Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 18

A, MỤC TIÊU BÀI HỌC:

sau khi học xong bài này học sinh phải:

- hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

- nắm vững và trả lời được nội dung các thí nghiệm.

- rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh.

B, CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

I, phần thầy:

giáo án

SGK

Đồ dùng dạy học

II, phần trò:

vở ghi

SGK

Đồ dùng học tập

 

doc50 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: chương I: trồng trọt, lâm nghiệp đại cương tiết 1: khảo nghiệm giống cây trồng A, Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này học sinh phải: - hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - nắm vững và trả lời được nội dung các thí nghiệm. - rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh. B, chuẩn bị bài dạy: I, phần thầy: giáo án SGK Đồ dùng dạy học II, phần trò: vở ghi SGK Đồ dùng học tập C, Tiến trình dạy học: I, Vào bài mới: Khi nào giống mới được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà Giống được đưa vào sản xuất đại trà khi được khảo nghiệm bằng các thí nghiệm do cơ quan chuyên môn thực hiện như công ty giống cây trồng hoặc các viện nghiên cứu giống sau đó được cơ quan tiêu chuẩn đo lường công nghệ quốc gia công nhận. Vậy hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành như thế nào? mục đích công tác khảo nghiệm là gì? Để nắm được các vấn đề trên chúng ta vào bài hôm nay. hướng dẫn của GV Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng (8p) VD: ở địa phương chúng ta đưa 1 giống ngô mới vào sản xuất, theo em trước tiên ta phải làm gì? Trồng thử có mục đích, vai trò gì? Theo em mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là gì? Hoạt động 2: các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng (35p) hoạt động 2.1: thí nghiệm so sánh +giống mới được bố trí so sánh với giống nào? nhằm mục đích gì? +theo em so sánh giống cần chú uý điều kiện gì? +theo em khi so sánh giữa hai giống cần so sánh các chỉ tiêu nào? Hoạt động 2.2: thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. VD: làm thí nghiệm kiểm tra chế độ bón phân với giống lúa mới. Người ta bố trí làm nhiều ô thí nghiệm mỗi ô bón lượng phân khác nhau song các điều kiện khác như nhau. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật có mục đích gì? Để kiểm tra kĩ thuật ta kiểm tra những yêu cầu nào? Hoạt động 2.3: thí nghiệm sản xuất quản cáo Ngay từ tiêu đề, thí nghiệm trên có mục đích gì? giống như thế nào được thực hiện thí nghiệm sản xuất quảng cáo? Giống mới được đưa vào sản xuất phải đạt được các yêu cầu về năng suất, chất lượng , phù hợp với điều kiện canh tác. Muốn vậy giống phải được tiến hành so sánh, kiểm tra yêu cầu kĩ thuật và phải được quảng cáo. Hoạt động 3: Tổng kết bài tập. + qua bài các em nắm được mục đích, cách tiến hành của một số loại thí nghiệm trước khi đưa giống vào sản xuất. + về nhà học bài cũ, đọc trước bài mới. Ta phải trồng thử. Để kiểm tra xem giống ngô đó có phù hợp với đất đai, khí hậu ở đia phương không, nămg suất ra sao. - đánh giá chính xác yêu cầu khách quan và công nhận kịp thời giống cây trồng có phù hợp với từng vùng, hệ thống canh tác. - sau khảo nghiệm cung cấp thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng giống đó. Được so sánh với giống đang trồng và nhằm đánh giá giữa hai giống với nhau. Khi thí nghiệm so sánh phải đảm bảo về phân bón đất đai, nước cho hai loại như nhau. Các chỉ tiêu so sánh: + tốc độ sinh trưởng và phát triển. + năng suất + chất lượng + khả năng chống chịu Nhằm kiểm tra quy trình kĩ thuật. Kiểm tra mật độ trồng, thời vụ, chế độ bón phân nước tưới..v..v.. + thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật được tiến hành nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan chọn, tạo giống về quy trình kĩ thuật. + nhằm xác định mật độ trồng, thời vụ, chế độ bón phân nước tưới..v..v.. Nhằm tuyên truyền quảng bá giống mới. Giống phải được cấp giấy chứng nhận của quốc gia. Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 2: sản xuất giống cây trồng A, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Nêu được mục đích cua rcông tác sản xuất giống cây trồng. - trình bày được trình tự và quy trình sản xuất giống cây trồng ở cây Nông nghiệp và cây Lâm nghiệp. - Từ kiến thức đẫ học có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. B, chuẩn bị bài dạy: I, phần thầy: giáo án SGK Đồ dùng dạy học II, phần trò: vở ghi SGK Đồ dùng học tập C, Tiến trình dạy học: I, Kiểm tra bài cũ (6p) 1. Câu hỏi: Trình bày mục đích, ý nghĩa cảu công tác khảo nghiệm giống cây trồng? VD 2, Đáp án: Để kiểm tra xem giống đó có phù hợp với đất đai, khí hậu ở đia phương không, năng suất ra sao. - đánh giá chính xác yêu cầu khách quan và công nhận kịp thời giống cây trồng có phù hợp với từng vùng, hệ thống canh tác. - sau khảo nghiệm cung cấp thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng giống đó. II, Vào bài mới. (1p) Bài trước chúng ta đẫ nghiên cứu tìm hiểu để đưa giống vào sản suất đại trà cần phải trải qua 3 loại thí nghiệm song để đưa được giống vào sản xuất phải trải qua một số quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Các quy trình đó như thế nào? Với cây Nông nghiệp như thế nào? Cây Lâm Nghiệp ra sao? để nắm được các vấn đề trên chúng ta nghiên cứu bài hôm nay. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mục đích của công tác sản xuất gióng cây trồng. (4p) GV tóm tắt. một em cho biết mục tiêu của công tác sản xuất gống cây trồng ? Hoạt động 2: Hệ thống sản xuất giống cây trồng. (7p) Hệ thống sản xuất giống cây trồng bắt đầu và kết thúc khi nào? Qua hình vẽ hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn và những giai đoạn nào? Hạt giống SNC là gì? Giai đoạn 1 có nhiệm vụ gì? Hạt giống NC và hạt XN là hạt giống ntn? cơ quan nào sản suất? Hoạt động 3: Quy trình sản xuất giống cây trồng. (26p) Hoạt động 3.1: Sản xuất giống cây trồng Nông nghiệp. Hoạt động 3.1.1: Sản xuất giống ở cây tự thụ phấn. Các em cho biết, quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn ntn? Quan sát hình 3.3 cho biết quá trình chọn lọc ở sơ đồ phục tráng khác gì với sơ đồ duy trì? Em hãy trình bày quy trình sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng? Hoạt động 3.1.2: sản xuất giống ở cây thụ phân chéo. Thế nào là hình thức thụ phân chéo? Vì sao cần chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li? Quan sát sơ đồ hình 4.1 cho biết: +quy trình gồm mấy giai đoạn, nhiệm vụ các giai đoạn? Hoạt động 3.1.3: sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính. Em hãy lấy VD về một số loại cây trồng sử dụng phương pháp nhân giống vô tính? Học sinh đọc SGK, cho biết quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo gồm có mấy bước, nhiệm vụ các bước? Hoạt động 3.2: sản xuất giống cây rừng. Hoạt động 4: củng cố và bài tập.(1p) Qua bài các em nắm được mục đích, quy trình sản xuất giốgn ở cây trồng lâm nghiệp và nông nghiệp. Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài mới. Hs đọc sgk Mục tiêu 1: Duy trì củng cố độ thuần chủng, sức sống , tính trạng điển hình. Mục tiêu 2: Tạo đủ sô slượng giống cần thiết cung cấp cho sản xuất đại trà. Mục tiêu 3: Phổ biến nhanh vào sản xuất. Quan sát hình 3.1. Hệ thống sản xuất giống cây trồng được bắt đầu khi nhân hạt giống do cơ sở nhân giống cung cấp, đến khi có được hạt giống xác nhận. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1sản xuất hạt giống SNC, giai đoạn 2 sản xuất hạt giống NC, giai đoạn 3 sản xuất hạt giống XN. Hạt SNC là hạt có chât lượng và độ thuần chủng cao nhất. Giai đoạn 1 có nhiệm vụ duy trì và phục tráng sản suất hạt SNC. Hạt NC là hạt được sản suất từ hạt SNC hạt xác nhận được sản xuất từ hạt NC và do công ty, trung tâm giống cây trồng sản xuất. Quan sát hình 3.2 Năm 1: Gieo hạt SNC, chọn cây ưu tú Năm 2: Hạt cây ưu tú gieo thành từng dòng.chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt, những hạt đó là hạt SNC. Năm 3: Nhân giống NC từ hạt SNC. Năm 4: Sản xuất hạt XN từ hạt NC. Cả hai phương pháp đều sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể nhưng ở phương pháp phục tráng còn lâu hơn. Năm 1: gieo vlkđ, chọn cây ưu tú Năm 2: gieo cây ưu tú, chọn 4->5 dòng tốt. Năm 3: các hạt của giống tốt chia làm hai phần, phần 1 đem so sánh với giống đang sản xuất đại trà, phần 2 nhân sơ bộ -> hạt SNC. thụ phân chéo là hình thức sinh sản mà nhuỵ của cây này được thụ phấn từ hạt phấn của cây khác. Không để cho cây trồng được thụ phấn từ những cây không mong muốn nhằm đảm bảo độ thuần khiết của giống. Năm 1: chọn ruộng ở khi cách li, chia ruộng thành 500 ô để gieo hạt SNC, mỗi ô chọn một cây để làm giống. Năm 2: gieo hạt của cây đã chọn, mỗi cây gieo thành một hàng. Loại bỏ những hàng không đạt yêu cầu, những cây xấu trong hàng đạt yêu cầu. Sau đó thu hạt những cây còn lại hỗn hợp tạo thành hạt SNC. Năm 3: gieo hạt SNC, tiếp tục chọn lọc và thu được hạt NC. Năm 4: gieo hạt NC, thu được hạt XN. VD như khoai tây, mía, sắn, hồng xiêm, táo,..v.v Bước 1: sản xuất hạt SNC bằng cách chọn lọc với cây lấy củ, chọn củ, lấy thân, chọn cây mẹ làm cây ưu tú. Bước 2: tổ chức sản xuất giống NC, giống SNC. Bước 3: tổ chức sản xuất giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm, giống XN từ giống NC. HS đọc SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 3: thực hành xác định sức sống của hạt A, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Biết phương pháp và xác định được sức sống của hạt ở một số cây trồng Nông nghiệp - Rèn luyện tính chu đáo cẩn thận thông qua việc thực hiện đúng quy trình thực hành, đảm bảo an toàn , về sinh môi trường. - Từ kiến thức đẫ học có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. B, chuẩn bị bài dạy: I, phần thầy: Giáo án SGK Nội dung: + ngâm hạt giống trong nước sạch: Lúa 24-48h, Ngô 8-12h, đỗ 1-2h. + Vớt ra rá để ráo nước. + Gieo hạt giống vào bình đựng cát, Giữ ẩm cho hạt và cát. + Sau 4 ngày tãi cát ra khay, đém số hạt nảy mâmf và tinh% A% = Số hạt nảy mầm x 100% Tổng số hạt gieo Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Hạt giống : Ngô, Đậu, Lúa 100-200. + Hộp Petri : 1 cái. + Panh, lam kính, dao, giấy thấm, thuốc thử. Chuẩn bị thuốc thử: + Cân 1g Indicago cacmanh hoà tan trong 10 ml cồn 96%, thêm 90ml nước cất, thu được dunh dịch A. + Lấy 20 ml H2SO4 (d= 1,84), hoà tan trong 98 ml nước cất thu được dunh dịch B. + Lấy 20 ml dung dịch B đổ vào dung dịch A thu được thuốc thử. II, phần trò: vở ghi SGK Đồ dùng học tập C, Tiến trình dạy học: I, Giới thiệu bài học. (1p) Để đánh giá chất lượng hạt giống cây trồng người ta tiến hành thí nghiệm kiểm tra sức sống của hạt, nhằm đánh giá chất lượng Nông sản qua đó sử dụng hạt một cách hợp lí. Thí nghiệm đó như thế nào? Thực hiện ra sao? hôm nay chúng ta cùng làm quen với phương pháp xác định sức sống của hạt thông qua một số thí nghiệm sau. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn quy trình thực hành.