Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 36: Ôn tập

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hoá lại đựơc kiến thức về địa lí tự nhiên Việt Nam, các vấn đề dân cư là lao động , các vấn đề phát triển nông nghiệp nước ta.

- Ôn lại các kiến thức về biểu đồ, sử dụng at lat

2. Kỹ năng:

- Sơ đồ hoá, hệ thông hoá

- Liên hệ, so sánh các nội dung kiến thức.

- Rèn luyện kỹ năng biểu đồ, bản đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ dân cư Việt Nam

- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 36: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 Ngày soạn:26/12/2007 ôn tập I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá lại đựơc kiến thức về địa lí tự nhiên Việt Nam, các vấn đề dân cư là lao động , các vấn đề phát triển nông nghiệp nước ta. - Ôn lại các kiến thức về biểu đồ, sử dụng at lat 2. Kỹ năng: - Sơ đồ hoá, hệ thông hoá - Liên hệ, so sánh các nội dung kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng biểu đồ, bản đồ. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ dân cư Việt Nam - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Làm bài tập số 1 SGK. - Làm bài tập số 2 SGK 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Xác định trên bản đồ tự nhiên vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta? ý nghĩa vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với cảnh quan và phát triển kinh tế? I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1. Đặc điểm vị trí, phạm vi lãnh thổ nước ta. 2. ý nghĩa vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Hoạt động 2. Gv chia lớp thành 4 nhóm , cử nhóm trưởng và thư ký của nhóm. Gv giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Tìm hiểu các vấn đề về địa lí tự nhiên Việt Nam (hệ thống hoá thành sơ đồ) - Nhóm 2: Phân tích các vấn đề địa lí dân cư nước ta. - Nhóm 3: Nghiên cứu các vấn đề về địa lí nông nghiệp Việt Nam. - Nhóm 4: Trình bày về các loại biểu đồ địa lí, về cách vẽ, cho ví dụ. Hoạt động 3. Gv tổ chức cho hs thảo luận theo các chủ đề, mỗi nhóm thảo luận không quá 10 phút, có ghi chép chọn lọc. Gv bao quát lớp, điều chỉnh những sai sót cần thiết để các nhóm thảo luận đung trọng tâm, chủ yếu là hệ thống hoá lại kiến thức. Hoạt động 4. Gv tổ chức cho các nhóm lên trình bày nội dung thảo luận Các nhóm cử đại diện lên trình bày không quá 5 phút. Các thành viên trong nhóm bổ sung, các nhóm khác có thể bổ sung hoặc hỏi thêm các nhóm báo cáo vấn đề mà mình chưa hiểu. Gv tổng hợp, tóm lại những vấn đề tổng quát. Hoạt động 5: Gv dặn dò cách làm bài thi, về cấu trúc đề, giới hạn học ôn trọng tâm phần tự nhiên chủ yếu là phần trắc nhiệm. Phần dân cư và địa lí nông nghiệp là các câu tự luận. I. Địa lí tự nhiên Việt Nam. 1. Lịch sử hình thành lãnh thổ - Giai đoạn tiền CamBri - Giai đoạn cổ kiến tạo - Giai đoạn tân kiến tạo 2. Đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam. - Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi - Thiên nhiên mang tính bán đảo (chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông). - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam. - Thiên nhiên phân hoá đa dạng 3. ảnh hưởng của từng đặc điểm điểm tự nhiên Việt Nam đến cảnh quan và phát triển kinh tế xã hội. 4. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ tài nguyên rừng - Bảo vệ đa dạng sinh học Việt Nam. - Bảo vệ tài nguyên đất 5. Thiên tai ở nước ta và biện pháp phòng tránh III. Địa lí kinh tễ xã hội Việt Nam 1. Dân cư Việt Nam - Đặc điểm dân số nước ta: Đông, nhiều thành phần dân tộc, tăng nhanh, kết cấu dân số trẻ, dân số phân bố không đều. - Nguồn lao động nước ta dồi dào là nhân tố quyết định đến phát triển kinh tế nước ta. - Vấn đề việc làm hiện nay vẫn còn gay gắt. - Chất lượng cuộc sống - Đô thị hoá ở nước ta. 2. Địa lí nông nghiệp. - Vốn đất và sử dụng vốn đất - Đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới - Cơ cấu ngành nông nghiệp - Địa lí thuỷ sản và lâm nghiệp - Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. IV. Biểu đồ địa lí - Biểu đồ đường biểu diễn - Biểu đồn hình tròn - Biểu đồ cột - Biểu đồ miền - Biểu đồ kết hợp 4. Cũng cố - đánh giá. - Gv cũng cố lại bài học bằng một sơ đồ trên bảng 5. Hoạt động nối tiếp

File đính kèm:

  • docTiet 36.doc
Giáo án liên quan