Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 38: Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu được công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu và công nghiệp điện lực.

- Nắm được các nguồn lực về tự nhiên cũng như tình hình sản xuất và phân bố của mỗi phân ngành

2. Kỹ năng:

- Xác định trên bản đồ những vùng phân bố tài nguyên than, dầu khí của nước ta

- Xác định trên bản đồ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện chính ở nước ta và tuyến đường tải điện 500 KV

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 38: Vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Tiết 38 Ngày soạn:10/01/2008 Bài 33 vấn đề phát triển công nghiệp năng lượng I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu và công nghiệp điện lực. - Nắm được các nguồn lực về tự nhiên cũng như tình hình sản xuất và phân bố của mỗi phân ngành 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ những vùng phân bố tài nguyên than, dầu khí của nước ta - Xác định trên bản đồ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện chính ở nước ta và tuyến đường tải điện 500 KV 3. Thái độ. - Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của công nghiệp năng lượng và chủ trương của nhà nước về vấn đề này, HS có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ công nghiệp Việt Nam. - At lát địa lí Việt Nam. - Một số hình ảnh về khai thác than, dầu. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Định hướng: Thông qua chương trình học kỳ II 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv thông báo mục tiêu bài học. Cung cấp cho học sinh khái niệm công nghiệp trọng điểm và khẳng định CN năng lượng là ngành CN trọng điểm. 1. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu a. Công nghiệp khai thác than. Điều kiện: Trữ lượng than trên đầu ĐNA, phân bố chủ yếu ở Đông Bắc (Quảng Ninh hơn 90%). Chất lượng than tôt, chủ yếu là than antraxit có khả năng sinh nhiệt cao. Ngoài than đá còn có than mỡ, than nâu, than bùn Tình hình khai thác và phát triển. Khai thác hình thành sớm, hiện nay khai thác lộ thiên và hầm lò Sản lượng tăng nhanh đạt 19 triệu tấn/năm (2003) b. Công nghiệp khai thác dầu, khí Điều kiện: có nhiều bể trầm tích ngoài thềm lục địa. Bể trầm tích Sông Hồng: Mỏ khí Tiền Hải Bể trầm tích cửu Long và Nam Côn Sơn: Có trữ lượng lớn, đã phát hiện nhiều mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây Tình hình khai thác và phát triển. Khai thác: từ 1986 với sự hợp tác của Liên Xô (LB Nga), sản lượng tăng nhanh (16 triệu tấn-2003), chủ yểu cho xuất khẩu, nhiệt điện. Chế biến: Đang hình công nghiệp hoá lọc dầu ở Dung Quất. Hoạt động 2. ? CN năng lượng bao gồm các ngành nào? GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm thảo luận về ngành khai thác nguyên, nhiên liệu và công nghiệp điện: Nhóm 1: Thảo luận về ngành khai thác than. Nhóm 2: Thảo luận về ngành khai thác dầu-khí. Nhóm 3: Cơ cấu và tình hình phát triển công nghiệp điện. Nhóm 4: Thuỷ điện Nhóm 5: Nhiệt điện Gv gợi ý: Thảo luận theo sườn: Điều kiện phát triển, tình hình phát triển và phân bố. Hướng dẫn hs quan sát thêm các biểu đồ trong SGK, quan sát at lat địa lí Viêt Nam trang 6, 17. và kiến thức về khoáng sản Việt Nam. Học sinh thảo luận và ghi kết quả lên giấy A0, GV quan sát theo giỏi, điều chỉnh sai kịp thời để thảo luận dúng hướng. Hoạt động 3. Các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng, mỗi nhóm cử 1 học sinh lên trình bày. Các học sinh trong nhóm bổ sung thêm (nếu có). Học sinh các nhóm khác bổ sung. Gv nhận xét kết quả hoạt động của từng nhóm. Gv chuẩn kiến thức bằng một bảng phụ đã chuẩn bị với nội dung chính để các nhóm đối chiếu và học sinh ghi vở. Nếu có thời gian GV bổ sung thêm về các nhà may thuỷ điện, nhiệt điện, các xí nghiệp tuyển than.. 2. Công nghiệp điện lực a. Tình hình phát triển và cơ cấu Công nghiệp điện đựơc hình thành sớm, hiện nay có vai trò quan trọng do đó để phát triển kinh tế thì “điện phải đi trước một bước” Nhiều nhà mày được nâng cấp, xây dựng mới đưa vào hoạt động nên sản lượng điện tăng: 41 tỉ kWh-2003 Năm 1994 đã hoàn thành đường dây tải điện 500 Kv Băc-Nam. Cơ cấu: Chủ yếu là thuỷ điện (3/4 sản lượng điện). b. Thuỷ điện Điều kiện: Tiềm năng lớn, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%), sông Đồng Nai (19%). Các nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình (1920MW), Thác Bà (160MW), Y-a-li (720MW), Hàm Thuận (300MW), Đa Nhim (160 MW), Trị An (400MW) Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La có công suất thiết kế lớn nhất ĐNA. c. Nhiệt điện Điều kiện: Nhiên liệu than ở Quảng Ninh và dầu nhập khẩu, khí đốt Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại 1 (440MW), Uông Bí (150MW), Ninh Bình (110MW) chạy bằng than và các nhà máy: Phú Mỹ 1 (1090MW) Bà Rịa (328MW) chạy bằng tuốc bin khí, Hiệp Phước (375 MW) chạy bằng dầu 4. Cũng cố - đánh giá. Học sinh trả lời các câu hỏi: 1. Tại sao để phát triển kinh tế “điện phải đi trước một bước”? 2. Xác định trên bản đồ công nghiệp Viêt Nam các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, đường dây 500 Kv Bắc- Nam.

File đính kèm:

  • docTiet 38.doc