Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 11: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1 - Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm nội lực và nguyên sinh ra nội lực

- Trình bày được tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang lên địa hình bề mặt Trái đất.

- Phân tích và trình bày các hiện tượng uốn nếp và đứt gãy

2. Về kĩ năng

- Trình bày các tác động của nội lực bằng hình vễ.

- Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định và giải thích sự hình thành một số khu vực địa hình trên bản đồ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Các hình vẽ về uốn nếp, địa hào, địa luỹ.(phóng to)

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

+ Bài cũ: Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng.

+ Mở bài: Trái đất có dạng hình cầu nhưng thực tế bề mặt của nó có đặc điểm là rất gồ ghề ( có nơi nhô lên, có nơi hạ thấp xuống, có nơi là lục địa có nơi là đại dương.). Nguyên nhân nào làm cho bề mặt địa cầu bị biến đôỉu ? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 (nâng cao) - Tiết 11: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16 tháng 10 năm 2006 Lê Văn Đỉnh Chương trình nâng cao Tiết 11 Bài 10 Tác động của nội lực đến địa hình bề mặtTrái Đất I. Mục tiêu bài học 1 - Về kiến thức - Hiểu được khái niệm nội lực và nguyên sinh ra nội lực - Trình bày được tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang lên địa hình bề mặt Trái đất. - Phân tích và trình bày các hiện tượng uốn nếp và đứt gãy 2. Về kĩ năng - Trình bày các tác động của nội lực bằng hình vễ. - Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định và giải thích sự hình thành một số khu vực địa hình trên bản đồ. II. Phương tiện dạy học - Các hình vẽ về uốn nếp, địa hào, địa luỹ....(phóng to) - Bản đồ tự nhiên thế giới. II. Hoạt động dạy học + Bài cũ: Trình bày nội dung của thuyết kiến tạo mảng. + Mở bài: Trái đất có dạng hình cầu nhưng thực tế bề mặt của nó có đặc điểm là rất gồ ghề ( có nơi nhô lên, có nơi hạ thấp xuống, có nơi là lục địa có nơi là đại dương....). Nguyên nhân nào làm cho bề mặt địa cầu bị biến đôỉu ? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua bài học. Hoạt động của Thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: cả lớp + HS nghiên cứu mục I SGK để tìm hiểu K/N : Nội lực, nguyên nhân..... + HS trả lời. + GV giải thích cho HS khái niệm nội lực và các nguyên dẫn sinh ra nội lực I. Nội lực - Là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất - Năng lực sinh ra nội lực là nguồn năng lợng từ: + Sự phân hủy các chất phóng xạ + Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực + Năng luợng từ các phản ứng hóa học. - Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo hình thành các dãy núi, đứt gẫy, động đất, núi lửa... Hoạt động 2: cả lớp - GV đưa ra mô hình và giải thích cho HS hiểu vận động theo phương thẳng đứng và các hiện tượng sinh ra do vận động theo phương thẳng đứng - GV có thể đưa ra một số ví dụ về vận động theo phương thẳng đứng - HS lắng nghe II. tác động của nội lực + Thông qua các vận động kiến tạo, động đất, núi lửa. 1. Vận động theo phương thẳng đứng - Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng - Xảy ra rất chậm trên một diện tích rộng lớn ’ khó nhận biết. - Kết quả: gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái. ( Thu hẹp và mở rộng diện tích lục địa) - Hiện tượng này vẫn đang diễn ra trên Trái Đất. Hoạt động 3: nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 4 – 6 HS, nhóm chẵn hoàn thành phiếu học tập số 1, nhóm lẻ hoàn thành phiếu học tập số 2 * Phiếu học tập số 1 Quan sát hình 10.1, 10.2 hãy cho biết : + Hiện tượng uốn nếp là gì ? + Nguyên nhân.. + Đặc điểm ........ + Kết quả.... * Phiếu học tập số 2 Quan sát hình 10.2, 10.3, 10.4, 10.5 hãy cho biết : + Hiện tượng đứt gẫy là gì ? + Nguyên nhân... + Đặc điểm ........ + Kết quả....... - Thời gian hoàn thành 10 phút - GV gọị đại diện 2 nhóm lên báo cáo, các nnhóm còn lại bổ sung - GV tổng kết 2. Vận động theo phương nằm ngang * Làm cho vỏ trái đất bị nén ép, tách giãn... gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gẫy. a) Hiện tượng uốn nếp - Hiện tuợng uốn nếp là hiện tuợng các lớp đá uốn thành nếp. - Do tác động của lực theo phương nằm ngang. - Xảy ra ở các vùng đá có độ dẻo cao - Kết quả : Đá bị xô ép uốn cong thành nếp uốn. tạo thành các nếp uốn, dãy núi uốn nếp. - Đặc điểm: Các lớp đá không bị thay đổi về tính chất liên tục. b) Hiện tượng đứt gãy - Hiện tượng đứt gãy là hiện tuợng các lớp đá bị gãy, đứt và dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương nằm ngang. - Xảy ra ở vùng đá cứng - Kết quả : Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch, tạo các khe nứt, địa hào, địa luỹ... - Đặc điểm: Các lớp đâ bị thay đổi về tính chất liên tục. IV. Đánh giá Dựa vào kiến thức trong bài hoàn thành bảng sau Vận động kiến tạo Khái niệm Tác động của vận động đén địa hình ....................................... ....................................... ...................................... ....................................... ...................................... ........................................ ....................................... ........................................ ....................................... ....................................... ........................................ ......................................... ....................................... ....................................... ........................................ ........................................ ........................................ ........................................ V. Hoạt động nối tiếp 1/ So sánh 2 quá trình đứt gẫy và uốn nếp. 2/ Làm câu 1 và 2 trang 42 SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 11 Bai 10 NC.doc