Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 năm 2011

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được thế nào là chí công vo tư.

 - Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.

 - Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

 2. Kĩ năng:

 Biết thể hiện chí công vo tư trong cuộc sống hằng ngày.

 3. Thái độ:

 Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vo tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vo tư .

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên : Tình huống, mẫu chuyện, tài liệu tham khảo

2. Học sinh: Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học.

 

doc113 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: 15.08.2011 NS: 07.08.2011 CHÍ CÔNG VÔ TƯ TUẦN 1 TIẾT 1 BÀI 1 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là chí công vo tư. - Nêu được biểu hiện của chí công vô tư. - Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư. 2. Kĩ năng: Biết thể hiện chí công vo tư trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vo tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vo tư . II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Tình huống, mẫu chuyện, tài liệu tham khảo Học sinh: Tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học. III. Trọng tâm : - HS nắm và hiểu được những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư, từ đó hình thành cho mình những phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống. IV. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra miệng : Kiểm tra số lượng SGK, sách bài tập, vở, vở bài tập của HS. 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học â HĐ 1: Giới thiệu bài GV nêu vấn đề: Nếu trong xã hội, trong một tập thể, ai cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân mình không quan tâm đến lợi ích tập thể, đến người khác thì tình hình sẽ ra sao? Xã hội có phát triển được không? Quyền lợi của họ có được bảo đảm không? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề ấy. â HĐ 2: Phân tích truyện đọc. HS đọc truyện SGK / 3. * Thảo luận nhóm: 1. Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? ÚTrong việc dùng người, Tô Hiến Thành căn cứ vào khả năng của người đó, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp. 2. Điều mong muốn của Bác Hồ là gì? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ra sao? Ú Người mong muốn Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no. Người là tấm gương sáng cho muôn đời sau 3.Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ có chung một đức tính gì? Ú Phẩm chất chí công vô tư. 4. Qua 2 câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân và cho mọi người? Ú Phải biết tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng, tích cực đóng góp cho việc chung… GV chia nhóm, quy định thời gian thảo luận. Thảo luận xong các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. â H Đ 3: Liên hệ thực tế * GV tổ chức cho HS đóng vai: .TH1: Bầu lớp trưởng một cách công bằng, dựa vào phẩm chất và năng lực của bạn. .TH2: Bầu lớp trưởng dựa vào sự thân thiết để nhờ vả. * Trò chơi: Ai nhanh hơn. Chia lớp thành 2 đội tìm biểu hiện của chí công vô tư và trái với chí công vô tư. â HĐ 4: Nội dung bài học Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học. ? Thế nào là chí công vô tư ? ? Chí công vô tư có ý nghĩa gì trong cuộc sống? ? Chúng ta cần rèn luyện đức tính chí công vô tư như thế nào? â HĐ 5: Luyện tập. Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/ 5, 6. I. Đặt vấn đề 1. Tô Hiến Thành- một tấm gương về chí công vô tư. 2. Điều mong muốn của Bác Hồ. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm:Chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2. Ý nghĩa:Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng. - Làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Mọi người tin cậy và quý trọng. 3. Rèn luyện:Ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. - Phê phán hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng. III. Bài tập * Bài 1, SGK/5 Chí công vô tư: d, e. Không chí công vô tư: a, b, c, đ. * Bài 2, SGK/5, 6 Đáp án đúng: d, đ. