Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 4 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

2. Kĩ năng

- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.

- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.

- Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức tự học, biết liên hệ đặc điểm địa hình chung và đặc điểm các khu vực địa hình với địa phương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 4 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/09/2011 Ngày giảng: 12A2(14/9), 12A1( ) Tiết 4 - Bài 6 ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. - Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. 2. Kĩ năng - Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ. - Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học. - Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ. 3. Thái độ - Giáo dục cho học sinh ý thức tự học, biết liên hệ đặc điểm địa hình chung và đặc điểm các khu vực địa hình với địa phương. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, bút . III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (4’) - Giáo viên kiểm tra việc hoàn thiện bài thực hành của học sinh. Lấy điểm một số bài. 2. Bài mới * Đặt vấn đề (2’): GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời: - Màu chiếm phần lớn trên bản đồ địa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào? GV: Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta - đất nước nhiều đồi núi. Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung chính Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta * Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở. - Giảng giải, thảo luận nhóm. * Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa và sách giáo viên, Atlat địa lí Việt Nam. Bước 1: - GV yêu cầu HS nhắc lại cách phần loại núi theo độ cao (núi thấp cao dưới 1000m, núi cao cao trên 2000m). Sau đó yêu cầu thảo luận theo cặp nhóm để trả lời các câu hỏi. GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1, quan sát hình 1 6, Atlat địa lí Việt Nam, hãy: - Nêu các biểu hiện chứng tỏ núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung. - Tại sao nói rằng địa hình của Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa? - Hãy lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình ? Bước 2: - HS trong các nhóm trao đổi bổ sung cho nhau để trả lời các câu hỏi. Bước 3: - Một HS chỉ trên bản đồ để chứng minh núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung. - Các HS khác tiếp tục trả lời các câu hỏi, GV chuẩn xác thông tin. - GV đặt câu hỏi: Hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? Yêu cầu nêu được: Vận dộng uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục. - GV: Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên một vùng núi cổ bị sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ). * Giáo dục bảo vệ môi trường: GV nhấn mạnh các hoạt động KT – XH của con người có tác động sâu sắc tới địa hình, một số hoạt động làm cho địa hình biến đổi theo chiều hướng xấu đi (đốt rừng, chặt phá rừng, canh tác không hợp lí ). Cho nên khi khai thác địa hình cho sự phát triển kinh tế cần có kế hoạch khai thác hợp lí. - GV chuyển ý: GV chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam khẳng định: Sự khác nhau về cấu trúc địa hình ở các vùng lãnh thổ nước ta là cơ sở để phân chia nước ta thành các khu vực địa hình khác nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các khu vực địa hình * Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở. - Giảng giải, thảo luận nhóm. * Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa và sách giáo viên, Atlat địa lí Việt Nam. Bước 1: - GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục) + Nhóm l: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc. + Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc. + Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn. + Nhóm 4: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn. * Lưu ý: Với HS khá, giỏi GV có thể yêu cầu HS trình bày như một hướng dẫn viên du lịch (Mời bạn đến thăm vùng núi Đông Bắc...).. Bước 2: - HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Bước 3: - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS. - GV đặt câu hỏi cho các nhóm: + Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu? + Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật? => HS trả lời, GV chuẩn xác thông tin. Hoạt động 3: So sánh các vùng đồi núi nước ta * Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở. - Thảo luận nhóm. * Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa và sách giáo viên, Atlat địa lí Việt Nam. Bước 1: - GV chia HS ra thành các nhóm giống như hoạt động 2, nhiệm vụ của các nhóm sẽ được hoán đổi cho nhau. + Nhóm l: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc với cả nước. + Nhóm 2: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc với cả nước. + Nhóm 3: dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Nam Trường Sơn với cả nước. +Nhóm 4: Dùng các cụm từ ngắn để so sánh đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn với cả nước. Bước 2: - HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm lên bảng viết. - Với HS trung bình hoặc kém, GV có thể làm mẫu vùng rồi chia nhóm để HS có thể so sánh 3 vùng còn lại. Bước 3: - Các nhóm cử đại diện đánh giá phần trình bày của nhóm bạn. GV chuẩn kiến thức. 13’ 18’ 5’ 1. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp - Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao chỉ có 1%. - Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai. b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng - Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung - Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam - Cấu trúc gồm 2 hình chính + Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã + Hướng vòng cung: Vùng núi đông bắc và Trường Sơn Nam c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Địa hình Việt Nam thể hiện rõ dấu hiệu của xâm thực, bóc mòn, bồi tụ, phong hóa. - Nhiều dạng địa hình được thành tạo: hang động, thung lũng sông, khe rãnh . d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người - Tất cả các hoạt động KT – XH của con người đều tác động đến địa hình. - Con người đã tạo ra rất nhiều các dạng địa hình nhân tạo: Đê điều, hồ chứa nước 2. Các khu vực địa hình a. Khu vực đồi núi * Vùng núi Đông Bắc - Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp. - Gồm cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo. - Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam. * Vùng núi Tây Bắc Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu). * Vùng núi Trường Sơn Bắc - Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. - Hướng Tây bắc - Đông Nam . - Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa. - Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị) * Vùng núi Trường Sơn Nam - Các khối núi Kontum, khối núi cực nam Tây Bắc, sườn Tây thoải, sườn Đông dốc đứng. - Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m. 3. Củng cố, luyện tập (2’) - GV khái quát lại kiến thức đã học trong bài. . 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 4 bai 4 Dat nuoc nhieu doi nui.doc