Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 11, 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng

I. Mục tiêu bài học:

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ và theo kinh độ với những biểu hiện, các khu vực, sự khác nhau và nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái cùng với mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá đó.

- Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lý tự nhiên và đặc điểm cơ bản nhất của mỗi miền.

- Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền.

- Đọc, phân tích được bản đồ, lược đồ, Atlat để khai thác kiến thức và liên hệ thực tế.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 11, 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11-12: thiên nhiên phân hoá đa dạng I. Mục tiêu bài học: - Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ và theo kinh độ với những biểu hiện, các khu vực, sự khác nhau và nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. - Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái cùng với mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá đó. - Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lý tự nhiên và đặc điểm cơ bản nhất của mỗi miền. - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền. - Đọc, phân tích được bản đồ, lược đồ, Atlat để khai thác kiến thức và liên hệ thực tế. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt nam. Atlat địa lý Việt nam. Tranh ảnh về cảnh quan và các hệ sinh thái (nếu có). III. Hoạt động dạy học: Mở bài: Mặc dù với diện tích chỉ đứng hàng trung bình trên thế giới nhưng thiên nhiên Việt nam có sự phân hoá rất đa dạng. Trong bài học này, chúng ta sẽ nghiên cứu sự phân hoá thiên nhiên, những biểu hiện. Kết quả sự phân hoá thiên nhiên đã tạo nên các miền địa lý tự nhiên trên lãnh thổ nước ta. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Bắc nam. * Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết tại sao thiên nhiên nước ta lại phân hóa theo chiều Bắc-Nam? * Dựa vào SGK, cho biết đặc điểm khí hậu và cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta? - Mùa đông, mùa hè... * Dựa vào SGK, cho biết đặc điểm khí hậu và cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta? - Từ 140B trở vào. - Thực vật di cư đến từ phía Nam và phía Tây. - Cây họ Dầu. - Phổ biến ở Tây nguyên. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông tây trên đất nước ta. * Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết, hãy nêu đặc điểm của vùng biển và thềm lục địa nước ta? - Nhiệt ẩm dồi dào, thay đổi theo mùa. - Nơi đồi núi lùi xa vào đất liền và nơi đồi núi ăn lan ra sát biển... - Dẫn chứng về sự khác biệt giữa các vùng theo hướng Đông Tây. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. * Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy nêu đặc điểm tự nhiên của đai nhiệt đới gió mùa chân núi? - DT lớn nhất là đất feralit đỏ vàng. - Phát triển ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. - Rừng nhiệt đới thường xanh, rừng ngập mặn, rừng tràm, xavan, cây bụi... - Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. - Trên cả nước, nhóm đất mùn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi chiếm 11% diện tích tự nhiên. Hoạt động 4: Tìm hiểu về các miền địa lý tự nhiên trên đất nước ta. 1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam. a. Phần lãnh thổ phía Bắc: - Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. - Khí hậu: + Nhiệt độ TB năm từ 20 – 250C. + Trong năm có một mùa đông lạnh kéo dài 2-3 tháng nhiệt độ TB < 180C. + Biên độ nhiệt độ TB năm cao (10 – 120C). - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. + Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn khá phổ biến các loài cây cận nhiệt và ôn đới. + Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa. b. Phần lãnh thổ phía Nam: - Thiên nhiên mang sắc thái của vùng cận xích đạo gió mùa. - Khí hậu: + Nhiệt độ TB năm trên 250C, không có tháng nào dưới 200C. + Biên độ nhiệt độ TB năm thấp (3 – 40C). + Có 2 mùa mưa và khô. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. + Thành phần sinh vật chủ yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới. + Có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. + Phát triển rừng thưa nhiệt đới khô. + Nhiều loài động vật nhiệt đới và xích đạo. 2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây. a. Vùng biển và thềm lục địa: - Diện tích khoảng 1 triệu km2. - Độ nông-sâu, rộng-hẹp của biển và thềm lục địa ở từng đoạn bờ biển tuỳ thuộc vào các vùng đồng bằng và đồi núi kề bên. - Khí hậu mang t/c nhiệt đới ẩm gió mùa. - Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa. b. Vùng đồng bằng ven biển: - Thiên nhiên thay đổi tuỳ nơi thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông. c. Vùng đồi núi: - Phân hoá Đông – Tây rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với độ cao và hướng của các dãy núi. 3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao. a. Đai nhiệt đới gió mùa: - Độ cao: miền Bắc đến 600-700 m, miền Nam lên đến 900-1000 m. - Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt: + Mùa hè nóng, nhiệt độ TB trên 250C. + Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm ướt. - Thổ nhưỡng có 2 nhóm: + Nhóm đất phù sa chiếm gần 24% diện tích tự nhiên cả nước. + Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên cả nước. - Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. + Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô và các hệ sinh thái phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt. b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: - Độ cao: miền Bắc từ 600 – 700 m đến 2600m, miền Nam từ 900 – 1000 m đến 2600m. - Khí hậu mát, nhiệt độ TB tháng dưới 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. - Thổ nhưỡng và sinh vật: + Từ 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m: đất feralit có mùn, rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, có các loài động vật nhiệt đới phương Bắc. + Độ cao trên 1600 – 1700 m: đất mùn, rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài, xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. c. Đai ôn đới gió mùa trên núi: - Độ cao trên 2600 m (chỉ ở Hoàng liên sơn). - Khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C. - Đất: mùn thô. - Thực vật: phát triển các loài TV ôn đới. 4. Các miền địa lý tự nhiên. Tên miền Miền Bắc và Đông bắc Bắc bộ Miền Tây bắc và Bắc trung bộ Miền Nam trung bộ và Nam bộ Phạm vi - Tả ngạn sông Hồng gồm vùng núi Đông bắc và ĐB Bắc bộ. - Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch mã. - Từ dãy Bạch mã trở vào nam. Đặc điểm chung - Quan hệ với Hoa nam về cấu trúc địa chất kiến tạo, tân kiến tạo nâng yếu. - Gió mùa Đông bắc xâm phạm mạnh. - Quan hệ với Vân nam về cấu trúc địa hình, tân kiến tạo nâng mạnh. - Gió mùa đông bắc giảm sút về phía Tây và phía Nam. - Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan. - Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Địa hình - Hướng vòng cung của địa hình (4 cánh cung). - Đồi núi thấp. Độ cao TB khoảng 600 m. - Nhiều đá vôi. - ĐB bắc bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo. - ĐH núi TB và núi cao chiếm ưu thế, độ dốc cao. - Hướng TB-ĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, ĐB giữa núi. - Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ ĐB châu thổ sang ĐB ven biển. Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. - Khối núi cổ Kontum, các khối núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực nam trung bộ và tây nguyên. Hướng vòng cung, sườn đông dốc, sườn tây thoải. - ĐB ven biển thu hẹp, ĐB nam bộ thấp phẳng, mở rộng. Đường bờ biển Nam trung bộ nhiều vịnh, đảo, thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch, nghề cá. Khoáng sản - Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, VLXD... - Khoáng sản có đất hiếm, thiếc, sắt, crôm, titan. - Dỗu khí có trữ lượng lớn, Tây nguyên nhiều bôxit. Khí hậu - Mùa hè nóng, mưa nhiều. Mùa đông lạnh ít mưa. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. - Gió mùa đông bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng ở vùng thấp. - Bắc trung bộ có gió phơn Tây nam, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn, có lũ tiểu mãn tháng 6. - Khí hậu cận xích đạo. - Có 2 mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa ở Nam bộ và Tây nguyên từ tháng 5 đến tháng 11, ở ĐB ven biển từ tháng 9 đến tháng 12, lũ có 2 cực đại vào tháng 6 và tháng 9. Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, hướng TB-ĐN và hướng vòng cung. - Sông ngòi hướng TB-ĐN (ở Bắc trung bộ hướng Tây Đông). Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện. - Các sông ở Nam trung bộ ngắn dốc. Có 2 hệ thống sông lớn là sông Đồng nai và sông Cửu long. Đất và sinh vật - Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. - Trong thành phần rừng có các loài cây cận nhiệt và động vật Hoa nam. - Có đủ hệ thống đai cao và nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư. - Đai nhiệt đới chân núi lên đến 1000 m. Thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Có rừng ngập mặn ven biển. IV. Đánh giá: - Nêu đặc điểm nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta? - Nêu khái quát sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đông-Tây và dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên? - Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lý tự nhiên, những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền? V. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị khung bản đồ trống để làm thực hành giờ sau.

File đính kèm:

  • docDia ly 12 bai 1112.doc