Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 cả năm

Tiết 1:

Học hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP.

Dân ca Nùng.

Đặt lời: Anh Hoàng

 I.MỤC TIÊU:

_ Hát đúng giai điệu và lời ca

_ Hát đồng đều, rõ lời

_ Biết bài hát “Quê hương tươi đẹp” là dân ca của dân tộc Nùng

II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

1. Hát chuẩn xác bài hát “Quê hương tươi đẹp”

2. Đồ dùng dạy học:

_ Nhạc cụ

_ Máy cát xét và băng tiếng

_ Một số tranh ảnh về dân tộc ít người

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ÂM NHẠC Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 1: Học hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP. Dân ca Nùng. Đặt lời: Anh Hoàng I.MỤC TIÊU: _ Hát đúng giai điệu và lời ca _ Hát đồng đều, rõ lời _ Biết bài hát “Quê hương tươi đẹp” là dân ca của dân tộc Nùng II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: 1. Hát chuẩn xác bài hát “Quê hương tươi đẹp” 2. Đồ dùng dạy học: _ Nhạc cụ _ Máy cát xét và băng tiếng _ Một số tranh ảnh về dân tộc ít người III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 23’ 2’ 2’ 3’ 13’ 5’ 1’ 1’ Hoạt động 1: Dạy bài hát “Quê hương tươi đẹp” a) Giới thiệu bài hát: _ GV nêu tên bài hát _ Dân ca là một trong những bộ phận văn hóa góp phần cấu thành nên nền văn hóa dân gian. Dân ca do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền từ đời nay sang đời khác. _ Quê hương tươi đẹp là một trong những bài dân ca của dân tộc Nùng. Dân tộc này sinh sống ở vùng rẻo thấp rừng núi phía Bắc nước ta. _ Giai điệu bài ca mượt mà, êm ả, trải rộng, ngợi ca tình yêu quê hương đất nước, con người. b) Nghe hát mẫu: _ Mở máy _ GV hát mẫu. c) Đọc lời ca và GV giải thích từ khó: _ Đọc lời ca theo từng câu. * Chú ý: + Nếu HS phát âm sai, GV cần sửa kịp thời. d) Dạy hát: _ GV hát từng câu kết hợp với gõ đệm. + Câu 1: + Câu 2: + Ôn lại câu 1 và 2. + Câu 3: + Ôn câu 1, 2, 3. + Câu 4: + Ôn lại 4 câu. + Câu 5: _GV cần chú ý cách phát âm của các em. * Lưu ý: Những tiếng cuối câu hát ứng vào trường độ 2 phách, nếu HS không ngân đủ độ dài thì sẽ thay thế bằng vỗ tay hay gõ đệm cho đủ. Cụ thể cần chú ý các tiếng: về, hương (cuối câu 5) Hoạt động 2: _ GV cần chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm, nâng cao chất lượng bài hát: chỗ nhấn, chỗ nào hát to, nhỏ. _ Hướng dẫn hát kết hợp với vận động phụ họa. _ Luyện tập: * Củng cố: GV nhận xét * Dặn dò: _ Tập hát lại cả bài _ Nhắc lại: Quê hương tươi đẹp – dân ca Nùng – do Anh Hoàng đặt lời. _ Nghe qua băng và giọng hát của GV _HS đọc theo: -Quê hương em biết bao tươi đẹp -Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây -Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về -Ngàn lời ca vui mừng chào đón -Thiết tha tình quê hương _ Thực hiện theo hướng dẫn của GV +“Quê hương … đẹp” +“Đồng lúa … cây” +“Khi mùa xuân … trở về” +“Ngàn lời ca … đón” +“Thiết tha … quê hương” _Cho HS hát lại cả bài. Vừa hát vừa vỗ tay theo phách. _ HS hát lại cả bài _Vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng. _ Cho từng nhóm hát. _ Cho vài cá nhân lên biểu diễn + gõ đệm theo phách. _ Cho 1 HS lên hát. _ Cả lớp hát + gõ đệm theo phách. -Ghi tựa bài lên bảng -Máy cát-xét, băng tiếng -Thanh gõ, song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 2: Ôn tập bài hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP. Dân ca Nùng. Đặt lời: Anh Hoàng I.MỤC TIÊU: _ Hát đúng giai điệu và lời ca _ Tập biểu diễn bài hát II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: _ Chuẩn bị vài động tác múa đơn giản _ Nhạc cụ và băng tiếng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 16’ 3’ 5’ 8’ 10’ 1’ 1’ Hoạt động 1: Ôn bài hát “Quê hương tươi đẹp” a) Ôn luyện bài hát: _ Cho HS hát lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. b) Cho HS hát kết hợp với vận động phụ họa: _GV hướng dẫn cho HS vài động tác múa đơn giản như: vỗ tay, chuyển dịch chân theo nhịp. c) Hướng dẫn HS biểu diễn: _GV hướng dẫn: Khi biểu diễn có kết hợp động tác múa đơn giản hoặc gõ đệm theo phách. _ Hình thức thể hiện: Hoạt động 2: _ GV hướng dẫn cách vỗ tay theo hình tiết tấu Quê hương em biết bao tươi x x x x x x _ Vừa hát vừa gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca (2 thanh tre làm bằng gỗ hoặc tre). * Củng cố: _ GV hát mẫu lại 1 lần hoặc cho nghe băng cát xét * Dặn dò: _ Tập hát và gõ phách theo tiết tấu. _ Chuẩn bị: Học hát bài Mời bạn vui múa ca. _ Nhóm, tổ, cá nhân. _ Thực hành theo hướng dẫn của GV _ HS biển diễn trước lớp kết hợp động tác múa đơn giản hoặc gõ đệm theo phách _ Đơn ca, tốp ca, … _Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca _Lắng nghe -Thanh gõ, song loan -Thanh phách, song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 3: Học hát: MỜI BẠN VUI MÚA CA. Nhạc và lời: Phạm Tuyên. I.MỤC TIÊU: _Hát đúng giai điệu và lời ca _Biết bài hát “Mời bạn vui múa ca” là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: 1. Hát chuẩn xác bài hát “Mời bạn vui múa ca” 2. Đồ dùng dạy học: _ Song loan hoặc thanh phách _ Nhạc cụ, băng nhạc III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 20’ 1’ 2’ 5’ 12’ 8’ 1’ 1’ Hoạt động 1: Dạy bài hát “Mời bạn vui múa ca” a) Giới thiệu bài hát: _ GV giới thiệu tên bài hát _ Đây là bài hát được trích từ nhạc cảnh “Mèo đi câu cá” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. b) Nghe hát mẫu: _ Mở máy _ Hát mẫu c) Đọc lời ca và GV giải thích từ khó: _ Đọc lời ca theo từng câu +gõ phách * Chú ý: + Dạy đọc theo phách + gõ + Nếu HS phát âm sai, GV cần sửa kịp thời. d) Dạy hát: _ GV hát từng câu kết hợp với gõ đệm. + Câu 1: + Câu 2: + Ôn lại câu 1 và 2. + Câu 3: + Ôn câu 1, 2, 3. + Câu 4: + Ôn lại 4 câu. _ GV cần chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm, nâng cao chất lượng bài hát: chỗ nhấn, chỗ nào hát to, nhỏ. * Chú ý: Những chỗ lấy hơi Hoạt động 2: _ Khi HS đã hát được, GV dùng thanh phách (hoặc song loan) gõ đệm theo phách Chim ca líu lo. Hoa như đón chào x x xx x x xx _ Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Chim ca líu lo. Hoa như đón chào X x x x x x x x _ Luyện tập: * Củng cố: _ GV hát lại cả bài _ Lớp hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. * Dặn dò: _ Hát lại bài “Mời bạn vui múa ca” có kết hợp vỗ theo tiết tấu. _HS nhắc lại: Mời bạn vui múa ca – Nhạc và lời của Phạm Tuyên _ Nghe qua băng và GV hát mẫu. _ Đọc theo từng câu: Chim ca líu lo. Hoa như đón chào Bầu trời xanh. Nước long lanh La la lá la. Là là la là Mời bạn cùng vui múa vui ca _Hát theo từng câu +“Chim ca … chào” +“Bầu trời … long lanh” +“La la … la là” +“Mời bạn … vui ca” _HS hát lại cả bài. _ HS hát và gõ đệm theo phách _HS thực hành vỗ tay theo tiết tấu _Vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng. _ Cho từng nhóm hát. _ Cho vài