kí hiệu chữ viết. 4.Phát triển thẩm mĩ: Rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vẽ, nặn, xé dán tạo ra các sản phẩm đẹp về thế giới thiên nhiên bằng các nguyên vật liệu khác nhau. Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về quá trình phát triển của cây. Trẻ biết sử dụng một số vỏ cây, lá cây, hoa khô để tạo ra các sản phẩm tạo hình và làm đồ chơi. Biết thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc. Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của bạn và của mình. 5.Phát triển tình cảm-xã hội: Trẻ yêu thích và có ý thức bảo vệ các loài cây, không ngắt lá, bẻ cành, không ngồi, dẫm lên thảm cỏ. Biết kính trọng người trồng cây. MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÂY: Gieo hạt Nảy mầm Cây non Cây trưởng thành Cây phát triển từ hạt: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÂY: Cây phát triển từ củ: Cây phát triển từ cành: Mầm phát triển từ củ Trồng củ xuống thành cây. Được chiết từ cành Cành được chiết ra trồng và phát triển thành cây. MẠNG HOẠT ĐỘNG: CHỦ ĐỀ NHÁNH 1.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÂY: TẠO HÌNH -Các giai đoạn phát triển của cây. ÂM NHẠC: HÁT: Lá xanh NH: reo vang bình minh TC: Hái hoa dân chủ KPKH -Quan sát, trò chuyện về quá trình phát triển của cây. TOÁN: - Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau và nhận biết kết quả đo PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÂY:: PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TCPV: cửa hàng thực phẩm, gia đình - Thực hành trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ cây. - TCXD: Xây trạm cây giống. - Trò chơi : Xem ai nhanh, mèo đuổi chuột… DD: Trò chuyện về quá trình phát triển của cây, về một số thức ăn được chế biến từ các nhóm thực phẩm. VĐ: Ném xa bằng 2 tay – Chạy nhanh 15m. - Trò chuyện vềmột số cây, rau, quả… mô tả và gọi tên các bộ phận, đặc điểm nổi bật của một số cây, hoa, quả. Truyện : Chú đỗ con LQCC: i,t,c. CHỦ ĐỀ THỰC VẬT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN Nhánh 1: QuáTrình Phát Triển Của Cây Thực hiện :(1 tuần) từ 10/12 đến 14/12 năm 2012 (Lớp lá) Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 H Động ĐÓN TRẺ ĐIỂM DANH Đón trẻ: - Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Trò chuyện với trẻ về quá trình phát triển của cây theo sự hiểu biết của trẻ. * Điểm danh. THỂ DỤC BUỔI SÁNG -Tập bài nhịp điệu theo bài hát: 1. Khởi động : Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối. 2. Trọng động: 3. Hồi tĩnh: Thả Hô hấp: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực. Tay: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay. Lườn: Đứng cúi gập người phía trước, tay chạm ngón chân. Chân: Ngồi khuỵu gối( tay đưa cao, ra trước) Bật: bật tách chân, khép chân. lỏng, điều hoà. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH * KPKH : Quá trình phát triển của cây * Thể dục: - Ném xa bằng 2 tay – chạy nhanh 15m *LQVT: - Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau. Nhận biết kết quả đo. *LQCC - LQCC: i,t,c. * GDÂN - Hát “Lá xanh”. - NH “ reo vang bình minh” - TC : Hái hoa dân chủ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Hoạt động có chủ đích : Theo chủ đề Trò chơi VĐ: Gieo hạt nảy mầm, ai nhanh hơn… Trò chơi DG: Trồng nụ trồng hoa. Chơi tự do: Chơi đồ chơi có sẵn ngoài trời và đồ chơi cô mang theo HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Gia đình,cô giáo,bán hàng. Góc xây dựng :Xây dựng trạm cây giống Tạo hình : Vẽ, xé dán, xếp các giai đoạn phát triển của cây. Góc sách : Xem tranh truyện về quá trình phát triển của cây. Góc âm nhạc: Ca hát về các bài hát có nội dung trong chủ đề. Góc khám phá khoa học: Chăm sóc cây, lau lá, tưới cây, gieo hạt, quan sát sự nảy mầm và phát triển của cây. