Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Tiết 47 - Bài 37: Địa lí ngành thông tin liên lạc

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Về kiến thức

- Thấy được vai trò to lớn của ngành thông tin liên lạc, đặc biệt trong thời đại thông tin và toàn cầu hoá như hiện nay.

- Nắm được sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông trên thế giới và đặc điểm phân bố dịch vụ viễn thông hiện nay.

2. Về kĩ năng:

- Biết chọn lựa cách vẽ biểu đồ thích hợp cho bài tập 1 trang 153 sgk.

- Biết khai thác kiến thức từ bản đồ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Lược đồ bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân năm 2001 (phóng to theo SGK)

- Lược đồ bình quân số máy tính cá nhân trên 1000 dân năm 2000 (phóng to theo SGV).

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 10 - Tiết 47 - Bài 37: Địa lí ngành thông tin liên lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16/ 04/ 2008 Tiết 47 - Bài 37 Địa lí ngành thông tin liên lạc I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Về kiến thức - Thấy được vai trò to lớn của ngành thông tin liên lạc, đặc biệt trong thời đại thông tin và toàn cầu hoá như hiện nay. - Nắm được sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông trên thế giới và đặc điểm phân bố dịch vụ viễn thông hiện nay. 2. Về kĩ năng: - Biết chọn lựa cách vẽ biểu đồ thích hợp cho bài tập 1 trang 153 sgk. - Biết khai thác kiến thức từ bản đồ. II. Phương tiện dạy học - Lược đồ bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân năm 2001 (phóng to theo SGK) - Lược đồ bình quân số máy tính cá nhân trên 1000 dân năm 2000 (phóng to theo SGV). III. hoạt động dạy và học 1. Hỏi bài củ. Không hỏi vì mới học bài thực hành. 2. Mở bài. GV: kể những phương thức truyền thông của con người từ thuở sơ khai và hỏi: Ngành thông tin đã thay đổi như thế nào? à Vào bài. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp (10 phút). GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục I và sự hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: + Vai trò của ngành thông tin liên lạc trong đời sống và sản xuất? + Tại sao có thể coi sự phát triển của ngành thông tin liên lạc như là thước đo của nền văn minh? + So sánh sản phẩm của ngành GTVT và thông tin liên lạc. HS: Dựa vào thông tin ở mục I và sự hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 2: Cả lớp (5 phút). GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục II, hãy nêu đặc điểm chung về tình hình phát của ngành thông tin liên lạc. HS: Dựa vào thông tin ở mục II để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 3: Cả lớp (15 phút). GVớpTor chức cho HS làm việc theo nhóm với nhiệm vụ như sau: dựa vào thông tin ở mục II, điền những thông tin cần thiết vào bảng dưới đây Dịch vụ TTLL Năm ra đời Công dụng và đặc điểm Điện báo Điện thoại Telex và Fax Radio và Television Máy tính cá nhân và Internet HS: Dựa vào thông tin ở mục II điểm những thông tin cần thiết vào bảng và trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung để hoàn thiện bảng. GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung (Xem thông tin phản hồi ở phần phụ lục) i. Vai trò của ngành thông tin liên lạc - Đảm nhận sự vận chuyển tin tưc nhanh chóng và kịp thời. - Góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. - Thay đổi mạnh mẽ quan niệm của con người về không gian. - Góp phần làm thay đổi các nhân tố phân bố sản xuất; có thể làm tăng cường mạnh mẽ quá trình phi tập trung hoá trong hoạt động của các cơ sở kinh tế, văn hoá nhưng lại tăng cường khả năng phối hợp hành động của con người ở những nơi rất xa nhau trên Trái Đất. - Thước đo của nền văn minh. ii. Tình hình phát triển và phân bố của ngành thông tin liên lạc 1. Đặc điểm chung. - Tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của nhân loại. - Sự phát triển gắn liền với công nghệ truyền dẫn. 2. Các loại. (Xem thông tin ở phần phụ lục) iv. Đánh giá - Tìm các ví dụ chứng minh ảnh hưởng to lớn của thông tin liên lạc tới đời sống hiện đại. v. hoạt động nối tiếp Hướng dẫn HS làm bài tập 1 trang 153, sgk. Biểu đồ thích hợp là một dạng kết hợp giữa biểu đồ cột (dân số) và biểu đồ điểm chấm (GDP/ người). Biểu đồ có hai trục tung. Ê 50 6 - 25 26-100 101-500 > 500 Gợi ý nhận xét: - Phần lớn dân số thế giới sống trong các nước nghèo (GDP/ người Ê 1000 USD). - Có sự quan hệ thuận chiều giữa GDP/ người (tượng trưng cho mức sống và trình độ phát triển kinh tế) và bình quân số điện thoại/ 1000 dân (tượng trưng cho sự phát triển của ngành thông tin liên lạc), điều này đặc biệt rõ ở các nước giàu. Phụ lục: Thông tin phản hồi bảng điền kiến thức Dịch vụ TTLL Năm ra đời Công dụng và đặc điểm Điện báo 1844 Là hệ thống phi thoại. Sử dụng rộng rãi cho ngành hàng hải và hàng không. Điện thoại 1877 Dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, truyền dữ liệu giữa các máy tính. Telex và Fax 1958 Telex: Truyền tin nhắn và các số liệu trực tiếp với nhau. Fax: Truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa. Radio và Television Radio 1895. Television 1936. Là hệ thống thông tin đại chúng Máy tính cá nhân và Internet Internet 1989. là thiết bị đa phương tiện. Cho phép truyền âm thanh, hình ảnh, văn bản, phầm mềm Ngày càng phát triển mạnh mẽ.

File đính kèm:

  • docBai 39 Dia li nganh thong tin lien lac.doc