Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 41 - Bài 37: Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với nhiều phân ngành khác nhau.

- Hiểu được nguồn lực, tình hình sản xuất và phân bố của mỗi phân ngành.

2. Kỹ năng

- Chỉ ra được trên bản đồ vùng nguyên liệu (bông cho công nghiệp dệt) và vùng phân bố các cơ sở CN sản xuất hàng tiêu dùng.

- Xây dựng và phân tích được bảng số liệu, biểu đồ về tình hình sản xuất và cơ cấu ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ CN Việt Nam

- Atlát Địa lí Việt Nam

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 41 - Bài 37: Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41. Bài 37. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: Kiến thức Hiểu được đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với nhiều phân ngành khác nhau. Hiểu được nguồn lực, tình hình sản xuất và phân bố của mỗi phân ngành. Kỹ năng Chỉ ra được trên bản đồ vùng nguyên liệu (bông cho công nghiệp dệt) và vùng phân bố các cơ sở CN sản xuất hàng tiêu dùng. Xây dựng và phân tích được bảng số liệu, biểu đồ về tình hình sản xuất và cơ cấu ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Bản đồ CN Việt Nam Atlát Địa lí Việt Nam Bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh có liên quan... HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Khởi động: Gv đặt câu hỏi: Tại sao CN sản xuất hàng tiêu dùng lại được coi là ngành CN trọng điểm. Yêu cầu HS hoặc GV vẽ sơ đồ cơ cấu ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng lên bảng, sau đó hướng dẫn HS đi tìn hiểu từng vấn đề. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành CN dệt, may (nhóm) Bước 1: GV chia nhóm và giao việc. Dựa vào SGK và bản đồ CN (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam): + Các nhóm có số lẻ tìm hiểu nagnhf CN dệt và hoàn thành phiếu học tập số 1. + Các nhóm có số chẵn tìm hiểu ngành CN may và hoàn thành phiếu học tập số 2. Bước 2: + Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý và bổ sung. + Sau đó GV đưa bảng thông tin phản hồi để HS tự đối chiếu. Bước tiếp theo GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao CN dệt may tập trung ở các thành phố lớn của nước ta? Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghiệp da – giày (cá nhân?lớp) Bước 1: HS dựa vào SGK, kết hợp bản đồ CN (hoặc Aùtlát) hãy cho biết: + Tình hình phát triển ngành CN da – giày. + Tại sao trong những năm gần đây CN da – giầy có tốc độ phát triển nhanh? + Ngành này phân bố tập trung ở đâu? Tại sao? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành CN giấy – in – văn phòng phẩm (cá nhân/lớp). Bước 1: GV có thể đặt câu hỏi: + Hiện trạng phát triển và phân bố của ngành CN này. - Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Công nghiệp dệt, may Công nghiệp dệt ( Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1) Công nghiệp may ( Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2) Công nghiệp da – giầy Phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Nguyên nhân: + Mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. + Mở rộng thị trường xuất khẩu. + Nguyên liệu trong nước, lao động dồi dào, có tay nghề cao... Các sản phẩm chính: da cứng, da mềm, giày dép da và giày vải. Phân bố chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hỉa Phòng... Công nghiệp giấy – in – văn phòng phẩm Đáp ứng nhu cầu về văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân. + Các nhà máy giấy có qui mô lớn: Bãi Bằng, Tân Mai. + Ngành in có tốc độ phát triển khá nhanh, do thị trường mở rộng, đổi mới máy móc, thiết bị kỹ thuật. + Ngành in phân bố chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - Văn phòng phẩm phát triển chậm, khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập PHỤ LỤC Phiếu học tập số 1 (CN dệt) Thế mạnh Hạn chế Tình hình phát triển Phân bố Phiếu học tập số 2 (CN dệt) Thế mạnh Hạn chế Tình hình phát triển Phân bố Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 Thế mạnh Hạn chế Tình hình phát triển Phân bố Dựa trên nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn. Nguồn nguyên liệu có thể khai thác từ nông nghiệp, hoặc từ CN hoá học. Chậm đổi mới về công nghệ Thiếu nguyên liệu Là ngành có từ lâu đời. Trải qua nhiều thăng trầm. Những năm gần đây có bước phát triển đáng kể do: mở rộng thị trường, nhập nguyên liệu, đầu tư công nghệ... - Các sản phẩm chính: sợi và vải lụa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nam Định, Đà Nẵng, Hỉa Phòng... Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2 Thế mạnh Hạn chế Tình hình phát triển Phân bố Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn (là hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta). Trang thiết bị và mẫu mã sản phẩm được đổi mới. Còn nhiều sản phẩm may gia công. Phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đã có chỗ đững trên thị trường thế giới. Sản phẩm chính: quần áo may sãn, số lượng tăng nhanh đạt hơn 1 tỉ chiếc (2005). Những năm tới cần tự sản xuất với chất lượng và giá cả phù hợp. Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương), ĐBSH (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định), Đà Nẵng, Cần Thơ... ĐÁNH GIÁ Trắc nghiệm – Chọn phương án đúng Câu 1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường phân bố a. gần vùng nguyên liệu b. Ở nơi có nguồn lao động c. Gần cảng d. Ở nơi có nguồn lao động và thị trường Câu 2: Các cơ sở công nghiệp dệt – may của nước ta phân bố rộng khắp. Song tập trung hơn cả là ở: Đồng bằng sông Hồng Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Duyên hải Nam Trung Bộ

File đính kèm:

  • docTiet 41. Bai 37 Dia li 12 NC.doc