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - HĐTD -Nêu gương -Trả trẻ *LQ VH - Truyện “ Chú đỗ con” -Nêu gương -Trả trẻ - HĐTD -Nêu gương -Trả trẻ * HĐTH: Các giai đoạn phát triển của cây. -Nêu gương -Trả trẻ - Biểu diễn văn nghệ - Nêu gương bé ngoan cuối tuần. -Trả trẻ HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: NỘI DUNG YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Quan sát, trò chuyện về quá trình phát triển của cây. - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên - Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và đưa ra kết luận. - Quan sát quá trình phát triển của cây từ hạt, cành, củ.. - Rèn luyện sức khoẻ, tính nhanh nhạy của trẻ. - Giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể, không ngắt hoa bẻ cành. - Trẻ thể hiện được các bài thơ, bài hát đã học. - Sân bài bằng phẳng, trang phục cô trẻ gọn gàng - Sân trường, quangcảnh trong trường... - Một số tranh ảnh, hình ảnh về quá trình phát triển của cây từ hạt, cành, củ. - Chuẩn bị bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề. - Cô giới thiệu buổi dạo chơi - Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ đi chơi đi chơi.” vừa quan sát quag cảnh sân trường. - Cô gợi ý để trẻ trả lời những điều trẻ quan sát được… - Cho trẻ nói lên hiểu biết của mình về quá trình phát triển của cây từ hạt( cành, củ) Cô cho trẻ hát bài “chú bộ đội đi xa”. Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức. - Cho trẻ đọc thơ bài thơ “ chú bộ đội hành quân trong mưa” -Cô lựa chọn nội dung của hoạt động có chủ đích trong ngày cho phù hợp với chủ đề . Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG “ghép tranh” - Rèn phản xạ nhanh, phát triển cơ bắp. Củng cố vốn từ cho trẻ. - Rèn luyện trí nhớ cho trẻ. - Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh cho trẻ. - Rèn khả năng tập trung chú ý cho trẻ. - 3 tấm bìa có 6 ô tương ứng với 6 miếng ghép - Mỗi tổ 6 miếng ghép. Cô chọn đội chơi, mỗi đội gồm có 6 trẻ * Cách chơi: Mỗi đội có 6 mảnh ghép ứng với 6 ô trên tấm bìa. Mỗi trẻ sẽ lên lấy 1 mảnh ghép gắn vào ô tương ứng. Khi gắn xong chạy về đập tay vào bạn kế tiếp rồi chạy về cuối hàng. Bạn tiếp theo thực hiện tương tự.Thời gian chơi cho 2 đội là thời gian đọc hết bài thơ “ từ hạt đến hoa” Khi ghép xong đội đó phải phát hiện được đó là bức tranh gì? * Luật chơi : đội nào ghép đúng, ghép nhanh và nhận xét được kết quả là đội đó sẽ giành chiến thắng. Hết thời gian cô kiểm tra 3 đội. Trò chơi dân gian “ trồng nụ, trồng hoa” - Trẻ biết chơi trò chơi - Biết chơi đúng luật. - Rèn luyện cơ bắp. - Hứng thú chơi trò chơi. - rèn khả năng phản ứng nhanh cho trẻ. - Sân bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. 4 trẻ chơi 1 nhóm: 2 trẻ làm nhiệm vụ nhảy, 2 trẻ ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của cháu B trồng lên bàn các ngón chân của cháu A ( bàn chân dựng đứng) 2 trẻ nhảy qua rồi lại nhảy về, sau đó cháu A lại trồng 1 nắm tay lên ngón chân của cháu B làm nụ. 2 trẻ lại nhảy qua, nhảy về. Rồi cháu B lại dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa. 2 trẻ nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay cho trẻ ngồi. Nếu nhảy không chạm vào nụ, hoa thì được trẻ ngồi cõng chạy một vòng. Sau đó tiếp tục đổi vai chơi. CHƠI TỰ DO: Chơi với đồ chơi có sẵn, đồ chơi trẻ mang theo Tham gia tích cực vào trò chơi, cùng bạn chơi -Giấy sỏi, lá cây… -Đồ chơi có sẵn -Đồ chơi mang theo Trẻ chơi, vẽ theo ý thích, chơi với đồ chơi trong sân trường... cô quan sát, xử lý tình huống. Kết thúc: Cô khái quát, kết hợp giáo dục, nhận xét buổi dạo chơi, nhắc trẻ rửa tay . HOẠT ĐỘNG CÁC GÓC: GÓC CHƠI TÊN TRÒ CHƠI YÊU CẦU CHUẨN BỊ THỰC HIỆN Góc chơi đóng vai - Gia đình. - cửa hàng bán cây giống, bán dụng cụ lao động - cô giáo - Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi. - Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi : gia đình tổ chức đi mua sắm, cha mẹ biết chăm sóc con, bác sĩ, y tá biết ân cần chăm sóc bệnh nhân. - Trẻ biết thoả thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung. Tự rủ bạn cùng chơi tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận. - búp bê. - quần áo, đồ dùng một số đồ chơi nấu ăn - Một số đồ chơi bán hàng, đồ chơi cô giáo. - Một số phong bì thư. - một sô hột hạt giống, một số thau, chai nhựa để trồng cây. 1/ Thảo luận : - Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ thực vật”, cô cho trẻ nói lên những hiểu biết của mình về “ quá trình phát triển của cây” - Hỏi trẻ lớp mình có những góc chơi gì? Bạn nào thích chơi ở góc chơi nào? Hôm nay các mẹ sẽ làm gì? Thế có định đưa con đi đâu chơi không? Các cô bán hàng định bán những gì vậy? Cô hướng dẫn trẻ một số kỹ năng mời khách mua hàng cho các cô bán hàng. Cô giáo sẽ dạy các cháu đọc thơ hay kể chuyện?... cô dạy trẻ một số kỹ năng dạy trẻ kể chuyện.... - Cô và trẻ trò chuyện về cấu trúc của trạm bán cây giống như thế nào?, cho trẻ kể về những hiểu biết của trẻ về công trình xây dựng là trạm bán cây giống và cho trẻ tự thoả thuận với nhau về kiến trúc đó phải xây như thế nào? Trạm bán cây giống gồm những phần nào? Cổng như thế nào? Cách sắp xếp các cây giống như thế nào?.... Cô gợi ý cho trẻ xây dựng trạm bán cây giống phải có nhiều phần, góc bán cây giống đã ươm lên cây, chỗ bán hạt giống.... Cô giáo vào góc chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi, hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của vai chơi. Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi. - Cho trẻ về góc chơi và cùng thỏa thuận vai chơi (nếu trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đến và giúp trẻ thỏa thuận 2/ Qúa trình chơi: -Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống và chú ý những góc chơi chính như xây dựng, gia đình,..... giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý, mở rộng chủ đề chơi; đổi vai chơi khi hết hứng thú .... - Ở góc tạo hình cô gợi ý để trẻ vẽ, cắt dán, xếp hình một số giai đoạn phát triển của cây. Làm búp bê bằng len, rơm, vải vụn, mút xốp... - Ở góc sách cô hướng dẫn trẻ xem truyện, tranh ảnh có nội dung về quá trình phát triển của cây và các điều kiện để giúp cây phát triển, nhận xét các nhân vật trong tranh. - Ở góc thiên nhiên cô hướng dẫn trẻ cách tưới cây, lau lá, chăm sóc cá. Thả các vật nổi, chìm trong nước rồi tự nhận xét xem những vật nào nổi được trong nước. Tập đong nước vào các chai, so sánh chai đầy, chai vơi, nhận xét tính chất của nước.. - Ở góc âm nhạc, cô gợi ý để trẻ biểu diễn lại các bài hát có nội dung trong chủ đề. - Cô mở máy hát động viên khuyến khích trẻ hát múa các bài hát có nội dung về tình cảm gia đình. -Khen động viên kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật -Cô chú ý hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở trẻ chơi đúng góc chơi và nhiệm vụ của từng góc chơi đúng với yêu cầu đề ra cho buổi chơi. 3/ Nhận xét : -Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các góc chơi (hoặc tập trung trẻ lại để nhận xét vai chơi) -Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi -Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau. Góc chơi xây dựng Xây trạm bán cây giống - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu , đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. - Biết XD cùng các bạn. - Biết nhận xét sản phẩm, ý tưởng của mình khi xây dựng lắp ghép - Vật liệu xây dựng: cây, que, các loại hình khối bằng gỗ, nhựa gạch ,cổng hàng rào, thảm cỏ, hoa . - sưu tầm tranh ảnh về trạm bán cây giống. Góc tạo hình - Tô màu , xé dán, vẽ…các quá trình phát triển của cây - Ôn các kỹ năng