Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 37: Thức ăn của vật nuôi

I) MỤC TIÊU. Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:

1) Kiến thức

- Biết được tên một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm.

- Biết được nguồn gốc một số loại thức ăn quen thuộc của gia súc, gia cầm.

- Gọi tên được tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi

2) Kĩ năng

- Nhận dạng được một số loại thức ăn động thực vật là thức ăn của vật nuôi.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, kĩ năng thảo luận nhóm, tập phát biểu, khía quát hóa để đưa ra được các kết luận khoa học

3) Thái độ

- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi, biết tận dụng các loại thức ăn có sẵn ở ao, vườn để chăn nuôi giúp đỡ gia đình

II) CHUẨN BỊ

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Bài 37: Thức ăn của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37: Thức ăn của vật nuôi Họ tên: Phạm Văn Uy Chữ kí phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Lớp: Công nghệ K1 Ngày soạn: 22/02/2009 Ngày giảng: I) mục tiêu. Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1) Kiến thức - Biết được tên một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm. - Biết được nguồn gốc một số loại thức ăn quen thuộc của gia súc, gia cầm. - Gọi tên được tên các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi 2) Kĩ năng - Nhận dạng được một số loại thức ăn động thực vật là thức ăn của vật nuôi. - Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, kĩ năng thảo luận nhóm, tập phát biểu, khía quát hóa để đưa ra được các kết luận khoa học 3) Thái độ - Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi, biết tận dụng các loại thức ăn có sẵn ở ao, vườn để chăn nuôi giúp đỡ gia đình II) chuẩn bị 1) Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK và các tài liệu có liên quan đến bài học. - Phóng to các hình 63, 64, 65 SGK. - Máy chiếu nếu có 2) Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước bài 37 ở nhà - Sưu tầm một số loại thức ăn vật nuôi ở gia đình, địa phương III) phương pháp - Vấn đáp tìm tòi. - Thảo luận nhóm - Phương pháp trực quan IV) tiến trình bài học 1) ổn định lớp 2) Kiểm tra bài cũ (không) 3) Nội dung bài mới a) Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Như chúng ta đã biết để sống, sinh trưởng và phát triển vật nuôi cần phải có thức ăn vật nuôi. Vậy thức ăn vật nuôi là gì? nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào?chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài hôm nay: Bài 37: Thức ăn vật nuôi b) Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguồn gốc của thức ăn vật nuôi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Cho HS quan sát hình 63 SGK phóng to vật nuôi đang ăn gì? Hãy kể tên các loại thức ăn của trâu bò? Hãy kể tên các tên các loại thức ăn của lợn? Kể tên các loại thức ăn của gà? Tại sao trâu bò có thể tiêu hóa được rơm rạ, cỏ khô? GV: Nhận xét( vì trâu bò có dạ cỏ để chứa thức ăn, trong dạ cỏ co nhiều dịch vị và enzim tiêu hóa thức ăn thô, xơ). Con lợn, gà có ăn được rơm rạ, cỏ khô không? Trâu có đi nhặt từng hạt thóc để ăn không? GV: Nhận xét, chốt lại: Gia đình em thường cho vật nuôi ăn gi? GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 2 SGK/99 Và Quan sát hình 64 SGK, Thảo luận nhóm 2-3 người một bàn trong vòng 5 phút làm bt sau: Nguồn gốc Tên loại thức ăn Thực vật Động vật Chất khoáng GV: Yêu cầu HS báo cáo kết Quả GV: nhận xét, Kết luận: Gia đình em thường cho vật nuôi ăn những thức ăn có nguồn gốc từ đâu? nêu VD? HS: Quan sát, trả lời HS: trả lời HS: trả lời HS: trả lời HS: Trả lời HS: chú ý lắng nghe HS: Trả lời HS: ghi bài HS: trả lời HS: Đọc sách, quan sát kênh hình, thảo luận nhóm để hoàn thành BT mà GV yêu cầu HS: trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình HS: Ghi bài HS: Trả lời I) nguồn gốc của thức ăn vật nuôi 1) khái niệm thức ăn vật nuôi - Mỗi con vật chỉ ăn được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng. + Gà thích ăn hạt ngô, lúa, sâu bọ + Trâu bò chỉ ăn thức ăn thực vật, không ăn thịt + Lợn là động vật ăn tạp nhưng không ăn được rơm rạ cỏ khô như trâu bò 2) Nguồn gốc thức ăn vật nuôi - Căn cứ vào nguồn gốc, chia thức ăn vật nuôi làm 3 loại: + Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc thực vật + Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật + Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc là chất khoáng c) Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi Hoạt động của GV Hoạt động của GV Nội Dung GV: Yêu cầu học sinh đọc mục II SGK /100-101.GV hướng dẫn các em đọc bảng 4/100SGK. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 65 SGK , kết hợp với bảng 4 làm BT: Kí hiệu hình tròn Tên thức ăn vật nuôi Hình tròn a Hình tròn b Hình tròn c Hình tròn d Hình tròn e GV: Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả. GV: Nhận xét, chữa bài tập Vậy thức ăn vật nuôi gồm những thành phần nào? GV: Nhận xét, chốt kiến thức: HS: Đọc nội dung II theo sự hướng dẫn của giáo viên HS: Quan sát, suy nghĩ làm BT HS: Trình bày kết quả HS: Chữa BT vào vở HS: Trả lời HS: Ghi bài II) thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi - Thức ăn vật nuôi gồm 2 thành phần chính: Nước và chất khô. + Chất khô gồm: Prôtêin, lipít, gluxít, khoáng và vitamin. 4) Tổng kết bài học Yêu cầu HS đọc ghi nhớ của bài? GV: Cho học sinh làm các bài tập: BT 1: Hãy xác định tên thành phần dinh dưỡng của thóc theo sơ đồ sau: Thóc tẻ BT 2: Những loại sau đây: Cỏ, rau muống, cây ngô, hạt ngô, bột cá, bột khoáng,thóc Là thức ăn của những vật nuôi nào? + Trâu ăn: . + Lợn ăn: .. + Gà ăn: .... 5) Hướng dẫn về nhà - Yêu cầu HS về nhà học bài và làm bài trước khi đến lớp theo câu hỏi trong SGK/101. - Đọc trước bài 38: vai trò của thức ăn đối với vật nuôi - Yêu cầu HS về nhà làm BT: Hãy xác định vai trò của các chất dinh dưỡng trong bảng sau: Tên thành phần dinh dưỡng Vai trò Prôtêin Gluxit Lipít Chất khoáng( Ca, Na, Fe) Vitamin V) rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docbai 37cn7.doc