cá nhân lên biểu diễn + gõ đệm theo phách. -Máy cát-xét -Thanh phách, song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 4: _Ôn tập bài hát: MỜI BẠN VUI MÚA CA. _Trò chơi: Theo bài đồng dao Ngựa ông đã về I.MỤC TIÊU: _Hát đúng giai điệu và lời ca _ Biểu diễn và vận động phụ họa _Đọc bài đồng dao “Ngựa ông đã về” để tập luyện về 1 âm hình tiết tấu II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: _Nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống nhỏ _Một vài thanh tre để giả làm ngựa và roi ngựa III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 10’ 18’ 1’ 2’ Hoạt động 1: Ôn bài hát “Mời bạn vui múa ca” _ GV hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động phụ họa _ Tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp. Hoạt động 2: Trò chơi theo bài đồng dao _ Tập đọc câu đồng dao theo đúng tiết tấu. Nhong nhong ngựa ông đã về X x x x x x Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn X x x x x x x x _ Chơi trò chơi _ Giao nhiệm vụ từng nhóm _ Nhận xét trò chơi * Củng cố: _ GV nhận xét * Dặn dò: _ Ôn lại 2 bài: +Quê hương tươi đẹp. +Mời bạn vui múa ca. _ HS hát, tay vỗ theo phách và chân chuyển dịch (theo nhóm, cá nhân) _ Biểu diễn: đơn ca, song ca, tốp ca. _ Luyện đọc theo hướng dẫn của GV _ Chia lớp theo nhóm vừa đọc lời đồng dao vừa chơi trò chơi _Với HS nam: Miệng đọc câu đồng dao, Hai chân kẹp que vào đầu gối (giả làm ngựa) nhảy theo phách, ai để que rơi là thua cuộc. _Với HS nữ: Một tay cầm roi ngựa, một tay giả như nắm cương ngựa, hai chân chuyển động như đang cưỡi ngựa và quất roi cho ngựa phi nhanh. _ Có 4 nhóm: + Nhóm cưỡi ngựa. + Nhóm gõ phách. + Nhóm gõ song loan. + Nhóm gõ trống. _ Lớp đọc lại bài đồng dao kết hợp vỗ tay theo tiết tấu -Bài đồng dao -1 vài thanh que giả làm ngựa -Thanh phách -Song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 5: Ôn tập 2 bài hát: _ QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP _ MỜI BẠN VUI MÚA CA I.MỤC TIÊU: _HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca _Biết kết hợp vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. _Biết hát kết hợp với vài động tác phụ họa _Biết hát kết hợp trò chơi II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: _ Nhạc cụ, tập đệm theo bài hát. _ Một số nhạc cụ gõ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 10’ 10’ 7’ 1’ 1’ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Quê hương tươi đẹp” _ Ôn tập bài hát _ Cho HS ôn lại vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. GV cần giúp các em thể hiện đúng từng kiểu vỗ tay (hoặc gõ) đệm. _ Biểu diễn trước lớp. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “Mời bạn vui múa ca” _ Ôn tập bài hát _ Cho HS ôn lại vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. GV cần giúp các em thể hiện đúng từng kiểu vỗ tay (hoặc gõ) đệm. _ Biểu diễn trước lớp. Hoạt động 3: Trò chơi cưỡi ngựa theo bài đồng dao “Ngựa ông đã về” _ Phân công nhiệm vụ mỗi nhóm. _ Cho lớp tiến hành trò chơi. * Củng cố: * Dặn dò: _ Ôn lại 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp và Mời bạn vui múa ca có kết hợp vỗ theo tiết tấu. _Chuẩn bị: Học hát: Tìm bạn thân. _ Cho hát theo nhóm, tổ, lớp. _ HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca theo: Nhóm, tổ _ Cho từng nhóm lên biểu diễn: hát kết hợp với vài động tác phụ họa. _ Hát theo nhóm, tổ, lớp. _ HS Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca theo: nhóm, tổ _ Cho từng nhóm lên biểu diễn: hát kết hợp với vài động tác phụ họa. _ Chia lớp thành từng nhóm. _ Cho 2 HS hát lại 2 bài hát _ Lớp hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. -Thanh phách, song loan -thanh phách, song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 6: Học hát: TÌM BẠN THÂN. Nhạc và lời: Việt Anh. I.MỤC TIÊU: _HS Hát đúng giai điệu và lời 1 của bài _HS biết bài hát “Tìm bạn thân” là sáng tác của tác giả Việt Anh (tên khai sinh là Đặng Trí Dũng) _ HS biết vỗ tay và gõ đẹm theo phách II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: 1. Hát chuẩn xác bài hát “Tìm bạn thân” 2. Đồ dùng dạy học: _ Nhạc cụ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ _ Máy cát xét và băng tiếng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 20’ 2’ 2’ 17’ 8’ 1’ 1’ Hoạt động 1: Dạy bài hát “Tìm bạn thân” (lời 1) a) Giới thiệu bài hát: _ Giới thiệu tên bài hát: _ Lần đầu tiên đến trường học, ai cũng muốn kết bạn với nhiều bạn mới. Ở trường học, bạn nào cũng ngoan ngoãn, xinh tươi, thật là dễ mến, dễ thân. Bài hát “Tìm bạn thân” các em học sau đây sẽ nói lên điều đó. _ Bài hát “Tìm bạn thân” có 2 lời ca. Bài này có tiết tấu rộn ràng, giai điệu và lời ca đẹp, nói về tình bạn thân ái của tuổi nhi đồng thơ ngây. Bài hát được tác giả Việt anh sáng tác vào khoảng năm 1960. Nhiều thế hệ trẻ em đã hát và ghi nhớ. b) Nghe hát mẫu: _ Mở máy _ GV hát mẫu. c) Dạy hát: _ Dạy đọc đồng thanh lời ca. + Dạy đọc từng câu theo tiết tấu + gõ + Nếu HS phát âm sai, GV cần sửa kịp thời. _ GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS _ Nối các câu hát trong quá trình dạy theo lối móc xích. _ Cho HS hát lại cả bài. GV cần chú ý cách phát âm của các em. Hoạt động 2: Vỗ tay và gõ đệm theo phách _ GV làm mẫu vỗ tay đệm theo phách. Nào ai ngoan ai xinh ai tươi … X x x x _ Hướng dẫn HS gõ đệm theo phách: giống như cách vỗ tay đệm đã học, HS gõ đệm bằng nhạc cụ gõ. * Củng cố: _GV nhận xét * Dặn dò: _ Tập hát thuộc lời1 kết hợp gõ đệm theo phách. _ HS nhắc lại tên bài hát:Tìm bạn thân – nhạc và lời: Việt Anh _ Nghe băng nhạc, giáo viên hát mẫu _HS đọc đồng thanh + Đọc từng câu theo tiết tấu: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi Nào ai yêu những người bạn thân Tìm đến đây ta cầm tay Múa vui nào _ HS hát theo vài ba lượt. _ Chia thành từng nhóm, luân phiên hát cho đến khi thuộc bài _HS vỗ theo. _ Cho từng nhóm hát + gõ đệm theo phách. _ Cho cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo phách với các nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan và trống nhỏ). -Máy, băng cát-xét -Thanh phách, song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 7: Học hát: TÌM BẠN THÂN. Nhạc và lời:Việt Anh. I.MỤC TIÊU: _HS Hát đúng giai điệu và thuộc cảlời 1, lời 2 _HS thực hiện được vài động tác phụ họa II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: _ Hát chuẩn xác 2 lời ca, chú ý hát âm luyến (múa, vui) và ngân đủ 2 phách ở âm kết _ Chuẩn bị vài động tác múa đơn giản _ Nhạc cụ và băng tiếng III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 20’ 8’ 1’ 1’ Hoạt động 1: Dạy hát lời 2 bài “Tìm bạn thân” _ Mở máy _ Nghe hát mẫu: _ Dạy đọc đồng thanh lời 2 rồi hát lại lời 1. + Dạy đọc từng câu theo tiết tấu và gõ + Nếu HS phát âm sai, GV cần sửa kịp thời. _ Dạy hát từng câu của lời 2 và nối các câu hát như cách dạy lời 1. +GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS +Nối các câu hát trong quá trình dạy theo lối móc xích. _ GV cần chú ý cách phát âm của các em. Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp vận động phụ họa. a) Thực hiện các động tác sau: * GV hướng dẫn và làm mẫu: _ Nhún chân theo phách: Mỗi phách có 1 lần nhún chân Động tác nhún chân thực hiện suốt cả bài ca, phối hợp với động tác tay và động tác thân mình. _ Vẫy tay gọi bạn: _ Vòng tay lên cao: _ Quay tròn: Thực hiện tương tự cho lần hát lời 2. b) Biểu diễn: * Củng cố: _ GV hát mẫu lại 1 lần cả bài hoặc cho nghe băng cát xét * Dặn dò: _ Tập hát và gõ đệm theo phách. _ Chuẩn bị: Học hát “Lí cây xanh”. _Nghe qua băng, GV hát mẫu. _ HS đọc đồng thanh theo lời GV + Đọc từng câu theo tiết tấu: Rồi tung tăng ta đi bên nhau Bạn thân yêu ta còn ở đâu Tìm đến đây ta cầm tay Múa vui nào _ HS hát theo vài ba lượt. _ Chia thành từng nhóm, luân phiên hát cho đến khi thuộc bài _ Cho HS hát lại cả bài: hát+ gõ đệm theo phách. * HS thực hiện các động tác _Nhún chân theo phách: phách mạnh nhún chân trái, phách nhẹ nhún chân phải. _ Giơ tay về phía trước, vẫy bàn tay theo phách. + Tay trái với câu: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. + Đổi sang tay phải: Nào ai yêu những người bạn thân _Giơ hai tay lên cao, 2 bàn tay nắm vào nhau, 2 cánh tay tạo thành vòng tròn. Nghiêng mình sang trái rồi sang phải tương ứng với động tác nhún chân theo phách. _Thực hiện với câu: “Tìm đến đây ta cầm tay”. - Tiếp tục vòng tay trên cao, phối hợp động tác chân để quay tròn tại chỗ. Thực hiện với câu: “Múa vui nào”. _ Cho HS biển diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, tốp ca, … -Băng nhạc -Thanh phách, song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 8: Học hát: LÍ CÂY XANH Dân ca Nam Bộ. I.MỤC TIÊU: _ HS biết bài hát “Lí cây xanh” là một bài dân ca Nam Bộ _ HS Hát đúng giai điệu và lời ca _ Hát đồng đều, rõ lời II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: 1. Học thuộc bài hát. 2. Đồ dùng dạy học: _ Nhạc cụ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ _ Máy cát xét và băng tiếng _ Một số tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 20’ 8’ 1’ 1’ Hoạt động 1: Dạy bài hát “Lí cây xanh” a) Giới thiệu bài hát: _ GV giới thiệu tên bài hát _ Lí là những điệu hát dân gian rất phổ biến ở các vùng nông thôn Nam Bộ. Có rất nhiều điệu lí: Lí cây bông, Lí con quạ, Lí ngựa ô, Lí cây chanh, Lí chiều chiều, … Lí cây xanh là một trăm hàng trăm bài lí được nhân dân ta sáng tác và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bài lí cây xanh có giai điệu mộc mạc, giản dị, lời ca được hình thành từ câu thơ lục bát: Cây xanh thì lá cũng xanh Chim đậu trên cành chim hót líu lo b) Nghe hát mẫu: _ Mở máy hát _ GV hát mẫu c) Dạy hát: _ GV cho HS đọc lời ca. + Dạy đọc từng câu theo tiết tấu + gõ + Nếu HS phát âm sai, GV cần sửa kịp thời. _ GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS hát _ Nối các câu hát trong quá trình dạy theo lối móc xích. _ Chia thành từng nhóm _ Cho HS hát lại cả bài. GV cần chú ý cách phát âm của các em. * Chú ý: những tiếng có luyến 2 nốt nhạc như: “đậu”, “trên”, “líu” nhắc HS phát âm rõ ràng, gọn tiếng … Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa. _ Hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp gõ phách đệm. Gõ phách phải