Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức: Học sinh trồng được cây trong dung dịch .

2-Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.

3-Thái độ:

- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Có ý thức tìm tòi sáng tạo trong khoa học, yêu thích việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất .

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1/Dụng cụ, vật mẫu:

-Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích 0,5-5 lít.

-Dung dịch dinh dưỡng Knốp.

-Cây thí nghiệm:Lúa, cà chua hoặc các loại rau xanh.

-Máy đo pH.

-Cốc thủy tinh dung tích 1000ml.

-Ống hút dung tích 10ml

-Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0.2%.

2/Bảng theo dõi sinh trưởng của cây:Mẫu 1

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 14: Thực hành: Trồng cây trong dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14. Tiết 14. Ngày soạn: 09/11/2010 Bài14: Thực hành: TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: Học sinh trồng được cây trong dung dịch . 2-Kỹ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. 3-Thái độ: - Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. - Có ý thức tìm tòi sáng tạo trong khoa học, yêu thích việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất . II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1/Dụng cụ, vật mẫu: -Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích 0,5-5 lít. -Dung dịch dinh dưỡng Knốp. -Cây thí nghiệm:Lúa, cà chua hoặc các loại rau xanh. -Máy đo pH. -Cốc thủy tinh dung tích 1000ml. -Ống hút dung tích 10ml -Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0.2%. 2/Bảng theo dõi sinh trưởng của cây:Mẫu 1 Chỉ tiêu theo dõi Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 ... Tuần n Chiều cao của phần trên mặt nước Màu sắc lá Sự phát triển của rễ Hoa Quả III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phối hợp các phương pháp trực quan, thao tác mẫu, diễn giảng. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ:(4ph) 1/Thế nào là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón? 2/Phân biệt phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ . Đáp án: 1/Khái niệm. 2/Phân vi sinh vật cố định đạm: Chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu hoặc hội sinh với cây lúa và cây trồng khác. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: Chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơà lân vô cơ hoặc lân khó tan à dễ tan. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ : Chứa các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ 3- Nội dung bài mới: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG - Giới thiệu nội dung thực hành. - Chia nhóm HS thực hành. + Phân công vị trí thực hành cho các nhóm. + Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Hướng dẫn học sinh thực hiện quy trình theo từng bước. Kết hợp với diễn giải và thao tác mẫu. Bước một: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng: dung dịch Knôp. Bước hai : Điều chỉnh độ pH. Dùng máy đo pH để kiểm tra (Lưu ý cách sử dụng máy đo). Khi điều chỉnh độ pH phải rất cẩn thận, dùng H2SO4 hoặc NaOH từ từ, chính xác . - Nhắc nhở HS kiểm tra dụng cụ hoá chất trước khi thực hành - Điều chỉnh độ pH: Lưu ý HS dùng thang màu chuẩn hoặc máy đo độ pH - GV Đo kiểm tra lại độ pH HS đã đo, nếu chưa khớp yêu cầu điều chỉnh lại. Cho HS mang cây về nhà để theo dõi sự sinh trưởng - Lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu giáo viên. - Lắng nghe, theo dõi các thao tác GV thực hiện Ghi chép tóm tắt quy trình kỹ thuật và những điểm GV nhấn mạnh. + Sử dụng máy đo pH :Để đầu điện cực của máy ngập vào giữa khối dung dịch cần đo.Đặt máy cố định trên bàn. + Điều chỉnh độ pH: dùng NaOH 0,2 % hoặc H2SO4 0,2% để diều chỉnh độ độ pH theo yêu cầu của loại cây trồng.Lưu ý nhỏ giọt hoá chất từ từ cho tới khi trị số pH vừa đúng yêu cầu. -Chọn cây. -Luồn bộ rễ cây trên nắp hộp sao cho rễ không bị gãy dập.Điều chỉnh cây sao cho Một nữa bộ rễ ngập vào dung dịch ,một nữa trong nước - HS thực hiện tuần tự các bước - Làm thong thả, cẩn thận, tránh đùa nghịch, đi lại nhiều trong lớp. - Điều chỉnh độ pH dựa vào yêu cầu của cây trồng cụ thể - Ghi tên, ngày trồng ngoài bao giấy để tiện theo dõi. I/GIỚI THIỆU BÀI THỰC HÀNH (2ph) II/TỔ CHỨC PHÂN CÔNG NHÓM: (2ph) III/QUY TRÌNH THỰC HÀNH:(11ph) 1-Bước 1:Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng: Lấy dung dịch Knôp đổ vào bình trồng cây. 2-Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng : Mỗi loại cây trồng thích hợp với độ pH nhất định: Lúa, cà chua:5,5-6,5; Ngô, đậu đỏ: 6,5-7,0; Bắp cải; 7,0. Dùng mấy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch . 3-Bước 3: Chọn cây khỏe mạnh có rễ mọc thẳng. 4-Bước 4: Trồng cây trong dung dịch: Luồn rễ cây qua lỗ ở nắp đậy sao cho một phần rễ ngập vào dung dịch hút chất dinh dưỡng . Phần rễ phía trên hút oxiàhô hấp. 5-Bước 5:Theo dõi sinh trưởng của cây theo mẫu1 IV/HỌC SINH TIẾN HÀNH THỰC HÀNH:theo các bước (20ph) 4- Củng cố và luyện tập:(4ph) -Học sinh tự đánh giá theo mẫu: Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Người đánh giá Tốt Đạt Không đạt Thực hiện quy trình -GV đánh giá kết quả thực hành: +Thực hiện quy trình. +Kết quả thí nghiệm. +Gọi HS trả lời một số câu hỏi: 1 Em có nhận xét gì về thành phần các chất trong dung dịch dinh dưỡng KNốp? 2.Dựa vào đâu để điều chỉnh độ pH trong dung dịch dinh dưỡng ? 3.Vì sao khi trồng cây trong dung dịch không để ngập bộ rễ vào nước? 5- Dặn dò:(1ph) - Nhắc nhỡ vệ sinh sau thực hành. - Học bài và chuẩn bị bài 15. Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng. 6- Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành TàI

File đính kèm:

  • docbai 14.doc