đã học ( tô, vẽ,xé dán..) để tạo nên bức tranh về các giai đoạn phát triển của cây. - Biết chọn màu tô cho bức tranh nổi bật. - Biết xếp hột hạt một số giai đoạn phát triển của cây. - Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ. -Giấy màu, giấy trắng, bút màu , bút sáp… -Tranh vẽ, tranh xé dán, hột hạt về các giai đoạn phát triển của cây. - bút chì đen, màu, hồ dán, giấy màu… - Hột , hạt, que.. Góc Sách - Làm sách, tranh về các giai đoạn phát triển của cây. - Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn -Trẻ hiểu được cấu tạo của cuốn sách và cách làm ra cuốn sách. -Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay -Phát triển khả năng sáng tạo khi làm sách. - Cuốn lịch nhỏ đã cũ hay tấm bìa cứng đóng vào thành tập - Giấy, bút chì, hồ dán… - Tranh ảnh cắt từ hoạ báo cũ… - Tranh ảnh có nội dung về các giai đoạn phát triển của cây. Góc Khám Phá Khoa học - Trồng cây, chăm sóc cây. -Biết chăm sóc cây cối trong góc thiên nhiên. -Trẻ biết cách tưới, cắt tỉa lá, lau lá, tưới cây. -Cát nước, đất nặn, mẫu gỗ -Các loại củ, rau, hạt -Giấy để trẻ gấp thuyền - Cây, con vật trong góc thiên nhiên. - Dụng cụ để tưới cây, xới cây.. Góc âm nhạc Bé làm ca sĩ - Hát lại hoặc biểu diễn các bài hát đã biết thuộc chủ đề bản thân, chơi với các dụng cụ âm nhạc và phân biệt các âm thanh khác nhau. - Máy hát, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc, trang phục Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2012 ôô & ôô . HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỀ TÀI : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TỪ HẠT I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Cung cấp biểu tượng quá trình phát triển của cây từ hạt ( gieo hạt, nảy mầm, cây non, cây trưởng thành). trẻ nhận biết được đặc điểm của các giai đoạn phát triển của cây từ hạt. mở rộng kiến thức, trẻ nhận biết thêm cây phát triển từ cành( chiết cành) cây phát triển từ củ. Trẻ có kỹ năng quan sát, biết đưa ra ý tưởng về vấn đề quan tâm. Phát triển ngôn ngữ mchj lạc cho trẻ, biết trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển óc sáng tạo của trẻ Chơi các trò chơi đúng luật, đúng cách. Trẻ thích gieo trồng, theo dõi, chăm sóc sự phát triển của cây, qua đó trẻ biết tham gia bảo vệ môi trường, có tinh thần tập thể. II. CHUẨN BỊ: Đàn, máy vi tính Cô chiết cành, gieo hạt từ trước. Tranh về các giai đoạn phát triển của cây từ hạt( cây đậu, cây lúa, cây bí, cây mướp.) Một số loại cây thật như : cây mướp non, cây mạ, cây đậu. Củ hành, củ tỏi, củ khoai tây... Một số băng hình về quá trình phát triển cây từ hạt.... III.CÁCH TIẾN HÀNH: *HOẠT ĐỘNG 1: - Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Chiếc hạt nhỏ” Các con có nhận xét gì về giàn mướp? - Trồng mướp để làm gì? - Có những món ăn gì từ quả mướp? - Trong quả mướp có chứa chất gì? - Cây mướp được trồng như thế nào? - Cô dẫn dắt giới thiệu bài. *HOẠT ĐỘNG 2: - Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về quá trình phát triển của cây từ hạt qua máy vi tính, cô giới thiệu từng giai đoạn. + Làm đất, gieo hạt. Hạt được gieo xuống đất. + Hạt nảy mầm. + Mầm phát triển thành cây non + Cây non phát triển thành cây trưởng thành. Các con vừa xem những hình ảnh gì? Bây giờ chúng ta tìm hiểu từng giai đoạn. Giai đoạn 1: Gieo hạt - Muốn gieo hạt, chúng ta phải làm gì? - Làm đất như thế nào? - Làm xong đất chúng ta làm gì? - Sau khi chúng ta gieo hạt chúng ta phải làm gì? - Cô tóm tắt lại nội dung trẻ vừa được tìm hiểu. Giai đoạn 2: Hạt nảy mầm Sau khi gieo hạt xong, có điều gì lạ xảy ra? Mầm non này cần gì để sinh trưởng và phát triển? Giai đoạn 3: Cây non - Mầm phát triển thành gì? - Các con có nhận xét gì về giai đoạn cây non này? - Các con pha

File đính kèm:

  • docCHU DE THUC VAT.doc
Giáo án liên quan