(9p) Hoạt động 1.1: Giới thiệu phương tiện thực hành. thuốc thử. chia hạt giống làm 4 phần 1 hộp Petri, panh., dao, lam kính, giấy thấm. Hoạt động 1.2: Quy trình thực hành. GV vừa giảng vừa thực hành. Bước 1: Lấy mẫu gồm 50 hạt giống, dùng gấy thấm lau sạch rồi cho vào hộp Petri. Bước 2: Dùng ống hút thuốc thử cho vào hộp Petri, ngâm trong 10-15 phút. Bước 3: Dùng Panh gắp hoặc gạt hạt ra giấy thấm sau đó lau sạch. Bước 4: Dùng Panh kẹp chặt hạt giống , dùng dao cắt ngang hạt rồi quan sát nội nhũ. nếu khối nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu noọi nhũ không bị nhuộm màu thì hạt sống. Bước 5: Xác định sức sống của hạt: Đếm số lượng hạt nhuộm màu và hạt không nhuộm màu sau đó tính tỉ lệ % Hoạt động 2: Học sinh thực hành. (26p) GV phát cho các tổ dụng cụ thực hành. GV quan sát, hướng dẫn hs làm thí nghiệm. Hoạt động 3: Tổng kết bài.(9p) Sau khi các tổ nộp báo cáo. Gv nhận xét: + kết quả thực hành. + ý thức trong khi thực hành. + khen và phê bình với học sinh chưa có ý thức trong trực hành. + Nhắc Hs thu dọn và vệ sinh khu thí nghiệm, nộp các dụng cụ thực hành. - Về nhà hoàn thành bài thực hành và đọc trước bài mới. Hs chú ý nghe và làm theo hướng dẫn của Giáo Viên. Hs nghe va ghi chép. Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn của Giáo viên. Sau khi làm song các tổ nộp kết quả báo cáo. Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 4: ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong tạo và nhân giống cây trồng nông lâm nghiệp A, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - trình bày được thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - biết được một số ứng dụng cua rcông nghệ nuoi cấy mô tế bào trong tạo và nhân giồng cây trồng Nông lâm nghiệp. - hiểu được quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tê bào. - Từ kiến thức đẫ học có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. B, chuẩn bị bài dạy: I, phần thầy: giáo án SGK Đồ dùng dạy học II, phần trò: vở ghi SGK Đồ dùng học tập C, Tiến trình dạy học: I, Vào bài mới. (1p) Các phương pháp chọn và nhân giống cây trồng truyền thống thường kéo dài và tốn kém nhiều vật liệu giống, tốn diện tích, hơn nữa một số giống cây trồng đang bị tiệt chủng hay hiếm mà muốn nhân giống thì rất khó. Ngày nay nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, các nhà tạo giống đã đề ra phương pháp tạo và nhân giống mới nhanh, tốn ít vật liệu, diện tích. Thế phương pháp đó như thế nào? cơ sở khoa học ra sao? quy trình sản xuất như thế nào? Để nắm được vấn đề này chúng ta vào bài hôm nay Hướng dẫn của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào(10p). hs đọc SGK Nuôi cấy mô tế bào là gì? Môi trường thích hợp là gì? Hoạt động 2:Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô, tế bào(15p). cho hs nghiên cứu SGK và thảo luận. + Dựa vào khả năng nào của TBTV mà có thể nuôi cấy để tạo ra cơ thể mới? + trình bày tóm tắt quá trình phát triển của TBTV từ hợp tử thành cây? + Đặc điểm của Tb chuyên biệt ở Tv là gì? - kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào là gì? Hoạt động 3: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô Tb(16p). Hoạt động 3.1: ý nghĩa. hs nghiên cứu sgk Hoạt động 3.2: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô TB. hs nghiên cứu sgk và thảo luận theo câu hỏi + Trình bày Quy trình nhân giống theo sơ đồ? + Vật liệu nuôi cấy lấy từ bộ phận nào của cây và phải đảm bảo yêu cầu gì? + TB mô phân sinh sau khi được khử trùng được nuôi cấy trong môi trường nào? Nhằm mục đích gì? +Công việc tạo rễ cho chồi được tiến hành như thế nào? Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá bài học.