Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 41: Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với nhiều phân ngành khác nhau

- Nắm vững được quy luật phân bố, nguồn lực, tình hình sản xuất và phân bố của mỗi phân ngành

2. Kỹ năng:

- Chỉ ra trên bản đồ vùng nguyên liệu và vùng phân bố công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

- Xây dựng và phân tích biểu đồ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ treo tường công nghiệp Việt Nam

- At lát địa lí Việt Nam

- BSL, biểu đồ có liên quan

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 41: Vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết Ngày soạn:13/01/2008 Bài 36 vấn đề phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với nhiều phân ngành khác nhau - Nắm vững được quy luật phân bố, nguồn lực, tình hình sản xuất và phân bố của mỗi phân ngành 2. Kỹ năng: - Chỉ ra trên bản đồ vùng nguyên liệu và vùng phân bố công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. - Xây dựng và phân tích biểu đồ II. Thiết bị dạy học - Bản đồ treo tường công nghiệp Việt Nam - At lát địa lí Việt Nam - BSL, biểu đồ có liên quan III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Chứng minh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có mối quan hệ rất chặt chẽ với vùng nguyên liệu qua công nghiệp sản xuất mía đường. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. - Phân tích đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ? So sánh với đặc điểm công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản? Phân tích các ưu điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? Giải thích vì sao nước ta có điều kiện phát triển công sản xuất hàng tiêu dùng. 1. Đặc điểm - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra nhiều hàng hoá thông dụng phục vụ nhu cầu của nhân dân và xuất khẩu. CNSXHTD bao gồm nhiều phân ngành - Sự phát triển của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng mạnh của thị trường và nguồn lao động _hiện nay đã trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, hiện nay nằm trong các mặt hàng XK chủ lực của nước ta. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có nhiều ưu điểm: ít gây ÔNMT, sử dụng nhiều lao động (nhất là LĐ nữ), không yêu cầu trình độ cao _sự phân bố phụ thuộc và lao động, thị trường. Hoạt động 2. Công nghiệp dệt phát triển dựa trên những điều kiện nào? Gv phân tích thêm. Hiện nay công nghiệp dệt đã có những bước phát triển như thế nào? Giải thích nguyên nhân? Nhận xét biểu đồ sgk? Nhận xét đặc điểm phân bố công nghiệp dệt và giải tích vì sao lại phân bố như vậy? Vai trò của công nghiệp may? Gv phân tích thêm hiẹn nay công nghiệp may đã có bước phát triển mới. - Các sản phẩm công nghiệp cảu công nghiệp may? Nhận xét biểu đồ sách giáo khoa? - Sự phân bố công nghiệp may? 2. Công nghiệp dệt, may a. Công nghiệp dệt - Dệt là ngành truyền thống có từ lâu đời, ngành này phát triển dựa trên thế mạnh về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ, nguyên liệu từ nông nghiệp hoặc công nghiệp hoá học - Công nghiệp dệt nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng hiện nay đã được đầu tư đổi mới công nghệ, liên doanh vơi nước ngoài có bước phát triển mới - Sản lượng: Sợi đạt 253.3 nghìn tấn, vải lụa đạt 487 triệu mét (2003) - Phân bố: ở các đô thị lớn: Hà Nội, TPHCM, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng b. Công nghiệp may - Vai trò: Đáp ứng nhu cầu trong nước và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực - Công nghiệp may phát triển mạnh và đem lại hiệu quả cao hơn công nghiệp dệt do đổi mới trang thiết bị, thay đổi mẫu mã, nước ta có lợi thế lao đông nhiều (nữ). - Sản phẩm: quần áo may sẵn, sản lượng 619 triệu chiếc (2003), tuy nhiên nhiều sản phẩm gia công cho nước ngoài. - Phân bố: ĐNB (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương), ĐBSH (HN, H Phòng, N Định), Đà Nẵng, Long An, Cần Thơ... Hoạt động 3. Vì sao trong thời gian gần đây công nghiệp da, giày có những bước phát triển mạnh? Gv phân tích thêm Nhận xét biểu đồ sách giáo khoa? Quan sát at lat địa lí Việt Nam hãy nhận xét sự phân bố của ngành CN này? 3. Công nghiệp da, giày - Công nghiệp da – giày có nhiều điều kiện phát triển nhất là khi đời sống nhân dân ngày càng tăng, nhu cầu giày dép tăng lên nhanh chóng. Nước ta có nhiều điều kiện phát triển công nghiệp da – giày vì có nguyên liệu trong nước, LLLĐ dồ dào, có trình độ - Sản lượng: giày, dét da: 125.9 triệu đôi; Da mềm: 5.6 triệu bìa; giày vải: 36.3 triệu đôi, 55 triệu tấn da cứng (2003). - Phân bố: Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hải Phòng... Hoạt động 4. Gv thông báo Kể tên các nhà máy giấy lớn của nước ta? Gv cung cấp thêm Nhận xét biểu đồ trong SGK 4. Công nghiệp giấy – in – văn phòng phẩm - Ngành công nghiệp này phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá của mọi tầng lớp nhân dân. Hiện có nhà máy giấy lớn như Bãi Bằng, Tân Mai. - Khối lượng trang in ngày càng tăng nhanh chóng, các xí nghiệp in phân bố rộng rãi, các thành phố lớn tập trung quy mô lớn, kỹ thuật cao (TPHCM, HN). - Sản xuất văn phòng phẩm còn chậm, sản phẩm còn nghèo nàn. 4. Cũng cố - đánh giá. - Vẽ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng - Chứng minh nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp sản xuất HTD. 5. Hoạt động nối tiếp - Hướng dẫn làm bài tập 3: Vẽ biểu đồ miền.

File đính kèm:

  • docTiet 41.doc