Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 41 – Bài 37: Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm và cơ cấu ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng với nhiều phân ngành khác nhau.

- Hiểu đựơc nguồn lực, tình hình sản xuất và phân bố của mỗi ngành.

2. Kỹ năng:

- Chỉ ra đựoc trên bản đồ vùng nguyên liệu (bông cho CN dệt) và vùng phân bố các cơ sở CN sản xuất hàng tiêu dùng.

- Xây dựng và phân tích được bảng số liệu, biểu đồ về tình hình sản xuất và cơ cấu ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng.

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ treo tường CN Việt Nam.

- Atlat Địa Lí Việt Nam

- Bảng số liệu, biểu đồ,

III. Hoạt động dạy học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 41 – Bài 37: Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 – Bài 37 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm và cơ cấu ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng với nhiều phân ngành khác nhau. - Hiểu đựơc nguồn lực, tình hình sản xuất và phân bố của mỗi ngành. 2. Kỹ năng: - Chỉ ra đựoc trên bản đồ vùng nguyên liệu (bông cho CN dệt) và vùng phân bố các cơ sở CN sản xuất hàng tiêu dùng. - Xây dựng và phân tích được bảng số liệu, biểu đồ về tình hình sản xuất và cơ cấu ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ treo tường CN Việt Nam. - Atlat Địa Lí Việt Nam - Bảng số liệu, biểu đồ, III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: Tại sao CN SX hàng tiêu dùng được coi là ngành CN trọng điểm? Hoạt động của Giáo viên và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp dệt, may ( Nhóm) - Dựa vào SGK, Atlat, bản đồ Công nghiệp VN hoàn thành phiếu học tập - Nhóm 1, 3 tìm hiểu ngành CN dệt. - Nhóm 2, 4 tìm hiểu ngành CN may Thế mạnh Hạn chế Tình hình phát triển Phân bố - Nhận xét biểu đồ Hình 37.1/155 à Tại sao CN dệt, may lại được tập trung ở các thành phố lớn của nước ta? Hoạt động 2: Tìm hiểu CN da- giày ( cá nhân/ lớp) - Dựa vào SGK, Atlat, bản đồ CN VN cho biết tình hình phát triển CN da – giày. - Tại sao trong những năm gần đây CN da - giày có tốc độ phát triển nhanh? - Ngành này phân bố tập trung ở đâu? tại sao? Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành CN giấy – in – văn phòng phẩm ( cá nhân/ lớp) - Cho biết vai trò của CN giấy – in – văn phòng phẩm? - Hiện trạng phát triển của ngành này và phân bố. 1. Công nghiệp dêt, may: a. Công nghiệp dệt ( phiếu học tập số 1) b. Công nghịêp may ( phiếu học tập số 2) 2. Công nghiệp da - giày: - Phát triển nhanh tronh những năm gần đây. - Nguyên nhân: + Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện + Mở rộng thị trường xuất khẩu + Nguyên liệu trong nước, lao động dồi dào, có tay nghề cao, - Các sản phẩm chính: da cứng, da mềm, giày dép da và giày vải. - Phân bố: chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, 3. Công nghiệp giấy – in – văn phòng phẩm: - Đáp ứng nhu cầu văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân. - Các nhà máy giấy có quy mô lớn: Bãi Bằng, Tân Mai - Ngành in có tốc độ phát triển khá nhanh, do thị trường mở rộng, đổi mới máy móc, thiệt bị kỹ thuật. - Ngành in phân bố chủ yếu ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. - Văn phòng phẩm phát triển chậm, khó cạnh tranh với hàng ngoại nhập. IV. Đánh giá: Tại sao những năm gần đây, CN sản xuất hàng tiêu dùng lại được phát triển mạnh mẽ Tại sao nói sự phân bố các ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng mang tính quy luật? V. Hoạt động nối tiếp: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng quần áo may sẵn phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: triệu cái) Thành phần kinh tế 1995 2005 Tổng cộng Trong đó: - Khu vực kinh tế Nhà nước - Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước - KV kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 172 72 73 27 1011 219 482 310 1, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô sản lượng quần áo và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và năm 2005. 2, Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét và giải thích. VI. Phụ lục: Phiếu học tập số 1 Thế mạnh Hạn chế Tình hình phát triển Phân bố - Dực trên nguồn lao động dồi dào và thị trường rộng lớn. - Nguồn nguyên liệu có thể khai thác từ nông nghiệp hoặc CN hoá học - Chậm đổi mới về công nghệ. - Thiếu nguồn nguyên liệu, - Là ngành có từ lâu đời. - Trải qua nhiều thăng trầm. - Những năm gần đây có bước phát triển đáng kể do: mở rộng thị trường, nhập nguyên liệu, đầu tư công nghệ, - Các sản phẩm chính: sợi và vải lụa Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Phòng, Phiếu học tập số 2 Thế mạnh Hạn chế Tình hình phát triển Phân bố - Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn ( là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta) - Trang thiêt bị và mẫu mã sản phẩm được đổi mới. Còn nhiều sản phẩm may gia công - Phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Đã có chỗ đứng trên thị trừơng thế giới. - Sản phẩm chính: quần áo may sẵn, số lượng tăng nhanh đạt hơn 1 tỷ chiếc (2005). - Những năm tới cần tự sản xuất với chất lượng và giá cả phù hợp để xuất khẩu. Đông Nam Bộ ( TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương), Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định), Đà Nẵng, Cần Thơ, Tiết 42 – Bài 38 - VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta. - Biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN của nước ta. - Biết được các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng 2. Kỹ năng: - Xác định được trên bản đồ các hình thức TCLTCN (điểm, khu, trung tâm CN). - Phân biệt được các trung tâm CN với quy mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ. 3. Thái độ: - Ủng hộ các chủ trương của Nhà nước về việc xây dựng các khu CN tập trung. - Không đồng tình với một số điểm CN, trung tâm CN, không tuân thủ luật bảo vệ môi trường II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ CN chung Việt Nam - Átlat Địa Lí Việt Nam - Bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Khởi động: Yêu cầu HS nhắc lại một số hình thức TCLTCN đã được học ở lớp 10. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm TCLTCN ( lớp/ cá nhân) - Đọc mục I – SGK: phát biểu khái niệm và vai trò của TCLTCN. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN (cá nhân/ lớp) - Dựa vào sơ đồ hình 38 và Átlat hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc TCLTCN - Nhân tố nào có ỹ nghĩa quyết định đến việc TCLTCN? à Lưu ý: trong chừng mực nhất định nhóm nhân tố bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong một số trường hợp cụ thể, nó chi phối mạnh mẽ thâm chí quyết định đối với TCLTCN của một lãnh thổ nào đó. Hoạt động 3: Tìm hiểu điểm CN (cá nhân/ lớp) - Dựa vào kiến thức lớp 10: Nêu đặc điểm chính của điểm CN. - Xác định một số điểm CN Hoạt động 4: Tìm hiểu khu CN (cá nhân/ lớp) - Dựa vào SGK, Atlat hãy: Nêu đặc điểm của KCN, tình hình phát triên các KCN ở nước ta. - Tại sao KCN lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ĐBSHồng và Duyên hải Miền Trung? Hoạt động 5: Tìm hiểu trung tâm CN (cá nhân/lớp) - Trình bày đặc điểm của Trung tâm CN - Phân loại TTCN. - Dựa vào Atlat, xác định một số TTCN lớn và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm. Hoạt động 6: Tìm hiểu vùng CN (cá nhân) 1. Khái niệm: (SGK) 2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN: * Nhân tố bên trong: - Vị trí địa lí - Tài nguyên thiên nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội * Nhân tố bên ngoài: - Thị trường. - Hợp tác quốc tế 3. Các hình thức chủ yếu của TCLTCN a. Điểm công nghiệp: - Đặc điểm: + Đồng nhất với một điểm dân cư + Gồm từ một đến hai xí nghiệp nằm gần khu nguyên liệu – nhiên liệu CN, hoặc vùng nguyên liệu nông sản. + Không có mối liên hệ với các xí nghiệp - Nước ta có nhiều điểm công nghiệp (.) b. Khu công nghiệp: - Đặc điểm: + Có ranh giới địa lí xác định, vị trí thuận lợi + Chuyên sản xuất CN và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN. + Không có dân cư sinh sống. - Khu CN được hình thành ở nước ta từ những năm 90 (thế kỷ XX), đến tháng 8/2007 cả nước có 150 KCN tập trung, KCX và khu công nghệ cao. - Các KCN phân bố không đồng đều: + Tập trung ở Đông Nam Bộ, ĐBSHồng và Duyên hải Miền Trung. - Các khu vực khác hạn chế. c. Trung tâm công nghiệp: - Đặc điểm: + Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. + Bao gồm KCN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối quan hệ chặt chẽ về sản xuất và kỹ thuật. + Có các xí nghiệp hạt nhân. + Có các xí nghiệp bổ trợ và phụ trợ. - Dựa vào sự phân công lao động có các trung tâm CN có ý nghĩa sau: + Quốc gia: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội + Vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ + Địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang, - Dựa vào giá trị sản phẩm có trung tâm CN: + Rất lớn: Tp Hồ Chí Minh + Lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Vũng Tàu + Trung bình: Việt Trì, Đà Nẵng, Cần Thơ. d. Vùng công nghiệp: 6 vùng - Vùng 1: TDMN BB ( trừ Quảng Ninh) - Vùng 2: ĐBSHồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh - Vùng 3: Quảng Bình đến Ninh Thuận - Vùng 4: Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) - Vùng 5: Đông Nam Bộ và Bình THuận, Lâm Đồng. - Vùng 6: Đồng bằng sông Cửu Long. IV. ĐÁNH GIÁ: Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 TTCN lớn nhất nước? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

File đính kèm:

  • docTiet 4142 Dia 12 NC(2).doc