(3p) * Cho hs làm bài tập. chọn đáp án đúng nhất cho câu hỏi. Nuôi cấy mô Tb là phương pháp: a, Tách Tb TV rồi nuôi cấy trong môi trường cách li để TBTV có thể sống và phát triển thành cây trưởng thành. b, Tách TbTV nuôi cây trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống giúp Tb phân chia, biệt hoá thành mô, cơ quan và phát triển thành cây hoàn chỉnh. c, Tách mô, Tb giâm trong môi trường có các chát kích thích để mô phát triển thành cơ quan và cây trưởng thành. d, Tách mô, Tb nuôi dưỡng trong môi trường có các chất kích thích để tạo chồi , rễ và phát triển thành cây trưởng thành. * Bài tập: Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài mới. HS nghiên cứu SGK Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào,mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hoá thành cơ quan và phát triển thành cây hoàn chỉnh. Môi trường thích hợp là môi trường đủ các chất dinh dưỡng các yếu tố đa lượng như N,Ca, S, K, P nguyên tố vi lượng như Fe, B, Mo, Glucozơ, Saccarose hay chất điều tiết sinh trưởng. + TBTV có tính toàn năng, chứa hệ gen, giống như tất cả các Tb sinh dưỡng khác trong cơ thể đều có khả năng sinh sản vô tính tạo cây hoàn chỉnh. + Hợp tử phân chia-> Tb phôi sinh-> tạo Tb chuyên hoá-> mô, cơ quan-> cây trưởng thành. + Tb chuyên biệt có trức năng khác nhau, không mât đi khả năng biến đổi , trong điều kiện thích hợp lại trở về trạng thái phôi sinh có khả năng phân chia mạnh. + kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào là là kỹ thuật điều khiẻn sự phát sinh hình thái của TBTV một cách định hướng, dựa vào sự phân hoá và phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của TBTV bằng nuôi cấy Tb riêng biệt trong môi trường thích hợp. hs nghiên cứu sgk hs nghiên cứu sgk và thảo luận theo câu hỏi + Sơ đồ: Vật liệu nuôi cấy -> khử trùng vật liệu-> nuôi cấy trong môi trường tạo chồi-> tạo rễ-> cấy trong môi trường thích hợp-> vườn ươm. + Vật liệu nuôi cấy có thể lấy từ mô phân sinh (đỉnh ngọn, rễ) từ Tb phấn hoa, đảm bảo không bệnh. +trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo chồi. +Cắt chồi đã đạt tiêu chuẩn về chiều cao và chuyển sang môi trường tạo rễ là môi trường đặc biệt có bổ sung chất kích thích sinh trưởng. Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 5: một số tính chất của đất trồng A, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Giải thích được khái niệm keo đất, cấu tạo keo đất. -biết được khả năng hấp phụ của đất, phản ứng của dung dịch đất và độ phì nhiêu của đất. - Từ kiến thức đẫ học có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. B, chuẩn bị bài dạy: I, phần thầy: giáo án SGK Đồ dùng dạy học II, phần trò: vở ghi SGK Đồ dùng học tập C, Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ. 1. Câu hỏi: Câu1: Khái niệm nuôi cấy mô tế bào? Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô té bào? Câu2: Trình bày quy trình, ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào? 2 Đáp án: Câu 1: Khái niệm nuôi cấy mô tế bào phương pháp tách rời tế bào,mô đem nuôi cấy trong môi trường thích hợp để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hoá thành cơ quan và phát triển thành cây hoàn chỉnh. Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào: +TBTV có tính toàn năng, chứa hệ gen, giống như tất cả các Tb sinh dưỡng khác trong cơ thể đều có khả năng sinh sản vô tính tạo cây hoàn chỉnh. + Tb chuyên biệt có trức năng khác nhau, không mât đi khả năng biến đổi , trong điều kiện thích hợp lại trở về trạng thái phôi sinh có khả năng phân chia mạnh. Câu 2:quy trình, ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào Vật liệu nuôi cấy -> khử trùng vật liệu-> nuôi cấy trong môi trường tạo chồi-> tạo rễ-> cấy trong môi trường thích hợp-> vườn ươm. II, Vào bài mới. Muốn cây trồng cho năng xuất cao, ngoài viẹc chọn giống tốt còn cần chọn đất cho phù hợp. Muốn vậy ta phải hiểu và nghiên cứu rõ về đất trồng. Như keo đất là gì? khả năng hấp phụ của đất như thế nào? độ phì nhiêu ra sao? để nắm được các vấn đề trên chúng ta nghiên cứu bài hôm nay. Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất.(14p) Hoạt động 1.2: Keo đất. hoà 2 cốc , một cốc đường, một cốc đất và cho hs quan sát. ở hai cốc có gì khác nhau? Hoạt động 1.1.1: Khái niệm. Cốc có hoà tan đất thì đục hơn do keo đất, keo đất không hoà tan trong nước. Keo đất là gì? Hoạt động 1.1.2: Cấu tạo keo đất. Quan sát hình vẽ trong sgk và so sánh. Chỉ tiêu so sánh keo âm keo dương nhân có hay không Lớp ion mang điện tich lớp ion quyết định lớp ion bù. Một em cho biết keo đất có cấu tạo như thế nào? Hoạt động 1.2: Khả năng hấp phụ của đất. Đo keo đất có 2 lớp ion trái dấu có thể hút các ion, các phần tử nhỏ, hạt sét.. Khả năng hấp phụ là gì? Do vậy khả năng hấp phụ do nguyên nhân nào quyết định? Hoạt động 2: Phản ứng của dung dịch đất (11p). Phản ứng dung dịch đất do yếu tố nào quyết định? nếu H+ > OH -> phản ứng chua. nếu H+ phản ứng kiềm. Hoạt động 2.1: Phản ứng chua của đất. Độ chua của đất được chia làm mấy loại ? là những loại nào? Sự khác nhau của 2 loại độ chua? Loại đất nào thường là đất chua? Hoạt động 2.2: Phản ứng kiềm của đất. Nguyên nhân nào gây cho đất bị kiềm? Nếu biết đất chua, đất bị kiềm ta phải làm gì? Hoạt động 3: độ phì nhiêu của đất (9p) Hoạt động 3.1: khái niệm Đất có đặc điểm như thế nào được coi là đất phì nhiêu? Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? sử dụng biện pháp gì để tăng độ phì nhiêu của đất? Hoạt động 3.2: phân loại Có hai loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Sự hình thành của hai loại phì nhiêu này khác nhau ntn? Lấy VD về các biện pháp con người sử dụng để làm tăng độ phì nhiêu? Hoạt động 4: tổng kết_bài tập + hãy chọn đáp án đúng. +khả năng hấp thụ của đất là: a, là khả năng giữ lại chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ nhưng không làm biến chất, hạn chế sự rửa trôi. b, là khả năng giữ nước, oxi, do đó giữ lại được các chất hoà tan trong nước. c, là khả năng giữ lại chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ làm biến chất, hạn chế sự rửa trôi. d, là khả năng giữ lại chất dinh dưỡng, đảm bảo thoát nước nhanh chóng. + về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài mới. Cốc có hoà tan đất thì đục hơn Keo đất là các phần tử nhỏ từ 1- 200 nm không hoà tan trong nước,ở trạng thài huyền phù. Chỉ tiêu so sánh keo âm keo dương nhân có hay không Lớp ion mang điện tich lớp ion quyết định lớp ion bù. Keo đất gồm có nhân và 2 lớp ion mang điện tích trái dấu. Khả năng hấp phụ là sự hút bám các ion, các phần tử nhỏ như hạt limon, hạt sét vào bề mặt keo đất. Khả năng hấp phụ do keo đất quyết định. Do nồng độ ion H+ và OH-. gồm 2 loại là độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng. Độ chua hoạt tính do ion H+ trong dung dịch đất gây ra, độ chua tiềm tàng do ion H+ và Al3+ trên bề mặt đất gây ra. đất lâm nghiệp, đất phèn , đất trồng Nông nghiệp không phải là đất phù sa và đất mặn. Do đất chứaNa2CO3 và CaCO3 Đất chua cần bón vôi, bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý. Đất mặn thường là đất kiềm nên sử dụng biện pháp thau chua, rửa mặn. Đất tơi xốp, giữ được nước, phân và các chất khoáng cung cấp đủ ô xi cho hoạt động của VSV và rễ cây. Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất là đất có kết cấu viên, các hạt dính với nhau tạo thành hạt kết, giữa các hạt có những khe hở tạo thành mao quản, do đó đất tơi xốp, giữ được nước, phân và các chất khoáng cung cấp đủ ô xi cho hoạt động của VSV và rễ cây. Muốn tăng độ phì nhiêu của đất cần bón phân hữu cơ, làm đất và tưới tiêu hợp lý. Độ phì nhiêu tự nhiên hình thành dưới thảm thực vật không có sự tác động của con người, độ phì nhiêu nhân tạo do hoạt động sản xuất con người tạo ra. Như phơi ải, trồng cây phân xanh, nuôi bèo hoa dâu..v.v.. Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 6: Thực hành xác định độ chua của đất A, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - Biết và trình bày được quy trình xác định độ chua của đất. - Xác định được độ PH của các mẫu đất bằng các thiết bị thông thường. - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, phương pháp làm việc khoa học. - Có ý thức tổ chức kỉ luật, giữ gìn vệ sinh trong quá trình thực hành. - Từ kiến thức đẫ học có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. B, chuẩn bị bài dạy: I, phần thầy: - Quỳ tím (Máy đo PH). - Đồng hồ bấm giây. - Dung dịch KCl 1N và nước cất. - Bình tam giác dung tích 100 ml. - ống đong dung tích 50 ml. - Cân kĩ thuật. II, phần trò: - vở ghi - SGK - Mẫu đất. C, Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: (7p') 1. Câu hỏi : -Thế nào là phản ứng của dung dịch đất ? Độ chua của đất được xác định bằng chỉ số nào?. 2. Đáp án: - Phản ứng của dung dịch đất: Chỉ tính chua hay kiềm, trung tính của đất; Độ chua của đất được xác định bằng chỉ số PH. Khi PH >7 là đất chua,PH càng nhỏ đất càng chua. II/ Bài mới: Để xác định độ chua của đất chúng ta tìm hiểu bìa thực hành hôm nay. hướng dẫn của giáo viên hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Tổ chức tiết học (4p') + sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm. + Phát dụng cụ cho các nhóm. + Nhắc nhở ý thức tổ chức, vệ sinh trong thực hành. *Hoạt động 2: Quy trình thực hành (6p') Quy trình thực hành gồm mấy bước? Các bước thực hiện như thế nào? Quy trình thực hành trên thực hiện đối với dung dịch KCl 1N ,chúng ta thực hiện như vậy đối với nước. *Hoạt động 3: Thực hành (20p') + GV chia đất cho các nhóm, mỗi nhóm 2 mẫu đất . + Sau khi thực hiện lập bảng so sánh. Mẫu đất màu quỳ tím H2O KCl Mẫu 1 Mẫu 2 + GV quan sát, theo dõi và nhắc nhở HS. *Hoạt động 4:Tổng kết bài học (7p') GV nhận xét giờ thực hành + Việc chuẩn bị của HS. + Thao tác thực hành. + Kỉ luật, vệ sinh. *Hoạt động 5: Bài tập về nhà(1p') -Về nhà hoàn thành bài thực hành. -Đọc trước bài mới. + HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi - Quy trình thực hành gồm 4 bước: + Bước 1: Cân 20g đất khô vào bình tam giác 100 ml. +Bước 2: Đong và đổ 50 ml dung dịch KCl 1N vào bình tam giác. + Bước 3: Lắc đều bình trong 15p' +Bước 4: Dùng quỳ tím để kiểm tra độ PH. HS thực hiện theo quy trình thực hành và hướng dẫn của GV. Sau khi thực hành đại diện các nhóm đọc và thông báo kết quả. Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 7: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu,đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. A, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: - HS nêu được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu. - Biết và trình bày được các biện pháp cải tạo và sử dụnh đất xám bạc màu. - Nêu được nguyên nhân gây xói mòn đất, tính chất của đất xói mòn mạnh và biện pháp cải tạo, sử dụng loại đất này. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp và có ý thức bảo vệ tài nguyên đất. - Từ kiến thức đẫ học có thể áp dụng vào thực tế sản xuất. B, chuẩn bị bài dạy: I, phần thầy: - Giáo án - SGK - Đồ dùng dạy học II, phần trò: - Vở ghi - SGK - Đồ dùng học tập C, Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ: (Không) II. Bài mới: (1 p') ở nước ta thường có hiện tượng xói mòn đất , thế xói mòn đất có ảnh hưởng như thế nào đến độ phì nhiêu của đất? Nó làm giảm độ phì nhiêu của đất, làm cho đất bạc màu. Vậy cần làm gì để hạn chế sự sói mòn của đất? Với đất bạc màu, đất bị xói mòn mạnh thì cải tạo và sử dụng như thế nào để đem

File đính kèm:

  • docGA ADONG.doc