thật đều đặn nhịp nhàng, không nhanh, không chậm. _ GV hát và gõ theo tiết tấu lời ca Ví dụ: Cái cây xanh xanh X x x x _GV hướng dẫn HS đứng hát và kết hợp vài động tác đơn giản. _ Biểu diễn * Củng cố: * Dặn dò: _ Tập hát thuộc lời bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. _Lí cây xanh- dân caNam Bộ. _ Cho HS xem tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ. _Nghe qua băng và lời ca của GV _ HS đọc đồng thanh theo từng câu +Đọc theo tiết tấu: Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh Chim đậu trên cành, chim hót líu lo Líu lo là líu lo Líu lo là líu lo _ Mỗi câu hát HS hát theo vài ba lượt. _ Các nhóm luân phiên hát cho đến khi thuộc bài _ Nhóm, lớp _ Làm theo hướng dẫn của GV _ HS thực hiện: Hai tay chống hông vừa hát vừa nhún chân, phách mạnh nhún chân trái, phách nhẹ nhún chân phải, … _Cho từng nhóm hát + vài động tác đơn giản _ Cả lớp đọc lại câu lục bát: “ Cây xanh thì lá cũng xanh Chim đậu trên cành chim hót líu lo” -Tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ -Băng cát-xét -Song loan, thanh phách XÉT DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Nhận xét của BGH Nhậb xét của TTCM Phạm Thị Vân Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 9: - Ôn tập bài hát: LÍ CÂY XANH - Tập nói thơ theo tiết tấu (tiết tấu của bài Lí cây xanh) I.MỤC TIÊU: _HS Hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu _Tập trình diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa _ Tập nói thơ theo âm hình tiết tấu bài “Lí cây xanh” II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: _ Tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ _ Nhạc cu, máy nghe, băng nhạc (nếu có) _ Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ (mỗi dòng có 4 chữ- tiếng) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 14’ 14’ 2’ 2’ Hoạt động 1: Ôn bài hát “Lí cây xanh” _ Cho HS xem tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ. _ Cho HS hát lại cả bài hát. * Hát kết hợp với vận động phụ họa. _ Hát và gõ phách đệm. _ Lần lượt tập vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp 2, cuối cùng gõ theo tiết tấu lời ca. _ Hát kết hợp nhún chân theo nhịp. * Cho HS tập trình diễn bài hát trước lớp. Hoạt động 2: Tập nói thơ theo tiết tấu: _Cho HS thể hiện tiết tấu _Từ cách nói theo âm hình tiết tấu trên, GV cho HS vận dụng đọc những bài thơ khác: GV giảng: Đoạn thơ trên nói về các loài chim, gồm có: chim liếu điếu, chim chìa vôi, chim chèo bẻo, … _ Từ cách đọc theo tiết tấu đã biết, GV cho các em vận dụng để đọc các câu thơ khác: *Củng cố: *Dặn dò: _ Tập hát và gõ đệm theo phách. _Hát tập thể, tổ, nhóm _Thực hiện theo nhóm, lớp. _Thực hiện cả lớp, nhóm. _Cả lớp * HS biển diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, tốp ca, _Tập gõ theo nhịp _HS nói theo tiết tấu bằng chính lời ca của bài Lí cây xanh: Cái cây xanh xanh Thì lá cũng xanh Chim đậu trên cành Chim hót líu lo. _Cho HS đọc đồng thanh đoạn thơ _ Vừa đi vừa nhảy Là anh sáo xinh Hay nói linh tinh Là anh liếu điếu Hay nghịch hay tếu Là cậu chìa vôi Hay chao đớp mồi Là chim chèo bẻo… (Trích thơ Trần Đăng Khoa) +Đọc thơ kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu. Vừa đi vừa nhảy. Là anh sáo xinh x x x x x x x x +Đọc thơ và gõ đệm theo nhịp 2. Vừa đi vừa nhảy. Là anh sáo xinh x x x x _HS đọc các câu thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh … (Trích thơ Tố Hữu) _HS hát lại bài Lí cây xanh, vừa hát vừa gõ đệm thật nhịp nhàng -Thanh phách, song loan Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 10: Ôn tập 2 bài hát: - TÌM BẠN THÂN - LÍ CÂY XANH I.MỤC TIÊU: _HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca _Biết kết hợp vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca _Biết hát kết hợp với vài động tác phụ họa _Biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài Lí cây xanh II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: _ Nhạc cụ, tập đệm theo bài hát. _ Một số nhạc cụ gõ đơn giản III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 12’ 12’ 2’ 2’ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Tìm bạn thân” _ Ôn tập bài hát _Cho HS vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. GV cần giúp các em thể hiện đúng từng kiểu vỗ tay (hoặc gõ) đệm. _ GV cho từng nhóm HS tập biểu diễn trước lớp. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “Lí cây xanh” _ Ôn tập bài hát _Cho HS tập hát kết hợp vỗ tay (hoặc gõ) đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca. GV cần giúp các em thể hiện đúng từng kiểu vỗ tay (hoặc gõ) đệm. _Cho HS tập biểu diễn kết hợp vận động phụ họa. _ Tập nói thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài hát (như tiết 9) *Củng cố: _Cho HS hát lại 2 bài hát _ Trò chơi: Thi nói thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài Lí cây xanh. *Dặn dò: _ Ôn lại 2 bài hát: Tìm bạn thân và Lí cây xanh có kết hợp vỗ theo tiết tấu. _Chuẩn bị: Học hát “Đàn gà con”. _ Cho hát theo nhóm, tổ, lớp. _ HS Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca theo: Nhóm, tổ _ Cho từng nhóm lên biểu diễn: hát kết hợp với vài động tác phụ họa. _ Cho hát theo nhóm, tổ, lớp. _ HS Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca theo: Nhóm, tổ _ Cho từng nhóm lên biểu diễn: hát kết hợp với vài động tác phụ họa. _2 HS hát lại 2 bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu Thứ ,ngày tháng năm 200 Tiết 11: Học hát: ĐÀN GÀ CON Nhạc: Phi-Líp-Pen- Cô Lời: Việt Anh I.MỤC TIÊU: _HS biết bài hát “Đàn gà con” do nhạc sĩ người Nga tên là Phi-líp-pen-cô sáng tác. Lời bài hát (tiếng việt) do tác giả Việt Anh phỏng dịch. _HS Hát đúng giai điệu và lời ca _Hát đồng đều, rõ lời II.GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ: 1. Hát chuẩn xác bài hát Đàn gà con. 2. Đồ dùng dạy học: _ Nhạc cụ _ Nhắc HS chuẩn bị nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống nhỏ) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 15’ 10’ 2’ 2’ Hoạt động 1: Dạy bài hát “Đàn gà con” a) Giới thiệu bài hát: _ Bài hát Đàn gà con do nhạc sĩ người Nga tên là Phi-lip-pen-cô sáng tác. Phần lời ca (tiếng việt) do tác giả Việt Anh phỏng dịch từ tiếng Nga. b) Nghe hát mẫu: _ Nghe qua băng. _ GV hát mẫu. c) Dạy hát: _ Dạy đọc lời ca. + Nếu HS phát âm sai, GV cần sửa kịp thời. _ GV hát mẫu từng câu rồi bắt giọng cho HS. _Trong quá trình dạy nối các câu hát theo lối móc xích. _GV cần chú ý cách phát âm của các em. Hoạt động 2: Vỗ tay hoặc vỗ đệm theo phách _GV làm mẫu cho HS vỗ tay đệm theo phách _Cho HS gõ đệm theo phách bằng nhạc cụ gõ *Củng cố: _ GV hát lại 1 lần, vừa hát vừa vỗ tay hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách. *Dặn dò: _ Tập hát thuộc lời bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac lop 1.doc
Giáo án liên quan