Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 20: Lớp vỏ địa lý-Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý

I. Mục tiêu bài học:

 Sau bài học HS cần:

 1. Về kiến thức:

 -Biết cấu trúc của lớp vỏ địa lý.

 -Hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý; nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật.

 -Thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý.

 2. Về kỹ năng:

 -Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên.

 -Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh họa quy luật.

 3. Về thái độ:

 Có ý thức và hành động hợp lý bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật.

II. Thiết bi dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Bài 20: Lớp vỏ địa lý-Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 23 Ngaøy soaïn: . . . . . . .. Ngaøy daïy: . . . . . . . . . CHƯƠNG IV MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ Bài 20 LỚP VỎ ĐỊA LÝ-QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần: 1. Về kiến thức: -Biết cấu trúc của lớp vỏ địa lý. -Hiểu quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý; nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật. -Thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý. 2. Về kỹ năng: -Phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần của tự nhiên. -Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra được những ví dụ về các hiện tượng nhằm minh họa quy luật. 3. Về thái độ: Có ý thức và hành động hợp lý bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật. II. Thiết bi dạy học: -Tranh ảnh về sự tác động của con người vào tự nhiên (tích cực, tiêu cực). III. Hoạt động dạy và học: 1. Mở bài: Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu về lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan), và một trong các quy luật quan trọng nhất của nó: tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý. 2. Tổ chức dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: cả lớp HS trả lời các câu hỏi: -Lớp vỏ địa lý là gì? -Các lớp vỏ bộ phận gồm những gì? (các quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau, trao đổi vật chất và năng lượng giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý. -Vỏ địa lý và vỏ Trái Đất có gì khác nhau? -Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh (THVHC) của lớp vỏ địa lý là gì? -Thế nào là mối quan hệ quy định lẫn nhau? -Nguyên nhân tạo nên quy luật TNVHC của lớp vỏ địa lý là gì? HĐ 2: Nhóm *Bước 1: chia lớp làm các nhóm , mỗi nhóm tìm ví dụ biểu hiện quy luật TNVHC của lớp vỏ địa lý. *Bước 2: đại diện các nhóm trình bày *Bước 3: GV gợi ý để kết luận bài: Qua các ví dụ trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lý? -Nhận thức được quy luật TNVHC của lớp vỏ địa lý có ý nghiã như thế nào? I.Lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan) 1. Khái niệm: Lớp vỏ địa lý là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (các quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. -Lớp vỏ địa lý dày khoảng 30-50km 2.Bảng so sánh vỏ địa lý và vỏ Trái Đất (phụ lục) II.Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý: 1. Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lý. 2. Biểu hiện của quy luật: Trong một lãnh thổ: -Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau. -Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ 3. Ý nghĩa thực tiễn: -Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và toàn diện điều kiện địalý của bất kỳ lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. -Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các biện pháp giải quyết. IV. Đánh giá 1. Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lý. 2. Trình bày những hiểu biết của em về quy luật THVHC của lớp vỏ địa lý. V. Hoạt động nối tiếp Làm câu hỏi 3 trang 76 SGK V. Phụ lục Nội dung so sánh Vỏ Trái Đất Vỏ địa lý Chiều dày 5®70km 30®35km Phạm vi Từ bề mặt Trái Đất đến bao manti Từ giới hạn dưới của tầng ôdôn đến: -đáy vực thẳm đại dương (ở đại dương) -đáy lớp vỏ phong hoá (ở lục địa) Trạng thái, thành phần Vỏ cứng, gồm các lớp trầm tích, granít, badan Gổm 5 quyển khác nhau. (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển) Kí duyệt, ngày tháng năm 2007. Tổ Trưởng Mã Thị Xuân Thu

File đính kèm:

  • doc10 CO BANTiet 21.doc