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : s Chí công vô tư là gì? Nêu ví dụ. Ú Chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. VD: không bao che khuyết điểm cho bạn, không nói dối… s Ý nghĩa của chí công vô tư trong cuộc sống? Ú Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng; làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; mọi người tin cậy và quý trọng. 5. Hướng dẫn HS tự học : ê Bài cũ: - Học thuộc nội dung bài học - Làm bài tập SGK - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, mẫu chuyện nói về tôn trọng người khác. ê Bài mới: Chuẩn bị bài 2: TỰ CHỦ. - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 6, 7 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện, tấm gương thể hiện tính tự chủ. V. Rút kinh nghiệm: ND: 22.08.2011 NS: 14.08.2011 TUẦN 2 TIẾT 2 BÀI 2 TỰ CHỦ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự chủ. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 2. Kĩ năng:Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt 3. Thái độ:Có ý thức rèn luyện tính tự chủ II.Trọng tâm : - HS nhậïn thức được sự cần thiết của tính tự chủ trong cuộc sống và từ đó biết cách rèn luyện tính tự chủ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:Tình huống, mẫu chuyện, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh : - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 6, 7 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện, tấm gương thể hiện tính tự chủ. III. Trọng tâm : - HS nhậïn thức được sự cần thiết của tính tự chủ trong cuộc sống và từ đó biết cách rèn luyện tính tự chủ IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra miệng: ? Chí công vô tư là gì? Ý nghĩa của chí công vô tư. Ú Chí công vô tư: công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Ú Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng; làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; mọi người tin cậy và quý trọng. ? Em hãy nêu một số tấm gương về tính tự chủ? 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học â H Đ 1: Giới thiệu bài GV giới thiệu tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là người tật nguyền nhưng đã vượt lên số phận, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời, xác định được vị trí, vai trò của mình trong xã hội. â HĐ 2: Tìm hiểu phần ĐVĐ HS đọc chuyện ở SGK/6, 7 * Thảo luận nhóm: 1. Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm là gì? Bà đã làm gì trước nỗi đau đó? Việc làm của bà nói lên điều gì? - Con trai bà Tâm nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS - Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con. - Bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV/AIDS khác. - Bà vận động các gia đình quan tâm, giúp đỡ, gần gũi chăm sóc họ. 1? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì? - Bà Tâm là người làm chủ tình cảm, hành vi của mình 2. Trước đây N là một học sinh như thế nào? Những hành vi sai trái của N sau này là gì? Vì sao N có kết cuộc xấu như vậy? - N là học sinh ngoan và học khá Chuyện gì đã đến với N? N đã bị bạn bè xấu rủ rê tụ tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy. N bị nghiện, thi trượt tốt nghiệp. N bị nghiện, trộm cắp… 3. Qua 2 câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho mình? _ Gần gũi, động viên, giúp đỡ bạn hòa đồng với lớp, với cộng đồng để trở thành người tốt. 4. Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử sự như thế nào? Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N. GV chia nhóm, quy định thời gian thảo luận. Thảo luận xong các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. â HĐ 3: Nội dung bài học Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học. ? Thế nào là tự chủ? ? Biểu hiện của tự chủ ? ? Tự chủ cĩ ý nghĩa như thế nào ? ? Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực nào? ? Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp các tình huống sau: a. Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học. b. Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra. c. Chăm sóc người nhà bị ốm trong bệnh viện. d. Bị bạn bè nghi oan. e. Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của mình. f. Tiếp thu ý kiến phê bình của thầy cô giáo. ? Những hành vi nào sau đây trái ngược với tính tự chủ: a. Tính bộc phát trong giải quyết công việc. b. Thiếu cân nhắc, chín chắn. c. Nổi nóng cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý. d. Hoang mang, sợ hãi, chán nản trước khó khăn. e. Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng. f. Nói tục, chửi bậy, xử sự thiếu văn hóa. ? Biểu hiện của tính tự chủ là gì? ? Ngày nay trong thời kì cơ chế thị trường, tính tự chủ có còn quan trọng không? Vì sao? Nêu ví dụ minh họa. ? Tính tự chủ có tác dụng gì trong cuộc sống? â HĐ3: Liên hệ t.tế rèn luyện tính tự chủ ? Em xử sự như thế nào khi gặp các tình huống sau? a. Đi học về nhà đói và mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm. b. Em trai đòi mẹ mua nhiều đồ chơi, quần áo làm mẹ bực mình. c. Nhiều bài toán quá khó, em giải mãi vẫn không ra kết quả. d. Bố mẹ đi vắng, ở nhà một mình trông em. e. Có bạn rủ em chơi bài ăn tiền. f. Giờ kiểm tra không làm được bài, bạn bên cạnh cho chép bài. HS làm việc cá nhân â HĐ 4: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/ 8. Giải thích câu ca dao: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Ú Con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình. I. Đặt vấn đề 1. Một người mẹ 2. Chuyện của N II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: -Tự chủ là làm chủ bản thân. -Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống. 2. Biểu hiện: - Thái độ bình tĩnh, tự tin. - Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình. 3. Ý nghĩa: - Tự chủ là đức tính quý giá. - Giúp con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ. 4. Rèn luyện: - Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động. - Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai. - Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa. III. Bài tập: * Bài 1, SGK/ 8 Đáp án đúng: a, b, d, e. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Học sinh đóng vai tình huống sau: Hai bạn học sinh đi xe đạp ngược chiều va vào nhau, môït bạn xe bị hỏng và người bị xây xát. Học sinh tự phân vai và xây dựng kịch bản, lời thoại. 5. Hướng dẫn HS học : ê Bài cũ: - Học thuộc nội dung bài học - Làm bài tập SGK/ 8 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, mẫu chuyện nói về tính tự chủ. ê Bài mới: Chuẩn bị bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 9 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về dân chủ và kỉ luật. V. Rút kinh nghiệm: ND: 29.08.2011 NS: 21.08.2011 TUẦN 3 TIẾT 3 BÀI 3 DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. 2. Kỹ năng :Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể 3. Thái độ:Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể II.Trọng tâm: Học sinh nắm được thế nào là dân chủ, thế nào là kỷ luật? Dân chủ và kỷ luật được thể hiện như thế nào? III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:Tình huống, mẫu chuyện, liên hệ thực tế 2. Học sinh: - Đọc và phân tích nội dung đặt vấn đề SGK/ 9 - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về dân chủ và kỉ luật. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số và ổn định nề nếp học sinh 2. Kiểm tra miệng : s Tự chủ là gì? Nêu biểu hiện của tự chủ? Ú Tự chủ là làm chủ bản thân. Biểu hiện: làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống. s Nêu ý nghĩa của tính tự chủ? Ú Tự chủ là đức tính quý giá; giúp con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa; vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ. ? Hãy nêu tục ngữ hoặc ca dao nói về tính tự chủ? Ú Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. 3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học â HĐ 1: Giới thiệu bài Trước khi đi vào bài mới chúng ta cùng xem đoạn phim sau: + HD cách xem băng hình + GV cho HS xem băng hình ? Nhận xét về cách sắm vai của các bạn. ? Nhận xét về việc làm của bạn Tùng qua đoạn băng trên. à Tùng đã bất chấp tất cả làm việc không suy nghĩ, thiếu dân chủ và vi phạm kỉ luật. Vậy dân chủ là gì ? Kỉ luật là gì ? Tai sao phải phát huy dân chủ và kỉ luật? à Sang bài mới. * HĐ 2: Khai thác tình huống SGK Gọi 2 HS đọc tình huống SGK Thảo luận nhóm 3 phút’ + Nhóm 1: Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên _Có dân chủ: các bạn sôi nổi thảo luận, đề xuất chỉ tiêu cụ thể, thảo luận về các biện pháp thực hiện vấn đề chung. Tự nguyện tham gia hoạt động tập thể, thành lập đội “Thanh niên cờ đó. + Nhóm 2: Hãy p.tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A. -Thiếu dân chủ: công nhân không được bàn bạc, góp ý về yêu cầu của giám đốc, sức khỏe công nhân giảm sút, công nhân kiến nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần nhưng không được giám đốc chấp nhận + Nhóm 3: Tìm những biểu hiện trái với dân chủ và kỉ luật. + Nhóm 4: Tìm những biểu hiện mang tính dân chủ và kỉ luật ? Qua 2 câu chuyện rút ra bài học gì? à Qua việc tìm hiểu mục ĐVĐ các em đã bước đầu hiểu được những biểu hiện tốt và chưa tốt của dân chủ, kỉ luật và hậu quả của sự thiếu dân chủ, kỉ luật gây nên. â HĐ 3: Nội dung bài học * Tổ chức hoạt động cặp: 1. Thế nào là dân chủ? Nêu ví dụ. 2. Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ. 3. Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải có dân chủ, kỉ luật ? 4. Chúng ta cần rèn luyện đức tính dân chủ và kỉ luật như thế nào? GV chia cặp, quy định thời gian thảo luận. Thảo luận xong các cặp cử đại diện trình bày kết quả. Các cặp khác nhận xét, bổ sung ý kiến. â HĐ 4: Luyện tập Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm. ? Em đồng ý với ý kiến nào sau đây: a. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ. b. Chỉ có trong nhà trường mới cần đến dân chủ. c. Mọi người cần phải có kỉ luật. d. Có kỉ luật thì xã hội mới ổn định, thống nhất các hoạt động. Ú Đáp án: c, d. ? Tìm những hành vi thực hiện dân chủ, kỉ luật của học sinh. Học sinh tự liên hệ bản thân I. Đặt vấn đề: 1. Chuyện của lớp 9A 2. Chuyện ở một công ty II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát công việc chung. - Kỉ luật là tuân theo qui định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. 2. Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật: - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động. - Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển. - Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt. 3. Rèn luyện: - Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. - Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy dân chủ, kỉ luật. - Học sinh phải vâng lời bố mẹ, thực hiện qui định của trường, lớp, tham gia dân chủ, có ý thức kỉ luật. III. Bài tập: 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : * Hành vi nào sau đây có dân chủ: a. Bàn bạc góp ý kiến xây dựng tập thể lớp. b. Cử tri đóng góp ý kiến với đại biểu Quốc hội. c. Các hộ gia đình thống nhất xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương. d. Cả 3 ý trên. Ú đáp án d * Em cho biết ý kiến đúng: a. Nhà trường cần phát huy dân chủ cho học sinh. b. Dân chủ nhưng cần phải có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp, trường. c. Cả 2 ý kiến trên. Ú đáp án c 5. Hướng dẫn HS tự học : ê Bài cũ - Học thuộc nội dung bài học - Làm bài tập SGK - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, mẫu chuyện nói về dân chủ và kỉ luật. ê Bài mới Chuẩn bị bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH - Đọc và phân tích nội dung Đặt vấn đề SGK/ 12. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu về hòa bình, chiến tranh. - Tìm hiểu về những hậu quả do chiến tranh để lại ở Việt Nam. - Phân biệt sự khác nhau giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. V. Rút kinh nghiệm ND: 06.09.2011 NS: 28.08.2011 TUẦN 4 TIẾT 4 BÀI 4 BẢO VỆ HÒA BÌNH I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hoà bình. - Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hoà bình. - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới - Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày. 2. Kĩ năng:Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. 3. Thái độ:Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. II .Trọng tâm: - HS nắm và hiểu được những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư, từ đó hình thành cho mình những phẩm chất chí công vô tư trong cuộc sống.. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên :Tấm gương, mẫu chuyện, liên hệ thực tế 2. Học sinh - Đọc và phân tích nội dung Đặt vấn đề SGK/ 12. - Tìm hiểu nội dung bài học. - Sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu về hòa bình, chiến tranh. - Tìm hiểu về những hậu quả do chiến tranh để lại ở Việt Nam. - Phân biệt sự khác nhau giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. IV. Tiến trình tiết dạy 1. Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra miệng : s Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Nêu ví dụ. Ú Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát công việc chung. Kỉ luật là tuân theo qui định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. s Những câu tục ngữ nào sau đây nói về kỉ luật: a. Ao có bờ, sông có bến. b. Ăn có chừng, chơi có độ. c. Nước có vua, chùa có bụt. d. Đất có lề, quê có thói. e. Tiên học lễ, hậu học văn. ÚĐáp án: a, b, c, d. ? Hãy nêu những hậu quả do chiến tranh để lại ở Việt Nam? Ú Nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam…… 3. Giảng bài mới GV giới thiệu bài bằng các sự kiện lịch sử đã diễn ra ở Việt Nam ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học â HĐ1: Giới thiệu bài â HĐ 2: Tìm hiểu đặt vấn đề. HS đọc thông tin ở SGK / 12, 13. * Thảo luận nhóm: 1.Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh? Ú Sự tàn khốc của chiến tranh, sự cần thiết ngăn chặn chiến tranh để bảo vệ hòa bình. 2. Chiến tranh đã gây ra hậu quả gì cho con người? Ú CTTG 1: 10 triệu người chết. CTTG 2: 60 triệu người chết 3. Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam? 4. Nêu sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh? Ú Hòa bình: Đem lại cuộc sống bình yên, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại. Chiến tranh: Gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật, dốt; thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá, là thảm họa của nhân loại. GV chia nhóm, quy định thời gian thảo luận. Thảo luận xong các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV liên hệ thực tế thảm họa do chiến tranh để lại ở Việt Nam. â HĐ 3: Nội dung bài học. Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung bài học. ? Hòa bình là gì? ? Thế nào là bảo vệ hòa bình? ? Hãy phân biệt chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa? Ú Chính nghĩa: là chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ hòa bình. Ú Phi nghĩa: đi gây chiến tranh, giết người, cướp của, xâm lược nước khác, phá hoại hòa bình. ? Nhân loại nói chung, dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hòa bình? GV liên hệ thực tế của HS ở lớp, ở trường: không đánh nhau, phải biết yêu thương nhau, đoàn kết với nhau… Gọi HS đọc Tư liệu tham khảo SGK / 15. GV diễn giải: Dân tộc ta là dân tộc yêu chuộng hòa bình, vì đã chịu đựng quá nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh, vì vậy nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. ? Trong thời bình chúng ta phải có hành động gì để bảo vệ hòa bình? HS tự liên hệ trả lời. *GV liên hệ thực tế tình hình chiến sự ở Quần đảo Trường Sa. â HĐ 4: Luyện tập ? Hoạt động nào sau đây bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh: a. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới. b. Giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau. c. Quan hệ tổ chức thân thiện, tôn trọng giữa người với người. Ú tất cả các hoạt động trên I. Đặt vấn đề: SGK / 12, 13. II. Nội dung bài học 1. Khái niệm: Hòa bình là Không có chiến tranh hay xung đột vũ trang. -Mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, con người với con người. -Khát vọng của toàn nhân loại. 2. Bảo vệ hòa bình - Giữ gìn cuộc sống bình yên. -Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn. -Không để xảy ra chiến tranh, xung đột. b./ Giải pháp bảo vệ hòa bình: -Giữ gìn cuộc sống bình yên -Thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẩn và xung đột -Không để xảy ra xung đột chiến tranh -thể hiện lòng yêu hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc -Toàn nhân loại tích cực tham gia các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ hòa bình và công lý trên thế giới. à Ngày 21/9 vừa qua tổ chức LHQ đã tổ chức kỉ niệm 60 năm ngày thế giới không bạo lực và ngừng bắn tức là ngày “Hòa bình thế giới”. III Bài tập : Các ý a, b, d, e, h, i là biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : ? Em có đồng ý với các nhận định sau đây không? a. Trong vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. b. Có chiến tranh cục bộ. c. Xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo. d. Chạy đua vũ trang lật đổ chủ nghĩa khủng bố còn xảy ra. e. Hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế hiện na

File đính kèm:

  • docgdcd 9.doc
Giáo án liên quan