Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

1-Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội.

 a-Bối cảnh :

 Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kỳ luôn ở mức 3 con số.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhậpViệt Nam trên đường đổi mới và hội nhập 1-Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội. a-Bối cảnh : Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kỳ luôn ở mức 3 con số. Tình hình quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp Tình hình trong nước Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu Hậu quả nặng nề của chiến tranh Khủng hoảng kéo dài b-Diễn biến : Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979. Những đổi mới đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp với “khoán 100” và “khoán 10”, sau đó lan sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đường lối Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đưa nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển theo ba xu thế : -Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội; -Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; -Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. Nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển theo ba xu thế Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới c-Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn : -Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm -Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo (7,0 %) -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %). -Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển. -Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân đợc cải thiện rõ rệt. Bảng 1. Tỉ lệ nghèo của cả nước qua cuộc diều tra mức sống dân cư (%) (tính theo chuẩn nghèo chung của TCTK và của ngân hàng thế giới) Tỉ lệ nghèo 1993 1998 2002 2004 Tỉ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 19,5 Tỉ lệ nghèo lương thực 24,9 15,0 9,9 6,9 Những thành tựu của công cuộc Đổi mới Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo 2-Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực. a-Bối cảnh : Xu thế toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là một xu thế lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài (đặc biệt là về vốn, công nghệ và thị trường), mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới. Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài Cạnh tranh quyết liệt Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta đã là thành viện của ASEAN từ tháng 7 – 1995, ASEAN đã trở thành một liên kết kinh tế khu vực gồm 10 nước và là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác ngày càng toàn diện giữa các nước trong khối, với các nước ngoài khu vực. VIệt Nam đã đóng góp quan trọng vào sự củng cố khối ASEAN. Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương. Sau 11 năm chuẩn bị và đàm phán, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). b-Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn : -Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài : vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI) cũng bắt đầu tăng lên cùng với việc mở rộng hoạt động của thị trường chứng khoán và cải tiến môi trường đầu tư. Các nguồn vốn này đã và đang có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước. -Hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, anh ninh khu vực được đẩy mạnh. -Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới. Tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng từ 3,0 tỉ USD (năm 1986) lên 69,4 tỉ USD (năm 2005), mức tăng trung bình cho cả giai đoạn 1986 – 2005 là 17,9 %/năm. Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng (dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, điều hồ tiêu, thủy sản các loại,). Những thành tựu đạt được trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, anh ninh khu vực Đẩy mạnh ngoại thương 3-Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. -Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. -Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. -Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. -Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. -Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. -Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững Phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường Câu hỏi và bài tập 1-Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ? Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh. Bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX diễn biến hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh bị rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kỳ luôn ở mức 3 con số. 2-Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta. -Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm -Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau Xingapo (7,0 %) -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ còn 21,0 %. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ (38,0 %). -Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển. -Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân đợc cải thiện rõ rệt. Bảng 1. Tỉ lệ nghèo của cả nước qua cuộc diều tra mức sống dân cư (%) (tính theo chuẩn nghèo chung của TCTK và của ngân hàng thế giới) Tỉ lệ nghèo 1993 1998 2002 2004 Tỉ lệ nghèo chung 58,1 37,4 28,9 19,5 Tỉ lệ nghèo lương thực 24,9 15,0 9,9 6,9

File đính kèm:

  • docTra loi cau hoi giua bai va cuoi bai Dia 12.doc